Miền Bắc: Thảo dược Methi Ấn Độ Nasulin - Ổn định đường huyết, giảm cholesterol

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi lazymeo, 1/6/2011.

  1. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Mình PM cho bạn các thông tin bạn cần quan tâm rồi đấy. Nếu có nhu cầu thì ủng hộ mình nhé. Thanks bạn.
     
  2. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Cách sử dụng hạt methi

    Cách 1 : (Uống với nước nóng)
    1. Cho 01 muỗng hạt Methi vào ly nước nóng 50 – 70 độ.
    2. Để khoảng 10 phút, sau đó ăn hạt và uống nước 2 – 3 lần/ ngày.
    3. Sử dụng trước bữa ăn 1h.

    Cách 2 : (Uống như trà)
    1. Cho 02 – 03 muỗng hạt Methi vào ấm trà.
    2. Rót nước nóng, chờ khoảng 5 phút.
    3. Uống 2- 3 lần tới khi nước nhạt màu (giống như pha và uống trà).

    Cách 3 : (Đun nóng)
    1. Cho hạt Methi vào ấm đun sôi 3 – 5 phút
    2. Lọc bỏ bã.
    3. Uống nóng, hoặc để nguội hoặc bỏ vào tủ lạnh để uống trong ngày.

    Cách 4 : (Hãm nước uống như nước)
    1. Xao vàng rồi hãm nước và uống nóng hoặc đóng chai để tủ lạnh uống như nước lọc.
    2. Với cách này cần tăng liều dùng lên khoảng 1,2 – 1,5 lần.

    Cách 5: (dùng ở dạng bột)
    1. Xay hạt Methi thành bột.
    2. Hòa tan bột vào nước canh, thức ăn, sữa để uống.

    Cách 6: (Dùng trực tiếp)
    1. Sao hạt Methi trên bếp cho vàng để hạt bớt đắng.
    2. Cho vào miệng và nhai trực tiếp hạt Methi, sau đó nuốt.
    3. Có thể dùng kèm với mật ong.

    Cách 7 : (Chế biến như món ăn, em sẽ cập nhật sau ah)
    1. Hấp cơm, làm bánh, nước sốt, làm sinh tố, sữa chua,…

    Liều dùng
    • Tiểu đường type 1: 50-100gr/ngày
    • Tiểu đường type 2: 25-50gr/ngày
     
  3. asset

    asset Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/3/2010
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Chị ơi chuyển cho em 1kg đến địa chỉ cũ nhé.
     
    lazymeo thích bài này.
  4. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Hạt methi dùng trong nhiều món ăn

    Tại Ấn Độ, hạt methi ngoài vai trò trong càri, còn là một trong 3 chất của idli hay dosa (Tamil); là một trong thành phần nguyên liệu để làm loại bánh mì khakhra. Tại Ethiopia và Erythrea, hạt dùng trong bánh mì injera/taita, loại bánh truyền thống của vùng Sừng Phi châu. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, hạt (gọi là ceman) dùng trong bột cay để làm món pastirma.

    Tại Ai cập, hạt được đun sôi, thêm đường, để thành món nước uống rất được ưa thích trong những tháng mùa Đông. Tại những nơi khác trong vùng Trung Đông, methi có mặt trong nhiều món kẹo, bánh, chè ngọt. Món bánh ngọt tráng miệng Helba (bánh phủ đường hay si rô maple, rắc thêm hạt methi trên mặt) rất được ưa thích trong các dịp lễ lạc Hồi giáo. Người Do Thái có phong tục ăn methi trong bữa ăn của đêm thứ nhất hay thứ nhì của lễ Rosh Hashana (Năm Mới).
     
  5. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Okie, tối mình chuyển hàng nhé.
    Thanks bạn!
     
  6. mecarot08

    mecarot08 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    29/8/2008
    Bài viết:
    4,712
    Đã được thích:
    1,143
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Up cho sản phẩm hay................................
     
    lazymeo thích bài này.
  7. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Biến chứng của bệnh Đái tháo đường

    Viết bởi Bs.Ngô Thế Phi | 02 Tháng 10 2009

    Đái tháo đường là tình trạng bệnh mãn tính, kéo dài cần được theo dõi cẩn thận. Nếu không sẽ dẫn đến biến chứng phức tạp như bệnh tim mạch, suy thận, mù và tổn thương dây thần kinh.

    Các biến chứng cấp :

    Một số biến chứng cấp tính có thể xãy ra khi đường huyết quá cao hay quá thấp. Nếu không được điều trị sớm có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.Bao gồm :

    • Hạ đường huyết (hypoglycemia)

    Bệnh nhân tiêm insulin sẽ gặp phải hiện tượng đường huyết hạ thấp quá mức do họ xác định lượng insulin cần thiết cho cơ thể quá cao hay vì tập luyện thể thao quá nhiều hay thiếu ăn). Hạ đường huyết có thể điều chỉnh nhanh chóng bằng cách nạp đường vào cơ thể (ăn). Nếu không điều trị có thể dẫn tới ngất xỉu. Do vậy, bệnh nhân đái tháo đường cần chú ý nhận biết dấu hiệu chứng hạ đường huyết.

    • Tăng ketoacid máu do Đái tháo đường

    Khi cơ thể ly giải chất béo sẽ tạo ra sản phẩm thừa chứa axit gọi là ceton. Cơ thể không thể chứa lượng ceton quá lớn nên sẽ tìm cách thải chúng qua nước tiểu. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều, không thể thải hết tất cả qua nước tiểu, phần còn lại sẽ tích tụ trong máu gây tăng ketoacid máu do đái tháo đường. Đây là biến chứng rất nghiêm trọng do thiếu hóc môn insulin và chủ yếu xuất hiện ở bệnh nhân bị Đái tháo đường type 1.

    • Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu

    Bệnh nhân Đái thái tháo đường không được điều trị sẽ mất rất nhiều dịch do đi tiểu nhiều. Gây ra tình tạng cô đặc máu làm áp lực thẩm thấu trong máu tăng cao. Bệnh thường gặp trên bệnh nhân Đái tháo đường type 2. Có thể gây tử vong nếu không được điều trị thích hợp

    • Tăng axit lactic trong máu

    Là do sự tích tụ axit lactic trong cơ thể. Nếu có quá nhiều axit lactic trong cơ thể, độ cân bằng sẽ bị phá vỡ và người bệnh bị toan acid máu . Bệnh này rất hiếm gặp và chủ yếu xuất hiện ở bệnh nhân bị Đái tháo đường type 2.

    • Nhiễm nấm/vi khuẩn

    Bệnh nhân Đái tháo đường dễ bị nhiễm nấm và vi khuẩn. Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng tiểu, viêm hay nhiễm nấm âm đạo.

    Các biến chứng mạn tính :

    Tăng đường huyết lâu dài sẽ đưa đến những biến chứng sau

    • Bệnh võng mạc (retinopathy)

    Bệnh võng mạc là nguyên nhân hàng đầu gây mù và rối loạn thị giác ở người trưởng thành trong xã hội phát triển. Khoảng 2% bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường trong 15 năm thì bị mù, nhưng đến khoảng 10% tiến triển thành chứng rối loạn thị giác nghiêm trọng.

    • Bệnh thận (nephropathy)

    Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thận (tên khoa học là nephropathy). Khoảng một phần ba bệnh nhân Đái tháo đường tiến triển thành bệnh thận và khoảng 20% bệnh nhân Đái tháo đường type 1 bị suy thận.

    • Bệnh thần kinh (neuropathy)

    Bệnh thần kinh liên quan đến đái tháo đường xuất hiện tối thiểu ở phân nửa số bệnh nhân Đái tháo đường. Có nhiều dạng bệnh thần kinh mà thường dẫn tới liệt bàn chân, một số ít ở bàn tay, đau chân hay các vấn đề liên quan đến chức năng các cơ quan trong cơ thể gồm tim, mắt, dạ dày, bàng quang và dương vật. Liệt bàn chân có thể làm cho người bệnh Đái tháo đường tổn thương bàn chân họ mà không hề nhận ra. Những tổn thương này có thể gây hoại tử và có thể phải cắt bỏ bộ phận này.

    • Bệnh tim mạch

    Bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn chiếm khoảng 75% các ca tử vong của bệnh nhân tiểu đường gốc Âu. Tại Mỹ, bệnh tim liên quan động mạch xuất hiện ở khoảng 8% đến 20% bệnh nhân Đái tháo đường trên 45 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tim của của những người này cao hơn gấp 2 đến 4 lần người thường. Đây cũng là nguyên nhân chính gây tàn tật và tử vong ở người bệnh Đái tháo đường type 2 ở các nước công nghiệp hóa.

    • Phẩu thuật đoạn chi

    Bệnh Đái tháo đường là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới phải đoạn chi mà không do tai nạn. Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ phải phẩu thuật cắt bỏ chi dưới gấp 15 đến 40 lần so với đại đa số dân chúng.
    (nguồn http://www.daithaoduong.com)
     
  8. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Tiêu chuẩn mới chẩn đoán Đái tháo đường

    (Theo khuyến cáo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2010 nguồn http://www.daithaoduong.com)

    Đái tháo đường được chẩn đoán dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:

    1. HbA1c ≥ 6.5 %

    Xét nghiệm nên được thực hiện tại phòng xét nghiệm sử dụng phương pháp chuẩn .

    HAY :

    2. Đường huyết đói ≥ 126mg/dl(7.0mmol/l).

    Đường huyết đói được định nghĩa là đường huyết khi đo ở thời điểm nhịn đói ít nhất 8 giờ.

    HAY

    3. Đường huyết 2 giờ ≥200mg/dl(11.1mmol/l) khi làm test dung nạp Glucose.

    Test dung nạp glucose nên thực hiện theo mô tả của Tổ chức Y Tế thế giới, sử dụng dung dịch 75g glucose.

    HAY

    4. Bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết hay tăng đường huyết trầm trọng kèm theo xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên ≥200mg/dl (11.1mmol/l).

    Triệu chứng cổ điển của đái tháo đường bao gồm : uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân không giải thích được.

    Đường huyết ngẫu nhiên là đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ không liên quan tới bữa ăn.

    Không cần thiết phải thực hiện tất cả 4 phương pháp trên trừ một số trường hợp yếu tố nguy cơ cao nhưng kết quả vẫn chưa kết luận.

    Test dung nạp glucose là tiêu chuẩn chẩn đoán tin cậy nhất. Tuy nhiên, nó không được chỉ định thường qui trên lâm sàng. Xét nghiệm đường huyết đói vẫn là xét nghiệm được ưa thích để chẩn đoán và tầm soát đái tháo đường.
     
  9. muathu_hn

    muathu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/11/2008
    Bài viết:
    1,595
    Đã được thích:
    269
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Em ơi, tình hình là mẹ chị đã uống hết 0,5kg lấy mở hàng của em rồi và kết quả là lượng đường trong máu đã giảm được chút ít.
    Vậy chiều nay hoặc sáng mai lại mang cho chị 1kg đến Kim Mã Thượng nhé, vẫn được giá KM em nhỉ.
    Thanks!
     
  10. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Cám ơn chị mở hàng topic của em ah. Trong chiều nay em chuyển hàng cho chị nhé. Vẫn được giá KM chị ah.
     
  11. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Những yếu tố nguy cơ củaTiền Đái tháo đường:
    (nguồn http://www.daithaoduong.com)

    - Tuổi > 45 hay

    - Tuổi ≤ 45 kèm theo BMI ≥ 25 kg/m2 và có 1 trong các yếu tố nguy cơ sau :

    Tiền căn gia đình : có bố mẹ, anh chị em ruột bị Đái tháo đường
    Tăng huyết áp : Huyết áp ≥ 140/90 mmHg hay đang điều trị Tăng huyết áp
    HDL < 35 mg/dl
    Triglyceride > 250 mg/dl
    Đái tháo đường thai kỳ hay tiền căn sanh con > 4kg
    Bệnh lý tim mạch
    Có dấu hiệu gai đen
    Hội chứng buồng trứng đa nang
    Rối loạn đường huyết đói hay rối loạn dung nạp Glucose trước đó
    Sử dụng những thuốc dẫn tới Đái tháo đường ( ví dụ như: corticoids)
     
  12. lucychu0218

    lucychu0218 CÔNG CHÚA ÚT ĐÁNG YÊU

    Tham gia:
    2/11/2009
    Bài viết:
    1,898
    Đã được thích:
    729
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Toàn ngừoi nhà mình nhỉ :), chúc em gái đắt hàng nhé.
     
    lazymeo thích bài này.
  13. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Vi chất cho người tiểu đường

    1. Các loại vitamin

    Vitamin A, Carotenoids và Retinoids
    Vitamin A là chất cơ bản giúp cho mắt nhìn được bình thường, ngoài ra vitamin a còn có chức năng rất hiệu quả giúp cho hệ miễn dịch. Vì chức năng của vitamin A khác nhau trên từng loại tế bào nên vitamin A có thể có vai trò là phát triển và lan rộng các tổ chức ung thư.
    Một số carotenoids, nhất là beta-carotenoids được coi như là tiền chất của vitaminA vì chúng có thể biển đổi sang vitamin A ở gan.
    Retinoids có chức năng giống như là carotenoids.

    Không có bằng chứng cho thấy người mắc tiểu đường thiếu vitamin A và vì vậy không hợp lý nếu cho dùng nhiều hơn lượng khuyến cáo cho phép/ngày.
    Mặt khác, khi cho thừa vitamin A có thể dẫn đến 1 số hệ quả có hại tới sức khoẻ. Các tác dụng phụ này bao gồm: nguy cơ bị xơ gan; tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi; tăng bệnh loãng xương; tăng tỷ lệ dị thai nếu uống quá 10.000UI/ngày trước tuần thứ 7 của thai kỳ. Nghiên cứu gộp nhiều công trình gồm rất nhiều bệnh nhân cho thấy dùng beta-carotene với vitamin A và vitamin E làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Vàng da và ngứa là 2 biểu hiện thừa beta-carotene lành tính.

    Vitamin nhóm B
    Folate và acid folic hay còn gọi là vitamin B9 có sẵn trong thức ăn tự nhiên và dưới dạng viên tổng hợp.
    Thiếu vitamin B9 gây thiếu máu hồng cầu to và gia tăng nồng độ homocysteine.
    Tăng nồng độ homocysteine có liên quan đến tăng tỷ lệ bệnh tim mạch. Cho bổ sung thêm viatamin B9 để làm giảm homosysteine có thể có lợi trong việc giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.
    Tuy nhiên, trong một nghiên cứu đa trung tâm bao gồm 5442 phụ nữ Mỹ trên 42 tuổi hoặc là đã có tiền sử bệnh tim mạch hoặc là có ít nhất trên 3 yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Những người này được cho dùng 2,5mg folic acid kèm thêm 50mg vitamin B6 và 1mg vitamin B12 trong suốt 7,3 năm liên tục nhưng không làm giảm được tỷ lệ biến cố tim mạch mặc dù nồng độ homosysteine có giảm.
    Tương tự như vậy, việc bổ sung thêm vitamin B9, B6, B12 không làm giảm được nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
    Tuy nhiên, việc bổ sung hỗn hợp vitamin trên cũng có lợi ích làm giảm thoái hóa hoàng điểm liên quan đến tuổi.
    Vai trò của vitamin B1, B6, B12 đến khả năng điều trị biến chứng thần kinh ở người tiểu đường không được chứng minh (ngoại trừ các trường hợp đã được thiết lập kinh điển như ở người suy dinh dưỡng hoặc nghiện rượu).
    Vitamin B3 dường như có thể bảo vệ được sự hủy hoại tế bào beta ở những bệnh nhân tiểu đường type 1. Nhưng mẫu nghiên cứu còn quá nhỏ để chứng minh tác dụng đó của vitamin B3.

    Vitamin C
    Vitamin C được coi như là chất có tác dụng giảm xơ vữa mạch máu; chống lại bệnh vi mạch; cải thiện sự toàn vẹn của mạch máu; hỗ trợ mau lành vết thương.
    Tuy nhiên, khi nghiên cứu trên lượng lớn bệnh nhân và ở nhiều trung tâm nghiên cứu khác nhau lại không chứng minh được vai trò làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch.
    Dùng quá 1g vitamin C/ngày có thể gây đầy bụng và đi ngoài. Mọi người có thể có đủ vitamin C nếu ăn 5 xuất rau và quả/ngày.

    Vitamin E
    Vitamin E cũng được coi là chất chống oxy hóa mạnh. Tuy nhiên khi nghiên cứu trên lượng lớn bệnh nhân, trong đó có cả bệnh nhân tiểu đường dùng vitamin E không làm giảm được nguy cơ bệnh tim mạch. Thậm chí còn gia tăng tỷ lệ tử vong vì biến chứng tim mạch (!?).
    Bệnh nhân tiểu đường nhìn chung không thiếu vitamin E, thậm chí nồng độ vitamin E còn tăng hơn người bình thường. Bổ sung 1000IU/ngày được coi là an toàn. Với người dùng đều đặn vitamin E chỉ nên dùng ≤400IUngày.

    2. Các chất muối khoáng
    Bệnh nhân tiểu đường được điều trị không tốt, nhất là những bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu lâu ngày rất dễ bị thiếu hụt muối khoáng, đáng chú ý nhất là muối kali; ma-nhê và kẽm. Sự thiếu hụt kalu; ma-nhê; kẽm và ch-rôm có thể làm giảm sút khả năng dung nạp chuyển hóa chất đường.
    Sự thiếu hụt kali và ma-nhê dễ dàng quan sát thấy bởi tác dụng lên hệ cơ, thần kinh và hệ thống tim mạch. Bổ sung kali và ma-nhê khi có triệu chứng trên lâm sàng hoặc khi xét nghiệm máu thấy thiếu.
    Hệ quả của thiếu hụt kẽm và ch-rôm thì khó nhận biết hơn và do vậy nhu cầu bổ sung cũng khó xác định được hơn.

    Ch-rôm
    Nhiều công trình nghiên cứu nhỏ cho thấy bổ sung ch-rôm cải thiện sự dung nạp đường và cải thiện đường máu ở người tiểu đường mang thai, người tiểu đường do dùng corticoide. 2 công trình nghiên cứu có đối chứng với giả dược ở Trung Quốc cho thấy bổ sung ch-rôm giúp cải thiện đường máu. Rất tiếc, 2 công trình nghiên cứu này không định lượng được ch-rôm trước và sau điều trị.
    Một công trình nghiên cứu khác được thiết kế tốt hơn trên bệnh nhân tiểu đường lại không chứng tỏ được lợi ích của việc bổ sung ch-rôm trên cả phương diện ổn định đường máu và sự giảm cân.
    Trước đây ch-rôm được bổ sung dưới dạng chloride, sau này được bổ sung dưới dạng picolinate cho khả năng hấp thu tốt hơn.
    Cho tới hiện tại, việc bổ sung ch-rôm dù dưới bất kỳ dạng nào cũng không được khuyến cáo dùng cho người tiểu đường (để giảm cân hoặc để ổn định đường máu).

    Kẽm
    Bệnh nhân tiểu đường có mức đường máu cao có thể bị mất chất kẽm qua nước tiểu. Sự mất mát này thường được bù đắp bởi khả năng tăng hấp thu chất kẽm của ruột. Tuy nhiên, nếu sự mất mát kéo dài có thể không được bù đắp được bởi sự hấp thu tự nhiên.
    Chất kẽm bổ sung cho bệnh nhân lớn tuổi có thể giúp mau lành vết thương, và ở phụ nữ có thai được bổ sung kẽm và selen giường như giúp cải thiện đường máu. Những nghiên cứu này cần được tìm hiểu sâu rộng hơn để kết luận vấn đề.
    Nếu nghi ngờ có thiếu hụt kẽm ở người dùng lợi tiểu lâu ngày hoặc đường máu tăng cao kéo dài có thể bổ sung 660mg/ngày chất kẽm chia 3 lần. Sự bổ sung này không nên quá 3 tháng vì bổ sung kẽm lâu ngày làm giảm hấp thu chất đồng và tác động xấu lên chuyển hóa mỡ.

    Can-xi
    Những nghiên cứu gần đây cho thấy can-xi và vitamin D không những có tác dụng lên sự vững chắc của khung xương, can-xi và vitamin D còn có vai trò lên hệ miễn dịch và sự tiết insulin của tụy.
    Việc bổ sung vitamin D ở người tiểu đường giống hệt như người không mắc bệnh tiểu đường.
    Trẻ em và người ≤ 50 tuổi: 200IU/ngày.
    Từ 51-70 tuổi: 400IU/ngày.
    ≥ 71 tuổi: 600IU/ngày.

    Vanadium
    Vanadium có tác dụng lên chuyển hóa đường. Tuy nhiên, nghiên cứu lâm sàng lại không chứng tỏ được tác dụng có lợi của việc bổ sung chất muối vanadium, thậm chí còn có độc tính. Dạng vanadium hữu cơ có hiệu quả cao hơn và ít độc tính hơn đang được nghiên cứu.

    Selen
    2 nghiên cứu gần đây ở Mỹ cho thấy nồng độ cao của selen trong máu có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.
    Bổ sung selen và vitamin E cũng không giúp giảm tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông trong một công trình nghiên cứu lớn tới 35.533 người.
    Do vậy, khuyến cáo lúc này là không bổ sung selen cho người tiểu đường.

    Tóm lại, nếu người bệnh tiểu đường không ăn uống quá kiêng khem, không ở trong các giai đoạn đặc biệt như có thai, cho con bú, trong giai đoạn dinh dưỡng kém, nếu đường máu ổn định tốt… thì việc bổ sung vi chất không có nhiều ích lợi như chúng ta nghĩ.
    Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay do sự ô nhiễm môi trường, đất đai bị rửa trôi, lạm dụng hóa chất bảo vệ thực phẩm, lạm dụng chất kích thích tăng trưởng…nên rất khó có được thực phẩm vừa an toàn, vừa đầy đủ dưỡng chất. Do vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng liều nhỏ từng giai đoạn là một giải pháp cân bằng tốt.

    Ths, Bs Nguyễn Huy Cường.

    Phòng khám số 1 ngõ 133 Thái Hà.
    (nguồn http://www.daithaoduong.vn)
     
  14. muathu_hn

    muathu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/11/2008
    Bài viết:
    1,595
    Đã được thích:
    269
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Yến ơi, chị hỏi chút: không biết có phải hạt methi làm giảm huyết áp nhiều không mà gần đây mẹ chị hay bị tình trạng hạ huyết áp (chỉ còn 80-90/60, bình thường là 110-130/70-80) nên bị mệt & chóng mặt. Mẹ chị vẫn đang uống thuốc tim mạch, huyết áp & tiểu đường (do cách đây 2 năm bị nhồi máu cơ tim mà nguyên nhân từ tiểu đường) + uống 25g hạt methi hàng ngày. Đường huyết dao động từ 6.1 - 6.4 lúc đói (trong dải an toàn nhỉ). Chưa gặp được BS đang điều trị cho mẹ chị để hỏi cụ thể nên chị định cho mẹ chị giảm liều lượng hạt methi còn 10g/ngày xem sao (hôm nay cụ đang tạm dừng uống methi đấy). Em có thông tin về vấn đề này thì chia sẻ nhé
    Thanks!
     
    lazymeo thích bài này.
  15. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Chị ơi mẹ em vẫn uống đều hàng ngày và huyết áp vẫn giữ ở mức 130/80 mấy lần khám gần đây vẫn giữ kết quả không giàm chị ah (mẹ em vẫn phải uống 1 viên thuốc huyết áp hàng ngày).
    Theo em thì nên uống hạt methi 10-15g thôi chị ah.
    Em nghĩ là có thể bác thấy mệt mỏi khi hạ đường huyết đấy, khi bác mệt có đo lại đường huyết lúc đó không chị.
    Em rất mong nhận được thông tin của chị sau khi hỏi bs đang điều trị cho bác ah.
     
  16. me_kieuanh

    me_kieuanh Banned theo yêu cầu

    Tham gia:
    18/10/2010
    Bài viết:
    8,716
    Đã được thích:
    2,369
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    MẸ NÓ QUA NHÀ ME_KIT:
    số 62 ngõ 171 ng ngọc vũ lấy sữa nhé,mình gửi ở đó,tks mẹ nó nhìu
     
    lazymeo thích bài này.
  17. muathu_hn

    muathu_hn Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/11/2008
    Bài viết:
    1,595
    Đã được thích:
    269
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Mẹ chị uống 25g/ngày ngay từ khi chị mua về (vì cụ bị typ2 mà), uống 2 lần trước bữa ăn 30'.
    Lúc mẹ chị bị mệt như sáng qua thì thử đường huyết là 6.1 (chị cũng tưởng nó hạ thấp hơn mức an toàn nhưng không phải), còn huyết áp là 90/60, phải cho cụ uống 1 cốc trà gừng khoảng 1h sau đo huyết áp lại thì là 110/70, lúc ấy cụ mới hết mệt.
    Chị nghĩ là do huyết áp bị thấp quá thôi chứ không phải do hạ đường huyết.
    Hôm 01/07 cụ đi khám định kỳ thì huyết áp vẫn 130/70, đường huyết là 5.3. Từ hôm ấy đến nay bị mấy lần hạ huyết áp như vậy rồi.
    Nên chị đang nghĩ có khả năng hạt methi có tác dụng mạnh hạ huyết áp, hơn cả giảm tiểu đường ý nhỉ. Tuy nhiên cũng phải theo dõi thêm.
     
  18. TranThanhNga

    TranThanhNga Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    4/12/2008
    Bài viết:
    4,388
    Đã được thích:
    1,256
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Đánh dấu, lâu lâu mới vào diễn đàn , thấy có thêm nhiều sản phẩm thiết thực cho sức khỏe. Mình mới nhìn thấy hạt Methi ở nhà người quen, cô ấy dùng được 2 năm nay rồi, mà toàn phải nhờ mua "xách tay". Sẽ giới thiệu giúp bạn.
     
    lazymeo thích bài này.
  19. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Chị theo dõi thêm giúp em với ah.
    Em cũng giới thiệu hạt methi cho nhiều người quen uống và nhận được phản hồi về hạ đường huyết tốt, chưa có trường hợp nào bị hạ huyết áp chị ah.
    Bác uống hạt methi dải đều ra trong ngày hay uống nhiều vào trước các bữa ăn ah chị? Như mẹ em là uống dải trong ngày như nước lọc ấy mỗi lúc một ngụm (đun sôi 3-5 phút và chắt ra uống dần trong cả ngày)
     
  20. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Hạt methi ngoài tác dụng hạ đường huyết còn có tác dụng giảm mỡ máu, bảo vệ gan, giúp tăng tiết sữa.... nữa chị ah. Em cám ơn chị.
     
    TranThanhNga thích bài này.

Chia sẻ trang này