Miền Bắc: Thảo dược Methi Ấn Độ Nasulin - Ổn định đường huyết, giảm cholesterol

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi lazymeo, 1/6/2011.

  1. Viet_Ha

    Viet_Ha Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    25/11/2009
    Bài viết:
    3,603
    Đã được thích:
    432
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    cho em lấy 0.5kg hạt methi nhá. Giờ hành chính tôi ở 16 Lê Hồng Phong, ngoài giờ hành chính thì ở 86 Giải Phóng nhá. Tôi là HÀ, điện thoại 091 304 8068 hoặc 091 58 91181
     
  2. hanh67quanthanh

    hanh67quanthanh SỈ-LẺ 0912.108895

    Tham gia:
    31/12/2010
    Bài viết:
    4,326
    Đã được thích:
    459
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    nàng ơi, nàng qua lúc nào cũng ok nhé. tớ ở nhà thôi mà .................
     
  3. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Mai tớ giao hàng qua Lê Hồng Phong cho Hà nhé. Thanks ấy.
     
  4. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    YOGA CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
    (nguồn www.ykhoanet.com)

    Lương Y Võ Hà

    Yoga là một khoa học cổ xưa của Ấn Độ có muc đích dẫn dắt con người đi đến sự hoà hợp. Hoà hợp giữa thể xác, cảm xúc và trí tuệ, hoà hợp giữa con người và vũ trụ. Bên cạnh những triết lý sâu xa về vũ trụ và nhân sinh Yoga cũng đã xây dựng nên hàng ngàn tư thế tập luyện thân thể. Ngoài những tác động đến những cơ, khớp và nội tạng, mỗi tư thế còn ảnh hưởng đến những tuyến nội tiết hoặc những luân xa nhất định để giúp người tập điều hoà thân và tâm hoặc để chữa bệnh trong những trường hợp khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số tư thế yoga truyền thống có tác dụng tốt đối với bệnh tiểu đường.

    Bệnh tiểu đường và lối sống tĩnh tại ít vận động

    Bệnh tiểu đường là một hình thức rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và một phần khác bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Do đó người bệnh thường ăn nhiều uống nhiều, đi tiểu nhiều và dễ mệt mỏi. Bệnh thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cổ truyền. Chứng tiêu khát có liên quan đến việc rối loạn khí hoá của nhiều tạng phủ khác nhau nhưng quan trọng và trực tiếp nhất là Tỳ Vị. Trong những năm gần đây mặc dù kinh tế phát triển, đời sống vật chất phong phú nhưng bệnh tiểu đường type II ở những người trên 40 tuổi lại có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh những yếu tố về môi trường, về thực phẩm công nghiệp thì lối sống tỉnh tại, ít vận động nhưng lại nhiều áp lực tâm lý là nguyên nhân chính đã dẫn đến sự gia tăng nầy. Qua nghiên cứu những đối tượng nam, những nhà khoa học cho biết nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những người có tập thể dục đều đặn 5 lần mỗi tuần giảm chỉ còn phân nữa so với với nhóm người chỉ tập một lần mỗi tuần. Rèn luyện thân thể, vận động cơ bắp để giúp khí huyết lưu thông là điều kiện cơ bản để giữ gìn sức khoẻ. Riêng đối với bệnh tiểu đường sự vận động còn có ý nghĩa đặc biệt. Đông y cho rằng “Tỳ chủ hậu thiên" và "Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục". Việc chuyển hoá thức ăn và việc vận động cơ bắp có liên quan với nhau và liên quan trực tiếp với việc khí hoá của Tỳ Vị. Phải năng vận động cơ bắp thì khí hoá của Tỳ Vị mới được bảo đảm và việc chuyển hoá thức ăn bao gồm chuyển hoá đường mới được cải thiện. Do đó một khó khăn trong điều trị bệnh tiểu đường là yêu cầu phải tăng cường vận động. Một số người đã khỏi bệnh, đã rời bỏ thuốc cho biết ngoài việc dinh dưỡng hợp lý họ còn phải tuân thủ một chế độ vận động cơ thể hàng giờ hơn mỗi ngày và vẫn luôn phải duy trì chế độ nầy. Tiếc thay điều nầy không phải ai cũng thực hành được. Có thể do quá bận rộn công việc, do tuổi cao sức yếu hoặc do những yếu tố khác của sức khoẻ không cho phép. Trong những trường hợp nầy người bệnh cần có một phương thức tập luyện không tốn nhiều thời gian nhưng chuyên biệt hơn cho bệnh tiểu đường. Một số tư thế Yoga có thể đáp ứng nhu cầu nầy.

    Một số tư thế Yoga truyền thống có tác dụng tốt với bệnh tiểu đường


    Thế đầu tựa gối
    [​IMG]

    Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Gập đầu gối phải lại và dùng 2 bàn tay kéo bàn chân phải vào sát đáy chậu, đầu gối phải nằm sát mặt sàn. Chân trái vẫn duỗi thẳng, hai cánh tay giơ thẳng lên cao. Thở ra trong khi từ từ gập người lại, cúi xuống, vươn vai và hai tay ra phía trước, hai bàn tay ôm lấy cổ chân hoặc bàn chân. Trong khi giữ yên tư thế nầy một vài giây cố ép người gần xuống đùi trái, đầu tựa lên đầu gối trái, chân trái vẫn thẳng, đùi phải và đầu gối phải vẫn giữ sát mặt sàn. Hít vào trong khi từ từ nhấc đầu và thân lên, duỗi chân phải ra và trở lại tư thế ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng ra phía trước như lúc ban đầu. Hít thở sâu một vài hơi trước khi đổi chân và lập lại động tác.

    Thế căng giãn lưng
    [​IMG]
    Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng. Hai bàn chân nằm sát cạnh nhau. Thở ra trong khi từ từ khom người cúi xuống cho tới khi đầu chạm gối. hai đàu gối vẫn thẳng, hai đùi vẫn ép sát xuống sàn, hai cánh tay đưa thẳng ra tối đa và cố chạm vào bàn chân. Có thể dùng 2 bàn tay nắm lấy 2 cổ chân hoặc đan chéo 2 bàn tay ôm lấy 2 bàn chân để dễ gập người lại. Thời gian đầu có thể dùng một chiếc gối tựa trên 2 đùi để khi ép người xuống dễ giữ thẳng được 2 khuỷu chân. Giữ yên tư thế nầy vài giây. Hít vào, nhấc đầu và thân người lên, trở về tư thế ban đầu.

    Thế rắn hổ mang
    [​IMG]
    Nằm sấp trên sàn. Hai bàn tay úp xuống ở khoảng 2 vai, các ngón tay hướng lên phía trên. Hít vào, sức nặng tựa lên 2 bàn tay, từ từ nâng đầu và ngực lên, đầu ngữa lên trần nhà, cằm đưa ra phía trước. Trong tư thế nầy phần cơ thể từ rốn tới chân luôn luôn chạm mặt sàn. Khi đã hít vào tối đa cũng là lúc 2 khuỷu tay thẳng lên. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra, trong khi từ từ buông lõng 2 cánh tay, buông lõng toàn thân, trở lại vị trí ban đầu.


    Thế vặn cột sống
    [​IMG]
    Ngồi trên sàn, hai chân thẳng ra. Gấp chân phải lại, đặt gót chân áp sát mông trái. Gấp chân trái lại, đặt bàn chân trái phía ngoài đầu gối phải. Đầu gối trái sát dưới nách phải. Hít vào trong khi duỗi tay phải ra để nắm được cổ chân trái hoặc các ngón chân trái. Từ từ quay mạnh tay trái về phía sau lưng đồng thời thân mình quay ¼ vòng về bên trái, bàn tay trái tựa xuống sàn. Giữ nguyên vị thế nầy vài giây. Thở ra và từ từ buông lõng toàn thân trở về vị thế ban đầu. Tập lại tư thế nầy lần nữa với tay chân và chiều vặn ngược lại.

    Cơ chế tác dụng của các tư thế

    Tăng cường lưu thông khí huyết để gia tăng chức năng khí hoá của Tỳ Vị


    Những động tác vặn người, cúi gập hoặc kéo giãn của Yoga được thực hành chậm rãi và mềm dẽo không tốn nhiều năng lượng, không tạo áp lực cho tim nhưng lại có thể hoá giải xơ cứng và tăng cường lưu thông khí huyết đến những nơi mà sinh hoạt hằng ngày không đủ tác động tới. Những hơi thở sâu và những động tác kéo giãn quanh bụng có tác dụng xoa bóp và kích thích lưu thông khí huyết đến các tổ chức ở vùng bụng như gan, mật, lá lách, dạ dày, tuỵ tạng. Nằm ngay dưới dạ dày, tuỵ tạng là một tuyến nội tiết có nhiệm vụ xuất tiết chất insulin để điều tiết lượng đường trong máu. Như vậy, thông qua việc tăng cường khí huyết những tư thế trên không những có thể làm gia tăng chức năng khí hoá của tỳ vị mà còn tác động trực tiếp lên tuyến tuỵ để điều tiết việc xuất tiết insulin qua đó điều tiết lượng đường trong máu. Tác động trên những tuyến nội tiết và qua việc xuất tiết nội tiết gây ảnh hưởng đến toàn thân là một trong những nét đặc thù của Yoga.

    Tăng cường sinh lực cho việc chuyển hoá cơ bản

    Những động tác kéo giãn cột sống theo các hướng khác nhau quanh thắt lưng có tác dụng giải toả những ứ trệ chung quanh những đốt sống thắt lưng và hoạt hoá luân xa 3. Luân xa 3 nằm dưới đốt sống thắt lưng thứ hai. Luân xa 3 là trung tâm năng lượng cung cấp sinh lực cho các chức năng sinh dục, tiêu hoá và bài tiết. Trong số 7 luân xa chính của cơ thể luân xa 3 chủ về sức khoẻ vật chất và cũng là luân xa có quan hệ trực tiếp đến việc chuyển hoá chất đường.

    Điều hoà cảm xúc và giải toả căng thẳng tâm lý

    Ngoài việc thúc đẩy lưu thông khí huyết, kích thích và làm tươi trẻ hệ thần kinh dọc theo tuỷ sống những động tác căng giãn tối đa còn có tác dụng giãn cơ nhất là các cơ trơn tạo nên thành của các cơ quan nội tạng. Do tương tác thần kinh & cơ bắp việc thư giãn nầy sẽ tác động trở lại làm điều hoà thần kinh giao cảm. Việc điều hoà hệ thống thần kinh ngoài việc điều hoà cảm xúc, giải toả những căng thẳng tâm lý còn có tác dụng điều hoà nội tiết, nội tạng và tăng cường khả năng miển nhiểm của cơ thể.

    Lưu ý

    Nên tập Yoga trong lúc bụng trống để không ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và dễ thực hành các động tác cúi, ngữa.

    Mỗi ngày có thể tập 1 hoặc 2 lần. Mỗi tư thế có thể tập một hoặc nhiều lần trong mỗi buổi tập. Giữa mỗi tư thế nên thở sâu một vài hơi, kế tiếp thở đều hoà trước khi tập đến tư thế khác. Điều quan trọng của hơi thở sâu không phải là cố hít vào nhiều hơi mà là thở ra chậm, từ từ và cố ép sát bụng dưới khi thở ra.

    Thực hành các động tác phải chậm và từ từ để tránh bị sai khớp, trặt gân hoặc những tổn thương khác. Độ "căng giãn" hoặc "ép sát" sẽ được phát triển dần qua thời gian. Không nên quá cố gắng trong những lần đâu.

    Những động tác kéo căng và những hơi thở sâu có khả năng kích hoạt một số luân xa của cơ thể. Do đó liền sau mỗi buổi tập nên thực hành thư giãn từ10 đến 15 phút để phát huy việc thu nhận và phân phối năng lượng thông qua các luân xa cho việc chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ. Nằm xuống thoải mái trên sàn nhà hoặc trên ván qua một lớp chăn mỏng. Hai tay để dọc 2 bên thân. Hít thở đều hoà. Thì thở ra chậm và dài hơn thì thở vào. Tập trung tư tưởng quan sát hơi thở vào và ra. Trong thì thở ra có thể nhẩm trong tâm ý nghỉ "buông lõng toàn thân".

    Những phụ nữ có thai không nên tập các tư thế trong bài.

    Những động tác Yoga không có giá trị thay thế các loại thuốc đang sử dụng. Việc gia giảm liều lượng thuốc tuỳ theo diễn tiến của bệnh phải tuân theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ điều trị./.
     
  5. hanh67quanthanh

    hanh67quanthanh SỈ-LẺ 0912.108895

    Tham gia:
    31/12/2010
    Bài viết:
    4,326
    Đã được thích:
    459
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    trưa nay bà với em omani qua nhà tôi đấy à ? chả giới thiệu, lúc về mới nhớ em ý bảo" e biết chị cùng hội Gà với chị kia rồi", thì mới ngờ ngợ..hâm thế ..
     
  6. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Bà ơi sau khi sử dụng, nhớ feedback cho tôi xem có hiệu quả hạ đường huyết không nhé.
     
  7. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Phòng bệnh đái tháo đường trong cộng đồng
    (nguồn www.daithaoduong.net)
    Mặc dù đái tháo đường là căn bệnh phức tạp, nguy hiểm và dễ mắc phải! Nhưng một điều đáng mừng là đây là một căn bệnh có thể phòng được, đặc biệt là với bệnh đái tháo đường týp 2. Bạn hãy tìm hiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường và loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống của bạn nhé!

    I. Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường,


    Có 4 nhóm nguy cơ lớn: di truyền, nhân chủng, hành vi lối sống và nhóm nguy cơ chuyển tiếp (các nhân tố trung gian)

    1. Các yếu tố gen


    Có vai trò quan trọng trong bệnh đái tháo đường týp 2. Những người có bố, mẹ hoặc anh chị em ruột của mình bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4-6 lần những người khác. Nguy cơ này sẽ cao hơn khi cả hai bên nội ngoại đều có người mắc bệnh đái tháo đường.

    Khi bố hoặc mẹ mắc đái tháo đường thì tỷ lệ nguy cơ là 30%,

    Khi cả bố và mẹ đều mắc đái tháo đường thì nguy cơ là 50%,

    Trường hợp sinh đôi cùng trứng, nếu một người mắc bệnh thì người kia sẽ được xếp vào nhóm bị đe dọa thật sự đối với bệnh đái tháo đường.

    2. Các yếu tố nhân chủng học (giới, tuổi, chủng tộc)

    Theo sắc tộc: Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh đái tháo đường thay đổi theo sắc tộc. Ở Tây âu, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 ở người da vàng cáo hơn người da trắng từ 2-4 lần; tuổi mắc bệnh ở người da vàng trẻ hơn, thường trên 30 tuổi, người da trắng thường hơn 50 tuổi.

    Theo độ tuổi: Đây là yếu tố được xếp lên vị trí đầu tiên trong số các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường týp 2. Khi cơ thể già đi, đặc biệt là từ 50 tuổi trở lên, thì các chức năng tụy nội tiết cũng bị suy giảm theo và khả năng tiết insulin của tụy cũng bị giảm. Khi đó, nồng độ glucose trong máu có xu hướng tăng, đồng thời sự nhạy cảm của các tế bào đích với kích thích của insulin giảm đi. Khi tế bào tụy không còn khả năng tiết insulin đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể, glucose máu khi đói tăng và bệnh đái tháo đường thực sự xuất hiện.

    3. Các yếu tố hành vi, lối sống

    Béo phì

    Ở người béo phì, lượng mỡ phân phối ở vùng bụng nhiều, dẫn đến tỷ lệ vòng bụng/mông tăng hơn bình thường. Béo bụng có liên quan mật thiết với hiện tượng kháng insulin do thiếu hụt sau thụ thể; dẫn đến sự thiếu hụt insulin tương đối do giảm số lượng thụ thể ở các mô ngoại vi (chủ yếu là mô cơ, mô mớ). Do tính kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn đến sự giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hóa và oxy hóa glucose, làm chậm chuyển carbohydrat thành mỡ, giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo đường mới, và bệnh đái tháo đường xuất hiện!

    Theo số đo vòng eo, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường được lưu ý như sau:

    - Vòng eo < 90 cm (nam), hoặc < 80 cm (nữ): bình thường

    - Vòng eo ≥ 90 cm (nam), hoặc ≥ 80 cm (nữ): có nguy cơ!

    Theo nghiên cứu của Trần Đức Thọ và cộng sự, ở Việt nam, những người có BMI (body mass index) >25 có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường týp 2 nhiều hơn gấp 3,74 lần so với người bình thường.

    Theo chỉ số khối cơ thể BMI, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường được xếp loại như sau:

    BMI < 18,5: không có nguy cơ,

    18,5 < BMI < 22,9: nguy cơ thấp,

    23 < BMI < 24,9: có nguy cơ ở mức trung bình,

    25 < BMI < 29,9 (béo độ 1): nguy cơ cao,

    BMI ≥ 30 (béo phì độ 2): nguy cơ rất cao.

    Theo nghiên cứu của Thái Hồng Quang, những người béo phì độ 1 tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng 4 lần, béo phì độ 2, tỷ lệ mắc bệnh tăng 30 lần so với người bình thường.

    Tuy vậy, béo phì là một nguy cơ có thể phòng tránh được, bạn hãy loại bỏ nguy cơ này bằng cách duy trì và phát huy lối sống lành mạnh: vận động và ăn uống khoa học, điều độ!

    Ít hoạt động thể lực

    Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, việc tập luyện thể lực thường xuyên có tác dụng làm giảm nồng độ glucose huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết áp, cải thiện tình trạng kháng insulin, và một điều tuyệt vời nữa là cải thiện tích cực về mặt tâm lý.

    Sự phối hợp hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 một cách rất đáng kể!

    Chế độ ăn

    Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng cao ở những người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, nhiều carbonhydrat tinh chế. Ngoài ra, các chế độ ăn này thiếu vitamin, các yếu tố vi lượng góp phần làm thúc đẩy sự tiến triển bệnh ở những người trẻ cũng như người cao tuổi. Đặc biệt ở người già mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể có sự tăng sản xuất gốc tự do (là nhân tố làm tăng quá trình lão hóa cơ thể), do vậy việc bổ sung các chất chống oxi hóa như vitamin C, E sẽ phần nào giúp cải thiện được hoạt động của insulin và quá trình chuyển hóa. Một số người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường bị thiếu hụt magie và kẽm, khi được bổ sung những chất này, quá trình chuyển hóa glucose đã được cải thiện rất tích cực.

    Khuyến cáo: chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn ngũ cốc ở dạng chưa tinh chế (khoai, củ nguyên, bánh mỳ nguyên cám), trong khẩu phần ăn nhiều rau xanh sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường!

    Các yếu tố khác

    Stress: Tình trạng Stress kéo dài do áp lực từ công việc, căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày là một “tay nội gián” cho bệnh đái tháo đường.

    Lối sống công nghiệp và hiện đại hóa: Từ phương tiện đi lại hiện đại hơn làm giảm cơ hội vận động; công việc văn phòng, các bữa ăn với thức ăn nhanh nhiều năng lượng,…đây là những yếu tố tiếp tay cho sự tấn công của bệnh đái tháo đường vào loài người của xã hội hiện đại!

    Tuy nhiên, đây là điều bạn có thể tránh được! Bạn có thể thẳng tay “tiêu diệt” gã nguy cơ này bằng cách xây dựng và phát huy lối sống nhanh, hiện đại mà vẫn đảm bảo tính khoa học!

    Các yếu tố chuyển hóa và các loại nguy cơ trung gian

    - Rối loạn đường máu lúc đói, rối loạn dung nạp glucose,

    - Kháng insulin,

    - Các yếu tố liên quan đến thai nghén.

    II. Biện pháp

    Trong các nhóm yếu tố nguy cơ được kể ra ở trên, ngòai nhóm 1, 2 là những nhóm nhân tố tạo tiền đề cho sự khởi phát bệnh đái tháo đường, là những nhân tố chúng ta không thay đổi được, thì nhóm thứ 3, chính là nhóm quyết định việc chúng ta có bị mắc đái tháo đường hay không và mắc bệnh sớm hay muộn, lại là yếu tố chúng ta có thể can thiệp! Vậy, việc xác lập, duy trì và phát huy một lối sống lành mạnh, khoa học, chính là cách chúng ta đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Kể cả khi bạn là người thuộc nhóm nguy cơ cao trong nhóm di truyền và nhân chủng học, thì khi bạn có một cuộc sống cân bằng dinh dưỡng, luyện tập thể dục hàng ngày một cách điều độ, có một đời sống tinh thần lành mạnh, khỏe khoắn thì nguy cơ mắc bệnh sẽ bị đẩy lùi!

    Hãy bắt đầu bằng việc trang bị cho mình những hiểu biết đầy đủ về bệnh đái tháo đường và khuyến cáo những người thân yêu của bạn về căn bệnh này để phòng tránh nhé!
     
  8. mebiteo

    mebiteo MoonShop-Hàng xách tay UK 0932315681

    Tham gia:
    25/8/2010
    Bài viết:
    11,345
    Đã được thích:
    1,129
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Đọc thấy toàn thông tin hữu ích chị nhỉ, chúc chị đắt hàng nhá, sẽ có lúc em phải ới chị đới, hí hí.
     
    lazymeo thích bài này.
  9. MekuDuy

    MekuDuy 379 Cầu giấy_0985 188 177

    Tham gia:
    9/10/2010
    Bài viết:
    9,810
    Đã được thích:
    2,150
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    đắt khách nhé em
     
    lazymeo thích bài này.
  10. mắm_yêu

    mắm_yêu Cứ gọi tớ là Mắm nhá^=^

    Tham gia:
    24/10/2009
    Bài viết:
    9,565
    Đã được thích:
    2,308
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    c ơi,e xin lỗi vì hôm nay chưa ship hàng cho chị dc,mai e ship nhé.cảm ơn chị
     
  11. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Tâm lý người đái tháo đường

    Với xã hội hiện nay, thành kiến về bệnh tiểu đường hãy còn khá nặng nề. Bệnh tiểu đường đồng nghĩa với chế độ ăn khổ hạnh khác người, đầy dẫy biến chứng và không thể sống được lâu
    Thật dễ hiểu khi bạn hoặc người thân mới phát hiện ra bệnh tiểu đường, với đa số trường hợp đều cảm thấy choáng, sốc về tâm lý.


    Không muốn tin rằng điều không may này lại xảy đến với mình, bạn tự hỏi: không biết thày thuốc, phòng xét nghiệm có nhầm không? Đặc biệt những người khi được khám xét định kỳ ngẫu nhiên phát hiện đường máu tăng cao, khả năng chối bỏ bệnh càng lớn với lý do là mình vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, có triệu chứng đâu?, các bác sỹ nhìn đâu chẳng thấy vi trùng?!

    Bạn vẫn tiếp tục sống lạc quan không chút đề phòng (không đến khám bệnh, không muốn làm thêm các khám nghiệm vì sợ thêm bệnh tốn tiền).

    Rồi năm tháng qua đi, dù bạn không muốn tin thì bệnh tật vẫn ngày ngày ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, khi bạn không thể chối bỏ sự thực là mình mắc bệnh tiểu đường thì biến chứng đã nặng nề. Quá tự tin vào bản thân, tinh thần lạc quan thiếu thực tế, không cần đến sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn đã khiến bạn phải trả giá.

    Một loại tâm lý thứ hai thường rơi vào những người có hiểu biết khá tốt, khi biết mình mắc bệnh, bạn tìm hiểu tài liệu, hỏi han những người đồng bệnh Sau khi có được những thông tin về bệnh, bạn luôn sống trong nỗi ám ảnh bệnh tật, biến chứng. Bất cứ sự thay đổi dù là nhỏ nhất trong cơ thể (ngày thường không hề để ý đến) nay được nhân lên gấp bội: ngồi lâu một chút gây tê chân do thiếu máu tạm thời được quy kết do biến chứng thần kinh; mắt nhìn mờ đi do tăng, giảm đường máu quá nhanh luôn được coi là biến chứng mắt.

    Sự lo lắng thái qúa gặm nhấm sinh lực của bạn, khiến bạn mất ăn, mất ngủ, cả gia đình phải lo lắng theo bạn và bạn cảm thấy mình có lỗi.

    Trong trường hợp này bạn hãy tìm đến các nhà chuyên môn, làm các khám nghiệm cần thiết, tin tưởng vào sự tư vấn của họ. Hãy bình tĩnh trở lại vì mọi sự mới chỉ bắt đầu, người tiểu đường không phải là người tàn phế.

    Bạn vẫn có thể tiếp tục lãnh đạo công ty, vẫn tiếp tục sáng tạo ra nhiều điều có ích và mọi người cần phải coi chế độ ăn uống, tập luyện hàng ngày của người tiểu đường là một mẫu mực cần noi theo (lối sống ít vận động, ăn nhậu thoải mái là cái nôi tốt cho bệnh tim mạch phát triển và bệnh tim mạch còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với bệnh tiểu đường).

    Phát hiện ra bệnh tiểu đường có thể là một ‘may mắn’ với bạn (vì đằng nào bệnh cũng đã có sẵn trong cơ thể bạn rồi), đây là thời điểm bạn thay đổi lại lối sống theo chiều hướng có lợi cho sức khỏe.

    Với ai không muốn mắc bệnh tiểu đường xin đọc cuốn “Phòng và điều trị đái tháo đường” Nxb Y học, trang 166).

    Sau khi đã được chẩn đoán rõ ràng, bạn đã vượt qua gian đoạn chối bỏ bệnh tật. Cuộc sống đi theo một hướng mới tích cực hơn, sức khỏe khá hơn, đường máu dần ổn định. Không còn nỗi lo ban đầu ám ảnh, bạn dễ rơi vào khuynh hướng chủ quan, nhất là sau khi đã đọc một số sách về bệnh tiểu đường, bạn có thể biết về căn bệnh này hơn cả một số bác sỹ không chuyên khoa.

    Nhưng những điều sau đây có thể bạn chưa biết: hàng ngày, hàng giờ các bác sỹ, dược sỹ khắp nơi trên thế giới vẫn đang tìm kiếm phương thức điều trị mới sao cho hiệu quả hơn, những thuốc mới công hiệu hơn, những thiết bị máy móc giúp giám sát bệnh tật thông minh hơn.

    Làm sao có thể biết được lúc nào những phát minh kia ra đời?.

    Bạn có thể biết nhiều về bệnh của mình, song giữa biết và làm bao giờ cũng là những khoảng cách rất lớn. Một mình vật lộn với bệnh tiểu đường đó là điều không dễ?!

    Hãy để các nhà chuyên môn giúp bạn, hãy thường xuyên đến tư vấn thày thuốc của mình, hãy thường xuyên ghé qua các hiệu sách báo, hãy ghi tên đăng ký câu lạc bộ dành cho người tiểu đường (nếu địa phương bạn chưa có câu lạc bộ như vậy, hãy tìm cách tạo ra nó). Đừng qúa tin vào những quảng cáo qúa mức trên mạng cũng như qua các lời đồn thổi (ai chẳng mong mình được chữa khỏi hoàn toàn bệnh tật?!).

    Nếu có một phương thuốc thần kỳ nào đó chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường, chắc chắn sẽ được quảng cáo “ồn ào” trên các phương tiện thông tin đại chúng chứ không phải bằng cách “rỉ tai” nhau, vì một lẽ đơn giản: với hơn 200 triệu người tiểu đường hiện nay, một phương thuốc thần kỳ như vậy sẽ có một thị trường khổng lồ (tôi tin là như vậy).

    Hãy bình tĩnh và chờ đợi, với công nghệ sinh học hiện nay, với thành quả giải mã được bộ gien mới đây, chúng ta hoàn toàn tin tưởng một ngày nào đó sẽ được biết công bố về thành tựu “chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường” trên khắp hành tinh này.

    Còn hiện giờ cần phải sống sao cho khoẻ mạnh, hết sức tránh các biến chứng có thể xảy ra bằng mọi nguồn lực có thể.

    Ths, Bs Nguyễn Huy Cường. Phòng khám 1/133 Thái Hà Q Đống Đa Hà Nội.( nguồn http://www.daithaoduong.vn)
     
  12. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Hạt methi là một trong số ít dược thảo được WHO và nhiều quốc gia công nhận là có hoạt tính giúp hạ đường trong máụ. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã giúp chứng minh khả năng hạ đường của hạt methi, khi thử trên thú vật và cả khi thử nghiệm lâm sàng nơi người (theo Phytotherapy Research số 12-199.

    Hạt methi có thể sử dụng đơn độc hay dùng phối hợp với vanadate, tạo ra một sự bình thường hóa các men glucose-6-phosphatase và fructose-1,6-biphosphatase trong gan và thận của người bị tiểu đường. Hoạt tính hạ đường tăng cao hơn khi dùng dưới dạng phối hợp. Hạt methi cũng có hoạt tính giúp bình thường hóa hoạt động của men glyoxalase I nơi gan của chuột bị tiểu đường (Indian Journal of Expe rimental Biology số 37-1999).

    Khi cho chuột bình thường và chuột bị gây tiểu đường bằng alloxan dùng methi ở những liều 2 và 8g/kg hiệu ứng hạ glucose trong máu xảy ra rất rõ rệt, hiệu ứng này tùy thuộc vào liều sử dụng (Journal of Ethnopharmacology Số 75-2001).

    Một thử nghiệm khác trên 21 bệnh nhân NIDM (Người bị tiểu đường không phụ thuộc vào insulin) ghi nhận liều 15gram hạt cho dùng một lần trong bữa ăn gây hạ glucose trong máu, và không gây những thay đổi về nồng độ insulin (Nutrition Research Số 16-1996).

    Ngoài ra, cũng trong một thử nghiệm trên 15 bệnh nhân NIDM, cho dùng hạt methi đã loại chất béo trong 10 ngày, gây hạ glucose trong máu (nhịn ăn đêm trước) và giảm lượng glucose đào thải qua nước tiểu đến 64%. Thử nghiệm này cho rằng cơ chế tạo ra hạ đường trong máu của methi có thể do hiệu ứng của chất sơ dinh dưỡng (Soluble dietary fiber) trên sự hấp thu glucose nơi ruột và do sự cải thiện hoạt tính ngoại vi của insulin (Nutrition Research Số 10-1990; British Journal of Nutri tion Số 97-2007).

    Hạt methi cũng làm giảm được một số triệu chứng của tiểu đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt và sụt cân.

    Tại các bệnh viện ở Trung Hoa, Saponins tổng cộng trích từ hạt methi đã được dùng phối hợp với sulfonylurea để trị tiểu đường cho thấy sự phối hợp đem lại những kết quả rất tốt, giúp bệnh nhân giảm được sulfonylurea và kiểm soát được mức đường hữu hiệu hơn (Chinese Journal of Integrative Medicine Số 14-200.
     
  13. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Khuyến cáo mới về tập thể dục cho bệnh nhân đái tháo đường
    (www.daithaoduong.com)

    Viết bởi Bs.Ngô Thế Phi | 09 Tháng 1 2011

    Ngày 16 tháng 12 năm 2010 – Một hướng dẫn mới về hoạt động thể lực của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ và các trường Cao đẳng Y học thể thao Mỹ đã đưa ra nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động thể chất trong việc điều trị bệnh đái tháo đường type 2.

    Hướng dẫn này thay thế các khuyến cáo “ Tập thể dục và bệnh đái tháo đường” do trường Cao đẳng Y học thể thao Mỹ đã ban hành vào năm 2000.

    Được thực hiện bởi 9 chuyên gia, các hướng dẫn mới được công bố đồng thời trên số ra tháng 12 của tạp chí Medicine & Science in Sports & Exercise và Diabetes Care.

    Các chuyên gia nhấn mạnh : việc tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết và có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2, đồng thời cũng cải thiện tích cực lipid máu, huyết áp, tim mạch, tử vong, và chất lượng cuộc sống.

    Hầu hết các lợi ích của việc tập thể dục được thực hiện thông qua việc cải tiến hoạt động của insulin trước mắt và lâu dài.

    Đối với những người đã bị bệnh đái tháo đường type 2, được khuyến cáo tập thể dục mức độ từ trung bình tới tập aerobic mạnh ít nhất 150 phút mỗi tuần, rải ra ít nhất 3 ngày trong tuần, với không quá 2 ngày liên tiếp giữa những cơn hoạt động aerobic. Những khuyến cáo này có tính đến các nhu cầu của những người bị bệnh đái tháo đường có thể hạn chế tập luyện mạnh.

    Hầu hết những người bị bệnh đái tháo đường type 2 không có đủ khả năng thực hiện hoạt động thể lực mạnh hàng tuần, và đồng thời họ có thể có những giới hạn về bàn chân hoặc những vấn đề sức khỏe khác .Vì lý do này, mà ADA [American Diabetes Association – Hiệp hội đái tháo đường Mỹ] và ACSM [American College of Sports Medicine – Trường Y học thể thao Mỹ] khuyến cáo một chế độ hoạt động từ trung bình đến nặng .

    Trong khuyến cáo cho rằng : tập thể dục vừa phải tương ứng với khoảng 40% đến 60% tập nặng aerobic và đối với hầu hết những người bị bệnh đái tháo đường type 2, đi bộ là một bài tập tốt có cường độ trung bình.

    Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng tập luyện có kháng lực là một phần của chế độ tập thể dục. Điều này nên được thực hiện ít nhất hai lần một tuần - lý tưởng nhất là 3 lần một tuần – tập cách ngày .

    Đối với những người mới bắt đầu nên được giám sát bởi một huấn luyện viên tập thể dục có trình độ để đảm bảo lợi ích tối ưu để kiểm soát đường huyết, huyết áp, lipid, và nguy cơ tim mạch và giảm thiểu nguy cơ chấn thương.

    Thường xuyên sử dụng một pedometer- máy đếm bước chân- cũng được khuyến khích. Mỗi ngày đi 10.000 bước là một yếu tố dự báo quan trọng của tăng hoạt động thể chất .

    Cuối cùng, khuyến cáo mới nhấn mạnh rằng tập thể dục phải được thực hiện thường xuyên để có những lợi ích liên tục và nên bao gồm các loại hình tập luyện khác nhau.

    Các bác sĩ nên quy định tập thể dục, Tiến sĩ Colberg cho biết trong một tuyên bố. "Nhiều bác sĩ không muốn hoặc thận trọng về quy định tập thể dục cho các bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 vì nhiều lý do, chẳng hạn như trọng lượng cơ thể quá mức hoặc sự hiện diện của các biến chứng . Tuy nhiên, phần lớn các bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể tập thể dục một cách an toàn, miễn là thận trọng. Sự hiện diện của các biến chứng bệnh đái tháo đường không nên được sử dụng như một cái cớ để tránh tham gia vào các hoạt động thể chất.. "
     
  14. mắm_yêu

    mắm_yêu Cứ gọi tớ là Mắm nhá^=^

    Tham gia:
    24/10/2009
    Bài viết:
    9,565
    Đã được thích:
    2,308
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    chị ơi,chị thử giày chưa ạ,e bây jo mới về đến nhà đây:(xa ơi là xa
     
  15. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Kiểm soát tiểu đường bằng các loại hạt nut
    (Dân trí) - Thay vì ăn bánh nướng xốp, hãy ăn 1 lượng hạt nut (lạc, hạt điều, hồ đào, hạt dẻ…) nhất định để kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol xấu, một nghiên cứu mới đây tại Canada chỉ rõ.
    [​IMG]

    Quá trình nghiên cứu

    Trong nghiên cứu này, Cyril WC Kendall, ĐH Toronto, Canada và các đồng nghiệp đã chọn ngẫu nhiên 117 người lớn bị bệnh tiểu đường tuýp 2 và chia thành 3 nhóm: Một nhóm ăn ác loại hạt không ướp muối trộn thay cho các loại thực phẩm carbs thông thường, nhóm thứ 2 thay thế toàn bộ các thực phẩm carbs thông thường bằng bánh xốp lúa mỳ nguyên cám không đường. Nhóm thứ ba vừa ăn hạt nut vừa ăn bánh xốp.

    Ở nhóm thứ nhất, lượng hạt nut ăn mỗi ngày là khoảng nửa cốc (tương đương khoảng 475 calo).

    Sau 3 tháng, các nhà nghiên cứu phát hiện, nhóm ăn toàn hạt nut giảm trung bình 0,2% mức hemoglobin A1c – chỉ số kiểm soát đường huyết. Sự thay đổi là rất nhỏ so với mức kiểm soát đường huyết lân sàng nhưng nó cho thấy lợi ích của chế độ ăn so với việc dùng thuốc.

    Mức cholesterol “xấu” cũng giảm từ từ khoảng 97 miligam mỗi decilít đến 89 mg / dL. (LDL dưới 100 mg/dL thường được xem là tối ưu).

    Trong khi đó, 2 nhóm còn lại không có sự thay đổi nào.

    Hiện các nhà nghiên cứu chưa rõ tại sao ăn hạt nut thay thế bánh xốp lúa mỳ không đường lại giúp đường huyết tốt hơn, giảm cholesterol xấu nhưng Kendall cho rằng đó là do các chất béo bão hòa đơn trong hạt nut và protein, chất xơ cùng 1 số chất chống ôxy hóa polyphenol.

    Các nhà nghiên cứu nhận thấy khi những người bị tiểu đường tuýp 2 thay thế một lượng thực phẩm nhóm carbs (tinh bột - đường, chất xơ) bằng 1 nửa cốc hạt nut (hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hồ đào, lạc, hạt thông, hạt dẻ cười, hạt óc chó…) mỗi ngày thì sau 3 tháng, mức đường huyết và mức độ cholesterol "xấu" sẽ giảm nhẹ.

    Ngược lại, không có bất cứ sự thay đổi nào ở những người chỉ ăn thực phẩm nhóm carbs như bánh xốp lúa mỳ mỗi ngày.

    Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care.

    Nên chú trọng chế độ ăn ngay cả khi uống thuốc

    Mặc dù nghiên cứu trên không không có nghĩa rằng các loại hạt nut là cách quan trọng để kiểm soát tiểu đường. Nhưng nó cho thấy việc chú trọng dinh dưỡng và lối sống rất quan trọng với người bệnh.

    “Dinh dưỡng rất quan trọng, thậm chí ngay cả khi bạn đang uống thuốc”, Cyril WC Kendall, ĐH Toronto, Canada, một thành viên của nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh.

    Bản thân các loại hạt nut luôn được khuyên là một phần trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Mặc dù chúng rất nhiều chất béo nhưng đó là những chất béo tốt cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ bệnh tim.

    Tuy nhiên, các loại hạt nut thường giàu calo và với những trường hợp bị tiểu đường không nên dùng loại hạt này tùy tiện theo kiểu thêm 1 vốc hạt vào chế độ ăn hằng ngày. “Họ có thể sử dụng chúng thay cho những đồ ăn nhẹ không tốt cho sức khỏe lắm”, Kendall khuyên.

    Ngoài ra, với những người không thích các loại hạt nut thì có thể dùng dầu ô liu và bơ.
     
  16. kimtoan

    kimtoan Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/5/2011
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    83
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Nguyên văn bởi lazymeo
    Bạn ơi nhớ nói em Trang chuyển áo cho tớ khi nào có nhé.
    Ok bạn, Trang sẽ mang hàng qua nhà bà ngoại bạn cho bạn! Tks bạn nhìu!
    Chúc bạn đắt hàng nhá!
     
    Sửa lần cuối: 5/8/2011
    lazymeo thích bài này.
  17. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Hạt methi với hoạt tính bảo vệ gan chống lại tác dụng của rượu:

    Các polyphenols trích từ hạt methi được nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan (nơi chuột) chống lại tác hại của rượu: Ruột bị gây hư gan bằng cho uống thenol 6g/kg mỗi ngày liên tục trong 60 ngày: các triệu chứng hư gan bao gồm các thông số về hoạt động của các men gan, giảm hạ các nhóm sulfohydryl, gia tăng các nhóm carbonyl proteins. Kết quả ghi nhận là methi có hoạt tính tương tự như silymarin (dùng làm đối chứng), giúp cải thiện được các thay đổi bệnh lý ở gan gây ra do rượu (Cell Biology and Toxicology Số 24-200.
     
  18. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Số người mắc tiểu đường tăng gấp đôi

    (nguồn Dân trí)

    - Sau khi phân tích dữ liệu từ 2,7 triệu người trên toàn thế giới, đồng thời sử dụng thuật thống kê để dự đoán số người mắc trên toàn cầu, các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết, có 347 triệu người bị tiểu đường, tăng gấp đôi so với năm 1980.



    Các nhà nghiên cứu đến từ trường Cao đẳng Imperial London và Đại học Harvard Hoa Kỳ đã xem xét 2 loại tiểu đường typ 1 và typ 2. Hầu hết các trường hợp bị tiểu đường là túyp 2, loại bệnh liên quan mật thiết với lối sống và cân nặng.



    Tổng số bệnh nhân mắc các loại bệnh tiểu đường có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng đã tăng từ 153 triệu lên 347 triệu lượt. Châu Đại dương là khu vực có số bệnh nhân tăng nhiều nhất, trong đó Mỹ là quốc gia phát triển có tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao nhất. Trong khi đó, ở Tây Âu tỉ lệ này là tương đối thấp.



    Các chuyên gia phân tích cũng kêu gọi cần có những phương pháp chẩn đoán hiệu quả hơn và chữa trị kịp thời để đối phó với tình trạng này. Majid Ezzati, trường Cao đẳng Imperial London, nhấn mạnh: “Tiểu đường đang là loại bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới. Trừ khi chúng ta có những phương pháp tốt hơn để phát hiện các trường hợp máu nhiễm mỡ và giúp họ kiểm soát được trọng lượng cơ thể, bệnh tiểu đường sẽ vẫn tiếp tục để lại gánh nặng lên hệ thống y tế trên toàn cầu”.



    Bệnh tiểu đường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng lượng đường trong máu khiến thận bị phá hủy và gây ra mù mắt. Bên cạnh đó tiểu đường cũng gây ra các vấn đề về tim mạch.



    Quách Vinh
     
  19. asset

    asset Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    18/3/2010
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Chị ơi chuyển cho em 1kg nữa đến dc khác nhé. Em PM đc cho chị rồi đấy.
     
    lazymeo thích bài này.
  20. mebenabenin

    mebenabenin

    Tham gia:
    14/10/2009
    Bài viết:
    20,324
    Đã được thích:
    3,704
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    oánh dấu! khi nào tớ về quê sẽ mua biếu bà cô ít dùng xem sao!
     
    lazymeo thích bài này.

Chia sẻ trang này