Miền Bắc: Thảo dược Methi Ấn Độ Nasulin - Ổn định đường huyết, giảm cholesterol

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi lazymeo, 1/6/2011.

  1. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Đây là video trao đổi với bác sỹ Nguyễn Đăng Khoa về hạt Methi - hỗ trợ điều trị tiểu đường:

    [video=youtube_share;kaU8c3Q84O8]http://youtu.be/kaU8c3Q84O8[/video]
     
  2. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường

    - Chế độ ăn cùng với tập luyện và dùng thuốc là 3 phương pháp chính điều trị bệnh ĐTĐ trong đó chế độ ăn là biện pháp cần được thực hiện đầu tiên. Chế độ ăn có tác dụng tốt ở đại đa số các BN ĐTĐ trên 3 phương diện chính là điều chỉnh cân nặng; hạn chế làm tăng đường máu (ĐM) và làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch. Có một số BN ĐTĐ týp 2 kiểm soát tốt ĐM chỉ nhờ thực hiện tốt chế độ ăn và tập luyện mà không cần dùng thuốc.

    - Về nguyên tắc thì không có bất cứ loại thức ăn nào bị cấm đối với BN ĐTĐ và một chế độ ăn đa dạng, từ nhiều nguồn thức ăn sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể hoạt động bình thường. Một chế độ ăn đầy đủ và đúng cũng góp phần đảm bảo cho các BN ĐTĐ trẻ em phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ. Các chất bột (glucid) được coi như nguồn “xăng dầu” cho cơ thể hoạt động; chất đạm (protid) cung cấp nguyên liệu để xây dựng các tế bào, các mô cơ quan, và chất béo (mỡ) cho nhiều năng lượng và giúp hấp thu một số vitamin. Ăn hoa quả để có đủ vitamin và các muối khoáng.

    - Trong thực tế, việc thực hiện chế độ ăn điều trị bệnh ĐTĐ thường bị thất bại do vấp phải những thói quen xấu hoặc sự thiếu hiểu biết của người bệnh và người nhà. Đôi khi là do sự phức tạp của chế độ ăn khi đã có các biến chứng của ĐTĐ nhất là biến chứng thận. Do vậy các BN ĐTĐ cần có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.

    Chế độ ăn điều trị bệnh ĐTĐ

    Bữa ăn có đủ số calo theo cân nặng và mức độ hoạt động của người bệnh:

    - Nhu cầu năng lượng cho một người bình thường đối với nam là khoảng 35calo/kg, nữ là 30calo/kg. Nhu cầu này thay đổi theo mức độ hoạt động thể lực (hoặc lao động), tuổi, giới và cân nặng của mỗi người.

    - Trường hợp bạn béo (BMI > 25) thì cần thực hiện chế độ ăn giảm cân. Không nên ăn quá no hoặc ăn cố, nên ăn chậm và nhai kỹ, không nên lạm dụng các đồ ăn nhanh như đồ hộp, bánh hamburger, bánh quy…, nên chọn các thức ăn có nhiều chất xơ, nhất là rau xanh.

    - Ngược lại nếu bạn quá gầy (BMI < 18,5) thì nên ăn nhiều hơn để làm tăng cân, ví dụ ăn thêm 2-3 bữa phụ/ngày, chọn thức ăn nhiều chất đạm, chất béo, ăn thêm cơm hoặc thức ăn. Tuy nhiên cần tránh tăng cân quá nhanh hoặc quá mức.

    Ăn đều và chia làm nhiều bữa:

    - Số lượng và thời gian các bữa ăn nên ổn định trong thời gian dài điều trị. Bằng cách này sẽ tránh được tình trạng ĐM tăng quá cao sau bữa ăn cũng như ĐM hạ thấp lúc xa bữa ăn, nhất là ở những BN phải tiêm insulin hoặc dùng thuốc uống hạ ĐM.

    - Các BN ĐTĐ nên ăn ít nhất 3 bữa/ngày. Nếu BN gầy hoặc hay bị hạ ĐM giữa các bữa ăn thì nên ăn tăng lên trong bữa chính hoặc ăn thêm 1-3 bữa phụ.

    Ăn nhiều chất xơ; ăn vừa phải chất béo; ăn ít đường; ăn đủ vitamin và muối khoáng; hạn chế uống rượu.

    Do tâm lý ăn kiêng nên nhiều BN ĐTĐ hay bị thiếu vitamin, ví dụ chế độ ăn không có mỡ sẽ hạn chế hấp thu nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin A, D, K... Việc dùng thuốc dài ngày cũng có thể làm thiếu vitamin B12, B9 (acid folic) do ức chế hấp thu ở dạ dày. Còn khi ăn quá nhiều chất xơ lại dễ bị thiếu canxi và sắt. Vì thế các BN ĐTĐ rất cần ăn uống đầy đủ và biết lựa chọn các thức ăn có nhiều vitamin và chất khoáng quan trọng như sữa, cá hồi, bánh mì có nhiều canxi. Tốt nhất nên thực hiện chế độ ăn theo lời khuyên của thầy thuốc.
     
  3. Mun-yeu-thuong

    Mun-yeu-thuong Vẫn luôn muốn yêu thương

    Tham gia:
    20/12/2010
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    233
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Mình vào ủng hộ bạn, nhà mình ko có ai bị tiểu đường. Hì
    Nhưng thấy nhiều người bán hạt này ghê. Mình quen 1 chị bạn, bán cũng đắt hàng lắm. Chúc bạn cũng đắt hàng như chị ấy
     
    lazymeo thích bài này.
  4. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Thanh long hay dưa hấu, loại quả nào có nhiều đường hơn?
    (nguồn http://www.daithaoduong.vn)

    Dưa hấu nhiều đường hơn? Chắc hẳn đa số chúng ta sẽ nghĩ vậy? Sai 100%. 280g dưa hấu có 10g đường, trong khi để có 10g đường như vậy, trái thanh long chỉ cần 115g, tức là không đến ½ trọng lượng của dưa hấu.

    Tương tự như vậy, chúng ta sẵn sàng cho rằng hồng xiêm có nhiều đường hơn táo tây và trái hồng đỏ thì nhiều đường hơn bưởi. Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại: 161g hồng đỏ cho 10g đường còn 137g bưởi cũng có 10g đường.

    Hầu hết chúng ta đều có nhận định rằng trái cây ngọt hơn thì có nhiều đường hơn. Nhưng có điều trong thực tế độ ngọt không đi kèm theo độ đường (chẳng phải chúng ta thường làm tăng cảm giác ngọt của trái dưa hấu nhạt bằng cách chấm thêm muối?).

    Sở dĩ như vậy vì tùy theo loại đường có trong trái cây đó chứa nhiều loại đường gì? Sẽ tạo cảm giác ngọt nhiều hay ít. Nếu lấy độ ngọt của đường saccaroza là 100, thì độ ngọt của các loại đường sẽ như sau:

    Saccaroza (đường kính) 100

    Fructoza (đường hay có trong quả chín) 173

    Glucoza 74

    Mantoza 32,5

    Galactoza (đường trong sữa) 32,1

    Lactoza (đường sữa) 16.

    Và đường hóa học có độ ngọt gấp hàng trăm lần so với đường kính, nhưng thực ra đó đâu phải là chất đường thực sự?. Khối lượng chất đường không quyết định độ ngọt của trái cây cũng như thực phẩm.

    Từ đây ta thấy ngay rằng loại quả chín nào có chứa nhiều đường Fructoza sẽ cho cảm giác ngọt nhiều hơn so với loại trái cây có chứa ít loại đường này trong đó (khi ấy chất đường sẽ là loại đường khác như saccaroza hoặc glucoza chẳng hạn). 200ml sữa tươi không đường thật ra đã có 9g đường sữa, nhưng khi uống chúng ta lại không cảm thấy ngọt bằng ăn 250g dưa hấu? mặc dù cả 2 đều cho cùng lượng đường như nhau.

    Do vậy, để không bị cảm giác đánh lừa, chúng ta cần học cách quy đổi lượng đường thực có trong các loại quả khác nhau mới biết loại nào được ăn nhiều, loại quả nào nên ăn ít hơn.
     
  5. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Chỉ số đường huyết trong thực phẩm (Nguồn http://www.daithaoduong.com)
    Viết bởi Bs.Ngô Thế Phi | 26 Tháng 1 2011

    Người bị đái tháo đường thường được khuyến cáo nên giới hạn tỷ lệ các chất đường bột (carbohydrate) như cơm trong khoảng 25% cho mỗi bữa ăn, 50% dành cho các loại rau quả, và 25% còn lại là những thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng. Tuy nhiên, không phải tất cả các chất đường bột đều giống nhau, ví dụ như tinh bột trong cơm được tiêu hóa một cách nhanh chóng và làm tăng đường huyết nhiều hơn so với tinh bột có trong mì.
    Do đó, người bệnh đái tháo đường được khuyến cáo tránh các kiểu tinh bột làm đường huyết tăng cao.

    Chỉ số đường huyết là gì?
    Chỉ số đường huyết là thước đo ảnh hưởng của carbohydrate lên đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số đường huyết càng cao thì càng làm tăng đường trong máu sau khi ăn
    Vì tốc độ tiêu hóa và hấp thu của cơ thể với các dạng tinh bột khác nhau nên chỉ số đường huyết được dùng để dự báo khả năng làm tăng đường trong máu của các loại thực phẩm.
    Người ta cho rằng đường Glucose đưa vào cơ thể được tiêu hóa và hấp thu nhanh hơn bất kỳ thức ăn chứa tinh bột nào. Do đó, nồng độ đường glucose được xác định bằng một thang đo gồm 100 mức. Tuy nhiên người ta đã phát hiện rằng giống gạo hương lài Thái Lan (tiếng Thái gọi là hom mali) đạt đến mức 109 của thang đo vì tốc độ cơ thể hấp thụ nó thậm chí còn nhanh hơn cả đường glucose tinh khiết và làm tăng cao đường trong máu. Tương tự đối với đường maltose, một dạng đường kép hình thành trong quá trình sản xuất bia, với 105 điểm so với thang điểm tuyệt đối 100 .
    Chỉ số đường huyết trong các giống khác nhau của cùng một loại thực phẩm như gạo có thể khác nhau rất lớn. Ví dụ ; gạo lức là 87 , gạo hạt dài là 60
    Ngoài ra, sự biến đổi trong chỉ số đường huyết còn có thể bị ảnh hưởng bởi độ chín của trái (hay ngũ cốc), cách nấu và những thức ăn dùng kèm với chúng.
    Ví dụ, cơm có chỉ số đường huyết thấp hơn khi ăn kèm với thực phẩm khác như cá, cho nên người bệnh đái tháo đường được khuyến cáo rằng nên tránh xa việc chỉ dùng duy nhất thực phẩm giàu carbohydrate trong các bữa ăn.

    “WHO khuyên rằng nên tăng rau xanh và các dạng hoa quả, đậu, các dạng hạt và ngũ cốc trong khẩu phần ăn”.“Người bị Đái tháo đường nên giới hạn tỷ lệ các chất đường bột như cơm trong khoảng 25% cho mỗi bữa ăn”.
    Thức ăn như xôi, nếp, bánh mì và khoai lang có chỉ số đường huyết cao, hơn 70 điểm.
    Những thực phẩm như cháo và khoai tây nấu chín, chỉ số này dao động từ 56 đến 69 điểm, mức điểm có tác động trung bình đến lượng glucose trong máu.
    Còn chỉ số đường huyết từ 55 điểm trở xuống, như ở bắp, khoai môn, chuối, mì, thì ảnh hưởng tới đường huyết ít hơn.
    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân Đái tháo đường chỉ nên dùng các dạng thực phẩm chứa carbohydrate có chỉ số đường huyết dưới 40 như mì làm từ đậu xanh, cháo cám, và sản phẩm làm từ bột củ sen. Các loại bánh như há cảo và bánh bao hấp có nhân thịt và hành cũng có chỉ số đường huyết tương tự như vậy. Tuy nhiên, chúng có thể chứa hàm lượng chất béo đáng kể không tốt cho những người đái đường bị thừa cân hoặc béo phì.
    Người bệnh Đái tháo đường được khuyến cáo dùng ít dầu khi chế biến thực phẩm. Lượng chất đạm, rau quả trong mỗi bữa ăn nên nhiều gấp 3 lần lượng carbohydrate có trong các thực phẩm như gạo, bánh mì và khoai tây.Các bác sĩ khuyên người bệnh Đái tháo đường nên giới hạn tỷ lệ các chất đường bột trong khoản 25% cho mỗi bữa ăn, 25% cho những thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, và ít nhất 50% dành cho các loại rau quả.
    Bảng : Thực phẩm thông dụng tại Châu Á









    Thực phẩm chứa carbonhydrate Chỉ số đường huyết Tải lượng đường huyết
    Cơm gạo lài (hấp, Thái Lan)
    Đường maltose (50 mg)
    Đường glucose (50 mg)
    Nếp
    Bánh gạo giòn
    Xôi
    Cơm gạo lức
    Cơm tấm
    Mì tươi (làm từ bột mì)
    Cơm cá khô
    Thức uống thể thao hiệu Gatorade
    Khoai lang
    Dưa hấu
    Gạo hạt vừa
    Bánh mì trắng
    Bánh quẩy
    Mật ong
    Cơm rau xào và thịt gà
    Cháo gạo
    Nước ngọt vị cam
    Thơm
    Khoai tây luộc
    Đường sucrose (đường đôi)
    Khoai tây hấp
    Cháo gạo rang
    Snack khoai tây
    Gạo hạt dài
    Nho đen
    Bún gạo
    Nước ngọt vị cola
    Đu đủ
    Cơm với tương đậu nành
    Bắp
    Yam
    Xoài
    Xôi (hàm lượng amylase cao)
    Nước cam
    Mì gói
    Khoai sọ
    Chuối
    Mì chiên giòn
    Đường lactose
    Nếp than
    Bún gạo tươi (đã trụng nước sôi)
    Bánh bao hấp có nhân thịt và hành
    Táo
    Mì đậu xanh (đã trụng nước sôi)
    Bột củ sen
    Bánh xếp nhân thịt và hành
    Đường fructose
    Cháo cám gạo
    109
    105
    100
    94
    91
    88
    87
    86
    82
    79
    78
    77
    76
    75
    75
    75
    74
    73
    69
    68
    66
    66
    65
    62
    61
    60
    60
    59
    58
    58
    56
    56
    55
    54
    51
    50
    50
    49
    48
    47
    46
    46
    42
    40
    39
    39
    39
    33
    28
    23
    19
    46
    11
    10
    31
    23
    25
    37
    37
    34
    40
    12
    13
    5
    29
    11
    15
    16
    55
    23
    23
    5
    16
    8
    15
    23
    12
    25
    11
    23
    15
    4
    24
    18
    19
    8
    14
    12
    12
    4
    11
    19
    5
    14
    15
    12
    6
    18
    3
    6
    2
    3


    Nguồn: Đơn vị nghiên cứu dinh dưỡng con người tại Đại học Sydney và Tổ chức Y tế Thế giới
     
    Sửa lần cuối: 15/7/2011
  6. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Cám ơn chị. Em cũng mới làm thêm chút thôi ah.
     
  7. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Nhân sâm không hạ đường huyết
    (nguồn http://www.daithaoduong.com)
    Viết bởi Bs.Ngô Thế Phi | 06 Tháng 5 2011

    (Reuters Health) – Một nghiên cứu mới đã kết luận : uống ​​nhân sâm không làm thay đổi lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.

    Mặc dù có bằng chứng trước đây cho rằng các loại thảo dược nhân sâm có thể giúp hạ lượng đường trong máu, tuy nhiên nghiên cứu đã cho thấy là không có sự khác biệt về lượng đường trong máu của các đối tượng nghiên cứu.

    Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều bị thừa cân hoặc béo phì và đã được chẩn đoán đái tháo đường type 2 hoặc tiền đái tháo đường, được gọi là rối loạn dung nạp glucose.

    Những đối tượng được chia làm 3 nhóm, một nhóm được cho uống 3gram chiết xuất nhâm sâm mỗi ngày trong 2 tuần và sau đó uống 8 gram chiết xuất nhân sâm mỗing ày trong 2 tuần tiếp theo.

    Nhóm thứ 2, uống viên thuốc 250mg có hoạt chất nhân sâm mỗi ngày trong 2 tuần, sau đó uống viên 500 mg trong 2 tuần nữa.

    Nhóm thứ 3 uống giả dược trong 4 tuần.
    Sau 4 tuần, nhóm nghiên cứu thấy rằng cả 3 nhóm đều không có sự thay đổi về lượng đường trong máu.

    Thuốc chiếc xuất từ nhân sâm hiện được bán rất nhiều ở Mỹ (và cả ở Việt Nam).
     
  8. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Phòng bệnh tiểu đường: Uống 2 thìa giấm trước khi ăn thịt cá
    (Dân trí) - Một nghiên cứu của ĐH Bang Arizona (Mỹ) cho thấy uống 2 thìa dấm trước khi ăn các loại thực phẩm có nhiệt lượng cao như thịt cá có thể giảm huyết áp một cách hiệu quả. Nếu không quen uống giấm, có thể thay bằng sa lát có trộn giấm.

    Tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao trên khắp thế giới. Nguyên nhân do đâu? Tạp chí Prevention của Mỹ mách bạn 10 cách dưới đây để có thể tránh xa căn bệnh này.

    Giảm 5% trọng lượng cơ thể

    Dù bạn có béo và lười luyện tập tới đâu, chỉ cần trọng lượng cơ thể của bạn giảm được 5 %, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm 70%.

    Mỗi ngày đi bộ 35 phút

    Theo nghiên cứu của Phần Lan, việc đi bộ có thể khiến insulin trong cơ thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Mỗi tuần đi bộ 4 tiếng, mỗi ngày 35 phút có thể giảm 80% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

    Chú trọng thực phẩm giàu chất xơ

    Các thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao có thể bảo đảm bao gồm ít nhất 5g chất xơ thô trong đó. Do đó có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh như ung thư vú, tiểu đường, huyết áp cao và trúng gió.

    Không ăn fast food quá 2 lần/tuần
    [​IMG]

    Theo nghiên cứu của Mỹ. ăn đồ ăn nhanh quá 2 lần/tuần sẽ khiến độ mẫn cảm của các cơ quan trong cơ thể đối với insulin giảm một nửa. Còn ăn thịt nguội hoặc xúc xích quá 5 lần/tuần sẽ làm tăng 43% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

    Tốt nhất nên ăn ít thịt, nhiều rau xanh.

    Nhục quế giúp giảm hàm lượng đường trong máu

    Các nhà khoa học Đức phát hiện ra nhục quế có tác dụng làm giảm mỡ máu, do đó giúp phòng tránh bệnh tiểu đường. Bạn có thể cho bột nhục quế vào cà phê, hoặc hòa với mật ong uống.

    Hít thở sâu 3 lần trước khi làm việc

    Áp lực trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Theo các chuyên gia, trước khi làm bất kỳ việc gì, tốt nhất bạn nên hít thở sâu 3 lần để giảm áp lực.

    Ngủ 6-8 tiếng mỗi ngày

    Đối với những người thường ngủ không đủ 6 tiếng mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng gấp đôi. Những người ngủ quá 8 tiếng mỗi ngày lại có nguy cơ mắc tiểu đường gấp 3 lần.

    Không ở 1 mình

    Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần ở những người sống 1 mình so với những người khác. Theo các chuyên gia, nếu bạn ở một mình, nên duy trì cách thức sinh hoạt có lợi cho sức khoẻ.

    Lưu ý sau 45 tuổi

    Những người có chỉ số lượng đường trong máu là 100-125mg/dL dễ phát bệnh tiểu đường trong vòng 10 năm. Sau 45 tuổi, những người béo, hoặc gia đình có tiền sử tiểu đường, hay tiền sử cholesterol hoặc huyết áp cao nên quan tâm hơn đến lượng đường trong máu.
     
    bong mickey thích bài này.
  9. bong mickey

    bong mickey Thành viên mới

    Tham gia:
    19/3/2009
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Chào bạn,
    Hôm qua mẹ mình đi khám, xét nghiệm máu thì chỉ số glucose là 8,2, chol=5,3, TG=2,6. Bác sĩ bảo là lượng đường cao (chuẩn là 3,8 đên 6,2). Mình lo qua, mẹ ban lazymeo đã bị bệnh này rồi thì chia sẻ cho mình thêm thông tin nhé. Nhân tiện thứ 2 đem cho mình 500g hạt methi nhé. mình sẽ đến cơ quan bạn lấy. À hướng dẫn mình cả cách dùng và liều lượng mỗi lần nhé.

    Cám ơn bạn.
     
  10. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Theo như mình biết nếu lần đầu tiên xn đường máu từ 7.0 trở lên, cần thay đổi chế độ ăn, giảm ăn đồ ngọt như bánh kẹo, tăng cường chất xơ từ hoa quả, rau củ, tập thể dục khoảng 30 phút/ngày. Sau đó 1 tháng khám lại để biết chỉ số đường huyết có giảm không và theo dõi như vậy trong khoảng 3 tháng, nếu đã thay đổi chế độ ăn mà đường máu không về được giải cho phép thì mới kết luận tiểu đường bạn ah.

    Nhiều khi tối hôm trước xét nghiệm máu có ăn 1 cái kẹo ngọt hoặc ăn nhiều đồ ngọt thôi thì hôm sau kết quả đường máu sẽ vọt lên cao quá 7.0, nhưng kết quả xn đấy không có nghĩa là bị tiểu đường mà cần theo dõi thêm vài tháng sau nữa.
    Theo tớ thì nên thay đổi chế độ ăn trước và tái khám xem kết quả thế nào rồi mới dùng thêm hạt methi để hỗ trợ hạ đường huyết bạn ah. Thanks bạn.
    Tớ để sẵn hạt methi ở công ty mà. Lúc nào định lấy thì alo cho tớ hoặc cho tớ địa chỉ tớ chuyển đến tận nơi cho.
     
  11. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Hạt methi và tiểu đường

    Hạt methi là một trong số ít dược thảo được WHO và nhiều quốc gia công nhận là có hoạt tính giúp hạ đường trong máụ. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã giúp chứng minh khả năng hạ đường của hạt methi, khi thử trên thú vật và cả khi thử nghiệm lâm sàng nơi người (theo Phytotherapy Research số 12-1999.

    Hạt methi có thể sử dụng đơn độc hay dùng phối hợp với vanadate, tạo ra một sự bình thường hóa các men glucose-6-phosphatase và fructose-1,6-biphosphatase trong gan và thận của người bị tiểu đường. Hoạt tính hạ đường tăng cao hơn khi dùng dưới dạng phối hợp. Hạt methi cũng có hoạt tính giúp bình thường hóa hoạt động của men glyoxalase I nơi gan của chuột bị tiểu đường (Indian Journal of Expe rimental Biology số 37-1999).

    Khi cho chuột bình thường và chuột bị gây tiểu đường bằng alloxan dùng methi ở những liều 2 và 8g/kg hiệu ứng hạ glucose trong máu xảy ra rất rõ rệt, hiệu ứng này tùy thuộc vào liều sử dụng (Journal of Ethnopharmacology Số 75-2001).

    Một thử nghiệm khác trên 21 bệnh nhân NIDM (Người bị tiểu đường không phụ thuộc vào insulin) ghi nhận liều 15gram hạt cho dùng một lần trong bữa ăn gây hạ glucose trong máu, và không gây những thay đổi về nồng độ insulin (Nutrition Research Số 16-1996).

    Ngoài ra, cũng trong một thử nghiệm trên 15 bệnh nhân NIDM, cho dùng hạt methi đã loại chất béo trong 10 ngày, gây hạ glucose trong máu (nhịn ăn đêm trước) và giảm lượng glucose đào thải qua nước tiểu đến 64%. Thử nghiệm này cho rằng cơ chế tạo ra hạ đường trong máu của methi có thể do hiệu ứng của chất sơ dinh dưỡng (Soluble dietary fiber) trên sự hấp thu glucose nơi ruột và do sự cải thiện hoạt tính ngoại vi của insulin (Nutrition Research Số 10-1990; British Journal of Nutri tion Số 97-2007).

    Hạt methi cũng làm giảm được một số triệu chứng của tiểu đường như khát nước, đi tiểu nhiều lần, yếu mệt và sụt cân.

    Tại các bệnh viện ở Trung Hoa, Saponins tổng cộng trích từ hạt methi đã được dùng phối hợp với sulfonylurea để trị tiểu đường cho thấy sự phối hợp đem lại những kết quả rất tốt, giúp bệnh nhân giảm được sulfonylurea và kiểm soát được mức đường hữu hiệu hơn (Chinese Journal of Integrative Medicine Số 14-200.
     
  12. nguyencaokhanhngoc

    nguyencaokhanhngoc Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    26/1/2011
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Chào chị, Từ sáng tới giờ ngồi đọc thông tin vêc methi, e đang rất quan tâm vì có người nhà mắc bệnh, em muốn lấy 1kg, vẫn được giá km và free ship hả chị?
     
  13. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Chị ơi địa chỉ của chị ở đâu ah? Nếu lấy 1kg thì được freeship trong nội thành Hà Nội 1. Em PM thông tin chi tiết cho chị rồi đấy ah. Thanks chị.
     
  14. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Thực phẩm cho người đái tháo đường cao huyết áp
    Một số người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) lại mắc luôn cả bệnh cao huyết áp, bởi vậy thực phẩm cho nhóm người này nhất thiết phải chú ý đến 2 yếu tố là giảm muối lẫn đường. Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan do hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Mỹ (ADF) giới thiệu.
    [​IMG]

    1. Chú ý đến chất béo

    Cao huyết áp ở người ĐTĐ không có nghĩa là phải tránh xa tất cả các chất béo mà phải đề phòng đến các loại mỡ bão hòa (saturated fats) bởi không có lợi cho cơ thể, gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng huyết áp. Vì lý do trên nên hạn chế nhóm mỡ từ động vật, mỡ trans-fat (mỡ chiên đi chiên lại), tăng cường các loại dầu thực vật, nhất là dầu ôliu. Hạn chế thực phẩm rán nướng trực tiếp trên ngọn lửa cao.

    2. Chú ý về carbohydrate

    Carbohydrate (viết tắt carb) là nguồn thực phẩm gồm đường, tinh bột và chất xơ, thực phẩm chủ đạo để sản xuất năng lượng cho cơ thể. Chúng rất quen thuộc nhưng lại là thủ phạm làm tăng hàm lượng đường trong máu và tăng huyết áp. Vì lý do này mà người bệnh chỉ nên ăn vừa phải, chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều, quá no và lâu ngày sẽ làm suy yếu mạch máu và gây bệnh. Ăn chậm nhai kỹ và nên kết hợp thực phẩm carb với rau xanh, trái cây để cân bằng năng lượng, calo cần thiết mỗi ngày.

    3. Giảm tiêu thụ cholesterol

    Để duy trì đồng thời cả huyết áp lẫn đường huyết, nên chọn thực phẩm có hàm lượng cholesterol tốt, tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Trong số những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp và tốt thì rau xanh hoa quả được xếp đầu bảng, tiếp đến là nhóm thực phẩm nguyên chất, dạng củ, quả, hạt ít qua chế biến. Sử dụng sữa bò, dê cừu có hàm lượng mỡ thấp.

    4. Nguồn protein

    Một trong những tiêu chí sử dụng protein ở nhóm người mắc bệnh ĐTĐ cao huyết áp là dùng nguồn protein dễ chuyển hóa thành năng lượng. Ví dụ, thịt là thực phẩm giàu protein nhưng chỉ nên dùng thịt nghèo (thịt nạc) vừa có tác dụng duy trì năng lượng lại hạn chế mỡ không có lợi. Nếu là nguồn protein trong sữa, nên dùng sữa tách mỡ có hàm lượng đường thấp. Ngoài ra có thể dùng luân phiên đậu, trứng, thịt gia cầm để bổ sung nguồn protein cho cơ thể.

    Trước khi áp dụng bất kỳ cách ăn uống tiết thực nào cũng nên tư vấn chuyên môn để tránh dùng sai thực phẩm, tạo ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Cuối cùng nên nhớ mọi sự lạm dụng về dưỡng chất đều không tốt, tuy vậy có thể dùng mọi dưỡng chất khác nhau nhưng chỉ dùng ở mức vừa phải.

    5. Chú ý về ăn nhẹ buổi tối

    Một trong những giải pháp tốt về ăn uống đối với người ĐTĐ cao huyết áp là nên ăn nhiều bữa trong ngày ăn, ăn nhẹ vào buổi tối trước khi đi ngủ nhằm ngừa giảm đường huyết. Để làm được điều này trước tiên nên chọn các món ăn nhẹ thích hợp, trọng tâm đến các loại hoa quả, chế biến thành món xalát, như táo dâu tây, quả lựu, nhóm quả mọng, mận đào, thực phẩm giàu vitamin và chất xơ để duy trì năng lượng, giúp cơ thể khử độc.

    Ngoài ra có thể dùng sữa, sữa chua có hàm lượng mỡ thấp làm từ đậu nành, củ quả nguyên chất hoặc ăn nhẹ bằng các món cháo cá, thịt. Đối với các món bánh nên dùng bánh mì, bơ lạc, bánh làm từ ngô, hoặc kết hợp ăn thực đơn từ nhiều loại hạt nguyên chất và cuối cùng nên nhớ chỉ ăn nhẹ trước khi đi ngủ.

    KHẮC HÙNG

    Theo WH-6/2011
    (nguồn sức khỏe và đời sống)
     
  15. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Tiết kiệm chi phí trong điều trị tiểu đường
    Bệnh tiểu đường thường được ví là “bệnh nhà giàu” bởi thời gian điều trị lâu dài và chi phí điều trị vô cùng tốn kém. Cùng chung sống với bệnh là điều không đơn giản. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh vừa hiệu quả lại ít tốn kém?

    Nghìn lẻ các “khoản chi”

    Mắc bệnh tiểu đường type 2 đã 10 năm, với kinh nghiệm đầy mình bà Trần Thị Thu (60 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) thấm thía nỗi khổ khi phải chung sống với bệnh: “Ai mắc bệnh gì thì khổ bệnh đấy, tôi mắc bệnh tiểu đường 10 năm nay rồi, khổ lắm. Phải kiêng khem đủ thứ dẫn đến thiếu chất, dễ biến chứng mà chi phí thì vô cùng tốn kém, không kể xiết người có điều kiện thì hết 1,5 – 2 triệu/tháng, không có tiền co quắp lại cũng hết 800 – 1 triệu rồi”. Bà liệt kê, nào là chi phí khám bệnh, tiền làm các xét nghiệm, thuốc men, sữa, các vật dụng theo dõi bệnh (như máy đo huyết áp, máy thử đường máu...), đi lại (tàu, xe), chưa kể mất thời gian của bản thân và con cháu vì phải đưa đi khám, chăm nom khi phải nằm viện.

    Tương tự trường hợp của bà Thu, gia đình ông Nguyễn Văn Năm (54 tuổi, Quốc Oai, Hà Nội): “Tôi bị tiểu đường 6 năm nay, do phải kiêng khem nhiều nên người thiếu chất, lúc nào cũng mệt mỏi. Để tôi có thuốc uống đều hàng tháng cả gia đình đã phải dè xẻn từng đồng rồi”

    Methi – người lạ quen mặt

    Nhiều người Việt Nam biết đến bột cà ri như một nguyên liệu nấu ăn độc đáo của Ấn Độ nhưng không phải ai cũng biết ngoài việc dùng để nấu ăn, các nhà khoa học còn phát hiện những công dụng bất ngờ của hạt cari hay còn lại là hạt methi (nguyên liệu chính làm nên bột cari) đối với sức khỏe.

    Có thể ví von hạt methi như một người lạ quen mặt. Quen mặt vì trong cuộc sống hàng ngày, người Việt ta vẫn sử dụng nó nhưng lạ vì nhìn thấy hàng ngày đó chứ chẳng mấy ai có thể hiểu hết về loại hạt này.
    [​IMG]
    Hạt Methi Ấn Độ giúp duy trì đường huyết ổn định

    Hạt methi (còn có tên khác là Cỏ Hy Lạp - Fenugreek, hay Hồ lô ba), tên khoa học là Trigonella foenum-graecum thuộc họ thực vật Fabacêa, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới để lấy hạt làm gia vị, lá làm rau và làm thuốc trị bệnh. Hiện nay, một số địa phương ở Việt Nam có trồng thử loại cây này nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao nên không triển khai đại trà.
    [​IMG]
    Thảo dược Methi Ấn Độ

    Xuất hiện vào 1000 năm trước Công nguyên tại thung lũng sông Nile (Ai Cập), cây methi được dùng để nấu nướng cho các Pha – ra - ông. Hạt này cũng được tìm thấy trong mộ của Tutankhamen. Vị tổ của y học thế giới là Hippocrates cũng đã dùng hạt methi để trị nóng sốt. Trong khi đó, người Ai Cập dùng hạt này để xông hương và ướp xác.

    Việc khảo sát một số di chỉ khảo cổ học cho thấy lịch sử của hạt methi có nhiều điểm thú vị. Từ nơi khởi phát là vùng quanh Địa Trung Hải và Tây Á, cây methi đã chu du nhiều nơi trên thế giới. Nó được các tu sĩ dòng Benedictins đưa về Trung Âu từ thế kỷ thứ 9 và Charlemagne (812) đã cổ vũ việc sử dụng cây này. Cây cũng được du nhập vào Trung Hoa từ thời nhà Tống (1057 tây lịch).
    [​IMG]
    Thảo dược Methi Ấn Độ non ăn như rau

    Những người phụ nữ Ả rập, từ Libya đến Syria sử dụng hạt này rang lên để ăn nhằm mục đích tạo thân hình đầy đặn, nẩy nở mà không bị béo phì và mỡ bụng trong khi đó, phụ nữ ở Etiopia lại ăn để có sữa cho con bú. Một số nơi trong thế giới Ả rập lại dùng hạt methi như một vị thuốc để tăng cường hoạt động tình dục

    Ổn định đường huyết, tiết kiệm chi phí

    Một trong những công dụng của thảo dược methi Ấn Độ được tổ chức y tế thế giới (WHO) công nhận nhưng không nhiều người Việt Nam biết đến, đó chính là trong hạt này có các hoạt tính giúp hạ đường trong máu – như một loại “vũ khí” hỗ trợ bệnh nhân trong cuộc chiến lâu dài chống bệnh tiểu đường. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã giúp chứng minh khả năng hạ đường huyết của thảo dược methi, khi thử trên thú vật và cả khi thử nghiệm lâm sàng nơi người (Phytotherapy Research Số 12/1998).

    Theo DS. Nguyễn Thị Nhung – BV Đa Khoa Tỉnh Sóc Trăng: “Với chi phí điều trị chỉ vài trăm nghìn một tháng, cách chế biến đơn giản, đa dạng. Người bị tiểu đường type 2 nên dùng hạt methi mỗi ngày giúp bình ổn lượng đường trong máu” . Hạt methi Ấn Độ có thể dùng theo một số cách như ngâm qua đêm rồi uống nước, hãm với nước nóng, đun sôi lọc bã cất trong tủ lạnh dùng dần, nghiền thành bột làm thành bánh, sữa chua; lên mầm làm rau sống hoặc trộn cơm... đều rất công hiệu và có thể sử dụng trường kỳ.
    (nguồn Dân trí)
     
  16. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Nếu ngủ ít, bạn có thể bị Đái tháo đường
    Viết bởi Bs.Ngô Thế Phi | 02 Tháng 10 2009

    Những người có nguy cơ bị Đái tháo đường có xu hướng ngủ ít. Họ cũng có khuynh hướng ít hoạt động thể lực và ăn nhiều thức ăn kiểu phương tâyNhư vậy , phải chăng ngủ ít là yếu tố nguy cơ của Đái tháo đường ?

    Nghiên cứu của Đại học Chicago, do Ts Y Khoa Plamen Penev dẫn đầu.

    Plamen Penev nói, "Nếu được xác định lại bởi nghiên cứu lớn hơn trong tương lai, thì những kết quả này cho thấy rằng một lối sống khỏe mạnh không chỉ có thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe , tập thể dục thường xuyên mà còn phải ngủ đủ giấc “

    % người đàn ông và 6 phụ nữ tình nguyện tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình khoãng 40. Họ thừa cân và không hoạt động thể lực nhiều, nhưng họ đang khỏe mạnh . Họ có xu hướng ngủ ít hơn 8 giờ mỗi ngày.

    Trong 2 khoãng thời gian 2 tuần, họ sống, ăn uống, ngủ, trong phòng thí nghiệm, được rút máu xét nghiệm sinh hóa để theo dỏi cẩn thận. Họ không được phép tập thể dục và thức ăn lúc nào cũng để sẵn.

    Trong 2 tuần đầu tiên, họ được phép ngủ 8,5 gời mỗi ngày.Trong 2 tuần còn lại, họ chỉ được ngủ không quá 5,5 giờ.

    Cùng với thức ăn để sẵn xung quanh, không hoạt động thể lực , họ tăng hơn 4 pounds (khoãng 2kg) bất kể họ ngủ như thế .

    Có gì khác nhau khi họ ngủ ít lại ? Khi ngủ ít đi , đường huyết của họ cao hơn khi làm test dung nạp Glucose . Họ cũng ít nhạy cảm hơn với Insulin.

    "Khi lối sống Phương Tây tác động đến cách sống : ngủ ít đi, tăng nguy cơ thừa cân và lối sống ít vận động là tăng nguy cơ bị Đái tháo đường “

    Nghiên cứu đăng trên Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism (nguồn http://www.daithaoduong.com)
     
  17. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Ảnh hưởng qua lại giữa Trầm cảm và đái tháo đường
    Bệnh nhân đang được điều trị đái tháo đường dễ bị mắc trầm cảm, và ngược lại, những người mắc trầm cảm có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 hơn người bình thường khác.

    Để tìm mối liên quan này, các bác sỹ ở trường Đại học Y Jonhs Hopkins ở Baltimore đã nghiên cứu trên 6814 người trong suốt những năm 2000 đến 2005.

    Trong số 4847 người không có triệu chứng trầm cảm lúc bắt đầu nghiên cứu, các nghiên cứu viên nhận thấy tỷ lệ mắc trầm cảm như nhau ở nhóm người không mắc đái tháo đường và nhóm có mắc đái tháo đường nhưng không điều trị. Đối với nhóm mắc đái tháo đường được điều trị, tỷ lệ trầm cảm gia tăng gấp 2 lần so với 2 nhóm trên (lưu ý rằng bệnh đái tháo đường nếu không điều trị sẽ có nhiều biến chứng khác nguy hại hơn).

    Với nhóm người có triệu chứng trầm cảm, nguy cơ gia tăng mắc bệnh đái tháo đường tăng lên 30% so với người không bị trầm cảm.

    Mối liên hệ giữa trầm cảm và khởi phát bệnh đái tháo đường một phần do tác động của lối sống thay đổi vì khi bị trầm cảm dường như người ta có xu hướng ăn nhiều hơn và vận động ít đi.

    Những kết quả nghiên cứu này cũng gợi ý rằng: bác sỹ cần ý thức theo dõi và phát hiện các dấu hiệu trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo đường để chữa trị kịp thời.

    Ths, Bs Nguyễn Huy Cường. (nguồn http://www.daithaoduong.vn)
     
  18. sparkling

    sparkling Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/10/2009
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Bác mình uống có giảm đường huyết từ trên 9 xuống 7.0. Chuyển cho mình thêm 1kg nữa trong hôm nay nhé.
     
    lazymeo thích bài này.
  19. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Chiều mình chuyển cho bạn nhé. Cám ơn bạn.
     
  20. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thảo dược trị tiểu đường - Hạt methi (Ấn Độ)

    Hạt methi và cholesterol

    Một số nghiên cứu thực nghiệm nơi chuột đã chứng minh được hoạt tính làm hạ cholesterol của methi (Current Science Số 51-1982). Hạt methi giúp ngừa gia tăng cholesterol nơi chuột cho ăn các thực phẩm hay một chế độ ăn uống chứa nhiều cholesterol (British Journal of Nutrition Số 69-1993).
    Một acid amin đặc biệt trích từ methi: 4-hydroxyisoleucine có khả năng gây hạ triglycerides trong máu đến 33%, cholesterol tổng cộng đến 22% và acid béo tự do 14%, cùng với sự tăng tỷ lệ HDL-C/TC đến 39% khi thử trên chuột bị gây cao mỡ trong máu (Bio organic & Medicinal Chemistry Letters Số 15-2006)

    Saponin loại steroid, trích từ hạt methi, thử nơi chuột, với liều mỗi ngày 12.5g/ 300g trọng lượng cơ thể làm hạ rõ rệt cholesterol trong huyết tương ở cả chuột bình thường lẫn chuột bị tiểu đường (Steroids Số 60-1995).
     

Chia sẻ trang này