Cư xử, dạy dỗ

Những vấn đề liên quan đến cư xử và dạy dỗ con.

 
20150803155358-heli.jpg
Phụ huynh trực thăng (helicopter parents) là khái niệm chỉ các ông bố bà mẹ luôn lởn vởn như chiếc trực thăng xung quanh con cái để giám sát và bảo vệ chúng một cách thái quá. Nếu bạn có một trong những dấu hiệu dưới đây, có thể bạn cần nới lỏng vòng tay của mình.



1. Bạn làm bài tập hộ con

Tất nhiên, bạn không trực tiếp viết câu trả lời lên giấy nhưng bạn cứ ngồi ngay đó nhìn con làm từng câu một. Rồi nếu con làm sai, bạn nhanh tay nhảy vào và chỉ ra lỗi sai trước khi con kịp tự nhận ra. Bạn luôn đảm bảo con phải nộp một bài làm hoàn hảo cho cô giáo.

2. Bạn chọn quần áo cho con mỗi khi ra ngoài

Bạn luôn sợ để con tự chọn thì sẽ chẳng cái gì hợp với nhau cả.

3. Bạn luôn để mắt tới giáo viên

Tất nhiên bạn biết điều gì là tốt nhất cho con. Và bạn cũng muốn đảm bảo rằng những...
tai-sao-tre-noi-doi.jpg
“Mẹ ơi mẹ, bố thỉnh thoảng mặc áo chip của mẹ đấy!”

“Thật hả? Khi nào vậy con?”

“Khi mẹ ngủ í”.

Những câu chuyện tương tự như vậy bạn có thể phải nghe khi con bạn 4 tuổi. Nói dối để tránh bị trừng phạt là điều dễ hiểu. Trẻ 4 tuổi có thể trường xuyên nói dối, nhưng bé không bào giờ thừa nhận những câu chuyện bé kể là không có thật.

Các chuyên gia cho rằng Không có gì sai khi bé kể những câu chuyện không có thật. Bởi, trẻ nhỏ không thể phân biệt được sự khác nhau giữa những câu chuyện có thật và những chuyện tưởng tượng.

Trên thực tế, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo có chỉ số IQ cao thường có xu hướng bịa chuyện. Những đứa trẻ thường bịa chuyện ở giai đoạn này là những đứa trẻ có kỹ năng xã hội tốt khi trưởng thành.

Tất nhiên, không phải câu chuyện tưởng tượng nào của trẻ cũng khiến bạn cười được, và bạn muốn con bạn là 1 người trung thực. Biết về ccacs câu chuyện kể bịa và tại sao trẻ bịa chuyện như vậy ở từng độ tuổi sẽ giúp bạn hướng dẫn trẻ trở thành người trung thực....
2_48278.jpg
Khi con muốn xin hay mượn thứ gì đó, cần nói “Cho con mượn cái này được không?” Con không được tự tiện lấy đồ của người khác.

Con cần biết chờ tới lượt. Và nếu người khác chen ngang, con cũng nên đề nghị người đó chờ tới lượt.

Khi con nhận từ ai thứ gì đó, con cần nói “Cảm ơn”.

Con không ngắt lời người lớn trừ khi có việc khẩn cấp. Người lớn sẽ chú ý và trả lời con khi họ nói xong.

Nếu con thực sự muốn xen vào giữa câu chuyện của 2 người, con có thể nói “Xin lỗi, con muốn….”

Nếu con cảm thấy không chắc chắn khi làm một việc gì đó, con nên hỏi ý kiến cha mẹ. Điều đó có thể sẽ giúp con không phải hối tiếc nhiều giờ về sau này.

Không bàn tán, xì xầm về khuyết tật của người khác. Không nói xấu bạn.

Khi người khác hỏi thăm sức khỏe của con, con nên đáp lời và hỏi thăm lại họ.

Khi con đến nhà bạn chơi, con nhớ cảm ơn bạn hoặc bố mẹ của bạn đã dành thời gian cho con.

Trước khi con bước vào phòng người khác,...
juicing-cherries.jpg
Có hai cha con ngồi xe ngựa chở hàng ra chợ bán.Đi được một quãng đường, nhìn thấy một chiếc móng sắt bịt chân ngựa ai đánh rơi, ông bố nói:

- Nhảy xuống đi con! Nhặt lấy chiếc móng ngựa kia, đến chợ ta bán, khối người mua
Cậu bé giả vờ ngủ gật không nghe. Ông bố lại thúc giục một lần nữa

- Nhảy xuống nhặt đi con!, tới chợ bố bán đi mua quả anh đào cho mà ăn.

Thằng bé vẫn tảng lờ không chịu xuống. Tiếc của, ông bố đành nhảy xuống xe nhặt chiếc móng ngựa sắt. Tới chợ, ông bố bán chiếc móng ngựa, mua được 100 quả anh đào, cho tất cả vào túi của mình.

Trên đường về, để dạy con tính siêng năng chăm chỉ, ông bố im lặng, thỉnh thoảng lại cố ý đánh rơi xuống đất một quả anh đào. Không cần bảo một lời, cậu bé nhảy ngay xuống đất nhặt quả anh đào lên ăn ngấu nghiến rồi đuổi theo xe leo lên.

Cứ thế, vừa thấy cậu bé ngồi yên chỗ, ông bố lại giả vờ đánh rơi một quả anh đào. Cậu bé lại tụt xuống xe... và cứ...
7-dieu-can-luu-y-khi-cho-tre-em-xem-tivi-06.jpg
Ngày nay khi công nghệ phát triển, tivi không còn xa lạ gì với mỗi gia đình. Với rất nhiều chương trình phong phú và hấp dẫn không chỉ với bố mẹ mà cả con cái. Nhưng đó cũng là nỗi băn khoăn của nhiều cha mẹ khi cho con xem ti vi như: "Có nên cho con xem ti vi không?" hay "Xem ti vi có lợi hay hại?" và "Cho con xem ti vi thế nào thì tốt"...

Theo một số mẹ cho rằng: có thể xem tivi sẽ hiệu quả hơn sách vở trong việc dạy trẻ về các quá trình như sự lớn lên của một cái cây, hay quy trình nướng bánh… Các chương trình như: phim tài liệu hay thế giới tự nhiên, thế giới động vật… là những chương trình vừa mang tính giải trí, vừa mang tính giáo dục dành cho trẻ...

Các bạn hãy cùng tham khảo topic: 8 lợi ích từ việc cho trẻ xem ti vi của mẹ hoàng trâm và topic: Cho trẻ xem ti vi -...
ngaynaylangnghetrenoi3.jpg
Khi bạn để trẻ trải nghiệm qua những cảm xúc dưới đây, bạn đã cho trẻ cơ hội học cách giải quyết các cảm xúc của mình theo cách lành mạnh. Qua đó, trẻ sẽ được chuẩn bị tinh thần để đương đầu với các trách nhiệm và sự thất vọng của mình khi trưởng thành.

1. Bực mình

Mặc dù, cha mẹ thường có xu hướng can thiệp ngay khi trẻ bực mình, nhưng trẻ cần biết cách đối phó hiệu quả với cảm xúc này. Dù trẻ đang khó chịu với môn Toán hay dọn giường, bạn cũng đừng làm hộ con chỉ vì trẻ bực mình.

Bạn có thể nhắc con hít thở thật sâu nếu cần, khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết vấn đề lại lần nữa khi đã bình tĩnh. Nếu trẻ không có cơ hội để giải quyết vấn đề của mình, trẻ sẽ cảm thấy bất lực, dần dần trẻ dựa dẫm vào người khác để giải quyết vấn đề hộ trẻ.

2. Tức giận

Tức giận không phải là cảm xúc tồi, đó là những gì mọi người chọn để thể hiện cảm xúc của mình chứ không phải là tích cực hay tiêu cực. Trẻ cần học cách lành mạnh để đương đầu với cảm xúc này và trẻ cần biết không...
20160126150007-daycon1.jpg
Mỗi bậc cha mẹ luôn tự hỏi mình có thể làm gì để trở thành một ông bố/bà mẹ tốt hơn. Dưới đây là một số thói quen đơn giản mà cha mẹ có thể dạy con để trẻ trở thành một người trưởng thành hạnh phúc và thành công.



Đề nghị con làm việc

Bạn có thể làm việc nhà nhanh hơn, hiệu quả hơn và không phải mất thời gian hướng dẫn ai cả, nhưng giống như câu ngạn ngữ “hãy dạy cách câu cá”, thời gian mà bạn dành ra để giúp con học cách làm việc sẽ giúp ích cho trẻ sau này.

Hãy bắt đầu bằng những công việc phù hợp, ví dụ như bé 2 tuổi có thể cho vật nuôi ăn hoặc lau bụi bằng vớ, 8 tuổi có thể lau sàn, quét nhà và giúp gấp quần áo. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể giao những công việc phức tạp hơn.

Đọc sách cho con

Đọc sách là một việc mà phụ huynh nào cũng có thể làm được và đó là phần thưởng mang lại kết...
pmits-category-banner-age-8-and-up_1.1433514028.png
Trẻ 8 tuổi thường khá độc lập. Trẻ cần duy trì và thực hành thường xuyên các kỹ năng mà bạn dạy trẻ trước đây.

Nhưng hầu hết trẻ 8 tuổi vẫn cần điều chỉnh một chút. Mặc dù trẻ muốn tự làm mọi thứ, nhưng trẻ thường thiếu kỹ năng cần thiết để được cư xử như một trẻ lớn (big kids).

Kỷ luật ở lứa tuổi này quan trọng hơn bao giờ hết.

Bạn chỉ còn một vài năm để trang bị cho trẻ thêm các kỹ năng trước khi bước vào tuổi teen.

Hành vi điển của trẻ 8 tuổi

Quá trình phát triển của trẻ thay đổi phụ thuộc vào tính khí của từng trẻ. Trong khi trẻ này thành công ở trường học, thì trẻ khác không có động cơ để làm việc độc lập. Kết quả học tập của trẻ có ảnh hưởng tới hành vi của trẻ.

Khả năng thể chất cũng phát triển rõ ràng ở lứa tuổi này. Nhiều trẻ bắt đầu nhận ra mình có tài năng trong một môn thể thao nào đó và một số trẻ khác thì tách mình ra khỏi đám đông. Nếu trẻ...
em4498.jpg
Đôi khi, đây là cách thực sự tốt nhất. Dạy trẻ kiếm các đặc quyền (Grandma’s rule) là cách tốt để trẻ biết rằng trẻ có thể lựa chọn để kiếm được đặc quyền cho mình. Cách này cũng dạy trẻ biết rằng hành vi của trẻ có hậu quả đi kèm và trẻ có thể kiểm soát kết quả đó.


Dạy trẻ kiếm các phần thưởng như thế nào

Nguyên tắc của cách này là coi mọi thứ là cơ hội khuyến khích trẻ chứ không phải là cơ hội đưa ra các hậu quả tiêu cực.

Thay vì nói “Con không được ăn tráng miệng trừ khi con ăn hết phần ăn của mình” thì bạn có thể nói “Nếu con ăn hết phần ăn của con, con sẽ được ăn tráng miệng”. Điều đó nghe có vẻ dễ chịu hơn, trẻ sẽ có động lực hơn và bớt cãi lại hơn.

Thay vì dùng hệ thống khen thưởng chính thức, dạy bé cách kiếm đặc quyền sẽ giúp trẻ nhớ tới các quyền lợi đi kèm theo hành vi của mình. Trẻ sẽ nhớ để hỏi rằng “Con làm cái này thì sẽ được cái gì?” hoặc “Tại sao con cần làm việc này?”

Bạn không cần đưa ra các...
photo-4-1471397236286-crop-1471397469725.jpg
Với 28 huy chương ở các kỳ Olympic, gồm 23 huy chương vàng, Michael Phelps, đã trở thành một huyền thoại sống không chỉ ở môn bơi lội, mà cả trong lịch sử Thế vận hội. Tuy nhiên, không phải tự nhiên những huy hoàng đó đến với Phelps.

Anh đã phải trải qua một tuổi thơ đầy vất vả khi mà cha mẹ ly dị và bản thân thì mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Nhưng bằng sự nỗ lực của mình và sự giúp đỡ động viên của mẹ anh, bà Debbie Phelps, hiệu trưởng một ngôi trường trung học ở Towson, bang Maryland nước Mỹ mà nhân loại mới có thể thấy được một Michael Phelps ngày hôm nay.

[​IMG]
Michael Phelps và gia đình của mình.

Cậu bé Michael Phelps và hội chứng ADHD

Michael Phelps sinh ngày 30/6/1985, là em út trong một gia đình có hai chị gái, Hilary và Whitney, ở ngoại ô Baltimore (bang Maryland). Ông Fred, bố của Michael, là...