Nuôi dưỡng, chăm sóc

Những vấn đề về nuôi dưỡng, chăm sóc con, sức khoẻ của trẻ, dinh dưỡng cho bé…

 
be-bieng-an-hay-ngam-2.jpg
Một trong nhiều lý do khiến con trẻ thường hay ăn ngậm là do sự kỳ vọng con nhanh lớn của bố mẹ mà quên mất rằng món ăn mà mẹ chế biến không hợp khẩu vị của con hoặc ép con ăn quá nhiều so với nhu cầu cơ thể của bé.

Tại topic bé ngâm cháo. Em bực mình lắm rồi đấy mẹ mecusang chia sẻ "bé nhà mình rất lười ăn, uống sữa vẫn uống đều, nhưng cứ đút cháo cho ăn là miếng đầu tiên đã ngậm, ngậm rồi đút thêm cũng há miệng rồi lại ngậm tiếp" và rất nhiều mẹ cũng than thở phải cho con đi ăn rong, làm trò các kiểu con mới chịu nuốt.

Nhiều người nói rằng việc ngậm cơm kéo dài không tốt cho răng miệng của bé tiêu biểu nhất là sâu răng. Nhưng nếu việc ngậm cơm là do bố mẹ ép con ăn hoặc ăn thức ăn không phù hợp với lứa tuổi của bé sẽ ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Còn trong...
tuyet-chieu-giam-dau-num-ti-khi-cho-con-bu-hinh-3.jpg
Đầu ti bị phồng rộp là 1 trong những rắc rối mà rất nhiều mẹ gặp phải khi đang trong quá trình cho con bú. Vấn đề này thường xảy ra ở phần lớn các mẹ mang thai con đầu lòng bởi chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc lúng túng trong việc cho con ti. Với các mẹ đã trải qua như mẹ @quynhanhle2212 trong tâm sự ở topic Núm vú bị phồng rộp lên khi cho con bú thì đó là 1 nỗi kinh hoàng: Con hăng say ti còn mẹ thì bặm môi tới bật máu vì đau đớn.

Biểu hiện cụ thể là đầu ti bị rộp nước và phồng lên có thể đi kèm là việc ngứa, rát, ửng đỏ hoặc sốt. Nếu tình trạng này nặng hoặc động tác bú mút, hay do lực của máy hút sữa mạnh có thể dẫn tới việc vết phồng rộp bị vỡ gây nứt loét, chảy máu; đau...
tai-sao-tre-noi-doi.jpg
“Mẹ ơi mẹ, bố thỉnh thoảng mặc áo chip của mẹ đấy!”

“Thật hả? Khi nào vậy con?”

“Khi mẹ ngủ í”.

Những câu chuyện tương tự như vậy bạn có thể phải nghe khi con bạn 4 tuổi. Nói dối để tránh bị trừng phạt là điều dễ hiểu. Trẻ 4 tuổi có thể trường xuyên nói dối, nhưng bé không bào giờ thừa nhận những câu chuyện bé kể là không có thật.

Các chuyên gia cho rằng Không có gì sai khi bé kể những câu chuyện không có thật. Bởi, trẻ nhỏ không thể phân biệt được sự khác nhau giữa những câu chuyện có thật và những chuyện tưởng tượng.

Trên thực tế, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo có chỉ số IQ cao thường có xu hướng bịa chuyện. Những đứa trẻ thường bịa chuyện ở giai đoạn này là những đứa trẻ có kỹ năng xã hội tốt khi trưởng thành.

Tất nhiên, không phải câu chuyện tưởng tượng nào của trẻ cũng khiến bạn cười được, và bạn muốn con bạn là 1 người trung thực. Biết về ccacs câu chuyện kể bịa và tại sao trẻ bịa chuyện như vậy ở từng độ tuổi sẽ giúp bạn hướng dẫn trẻ trở thành người trung thực....
sua--p100.jpg
Trong thời buổi hiện này, có lẽ những bậc làm cha mẹ đều ý thức được rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá cho con, nên cho con ăn sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nhưng con lớn dần, đồng nghĩa với việc nhu cầu sử dụng sữa của con ngày một tăng cả về chất lẫn về lượng. Khi đó, mẹ sẽ cần phải nghiên cứu và cho con sử dụng thêm sữa công thức.

Lựa chọn sữa cho con vốn đã không dễ dàng, thì việc chọn sữa cho con biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân lại càng khó khăn hơn. Ở Việt Nam, vấn đề cân nặng của con được bố mẹ rất chú trọng, đáp ứng nhu cầu này, trên thị trường có khá nhiều loại sữa dành cho trẻ chậm tăng cân, biếng ăn, suy dinh dưỡng như: Pediasure, Kid Essentials, P100, Optimum, Dutch Lady Complete,...


Trong số các loại sữa nêu trên, những mẹ cho con đi khám dinh...​
42a8962100c47aa2819e418cc74bcd49.jpg
Ở độ tuổi này, bé bắt đầu vận động nhiều hơn, nhận thức về bản thân và môi trường xung quanh tốt hơn. Trẻ thích khám phá đồ vật và môi trường xung quanh. Bé bắt đầu thể hiện sự độc lập; có hành vi chống đối, nhận ra mình trong tranh hoặc trong gương; và biết bắt chước hành vi của anh chị và người lớn. Bé cũng biết tên của các thành viên trong nhà và đồ vật, biết nói các từ và câu đơn giản, biết làm theo các chỉ dẫn đơn giản.

Lời khuyên dành cho bố mẹ

Dưới đây là một số điều mà bạn có thể giúp bé ở lứa tuổi này:

- Đọc sách cho bé nghe hàng ngày.

- Cùng chơi trò tìm đồ vật hoặc gọi tên đồ vật và các bộ phận trên cơ thể.

- Biết chơi trò chơi ghép cặp (matching game) như phân loại hình dáng và các trò chơi ghép hình đơn giản.

- Khuyến khích bé khám phá và thử nghiệm những thứ mới.

- Giúp bé phát triển ngôn ngữ bằng cách nói chuyện với trẻ và thêm từ cho bé....
gent_inf_l_issac_099.jpg
Trong năm đầu đời, bé phát triển thị giác, giao tiếp với người khác, khám phá và tìm hiểu môi trường xung quanh. Não bộ của bé phát triển để ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ, suy nghĩ và tư duy. Bé bắt đầu tập nói những âm tiết đơn giản như “ba ba”, “ma ma”, “da da”. Bé biết tên gọi của những người xung quanh. Trong giai đoạn này, bé bắt đầu biết hình thanh mối quan hệ yêu thương và tin cậy cha mẹ. Cách bố mẹ vỗ về, bế bồng và chơi với bé sẽ giúp bé biết cách tương tác với người khác.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Dưới đây là một số điều mà bố mẹ có thể giúp con trong năm đầu đời.

- Nói chuyện với bé bất cứ khi nào có thể, ngay cả khi bé nói lặp đi lặp lại những từ đơn giản. Điều đó sẽ giúp bé học nói nhanh hơn.

- Đọc cho bé nghe để giúp bé học từ vựng.

- Hát và cho bé nghe nhạc để bé yêu âm nhạc và phát triển trí não.

- Khen ngợi và bày tỏ tình yêu của bạn.

- Dành thời gian vỗ về bé để bé...
moi-lam-cha-me-tinnhanh24h.jpg
Dưới đây là 1 số nỗi sợ mà các ông bố, bà mẹ trẻ thường gặp phải.

Nỗi sợ số 1: Em bé làm hỏng hôn nhân của bạn. Em bé giường như là kẻ thứ 3, và thực tế đúng là như vậy. Điều đó giải thích tại sao những người chuẩn bị làm bố mẹ sợ em bé ảnh hưởng tới hôn nhân của họ. Một số cặp đôi hạnh phúc trở nên cáu kỉnh lẫn nhau sau nhiều đêm chăm em bé. Nhiều bà mẹ trẻ phàn nàn rằng bộ ngực đầy gợi cảm của họ giờ trở nên xấu xí giống như những chiếc túi trữ sữa.

Để tránh tình trạng này, bạn cần tận dụng mọi sự trợ giúp của bạn bè, người thân. Bạn cố gắng thu xếp thời gian để vợ chồng bạn dành riêng thời gian cho nhau ít nhất mỗi lần một tuần. Ngoài ra, bạn cần đánh giá cao nỗ lực của vợ/chồng bạn và hiểu rằng mỗi người đều làm việc chăm chỉ và cố gắng khi có em bé.

Nỗi sợ số 2: Tôi cảm thấy trống rỗng với em bé. Đối với một số cặp đôi, cha mẹ sẽ nảy nở tình yêu với em bé khi nhìn thấy...
7-dieu-can-luu-y-khi-cho-tre-em-xem-tivi-06.jpg
Ngày nay khi công nghệ phát triển, tivi không còn xa lạ gì với mỗi gia đình. Với rất nhiều chương trình phong phú và hấp dẫn không chỉ với bố mẹ mà cả con cái. Nhưng đó cũng là nỗi băn khoăn của nhiều cha mẹ khi cho con xem ti vi như: "Có nên cho con xem ti vi không?" hay "Xem ti vi có lợi hay hại?" và "Cho con xem ti vi thế nào thì tốt"...

Theo một số mẹ cho rằng: có thể xem tivi sẽ hiệu quả hơn sách vở trong việc dạy trẻ về các quá trình như sự lớn lên của một cái cây, hay quy trình nướng bánh… Các chương trình như: phim tài liệu hay thế giới tự nhiên, thế giới động vật… là những chương trình vừa mang tính giải trí, vừa mang tính giáo dục dành cho trẻ...

Các bạn hãy cùng tham khảo topic: 8 lợi ích từ việc cho trẻ xem ti vi của mẹ hoàng trâm và topic: Cho trẻ xem ti vi -...
14045795_1251958384824167_1430822525955109655_n.png?oh=879b17daef0d939b91277c194453fd14&oe=585CF120
HÓC

Bước 1: Vỗ lưng

– Đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đầu chúc xuống hơi thấp hơn ngực và cánh tay thả lỏng tựa vào cẳng chân bạn. Đỡ đầu của bé bằng lòng bàn tay bạn. Nếu bé quá nặng, bạn có thể đặt bé nằm xuống đùi bạn.

– Dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng (vùng giữa hai xương bả vai của trẻ).

– Kiểm tra miệng xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu biện pháp vỗ lưng không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực.

Bước 2: Ấn ngực

– Đặt bé nằm trên đùi bạn với đầu thấp hơn thân. Đặt 3 ngón tay phải ở giữa ngực bé (xương ức, ngay dưới núm vú). Ngón giữa của bạn nên để ngay giữa ngực.

– Khi đã đặt các ngón tay đúng chỗ, nâng ngón tay giữa và chỉ sử dụng các ngón tay còn lại để đẩy lên 5 lần, thật chắc.

Bước 3: Kiểm tra lại miệng bé và loại bỏ dị vật

Xem bé đã thở lại chưa, nếu chưa, tiếp tục thực hiện vỗ lưng, ấn...
cot%2Bmoc%2Bdanh%2Bdau%2Bsu%2Bphat%2Btrien%2Bcua%2Btre.jpg
Các kỹ năng bao gồm nhận biết màu sắc, thể hiện cảm xúc, nhảy lò cò được gọi là mốc phát triển của trẻ ở lứa tuổi 3 – 5 tuổi. Mốc phát triển là những điều mà trẻ cần làm được ở một độ tuổi nhất định nào đó. Trẻ đạt được các mốc phát triển thể hiện qua cách trẻ chơi, học tập, nói chuyên, cư xử với người khác và khả năng vận động (bò, đi hoặc nhảy).

Khi trẻ bắt đầu vào lứa tuổi này, thế giới quan của trẻ phong phú hơn. Trẻ sẽ độc lập hơn và bắt đầu quan tấm đến người ngoài gia đình nhiều hơn. Mối quan hệ của trẻ với các thành viên trong gia đình và với những người xung quanh sẽ giúp trẻ hình thành tính cách, cách suy nghĩ và cách hành động của trẻ. Trong độ tuổi này, trẻ có khả năng đi được xe đạp 3 bánh, biết dùng kéo an toàn, nhận biết được sự khác biệt giữa bạn trai và bạn gái, trẻ biết tự mặc quần áo, biết cách chơi với các bạn, và biết kể lại một đoạn truyện ngắn, và hát....