Toàn quốc: Hàng Đặc Biệt Fendona*thuốc Diệt Muỗi Kiến Gián Rận Dệp*thuốc Diệt Chuột Thế Hệ Mới

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi meomun03, 17/11/2009.

  1. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới





    Các bệnh do muỗi gây ra
    Ở Việt Nam, mùa hè và mùa mưa hàng năm được xem như giai đoạn bùng phát của muỗi và các dịch bệnh do muỗi gây ra. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, tất cả đều do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, và thủ phạm truyền bệnh cũng là muỗi.
    Nếu vết cắn của muỗi thường không mang bệnh chỉ gây căng phồng da, làm ngứa ngáy, nước bọt và chất chống đông máu của phần lớnmuỗi có khả năng mang virus truyền bệnh từ chúng sang cơ thể người hay động vật bị chích. Một số bệnh khá phổ biến do muỗi lây truyền có thể kể đến dưới đây:

    Bệnh sốt rét:

    • Bệnh sốt rét gây ra bởi một loại ký sinh trùng được truyền qua muỗi Anopheles. Ký sinh trùng này phát triển trong máu người và có thể gây ra các triệu chứng từ 6 - 8 ngày đến vài tháng sau khi muỗi Anopheles tấn công con người.

    • Các triệu chứng này bao gồm sốt, lạnh, đau đầu, đau cơ và mệt mỏi (tương tự như triệu chứng cúm).

    • Sốt rét là một bệnh nghiêm trọng có thể gây tử vong, nhưng ngày nay các bác sĩ có thể điều trị thuốc chống sốt rét cho bệnh nhân.

    • Sốt rét là bệnh phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

    Bệnh sốt xuất huyết

    • Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu đối với căn bệnh này.

    • Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa, gặp ở cả trẻ em và người lớn.

    • Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. (nguồn: http://tusach.thuvienkhoahoc.com)

    Viêm não:

    • Viêm não do virus được truyền qua muỗi Aedes hoặc muỗi Culiseta gây ra.

    • Các triệu chứng của viêm não bao gồm sốt cao, cứng cổ, nhức đầu, rối loạn và buồn ngủ

    [​IMG]Mặc quần áo che kín cơ thể là một trong những cách phòng tránh muỗi đốt. ​
    Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm bệnh từ muỗi, trong đó trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất. Vì thế có được phương thức phòng tránh muỗi tốt cũng như nâng cao chất lượng môi trường sống là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là trong những mùa cao điểm về dịch hại.
     
  2. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    [h=2]Trị bệnh da liễu mùa mưa[/h][​IMG]Sau những trận lũ lụt tàn phá, một số bệnh ngoài da phát triển do ngâm mình, nhất là chân trong nước bẩn với điều kiện vệ sinh kém.
    Ngoài việc ăn chín uống sôi để phòng các bệnh dịch như tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết sẽ gia tăng, chúng ta cũng cần có kiến thức phòng chống một số bệnh ngoài da như nấm, ghẻ, viêm da, nhiễm ký sinh trùng trên da. Dưới đây là một số bệnh da hay gặp trong mùa mưa lũ và những cách chữa trị cần biết.
    Nước ăn chân
    Thực chất là bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet. Do chân tay ngâm trong nước lâu, tế bào sừng bị chết và môi trường ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển. Thương tổn hay gặp ở các kẽ ngón chân 4, 5 kẽ ngón tay 3, 4. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau. Nếu không được điều trị, vết trợt loét sâu và lan rộng, nhiễm khuẩn sưng đau, đi lại khó khăn.
    Bệnh cũng hay gặp ở người làm nghề quét dọn, công nhân vệ sinh, người nội trợ, giúp việc do thường xuyên phải tiếp xúc với nước, người có bệnh đái tháo đường cũng thường bị nhiễm loại nấm trên. Khi bị bệnh cần hạn chế lội nước, lau chân khô trước khi đi giày dép và điều quan trọng là phải dùng thuốc chống nấm như: castellani, calcream., nizoral, dezor, rửa chân tay bằng xà phòng diệt nấm SAStid hoặc nước quả chanh để tránh tái nhiễm.
    Các bệnh nhiễm khuẩn da
    - Viêm da mủ:
    Do điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, lao động dọn dẹp vệ sinh sau lũ dễ bị tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay, chân. Khi dập vỡ tạo vết trợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ. Khi bị cần phải lau rửa bằng cồn sát khuẩn hoặc betadin. Bôi thuốc sát khuẩn, xanh-mê-ty-len, castellani. Khi thương tổn đã khô thì chuyển sang bôi thuốc mỡ kháng sinh như tetraxyclin, foban, bocidate, fucidin. Uống thuốc kháng sinh để bệnh nhanh khỏi và tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận.
    - Viêm nang lông:
    Do thiếu nước sạch để tắm gội, vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, ướt tóc gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa. Khi bị bệnh phải sát khuẩn bằng cồn 70 độ, betadin, bôi mỡ kháng sinh và uống kháng sinh kháng tụ cầu như oxaxylin, bristopen, cloxylan; hạn chế gãi, chải đầu nhẹ nhàng, không làm tổn thương da đầu.
    - Bệnh viêm kẽ do vi khuẩn (Erythrasma):
    Hay gặp ở người béo phì, vị trí thường gặp là hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ. Cũng do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, hầu như không ngứa, trừ phi bị ở bẹn có cảm giác châm chích khó chịu. Căn nguyên do loại vi khuẩn có tên Corynebacterium minutissimum. Chẩn đoán phân biệt với nấm da bằng cách chiếu đèn huỳnh quang thấy xuất hiện màu đỏ san hô, phân biệt với màu vàng huỳnh quang của nấm.Điều trị bằng bôi dung dịch eryfluid và uống erythromycin 250mg 4 lần/ngày.
    - Bệnh tiêu sừng lõm lòng bàn chân (pitted keratolysis):
    Còn gọi là bàn chân rỗ, bàn chân hà. Tổn thương là những vết lõm đường kính từ 1 - 3mm tập trung thành đám ở lòng bàn chân hay thấy ở gót trước và gót sau không đau không ngứa. Căn nguyên do vi khuẩn có tên gọi Micrococcus Sedentarius. Chẩn đoán không khó, chỉ cần dựa vào hình ảnh bàn chân rỗ. Điều trị ngâm rửa nước muối sau đó bôi mỡ kháng sinh erythromycin hoặc clindamycin và mỡ whitfeld xen kẽ. Bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
    Bệnh da do ký sinh trùng
    - Bệnh do ấu trùng xâm nhập vào da:
    Còn gọi là ấu trùng di trú trên da, bệnh ít thấy ở Việt Nam nhưng cũng không có nghĩa là không có mà do khả năng phát hiện bệnh còn hạn chế. Do trứng của giun, sán tồn tại trong đất cát nở thành ấu trùng và xâm nhập vào da người, di trú trên da với tốc độ vài cm một ngày. Chúng di chuyển ngay dưới lớp sừng tạo thành đường ngoằn ngoèo hơi nổi cao, rộng khoảng 2-3mm. Số lượng tổn thương phụ thuộc vào số lượng ấu trùng xâm nhập. Vị trí hay gặp: cẳng chân, mông, quanh hậu môn, tay. Biểu hiện rất ngứa. Ấu trùng tồn tại trên da trung bình từ 2-8 tuần. Hiếm khi trên 2 năm. Phòng bệnh: tránh tiếp xúc trực tiếp với đất cát chứa phân. Điều trị tại chỗ: bôi mỡ kháng ký sinh trùng albendazol. Uống thiabendazol 50mg/1kg cân nặng trong ngày, từ 2-5 ngày.
    - Ghẻ:
    Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành. Căn nguyên do ký sinh trùng có tên gọi Sarcoptes Scabies xâm nhập vào da. Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ. Vị trí hay gặp: kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi, mông, bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách. Hiếm khi thấy ghẻ ở 1/3 trên lưng, mặt. Triệu chứng: rất ngứa. Nếu không được phát hiện và chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm khuẩn thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh. Điều trị: vệ sinh cá nhân và bôi thuốc chữa ghẻ, bôi một trong những loại thuốc sau: DEP, eurax, ascabiol. Điều trị cho cả nhà, những người có biểu hiện ngứa ghẻ. Tẩy uế quần áo, ga gối bằng cách luộc hoặc phơi 3-4 nắng.
    (Theo Đỗ Xuân Khoát - SKĐS)​
     
  3. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    [h=1]Đổ bệnh vì trời nồm[/h]

    [h=2]Độ ẩm cao, không khí ẩm ướt; nền gạch, tường nhà “đổ mồ hôi”... khiến người dân miền Bắc đang phải trải qua những ngày vất vả khi sống chung với thời tiết khó chịu này[/h]Cuộc sống của người dân Hà Nội những ngày qua bị đảo lộn bởi tiết trời ẩm ướt và mưa phùn kéo dài. Chị Lê Hải Hòa, ngụ tại phố Minh Khai - quận Hai Bà Trưng, phàn nàn: “Cả tuần qua, nền nhà lúc nào cũng nhớp nháp, có ngày tôi lau tới 4-5 lượt nhưng chỉ một lúc sau lại thấy ẩm ướt. Tường nhà, đồ đạc từ chỗ “đổ mồ hôi” chuyển sang mốc đen, quần áo phơi cả tuần chẳng những không khô mà còn bốc mùi ẩm mốc rất khó chịu”.
    Trong khi đó, trời nồm ẩm ướt cũng khiến muỗi sinh sôi, tấn công mọi người. Thậm chí, nhiều gia đình phải mắc màn cho con ăn và học để tránh muỗi đốt. Không chỉ bị mẩn ngứa do muỗi đốt, nhiều người già, trẻ em còn đổ bệnh vì thời tiết. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Khoa Khám bệnh tự nguyện - Bệnh viện Nhi Trung ương, trời nồm kéo dài khiến dị nguyên nấm mốc, virus trong môi trường sinh sôi là tác nhân gây bệnh cho trẻ em. Đặc biệt, những bệnh lý liên quan đến cơ địa dị ứng, các bệnh lý mãn tính như hen phế quản, mề đay... khó thích nghi với kiểu thời tiết này.
    [​IMG]
    Cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm với thời tiết nồm ẩm
    Nồm ẩm còn có thể kéo theo các bệnh sốt phát ban, sởi, thủy đậu, Rubella, tay chân miệng tăng nhanh. “Mặc nhiều quần áo thì dễ đổ mồ hôi, thấm ngược làm trẻ bị cảm. Có thể số bệnh nhi mắc các bệnh hô hấp, liên quan đến cơ địa dị ứng sẽ còn tăng mạnh hơn nếu tình trạng nồm ẩm vẫn kéo dài”- bác sĩ Lộc nhận xét.
    Với người già, thời tiết ở Hà Nội những ngày qua là nguyên nhân gây mệt mỏi, uể oải, mất ngủ... khiến chứng đau đầu, bệnh thấp khớp, tim mạch, hen suyễn, viêm phổi, viêm da và những căn bệnh mãn tính kinh niên của người cao tuổi có cơ hội trỗi dậy. Không những thế, các bệnh trên da cũng lăm le bùng phát do tuyến bã nhờn tiết ra không bay hơi được gây mẩn ngứa, nổi mụn, ghẻ lở... Bác sĩ Nguyễn Thành, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết khi trời nồm, phần tế bào mặt ngoài da sẽ khô bong để lộ lớp tế bào non nên da dễ bị lở loét, nứt nẻ, dị ứng.
    Để tránh bị bệnh những lúc trời nồm, người già và trẻ em cần hạn chế tiếp xúc độ ẩm như không tắm quá lâu, không đi chân đất trên nền nhà ẩm ướt, không mặc quần chưa khô…
    Giới chuyên môn giải thích trời nồm là do hơi ẩm trong không khí cao. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh. Nấm mốc không chỉ xuất hiện ở những chỗ lộ thiên như tường, trần, sàn nhà, phòng vệ sinh, bồn tắm, dưới lớp giấy dán tường, thảm, đệm... mà còn là các vi nấm lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu mà mắt thường không thấy. Các bào tử nấm mốc này có thể gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe con người.
    Để đối phó với kiểu thời tiết khó chịu này, nhiều gia đình khi thấy nhà cửa ẩm ướt thì mở cửa thật thoáng hoặc bật quạt để hong khô. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, quan niệm này rất sai lầm. Một chuyên gia ở Viện Hóa học giải thích: “Càng mở cửa thì không khí ẩm bên ngoài bay vào càng nhiều, hơi nước càng ngưng tụ, ẩm mốc nhiều hơn. Cách đối phó tốt nhất là hạn chế mở cửa, thường xuyên lau nhà bằng khăn khô; có thể bật máy điều hòa không khí làm cho khô hoặc dùng máy hút ẩm. Khi thấy hiện tượng nấm mốc phải lau chùi ngay vì chúng phát triển rất nhanh, dễ gây bệnh”.
     
  4. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    [h=2]Các bệnh do muỗi[/h]PN - Vào mùa mưa, các loại bệnh do muỗi lây truyền tăng cao. Muỗi đốt vật/người mang mầm bệnh (mầm bệnh có khả năng sống trong nước bọt của muỗi) và lây nhiễm bệnh cho người bị muỗi đốt. BS Nguyễn Duy Lượng, phụ trách khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhân dân 115, cảnh báo: Muỗi truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, thậm chí gây nên dịch.


    Sốt xuất huyết: Điều quan trọng nhất khi mắc bệnh sốt xuất huyết là phải theo dõi sát sao diễn biến để đưa người bệnh đến các cơ sở y tế kịp thời. Bệnh có những triệu chứng của nhiễm siêu vi nói chung. Người bệnh sốt cao trên 380 liên tục. Trong hai ngày đầu, nếu chỉ có triệu chứng sốt, có thể chăm sóc người bệnh tại nhà. Cụ thể: Hạ sốt cho người bệnh bằng thuốc Paracetamol hoặc Efferagan, người lớn uống loại 500mg/lần, một ngày ba-bốn lần; trẻ em uống theo cân nặng, 10-15mg x cân nặng/lần, ngày ba-bốn lần; lau mát cơ thể bằng nước ấm; cho người bệnh uống đủ nước theo nhu cầu (nếu không uống được, cần đưa đến cơ sở y tế để được truyền dịch); ăn nhẹ, chia làm nhiều lần nhưng đầy đủ dinh dưỡng; bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B.
    Cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay khi có một trong những dấu hiệu chuyển nặng: sốt cao liên tục li bì, móng tay tím, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, đi ngoài ra phân đen, đau tức vùng hạ sườn phải, tiểu ít, ra kinh nguyệt sớm bất thường hoặc ra nhiều hơn (ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), người bứt rứt, vật vã, khó chịu. Ngay khi đã đến ngày thứ năm-sáu, cơ thể đã hạ sốt nhưng nếu bị tụt huyết áp hoặc có xuất huyết (xung huyết da, nốt đỏ trên da, chảy máu niêm mạc) người bệnh cũng phải đến bệnh viện ngay.
    Những đối tượng sau cần được theo dõi chặt chẽ hơn và đến bệnh viện ngay khi sốt cao liên tục mà không cần đợi có dấu hiệu chuyển nặng: người trên 65 tuổi, trẻ dưới năm tuổi, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính (tim, phổi, tiểu đường, khớp, thận…).
    [​IMG]
    Viêm não-màng não: Muỗi có thể truyền các loại virus gây bệnh viêm não vùng châu Phi, viêm não sông Nin, ở Việt Nam thường gặp là bệnh viêm não Nhật Bản.
    Khởi nguồn từ những con heo mang mầm bệnh, muỗi chích những con vật này rồi chích vào người, truyền mầm bệnh. Đối tượng dễ nhiễm bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi, nguy cơ cao hơn với nhóm trẻ từ hai-sáu tuổi. Bệnh có khả năng gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề như động kinh, suy giảm khả năng học tập, đần độn, liệt, mất ngôn ngữ…
    Triệu chứng của bệnh diễn tiến như sau: ban đầu là sốt, nhức đầu, ói mửa; nặng hơn là co giật cục bộ một nhóm cơ nào đó hoặc toàn thân; sau đó có thể bị rối loạn tâm thần với những biểu hiện nói lảm nhảm, hoặc bị kích động, la hét, đôi lúc lại thờ ơ, buồn bã. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng lâm sàng khác. Cụ thể, khi virus tấn công, có thể làm tổn thương các dây thần kinh sọ não, tạo nên những bất thường ở nhãn cầu, gây ra tình trạng lác, nhìn đôi, đồng tử giãn to, méo miệng; gây hội chứng màng não với biểu hiện thường gặp là đau cứng cổ, không thể xoay ngang dọc, lên xuống; nặng hơn, khi biến chứng đến vùng vận động, có thể gây liệt một phần (tay/chân…) của cơ thể.
    Bệnh có đặc điểm khó chẩn đoán trong giai đoạn đầu, vì có những triệu chứng chung của các loại sốt siêu vi; kể cả khi đã được thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như công thức máu, kiểm tra não bằng chụp CT, MRI (nếu có triệu chứng đau đầu nhiều, ói nhiều). Chẩn đoán mang tính quyết định nhất là phải lấy dịch não tủy ở vùng thắt lưng. Đây là chẩn đoán đơn giản, ít tốn kém (so với CT, MRI) lại hiệu quả trong việc tìm virus gây bệnh.
    Thông thường, sẽ rất khó xác định bị muỗi đốt vào lúc nào mà cần dựa vào những yếu tố liên quan như nếu đang ở trong vùng dịch tễ mà bị sốt thì cần phải nhập viện để được theo dõi và hỗ trợ điều trị kịp thời. Khi vào máu, virus sẽ tấn công toàn thân nên có thể cũng sẽ có những triệu chứng như: ho khan, rối loạn hô hấp/tiêu hóa (tiêu chảy), nổi ban, xung huyết ngoài da, mắt đỏ lên. Ở trẻ một-hai tuổi thóp sẽ bị phồng căng, khóc và bỏ bú.
    May mắn là đã có vắc-xin để ngừa viêm não Nhật Bản. Phụ huynh nên cho trẻ tiêm ngừa sớm và tiêm đủ liều, bắt đầu từ một tuổi, để tạo kháng thể chủ động cho trẻ.
    Bệnh sốt rét: Hiện vẫn còn gặp nhiều ở các vùng rừng núi, ít gặp ở các trung tâm đô thị. Bệnh có dấu hiệu điển hình là rét run, sốt nóng, ra mồ hôi, nhức đầu, mệt mỏi. Khi có triệu chứng của bệnh, cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu để thành sốt rét ác tính, bệnh có nguy cơ tử vong cao.
    An Hà
     
  5. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    1. Thiệt hại do chuột gây ra


    Tuỳ theo trọng lượng cơ thể và loài chuột mà mức độ phá hại của chúng khác nhau. Một con chuột trong một năm có thể ăn hết từ 13 đến 21 kg thóc. Ngoài thiệt hại về mặt kinh tế do chuột gây ra, chuột còn gây một số bệnh cho người thông qua bài tiết của chúng và mang vi trùng gây bệnh cho người vào lương thực trong quá trình phá hại.
    Nhiều loài chuột mang ký sinh trùng truyền bệnh dịch cho người và gia súc. Có tới 30% số bệnh dịch do chuột truyền sang người. Trong các bệnh do chuột gây ra đối với con người, nguy hiểm nhất là một số bệnh sau đây:


    - Bệnh sốt chuột: (Typhus murin) do vi trùng Rithettsia gây ra, rất nguy hiểm đối với người. Vi trùng này có trên các loại bọ chét của chuột.


    - Bệnh hoàng đản xuất huyết: do xoán trùng Leptospiractero hemorragie gây nên. Chuột thường mắc bệnh này và người bị lây bệnh này do sự bài tiết của chuột trên các loại lương thực khi chúng ăn hại.


    - Bệnh dịch hạch: là bệnh nguy hiểm nhất mà chuột gây ra cho người. Đây là bệnh truyền nhiễm do trực trùng Pasteurella pastis. Người mắc bệnh dịch hạch dễ dẫn đến tử vong.
     
  6. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    2. Đặc điểm phân loại chuột


    a/ Đặc điểm


    Chuột là động vật có vú, thuộc loài gậm nhấm và có một số đặc điểm chung như sau: có mõm nhọn, mắt đen và to, lông ngắn và mềm, đuôi dài và có một lớp vảy ngắn nhỏ. Bộ răng gồm 4 chiếc răng cửa và 12 răng hàm. Răng cửa của chuột thường xuyên phát triển trong suốt đời và phát triển nhanh, mỗi năm răng dài thêm 12 mm, do vậy gặm nhấm là điều không thể thiếu đối với chuột. Gậm nhấm suốt ngày có tác dụng làm mòn và hạn chế sự phát triển của răng để răng không ảnh hưởng tới đời sống của chuột. Vì vậy, chuột không chỉ gậm nhấm thức ăn mà còn bất kể thứ gì có thể gậm nhấm được.
    Về cấu tạo trong, một điểm cần chú ý là chuột không có túi mật nên dịch mật được tiết thẳng vào tá tràng.
    Nhìn chung, chuột là động vật khá nhanh nhẹn, có tính "đa nghi” trong hoạt động sống của chúng, chuột rất thận trọng và dè dặt. Cơ quan thính giác và khứu giác của chuột rất phát triển, nên chuột rất thính tai đánh hơi cũng rất nhạy: chuột có thể phát hiện thức ăn ở khoảng cách rất xa, nhận được mùi đối thủ là mèo và mùi hơi tay người chuẩn bị bả, bẫy. Ngược lại vị giác của chuột lại kém phát triển. Chuột thích đi theo đường mòn cố định nên người ta thường tìm lối đi của chuột để đặt bẫy kẹp.
    Chuột ít hoạt động vào bao ngày, tuy nhiên trong một số trường hợp khi trong kho vắng người, chuột vẫn hoạt động phá hoại. Chuột hoạt động và phá hoại mạnh chủ yếu về đêm. Chập tối là thời gian chuột bắt đầu hoạt động, lúc đầu thường các con nhỏ ra khỏi nơi ẩn nấp trước, sau đó các con lớn mới xuất hiện.
    Chuột sinh sản rất mắn, khi điều kiện khí hậu thời tiết thích hợp là chuột bắt đầu giao phối. Thời gian mang thai của chuột thường khoảng 20 ngày. Chuột có thể đẻ được từ 2 đến 12 con một lần. Khi mới đẻ chuột không có lông, chưa mở mắt, không có răng, chuột mẹ phải ủ ấm đàn con và bảo vệ con rất cẩn thận. Chuột con lớn rất nhanh, chỉ sau khoảng 20 đến 22 ngày chúng đã có trọng lượng gấp 6 - 7 lần trọng lượng ban đầu và đã mọc lông. Sau một tháng chuột con đã có thể tự kiếm ăn và bị mẹ bỏ. Lúc này chuột con cũng phải tự kiếm hang ổ khác để sống. Sau tháng thứ hai nếu thức ăn đầy đủ, điều kiện ngoại cảnh thích hợp cả về nhiệt độ và độ ẩm thì chuột đã thành thục có thể sinh sản, do đó số lượng chuột tăng lên rất nhanh.
    Theo tính toán, một đôi chuột và các thế hệ tiếp theo của chúng sau thời gian 3 năm sẽ là 20.155.392 cá thể.
     
  7. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Phân loại

    Chuột có rất nhiều loài, và có số lượng rất lớn. Riêng ở nước ta theo điều tra ban đầu có khoảng gần 30 loài, và có thể chia làm 3 nhóm dựa vào điều kiện nơi sinh sống.


    1/ Nhóm sống trong nhà, trong kho tàng và trong chuồng trại gia súc.


    2/ Nhóm chuột sống ở ngoài đồng.
    3/ Nhóm chuột thường sống ở rừng núi.
    [​IMG]Trong một giống có nhiều loài khác nhau, trong kho bảo quản thường gặp chuột thuộc nhóm một là chủ yếu. Chuột nhà gồm 3 loài thuộc 2 giống. Chuột nhà thuộc lớp có vú (Mamalia), lớp phụ có râu (Placentarial), bộ gậm nhấm (Rodentia), họ Muridae và họ phụ Murinae.


    + Giống Rattus gồm chuột cống và chuột đàn,
    + Giống Mus gồm chuột nhắt nhà.

     
  8. thucpham336

    thucpham336

    Tham gia:
    3/12/2013
    Bài viết:
    46,359
    Đã được thích:
    9,996
    Điểm thành tích:
    4,613
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Nhìu thông tin bổ ích quá chủ top ah
    thuốc diệt chuột của nội hay ngoại vậy ah
     
    meomun03 thích bài này.
  9. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Cám ơn bạn !
    thuốc của Đức được nhập khẩu về VN đóng gói bạn nhé :D
     
  10. thucpham336

    thucpham336

    Tham gia:
    3/12/2013
    Bài viết:
    46,359
    Đã được thích:
    9,996
    Điểm thành tích:
    4,613
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    mn có bán thuốc phun mối ko,,,,,,,,,,
     
  11. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    cám ơn bạn , tớ chuyên thuốc chuột và thuốc muỗi :D
     
  12. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    [h=1]Trẻ dễ mắc bệnh gì vào mùa hè?[/h] [h=6][/h]





    Thời tiết oi bức rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh tật cho trẻ trong mùa hè?

    Thời tiết oi bức rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do vậy, mùa hè trẻ rất dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, sốt, chân tay miệng, viêm màng não, sốt xuất huyết... Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh tật cho trẻ trong mùa hè?


    1.Bệnh tiêu chảy

    Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài phân lỏng 3 lần trở lên trong ngày. Nguyên nhân chính là do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn ôi thiu gây nhiễm khuẩn, thiếu vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh. Đặc biệt bệnh tiêu chảy dễ dàng bùng phát do ô nhiễm nguồn nước.Nếu bị mắc tiêu chảy, nên cho con uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol cho trẻ em.
    Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy là nôn mửa, chuyển động, đau dạ dày, miệng trở nên khô, da bị mất nước và không còn đàn hồi, đi tiểu ít.
    Để phòng bệnh tiêu chảy cho con, cha mẹ cần lưu ý cho uống nước đun sôi, rửa tay và chân trước khi ăn uống, vệ sinh sạch móng tay. Nếu bị mắc tiêu chảy, nên cho con uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol cho trẻ em.

    [​IMG]
    Nếu bị mắc tiêu chảy, nên cho con uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol cho trẻ em (Ảnh minh họa)
    Lưu ý, cha mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ, không nên ăn những thực phẩm ngoài đường phố vì những thực phẩm này gây nguy cơ ngộ độc rất cao nhất là vào mùa hè. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ và theo dõi để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh tiêu chảy, chủ động đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời, đề phòng biến chứng nguy hiểm.


    2.Ngộ độc thực phẩm


    Mùa hè là thời điểm dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là với trẻ nhỏ vì sức đề kháng kém.
    Khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có các biểu hiện như nôn ói, đau bụng và tiêu chảy. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Đau bụng dữ dội, quặn từng cơn sau đó đi tiêu chảy, triệu chứng đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn mửa nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn.
    Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ, các bậc cha mẹ nên bảo đảm thức ăn an toàn và hợp vệ sinh, nấu chín thức ăn. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh. Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm. Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn. Bên cạnh đó hành trang khi đi du lịch của nhà bạn nên kèm theo vài gói oresol để kịp thời bù nước cho trẻ khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm


    3.Chân tay miệng

    Tay chân miệng là một bệnh rất phổ biến, thường là nhẹ, gặp nhiều ở trẻ nhỏ do nhiễm virus, đặc trưng bởi sốt và phát ban thường thấy trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng.
    Bệnh lây lan trực tiếp từ người sang người, qua dịch tiết mũi họng, nước bọt, các mụn nước, hoặc phân của người bệnh. Nguyên nhân hàng đầu là do coxsackievirus A16, một loại virus thuộc họ enterovirus. Cũng có thể do các loại enterviruses khác gây ra nhưng ít gặp hơn. Đặc biệt enterovirus 71 ít gặp hơn nhưng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nặng hơn, như viêm màng não, viêm cơ tim… dẫn đến tử vong.
    Để phòng bệnh, các bậc cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ em. Nếu thấy có dấu hiệu ngứa và nổi mụn ở chân, tay, miệng, hãy đi khám càng sớm càng tốt.


    4.Bệnh thuỷ đậu

    Thuỷ đậu là bệnh do virus gây ra. Trẻ bị thuỷ đậu trước tiên sẽ có triệu chứng ngây ngấy sốt, sau có thể sốt cao. Bệnh có thể kéo dài 4-5 ngày. Bệnh hay gặp lúc chuyển mùa, giao thời tiết nóng - lạnh. Khi đã mắc bệnh, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai.
    Đây là bệnh lành tính, đa số trẻ đến khám được cho về điều trị tại nhà. Bệnh hay gặp ở trẻ 1-9 tuổi. Trẻ dưới 1 tuổi khả năng bị ít hơn nhưng không phải là không có. Bệnh lây qua đường hô hấp nên khi trẻ ho, virus bắn ra môi trường xunh quanh là các bé khác dễ bị lây. Cha mẹ cần tăng cường vấn đề vệ sinh, ăn uống, đường hô hấp, da để phòng bệnh. Quan trọng là cần đưa trẻ đi tiêm phòng khi được 12 tháng tuổi. Trẻ đã bị thủy đậu thì không cần tiêm phòng nữa.
    Nếu trẻ có dấu hiệu sốt trong những ngày nốt thuỷ đậu xuất hiện và lan rộng thì phải đưa con đi bác sĩ ngay lập tắc, nếu không sẽ rất nguy hiểm.


    5.Sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, có thể gây thành dịch. Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa hè và gây nguy hiểm ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời.
    Biểu hiện bệnh là trẻ sốt cao đột ngột 39 – 40độ C kéo dài, không kèm theo ho, sổ mũi. Trên người nổi những nốt xuất huyết ngoài da, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải do gan to lên. Ngoài ra, trẻ có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nặng hơn trẻ có thể xuất huyết tiêu hóa: nôn hoặc đi ngoài ra máu, tay chân lạnh, đau bụng, trụy tim mạch.
    Khi trẻ bị sốt xuất huyết, các bậc cha mẹ cần phải cho trẻ uống nhiều nước. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì cho uống thuốc hạ nhiệt như Paracetamol (tuyệt đối không dùng Aspirin vì thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu). Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu thấy có dấu hiệu nặng như chảy máu cam, lừ đừ, đau bụng.
    Để phòng bệnh sốt xuất huyết, cần đổ nước thừa ở chỗ ứ nước, thùng nước, xô, chậu... Thả cá vào các vật chứa nước trong nhà để diệt bọ gậy, cọ rửa và thay nước thường xuyên. Luôn luôn đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước. Thu gom, huỷ đồ phế thải ở xung quanh nhà, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh. Ngoài ra, cha mẹ nên mắc màn khi trẻ ngủ để tránh muỗi đốt. Sử dụng thuốc diệt muỗi thận trọng khi sử dụng thuốc này đối với trẻ nhỏ. Dùng rèm che, màn tẩm hoá chất diệt muỗi để hạn chế và diệt muỗi.


    6.Viêm màng não

    Bệnh viêm não, viêm màng não do nhiều loại virus gây ra, như virus Arbovirus, các virus đường ruột, virus thủy đậu, quai bị…
    Biểu hiện của bệnh là sốt, choáng váng, đau họng, đau bụng, sổ mũi, hắt hơi, ho, đau đầu, nôn. Nếu bệnh nhân bị tổn thương não sâu hơn sẽ dẫn đến ngủ lịm, hôn mê, thiểu năng trí tuệ. Một số trường hợp xuất hiện sốt đột ngột, co giật ngoại ý, liệt chân tay. Viêm não cấp tính thường kéo dài 1- 3 tuần, nhưng sự hồi phục rất chậm. Mặc dù đã có thuốc kháng virus nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại virus chứ không phải kháng tất cả các virus.
    Để phòng bệnh, cần tránh để muỗi đốt bằng cách dùng nhang xua muỗi, phun thuốc muỗi định kỳ, mặc quần áo dài, ngủ màn, nuôi cá diệt loăng quăng ở những nơi chứa nước, phát quang bụi rậm... Đối với bệnh viêm não Nhật Bản B đã có vắc xin thì nên cho trẻ tiêm phòng bệnh.
     
  13. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    [h=1]Những bệnh do muỗi gây ra trong mùa mưa[/h]
    [h=2]Vào mùa mưa, các loại bệnh do muỗi lây truyền tăng cao. Muỗi đốt vật/người mang mầm bệnh (mầm bệnh có khả năng sống trong nước bọt của muỗi) và lây nhiễm bệnh cho người bị muỗi đốt.[/h]
    BS Nguyễn Duy Lượng, phụ trách khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhân dân 115, cảnh báo: Muỗi truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, thậm chí gây nên dịch. Vào mùa mưa, các loại bệnh do muỗi lây truyền tăng cao.

    Sốt xuất huyết: Điều quan trọng nhất khi mắc bệnh sốt xuất huyết là phải theo dõi sát sao diễn biến để đưa người bệnh đến các cơ sở y tế kịp thời. Bệnh có những triệu chứng của nhiễm siêu vi nói chung. Người bệnh sốt cao trên 380 liên tục. Trong hai ngày đầu, nếu chỉ có triệu chứng sốt, có thể chăm sóc người bệnh tại nhà.

    Cụ thể: Hạ sốt cho người bệnh bằng thuốc Paracetamol hoặc Efferagan, người lớn uống loại 500mg/lần, một ngày ba-bốn lần; trẻ em uống theo cân nặng, 10-15mg x cân nặng/lần, ngày ba-bốn lần; lau mát cơ thể bằng nước ấm; cho người bệnh uống đủ nước theo nhu cầu (nếu không uống được, cần đưa đến cơ sở y tế để được truyền dịch); ăn nhẹ, chia làm nhiều lần nhưng đầy đủ dinh dưỡng; bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B.

    Cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay khi có một trong những dấu hiệu chuyển nặng: sốt cao liên tục li bì, móng tay tím, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, đi ngoài ra phân đen, đau tức vùng hạ sườn phải, tiểu ít, ra kinh nguyệt sớm bất thường hoặc ra nhiều hơn (ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), người bứt rứt, vật vã, khó chịu. Ngay khi đã đến ngày thứ năm-sáu, cơ thể đã hạ sốt nhưng nếu bị tụt huyết áp hoặc có xuất huyết (xung huyết da, nốt đỏ trên da, chảy máu niêm mạc) người bệnh cũng phải đến bệnh viện ngay.

    Những đối tượng sau cần được theo dõi chặt chẽ hơn và đến bệnh viện ngay khi sốt cao liên tục mà không cần đợi có dấu hiệu chuyển nặng: người trên 65 tuổi, trẻ dưới năm tuổi, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính (tim, phổi, tiểu đường, khớp, thận…).

    [​IMG]
    Vào mùa mưa, các loại bệnh do muỗi lây truyền tăng cao. Ảnh minh họa

    Viêm não-màng não: Muỗi có thể truyền các loại virus gây bệnh viêm não vùng châu Phi, viêm não sông Nin, ở Việt Nam thường gặp là bệnh viêm não Nhật Bản.

    Khởi nguồn từ những con heo mang mầm bệnh, muỗi chích những con vật này rồi chích vào người, truyền mầm bệnh. Đối tượng dễ nhiễm bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi, nguy cơ cao hơn với nhóm trẻ từ hai-sáu tuổi. Bệnh có khả năng gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề như động kinh, suy giảm khả năng học tập, đần độn, liệt, mất ngôn ngữ…

    Triệu chứng của bệnh diễn tiến như sau: ban đầu là sốt, nhức đầu, ói mửa; nặng hơn là co giật cục bộ một nhóm cơ nào đó hoặc toàn thân; sau đó có thể bị rối loạn tâm thần với những biểu hiện nói lảm nhảm, hoặc bị kích động, la hét, đôi lúc lại thờ ơ, buồn bã. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng lâm sàng khác. Cụ thể, khi virus tấn công, có thể làm tổn thương các dây thần kinh sọ não, tạo nên những bất thường ở nhãn cầu, gây ra tình trạng lác, nhìn đôi, đồng tử giãn to, méo miệng; gây hội chứng màng não với biểu hiện thường gặp là đau cứng cổ, không thể xoay ngang dọc, lên xuống; nặng hơn, khi biến chứng đến vùng vận động, có thể gây liệt một phần (tay/chân…) của cơ thể.

    Bệnh có đặc điểm khó chẩn đoán trong giai đoạn đầu, vì có những triệu chứng chung của các loại sốt siêu vi; kể cả khi đã được thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như công thức máu, kiểm tra não bằng chụp CT, MRI (nếu có triệu chứng đau đầu nhiều, ói nhiều). Chẩn đoán mang tính quyết định nhất là phải lấy dịch não tủy ở vùng thắt lưng. Đây là chẩn đoán đơn giản, ít tốn kém (so với CT, MRI) lại hiệu quả trong việc tìm virus gây bệnh.

    Thông thường, sẽ rất khó xác định bị muỗi đốt vào lúc nào mà cần dựa vào những yếu tố liên quan như nếu đang ở trong vùng dịch tễ mà bị sốt thì cần phải nhập viện để được theo dõi và hỗ trợ điều trị kịp thời. Khi vào máu, virus sẽ tấn công toàn thân nên có thể cũng sẽ có những triệu chứng như: ho khan, rối loạn hô hấp/tiêu hóa (tiêu chảy), nổi ban, xung huyết ngoài da, mắt đỏ lên. Ở trẻ một-hai tuổi thóp sẽ bị phồng căng, khóc và bỏ bú.

    May mắn là đã có vắc-xin để ngừa viêm não Nhật Bản. Phụ huynh nên cho trẻ tiêm ngừa sớm và tiêm đủ liều, bắt đầu từ một tuổi, để tạo kháng thể chủ động cho trẻ.

    Bệnh sốt rét: Hiện vẫn còn gặp nhiều ở các vùng rừng núi, ít gặp ở các trung tâm đô thị. Bệnh có dấu hiệu điển hình là rét run, sốt nóng, ra mồ hôi, nhức đầu, mệt mỏi. Khi có triệu chứng của bệnh, cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu để thành sốt rét ác tính, bệnh có nguy cơ tử vong cao.
     
  14. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    [​IMG]


    gửi tạm ở đây nhé :D
     
  15. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    [h=1]Nhiều bệnh truyền nhiễm từ chuột[/h]


    Thời gian gần đây, người dân vô cùng hoang mang bởi sự “nổi loạn” của chuột. Chúng không chỉ cắn phá đồ đạc, thức ăn, gây mất vệ sinh mà còn cắn cả người. Theo ThS.BS Lê Hồng Nga - Phó khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vaccine sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM: “Chuột là ổ chứa của khá nhiều tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trong đó có những bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao”…
    Chuột có thể lây lan 35 bệnh
    BS. Hồng Nga khẳng định: “Trên thế giới, các loài chuột có thể làm lây lan 35 bệnh khác nhau. Có những bệnh lây trực tiếp sang người qua phân, nước tiểu, nước bọt của chúng như sốt xuất huyết với hội chứng thận, dịch hạch, bệnh vàng da xuất huyết do Leptospira, sốt xuất huyết với hội chứng thận do Hantavirus. Ngoài ra, có những bệnh lây từ chuột sang người thông qua trung gian là bọ chét hoặc ve như bệnh dịch hạch, sốt xuất huyết Omsk, sốt núi đá, viêm não ngựa miền Tây… Một số bệnh lây sang người qua vết cắn như bệnh dại, sốt do chuột cắn. Bên cạnh đó, chuột là nguồn lây bệnh nhiễm trùng tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella thông qua việc chúng thải phân mang những chủng Salmonella gây bệnh làm ô nhiễm thức ăn, nước uống của người”.
    Tại Việt Nam, có ít nhất 5 bệnh do chuột gây ra. Trước tiên phải kể đến bệnh dịch hạch. Khi nhiễm, người bệnh thường có các triệu chứng là sốt, ớn lạnh và viêm hạch (biểu hiện qua tình trạng sưng, nóng, đỏ và đau). Ngoài ra còn có dịch hạch thể phổi với biểu hiện viêm phổi nặng và có thể lây lan từ người sang người. Bên cạnh đó là bệnh do Hantavirus, biểu hiện lâm sàng của bệnh thường xuất hiện sau 1-2 tuần, khởi phát với các triệu chứng sốt, ớn lạnh, xuất huyết tương tự như sốt xuất huyết Dengue (do muỗi) nhưng giai đoạn cuối của bệnh có xuất hiện triệu chứng suy thận. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tiếp đến là bệnh vàng da xuất huyết, khởi phát với các triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau cơ, sung huyết kết mạc, nổi hồng ban. Ngoài ra còn có bệnh sốt chuột cắn là bệnh do các vi khuẩn sống trong khoang hô hấp trên của chuột gây ra. Bệnh khởi phát sau 2-10 ngày bị chuột cắn. Các triệu chứng là sốt, đau cơ, đau khớp, nôn ói, nổi hồng ban, có thể xuất huyết. Cuối cùng là bệnh do vi khuẩn Salmonella, bệnh khởi phát trong vòng 12-17 tiếng sau khi nhiễm với các triệu chứng tiêu chảy, sốt, đau quặn bụng…
    Phòng ngừa các bệnh liên quan đến chuột
    “Các bệnh do chuột lây truyền hầu hết đều chưa có vaccine phòng ngừa. Vì vậy, để phòng ngừa sự lây nhiễm các bệnh trên cho người, cần thiết phải kiểm soát sự phát triển của chuột, hạn chế sự tiếp xúc với chuột và chất thải của chúng”, BS. Hồng Nga khuyến cáo.
    Trong điều kiện khí hậu nước ta, chuột sinh sản quanh năm, mạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Để kiểm soát sự sinh sôi nảy nở của chuột cần phải diệt chuột bằng các biện pháp như nuôi mèo, đặt bẫy, sử dụng hóa chất và keo dính chuột…
    “Nếu phát hiện xác chuột trong khuôn viên nhà, người dân phải mang găng tay cao su cho xác chuột vào bao nilon nhiều lớp, gói kín lại và bỏ vào thùng rác. Nên sử dụng găng tay cao su khi dọn dẹp nhà trong trường hợp nghi ngờ có chuột để tránh sự tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu và phân chuột. Nếu phát hiện phân và nước tiểu của chúng phải dùng nước Javen để lau sạch bề mặt ô nhiễm, sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô. Không nên quét khô ở những bề mặt nhiễm phân và nước tiểu của chuột vì có thể hít phải bụi hoặc những giọt nước nhỏ mang mầm bệnh. Nhà cửa phải luôn gọn gàng, sạch sẽ nhằm hạn chế sự xâm nhập của chuột”, BS. Hồng Nga nhấn mạnh.
    Trong trường hợp bị chuột cắn phải rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng, sau đó sát trùng bằng cồn hoặc Povidine. Người bị thương cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, chỉ định thuốc và tiêm chủng phòng bệnh.
    Kim Anh​


     
  16. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Chuột – Nguồn lây bệnh nguy hiểm
    Trên thế giới, các loài chuột có thể làm lây lan 35 bệnh khác nhau. Có những bệnh lây trực tiếp sang người qua phân, nước tiểu, nước bọt chuột như Sốt xuất huyết với hội chứng thận, Dịch hạch, bệnh Vàng da xuất huyết do Leptospira, Sốt xuất huyết với hội chứng thận do Hantavirus. Người bị nhiễm do da bị trầy xước hoặc niêm mạc tiếp xúc nước, đất ẩm, cây cối, đồ vật nhiễm chất thải của chuột mang bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, phân của chuột mang bệnh. Không những thế, các bệnh trên còn lây truyền do hít phải những giọt nước nhỏ của chuột có mang mầm bệnh. Ngoài ra có những bệnh lây từ chuột sang người thông qua trung gian bọ chét hoặc ve như bệnh Dịch hạch, Sốt xuất huyết Omsk, Sốt núi đá, Viêm não ngựa miền Tây …Một số bệnh khác lây sang người bệnh qua vết cắn như bệnh Dại, Sốt do chuột cắn. Bên cạnh đó, chuột là nguồn lây bệnh Nhiễm trùng tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella thông qua việc chúng thải phân mang những chủng Salmonella gây bệnh làm ô nhiễm thức ăn, nước uống của người. Trong số những bệnh trên, Sốt chuột cắn, Sốt xuất huyết với hội chứng thận, Dịch hạch, bệnh Leptospirose, nhiễm khuẩn Salmonella…là những bệnh có thể gặp ở Việt Nam.
    Một số bệnh lây truyền qua chuột phổ biến tại Việt Nam
    - Dịch hạch là bệnh do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra, lây truyền từ chuột sang người qua trung gian bọ chét. Bọ chét ký sinh trên cơ thể chuột, bị nhiễm vi khuẩn do hút máu chuột mang mầm bệnh, sau đó truyền bệnh cho người khi nhảy từ cơ thể chuột sang ký sinh trên người. Bệnh Dịch hạch thường đặc trưng bởi tình trạng sốt, ớn lạnh và viêm hạch biểu hiện qua tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau. Ngoài ra còn có dịch hạch thể phổi với biểu hiện viêm phổi nặng và có thể lây lan từ người sang người. Bệnh có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh. Hiện nay, bệnh Dịch hạch đã được kiểm soát ở nước ta; gần 20 năm nay không ghi nhận ca bệnh dịch hạch tại TPHCM. Tuy nhiên, dịch hạch vẫn được xếp vào nhóm các bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm và được giám sát chặt chẽ có trọng điểm.
    - Bệnh do Hantavirus: Hantavirus không gây bệnh trên chuột. Nhưng chuột nhiễm Hantavirus sẽ thải virus qua phân, nước tiểu cũng như các chất tiết và lây nhiễm cho người qua vết cắn, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải các giọt dịch trong không khí. Hiện nay, y học đã mô tả được 2 thể bệnh do Hantavirus gây ra trên người, gồm bệnh viêm phổi do Hantavirus (thường gặp ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ) và Sốt xuất huyết kèm theo suy thận (gặp ở các nước châu Á, châu Âu). Tại TPHCM, bệnh SXH do Hantavirus được xếp vào nhóm C trong phân loại bệnh truyền nhiễm – nhóm bệnh ít nguy hiểm nhất. Biểu hiện lâm sàng của SXH do Hantavirus thường xuất hiện sau khi nhiễm khoảng 1- 2 tuần; khởi phát với các triệu chứng sốt, ớn lạnh, xuất huyết… tương tự như bệnh SXH Dengue, nhưng giai đoạn cuối của bệnh có xuất hiện triệu chứng suy thận. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
    - Bệnh Vàng da xuất huyết (Bệnh Leptospirose): Leptospirose là bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người do xoắn khuẩn Leptospira gây ra. Đường lây truyền của xoắn khuẩn Leptospira tương tự như của virus Hanta. Bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau cơ, sung huyết kết mạc, nổi hồng ban… Bệnh có thể điều trị được bằng kháng sinh.
    - Sốt chuột cắn: Mặc dù theo tài liệu, chuột rất hiếm khi tấn công con người, tuy nhiên khi bị chuột cắn con người có nguy cơ đối mặt với một số bệnh truyền nhiễm khác nhau: bệnh Dại (rất hiếm) và các dạng sốt chuột cắn.
    Sốt chuột cắn là bệnh do các vi khuẩn sống trong khoang hô hấp trên của chuột gây ra. Bệnh khởi phát sau 2 – 10 ngày bị tấn công. Các triệu chứng khởi phát thường là sốt, đau cơ, đau khớp, nôn ói, hồng ban, cũng có thể có xuất huyết. Bệnh có thể diều trị bắng kháng sinh.
    - Bệnh do vi khuẩn Salmonella
    Vi khuẩn Salmonella hiện diện nhiều trong phân của các loại gặm nhấm, thú cưng. Người bị bệnh do tiếp xúc trực tiếp với chất thải của chuột mà không rửa tay. Có khi người bị nhiễm do ăn phải những đồ ăn thức uống bị chuột làm ô nhiễm. Bệnh khởi phát nhanh chóng trong vòng 12- 27 giờ sau khi bị cắn. Các triệu chứng khởi phát gồm tiêu chảy, sốt, đau quặn bụng…
     
  17. đào lan hương

    đào lan hương ước mơ đến bao giờ

    Tham gia:
    13/10/2011
    Bài viết:
    3,336
    Đã được thích:
    588
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    mẹ cháu bán thuốc diệt kiến như thế nào, có sử dụng dễ ko. mà có mùi không nhỉ
    Hic tớ thắc mắc hơi nhiều, thông cảm nha
     
    meomun03 thích bài này.
  18. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Bạn ơi thuốc không có màu không có mùi bạn nhé :D
    cám ơn bạn đã quan tâm , có gì cứ hỏi tớ sẵn sàng trả lời :D
     
  19. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    [h=1]Biện pháp phòng sốt xuất huyết hiệu quả khi bệnh vào mùa[/h]

    (GDVN) - Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virut dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virut sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.



    • Bệnh có hai thể: sốt dengue và sốt xuất huyết dengue, xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh, xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa.

      Bệnh sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh rất nguy hiểm vì tốc độ lan truyền nhanh, chưa có thuốc đặc trị và vaxin. Mặt khác, một người có thể bị mắc nhiều lần trong đời và những lần nhiễm sau nguy hiểm hơn những lần nhiễm trước. Do vậy, bạn phải biết phát hiện sớm một trẻ bị sốt xuất huyết cũng như thực hiện các biện pháp phòng chống nhằm bảo vệ con em và gia đình bạn cũng như cộng đồng nơi bạn đang sinh sống.

      Đặc biệt, bệnh sốt xuất huyết có thể dẫn đến tử vong trong những trường hợp bệnh nặng mà không được chẩn đoán và điều trị kịp thời hoặc dùng thuốc không theo hướng dẫn của thầy thuốc. Bệnh này sẽ không nguy hiểm nếu bạn biết cách phòng chống và khi nghi ngờ bị mắc bệnh cần phải thăm khám và theo dõi điều trị tại cơ sở y tế. Bệnh sốt xuất huyết do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị tiêu diệt virus. Bệnh chỉ có thể phòng được bằng cách diệt muỗi và tránh muỗi đốt.






      [​IMG]
      Cách phòng bệnh tốt nhất là loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt.
      Dưới đây là những biểu hiện và một số cách phòng bệnh sốt xuất huyết được tham khảo từ website bệnh viện Pasteur và ý kiến của BS. Lê Xuân Thủy - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đăng trên báo Sức khỏe đời sống:
      Biểu hiện của bệnh
      Thể bệnh nhẹ: Thường là thể sốt dengue, chủ yếu bị ở người lớn, khu vực thành thị, những nơi mật độ dân số cao, ít khi dẫn đến tử vong.
      - Sốt cao đột ngột 39 - 40oC, kéo dài 2 - 7 ngày.
      - Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
      - Có thể có nổi mẩn, phát ban.
      - Đôi khi có xuất huyết ở da, niêm mạc.
      - Đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, chán ăn.
      Thể bệnh nặng: Thường là thể sốt xuất huyết dengue, hay gặp ở trẻ em với tỷ lệ tử vong khá cao. Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
      - Dấu hiệu xuất huyết (có thể ở da, niêm mạc, nội tạng): chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
      - Đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng sốc do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong

      Cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết


      Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để khám, điều trị. Nếu bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách:

      - Nằm nghỉ ngơi.

      - Cho uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt. Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.

      - Dùng thuốc hạ sốt (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.

      - Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.

      Phòng bệnh sốt xuất huyết

      - Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng chống muỗi đốt.

      - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) bằng cách:



      Thả cá hoặc mê zô vào tất cả các vật chứa nước trong nhà (bể, giếng, chum, vại, lu, khạp…) để diệt bọ gậy (lăng quăng). Thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Thay nước, thau rửa chum, vại, lu, khạp hàng tuần. Bỏ muối vào bát kê chân chạn (tủ đựng chén bát), cho cát ẩm vào lọ hoa (bình bông). Luôn luôn đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum vại, lu, khạp đựng nước.

      - Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi vào không gian.

      - Phòng chống muỗi đốt bằng cách: Mặc quần áo dài che kín tay chân. Ngủ trong màn (mùng) kể cả ban ngày. Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi... Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi. Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để không lây bệnh sang người khác.
     
    Sửa lần cuối: 26/3/2014
  20. violet19

    violet19 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/12/2011
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Chị ơi cho e hỏi mùa này nhà e bị con bọ chét ấy, thuốc của c có diệt đc k? Thuốc đấy k màu k mùi nhưng có độc hại k chị? Vì nhà e có trẻ nhỏ. Có j chị trả lời vào inbox cho e nhé, tks c nhiều.
     
    meomun03 thích bài này.

Chia sẻ trang này