Toàn quốc: Hàng Đặc Biệt Fendona*thuốc Diệt Muỗi Kiến Gián Rận Dệp*thuốc Diệt Chuột Thế Hệ Mới

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi meomun03, 17/11/2009.

  1. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    cám ơn em , chị nhắn inbox , em check hộ chị nhé :D
     
  2. thucpham336

    thucpham336

    Tham gia:
    3/12/2013
    Bài viết:
    46,359
    Đã được thích:
    9,996
    Điểm thành tích:
    4,613
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Chị ui, ko có thuốc diệt mối ah
    gửi cho e xin báo giá các loại thuốc nhà chị nhé
     
    meomun03 thích bài này.
  3. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    chị không có thuốc diệt mối e gái ah :D
     
  4. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    chị gửi rồi nhé , em check giúp chị
    Thanks em !
     
  5. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Nhà mình có thuóc diệt muôic , gián ,kiến , .......các loại côn trùng bạn nhé
     
  6. chimcanhcut07

    chimcanhcut07 Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    30/9/2009
    Bài viết:
    4,585
    Đã được thích:
    567
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    hị hị hôm trước trời nồm ẩm nhà e toàn cái con bọ nhảy, bọ mèo. Gái em bị đốt chi chít tìm mua thuốc nầy mà k có, sau xã lại mua thuốc khác. Oánh dấu khi cần sẽ mua của chị
     
    meomun03 thích bài này.
  7. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    cám ơn em , lần sau ủng hộ chị nhé :D
     
  8. hoavinh

    hoavinh Bánh tẻ Phú Nhi

    Tham gia:
    16/7/2013
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Thuốc này có tác dụng ko mn.
    Có ngày sx, hạn sử dụng ko mn.
    Năm ngoái phun thì chết như ngả rạ ấy mà năm nay phun thế nào lại ko thấy tác dụng mấy
     
    meomun03 thích bài này.
  9. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Hàng nhà tớ có hạn sử dụng bạn nhé :D
     
  10. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Bệnh tật mùa hè gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em và người cao tuổi thường dễ mắc bệnh hơn, vì những đối tượng này sức đề kháng chưa đầy đủ hoặc bị suy giảm.





    Một số bệnh hay gặp nhất

    Bệnh tiêu chảy là một trong các bệnh dễ gặp nhất ở trẻ em và cũng là một trong các bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh do chế độ ăn, uống của mùa hè khác với các mùa khác hoặc khác với chế độ ăn ở nhà trường; cũng có thể do khâu vệ sinh thực phẩm chưa tốt, nhất là một số trẻ được bố mẹ cho đi nghỉ mát, ăn uống ở một số hàng quán không đảm bảo vệ sinh.

    Trong các bệnh tiêu chảy mùa hè đáng lưu ý nhất là tiêu chảy do nhiễm khuẩn, đặc biệt tiêu chảy do ngộ độc thức phẩm bởi vi khuẩn tả (V. cholerae), vi khuẩn E.coli, vi khuẩn thương hàn (salmonella), vi khuẩn lỵ (shigella), kiết lỵ (lỵ amib).

    Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính cũng là một vấn đề đang được các bậc phụ huynh đặc biệt chú ý. Trong đó bệnh viêm phổi cấp tính là một bệnh rất nan giải, nhất là tại các vùng, miền ở xa cơ sở y tế. Viêm phổi cấp tính mùa hè có thể do vi khuẩn hoặc do virút, nhưng tỷ lệ viêm phổi do virút thường chiếm tỷ lệ cao hơn. Việc chẩn đoán nguyên nhân trong viêm phổi mùa hè ở trẻ cũng sẽ gặp không ít khó khăn, nhất là ở các tuyến y tế chưa đủ điều kiện trang thiết bị máy móc, sinh phẩm của phòng xét nghiệm.

    Bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu (n.meningitidis) cũng hay xảy ra vào mùa hè và nếu xảy ra thì sẽ gặp ở hầu hết những trẻ chưa được tạo miễn dịch chủ động (tiêm phòng vắc-xin). Bệnh có một số đặc điểm gây nguy hiểm cho trẻ là diễn biến thường nặng và dễ gây thành dịch.

    Bệnh viêm não do virút Nhật Bản B thuộc nhóm B của arbovirus. Virút này muốn gây bệnh cho người phải nhờ đến muỗi culex hoặc muỗi aedes. Mùa hè các loại muỗi đều có điều kiện để phát triển nếu trẻ không được nằm màn. Ở những địa phương có mật độ muỗi cao và có mầm bệnh virút viêm não Nhật Bản B thì trẻ rất dễ mắc bệnh này. Bệnh cũng rất dễ lây lan thành dịch.

    Bệnh sốt xuất huyết dengue cũng rất dễ xảy ra, do muỗi vằn truyền bệnh từ người bệnh sang người lành. Trẻ vui chơi ở những nơi có muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết dengue hoặc ngủ không nằm màn rất dễ mắc bệnh, nhất là lúc sáng sớm và chiều tối là lúc muỗi vằn hoạt động hút máu mạnh nhất.

    Cả 2 bệnh viêm não Nhật Bản B và sốt xuất huyết dengue rất dễ gây thành dịch, bệnh nặng, dễ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nếu không phát hiện và xử trí sớm. Say nóng, say nắng cũng có thể xảy ra vào mùa hè đối với trẻ ham chơi ngoài trời nắng, thiếu sự kiểm soát của người lớn, đặc biệt là những trẻ được đi du lịch, tắm biển giữa lúc trời nắng gắt. Mặt khác, cũng cần quan tâm đến hiện tượng trẻ tắm sông, ao, hồ không có sự kiểm soát của người lớn rất dễ xảy ra chết đuối, nhất là trẻ ở vùng nông thôn, ngoại thành.
     
  11. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Phòng bệnh

    Mùa hè cần có một chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ không nên xáo trộn quá mức chế độ ăn ở trường học với chế độ ăn ở nhà.

    Cần đặc biệt quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm, không cho trẻ uống nước lã, nước chưa được đun sôi, không ăn quả xanh chưa rửa sạch.

    Không nên cho trẻ chơi, nghịch ngoài nắng gắt, nhất là vào buổi trưa, xế chiều. Đi ngủ phải nằm màn kể cả ngủ ban ngày để tránh muỗi đốt. Không nên cho quạt mát xoáy thẳng vào trẻ khi trẻ ngủ; không nên để nhiệt độ điều hòa thấp quá, 27- 28oC là vừa) và cũng không nên cho trẻ nằm ngủ hoặc chơi dưới làn gió của máy điều hòa nhiệt độ.

    Khi trẻ chơi ra mồ hôi nhiều làm ướt áo quần thì cần thay cho trẻ, không để trẻ bị nhiễm lạnh gây viêm đường hô hấp.

    Người lớn cần tăng cường diệt muỗi, diệt bọ gậy bằng mọi biện pháp giúp hạn chế muỗi phát triển.

    Cần tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ, nhất là các loại vắc-xin phòng các bệnh mùa hè.

    Không cho trẻ đi tắm sông, ao, hồ mà không có sự giám sát của người lớn.

    (Nguồn: thongtinsuckhoe.vn)
     
  12. cuncon_sunrang

    cuncon_sunrang Thành viên mới

    Tham gia:
    9/9/2010
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Báo giá giúp e 1 Chai FENDONA 10SC 50ml + 2 gói diệt chuột 20 viên, CPN về Bắc Giang nữa ah. Nhà c có tk Agribank ko ah?
     
    meomun03 thích bài này.
  13. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    ok em , chị om nhé :D .
     
  14. chickenrun

    chickenrun Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2008
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    129
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Chị vừa gọi cho em đấy nhé, quảng cáo thuốc tốt cho cả phòng kinh không :).

    Tổng cộng là 206 gói diệt muỗi gián, 10 gói diệt chuột và 1 bình. Địa chỉ đã nhắn nhé. Giao cho chị sau 7h tối.
    Mọi ng thấy tốt chắc chắn sẽ quảng cáo tiếp :).
     
    meomun03 thích bài này.
  15. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    dạ vâng , em cám ơn chị nhiều ạ :D .
     
  16. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    [h=1]Top 3 bệnh mùa hè nguy hiểm cho bé[/h]



    [h=2]Top 3 bệnh mùa hè nguy hiểm cho bé[/h]Mùa hè là thời điểm bùng phát của nhiều bệnh dịch, do khí hậu nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho, ký sinh trùng, vi-rút và vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Nhất là các bệnh truyền nhiễm đều có nguy cơ “nổ” thành dịch, tấn công sức khỏe non nớt của bé yêu. Sau đây là 3 bệnh mùa hè nguy hiểm có thể đe dọa sức khỏe và sự phát triển tương lai của trẻ.[h=3]Bệnh tay - chân – miệng bùng phát vào mùa hè[/h]Bệnh chân tay miệng chủ yếu xuất hiện ở trẻ em, lây lan rất nhanh và tạo thành dịch khó kiểm soát. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, bệnh dễ gây biến chứng viêm não ở trẻ, thậm chí gây tử vong.Bệnh chân tay miệng có thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày với các biểu hiện đầu tiên là sốt nhẹ, mỏi mệt, kém ăn, đau họng. Sau đó, da của bé xuất hiện những nốt ban màu hồng có đường kính khoảng 2mm, ở trong miệng và trên da lòng bàn tay, gan bàn chân, đôi khi cũng thấy ở mông và cẳng chân. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất và cách khi khỏi các trẻ khác để tránh dịch bùng phát.
    [​IMG]Ảnh: Sưu tầm Internet

    Mùa hè là thời điểm các bệnh truyền nhiễm bùng phát đe dọa sức khỏe của trẻ
    [h=3]Mùa hè là lúc bệnh sốt xuất huyết bùng nổ[/h]Trẻ bị sốt xuất huyết là do bị muỗi anophen đốt, nhất là trong mùa hè, thời tiết ủng hộ loại muỗi này sinh sôi và phát triển. Trẻ đột ngột sốt cao liên tục từ 2 ngày trở lên. Da của bé xuất hiện các chấm đỏ và bầm da, chảy máu mũi và chân răng. Khi bệnh chuyển nặng, trẻ nôn nhiều, nôn ra máu, phân cũng có máu. Trong vòng 3 – 6 ngày, trẻ hết sốt nhưng bệnh tình của trẻ không nhẹ đi mà còn trầm trọng hơn với các triệu chứng như lừ đừ, lạnh tay chân, tím môi, vã mồ hôi, bứt rứt, nôn nhiều, đau bụng, chảy máu bất thường.Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sốt không thuyên giảm, ba mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được hạ sốt kịp thời. Đồng thời, mẹ nên cho trẻ nằm màn, diệt muỗi và loăng quăng xung quanh nhà để phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé.
    [​IMG]Ảnh: Sưu tầm Internet

    Bệnh mùa hè có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
    [h=3]Trẻ dễ bị sốt vi-rút vào mùa hè[/h]Vi-rút gây bệnh sinh sôi nhanh hơn vào mùa hè. Chúng lựa chọn đối tượng là trẻ em – sức đề kháng non kém để tấn công. Trẻ bị sốt vi-rút thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu. Bệnh có thể đi kèm theo triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như hắt hơi, sổ mũi, ho.Một số trẻ có thể bị sốt vi-rút khi phát ban, hay gặp nhất khi trẻ bị nhiễm vi-rút Rubella sởi. Khi đó, trẻ có các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2-4 của bệnh, ban thường tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi mất đi cũng theo tuần tự như vậy. Ngoài ra trẻ có nổi hạch ở cổ, gáy, gây đau và tồn tại lâu mới mất đi. Bệnh thường diễn biến lành tính trong 3-5 ngày.Điều trị trẻ bị sốt vi-rút chủ yếu là hạ sốt, bù nước điện giải bằng đường uống, bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng cẩn thận để hạn chế bội nhiễm. Tuy nhiên, cần lưu ý vì một số trường hợp có biến chứng, nên cần theo dõi để phát hiện các triệu chứng của viêm não như đau đầu, nôn nhiều, rối loạn ý thức, co giật, để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

    Sưu tầm
     
  17. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè
    Với đặc điểm nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi củanhiều bệnh, trong đó đáng lưu ý nhất là các bệnh do vi nhiễm virut, vi khuẩn,ký sinh trùng. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nênvào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm. Số lượng trẻ em đếnkhám tại các trung tâm y tế tăng cao vào mùa hè, đặc biệt và những ngày nắngnóng kéo dài.
    Say nắng
    Đây hiện tượng do nhiệt độ và tia cực tím (tia tử ngoại) củamặt trời gây ra. Tia tử ngoại có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bìgây cháy da (bỏng độ I) và say nắng. Nhiệt độ cao làm giãn mạch não gây ra tăngáp lực sọvà làm nhức đầu, có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê, co giật do ức chếvỏ não - làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới vỏ. Phòng say nắng ch trẻbằng cách không cho trẻ chơi ngoài nắng gắt; cho trẻ uống nhiều nước. Trong dịphè, cần đặc biệt lưu ý khi cho trẻ về quê hoặc đi tắm biển không cho trẻ chơingoài nắng nhiều trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Ngoàira, nên tăng cường các thức ăn có thể hỗ trợ giúp cơ thể chống lại các ảnh hưởngcủa ánh nắng và chống sự ôxy hóa như: các thức ăn giàu caroten (dưa hấu, dưavàng, rau ngò, cải bó xôi...); vitamin E (dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ...);vitamin C (trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh...).
    Viêm não Nhật Bản B
    Đây là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh gây dịch về mùa hè domột loại Arbovirus nhóm B gây nên. Virut gây bệnh được muỗi truyền từ súc vậtsang người. Bệnh viêm não Nhật Bản có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứngthần kinh nặng nề. Biểu hiện thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ýthức, co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệtthần kinh. Khi trẻ có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở ytế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này.Phòng ngừa bệnh cần phải giữ môi trường trong sạch, nhà ở thoáng mát, nằm mànkhi ngủ, phun thuốc diệt muỗi và côn trùng, tiêm phòng vaccin viêm não Nhật Bảncho trẻ đúng lịch.
    Sốt virut
    Trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, có thể có triệuchứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, ho (thường có ít đờm trắngtrong không có màu vàng, xanh). Trẻ có thể phát ban hay gặp nhất là do virutRubella sởi gây ra. Biểu hiện chủ yếu là các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vàongày thứ 2-4 của bệnh, ban thường tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân vàkhi mất đi cũng theo tuần tự như vậy. Ngoài ra trẻ thường có nổi hạch ở cổ,gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu mới mất đi. Bệnh thường diễn biếnlành tính trong 3-5 ngày, điều trị chủ yếu là hạ sốt, bù nước điện giải bằng đườnguống, bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm. Tuynhiên, cần lưu ý vì một số trường hợp có biến chứng, nên cần theo dõi để pháthiện các triệu chứng của viêm não như đau đầu, nôn nhiều, rối loạn ý thức, cogiật, để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.
    Tiêu chảy cấp
    Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi sinh vật gây bệnh nhưvi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả...) hoặc virut, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Cơchế gây bệnh có thể do độc tố của vi khuẩn gây ra, triệu chứng thường xuất hiệnsớm (dưới 6 giờ sau khi nhiễm bệnh), hoặc do vi khuẩn trực tiếp gây tổn thươnghệ thống tiêu hóa, triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện muộn hơn.Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Tácnhân gây tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường phân - miệng: phân người bị tiêuchảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
    Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mứcđộ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch oresol, truyền dịchchỉ thực hiện khi mất nước nặng, trẻ nôn nhiều, không thể uống được hoặc đingoài rất nhiều không thể bù kịp bằng đường uống. Việc sử dụng kháng sinh vàcác men tiêu hóa vi sinh cần phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không đượctự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.
    Bệnh ngoài da
    Bệnh ngoài da hay gặp nhất là rôm. Đây là hiện tượng viêmcác nang tuyến chân lông khiến chúng lồi lên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏvà ngứa ngáy. Nguyên nhân chủ yếu của rôm là do bít tắc lỗ chân lông bởi các chấtbẩn. Đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, cơ thể tăng cường hoạt động của các tuyếnmồ hôi và tuyến nhầy trong cơ chế tăng thải nhiệt. Xử trí rôm chỉ đơn giản là tắmrửa sạch sẽ bằng xà phòng hay quả chanh nhằm thông các ống thoát đổ ra ngoài củacác tuyến trên bề mặt da. Khi nặng hơn và cần thiết thì có thể bôi các loại kemchống viêm chứa sterocorticoid. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, nếu không chú ý lau sạch vàkhô mồ hôi thì chỉ sau vài giờ những vùng da kín như bẹn, nách cổ (dưới cằm),khe mông có thể nổi mụn ngứa, thậm chí loét chợt da. Ngoài rôm sảy, mùa hè nóngẩm là điều kiện tốt cho các loại nấm phát triển (hắc lào, lang ben, nấm kẽ, nấmtóc...), viêm nang lông, kể cả các ký sinh trùng trên da (ghẻ lở, chấy, rận...)hay kích hoạt các quá trình viêm da do dị ứng (chàm eczema...). Ngoài việc giữgìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng dakín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớmcác bệnhngoài da. Biểu hiện chủ yếu khu trú ở vùng da kín như bẹn, nách, cổ, kẽ ngónchân, tay, mang tai. Điều trị các bệnh này thường phải bôi kem có chứa thuốc chốngviêm steroid, chống nấm và kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.
     
  18. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Bệnh sốt rét và các biện pháp phòng chống

    Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng Plasmodium (bờ-lát-mô-đi-um) gây nên và do muỗi Anophen (a-nô-phen) truyền từ người bệnh sang người lành. Mọi người đều có thể mắc bệnh sốt rét nếu sống hoặc có qua lại vùng rừng núi nơi có sốt rét lưu hành và bị muỗi Anophen (a-nô-phen) đốt.
    Các triệu chứng của bệnh sốt rét
    Những người mắc sốt rét thường có những cơn sốt điển hình như: rét run - sốt nóng - sau đó vã mồ hôi. Nhưng có nhiều trường hợp mắc sốt rét không có cơn sốt điển hình, người bệnh chỉ cảm thấy ớn lạnh hoặc gai rét.
    Khi bị bệnh sốt rét mọi người cần đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng và cấp thuốc điều trị. Hiện nay, Nhà nước cấp thuốc sốt rét miễn phí cho tất cả mọi người mắc bệnh. Người bị sốt rét nếu phát hiện sớm được điều trị đúng thuốc thì bệnh sẽ khỏi, ngược lại nếu phát hiện muộn, điều trị không đúng thuốc bệnh sẽ nặng thêm gây nhiều biến chứng và dễ bị tử vong.
    Các biện pháp phòng bệnh sốt rét:
    Để khỏi mắc bệnh sốt rét cần tránh muỗi đốt, mọi người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
    Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét.
    Buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt
    Cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu, vv...
    Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.
    Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời./.
     
  19. meomun03

    meomun03 có mặt từ 1975

    Tham gia:
    3/4/2007
    Bài viết:
    11,669
    Đã được thích:
    2,444
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    [h=2]Ruồi và những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm[/h][​IMG]Mật độ ruồi về mùa hè thường cao hơn, mật độ cao ở mức nhiệt độ 20-25oC, nhưng trú đậu thích hợp ở 35-40oC, và nguy cơ truyền bệnh của ruồi trong mùa hè cũng tăng lên.

    Tập tính của ruồi

    Ruồi có 2 nhóm chính là ruồi hút máu và ruồi liếm thức ăn, trong đó chú ý đến ruồi nhà Musca domestica và Musca vicina thuộc nhóm liếm hút thức ăn. Chu kỳ phát triển của ruồi gồm 4 giai đoạn: trứng, dòi, nhộng và ruồi trưởng thành. Ruồi thuộc nhóm biến thái hoàn toàn, tương tự như muỗi. Thời gian hoàn thành một chu kỳ tùy thuộc nhiệt độ môi trường, từ 6-42 ngày. Tuổi thọ của ruồi nhà 2-3 tuần, cũng có khi ở điều kiện thuận lợi, ruồi nhà có thể sống tới 3 tháng. Ruồi đẻ ở nơi chất hữu cơ phân hủy như phân bón, rác rưởi. Trứng nở thành dòi trong vòng vài giờ. Dòi ở trong phân/rác và chúng cần ôxy của không khí để sống, chúng lột xác 3 lần rồi tìm chỗ như đất mùn để chui xuống đó và hình thành nhộng. Giai đoạn nhộng từ 2-10 ngày, phát triển thành ruồi non trong vỏ nhộng, rồi mở/xé bao nhộng để chui ra ngoài thành ruồi trưởng thành. Ruồi trưởng thành màu xám, dài 6-9mm, có 4 sọc đen kéo dài trên lưng của các đốt ngực. Chỉ sau vài ngày ruồi có thể đẻ trứng, mỗi ruồi cái có thể đẻ 5 lần và mỗi lần có thể đẻ tới 120-130 trứng.

    Ruồi đực và ruồi cái đều ăn tất cả các loại thức ăn như thực phẩm và chất thải của người, động vật, đặc biệt là các chất thải có mang mầm bệnh truyền nhiễm như đờm, dãi, chất nôn, phân, máu, tổ chức hoại tử... Cấu tạo mồm ruồi thích nghi với liếm hút thức ăn, mồm ruồi có cấu tạo như đế giày, chúng vừa liếm, vừa hút thức ăn dạng lỏng (nếu thức ăn khô sẽ bị hóa lỏng bởi nước bọt của ruồi). Mỗi ngày ruồi ăn ít nhất 2-3 lần nhưng có thể nhiều hơn nếu chúng chưa no. Ruồi nếu thiếu nước uống chỉ sống được 48 giờ. Điều cần lưu ý là ruồi vừa ăn, vừa nôn, vừa thải ra thức ăn và trong chất nôn/phân có thể chứa nhiều mầm bệnh, đó là chưa kể những mầm bệnh bám trên cơ thể ruồi mà chúng vận chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, chúng được gọi là môi giới truyền bệnh.

    Ruồi kiếm thức ăn ban ngày, trường hợp đặc biệt, ruồi đói có thể kiếm ăn cả ban đêm khi có đèn. Khi không kiếm ăn hay ban đêm, ruồi thường đậu nghỉ nơi khuất gió như sàn nhà, trần nhà, tường nhà, bờ rào, dây phơi, dây điện, thảm cỏ, bụi cây...

    Như vậy, do tập tính của ruồi là liếm hút thức ăn bao gồm thực phẩm và các chất thải mang mầm bệnh nên chúng sẽ vận chuyển mầm bệnh từ người bệnh sang người lành và mang mầm bệnh từ môi trường vào cơ thể con người thông qua thức ăn, nước uống. Do cơ thể ruồi có rất nhiều lông nhỏ có khả năng kết dính các mầm bệnh như virut, vi khuẩn, bào nang đơn bào, các tế bào nấm, trứng giun sán. Đặc biệt các mầm bệnh này bị ruồi nuốt vào bụng vẫn còn nguyên khả năng gây bệnh và thời gian tồn tại còn được kéo dài hơn khi ở môi trường. Khi ruồi đậu vào thức ăn, chất thải của chúng bao gồm phân và chất nôn sẽ làm ô nhiễm thức ăn của người cộng với những mầm bệnh mang theo trên chân, cánh, mồm cũng được bôi bẩn vào thức ăn.

    Ruồi truyền bệnh gì?

    Các bệnh mà ruồi đóng vai trò lây nhiễm bao gồm bệnh qua đường tiêu hóa như lỵ trực trùng, lỵ amíp , tả, thương hàn, giun đũa, giun tóc, ấu trùng sán lợn; bệnh về mắt như mắt hột, nhiễm khuẩn mắt, bệnh giun mắt Thelazia; bệnh ngoài da như viêm da cấp tính, nấm da, bệnh phong (hủi).

    Quả thực, những vị khách bất đắc dĩ này sẽ gây quá nhiều phiền toái cho chúng ta và chính chúng làm cho bữa tiệc kém hấp dẫn và còn gây hậu quả nghiêm trọng thậm chí truyền dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả.

    Phòng chống ruồi bằng cách nào?

    Để có được bữa ăn an toàn, ngon miệng và tránh dịch bệnh theo đường tiêu hóa do ruồi truyền, chúng ta cần tích cực phòng chống ruồi bằng sử dụng các biện pháp sau:

    - Cải thiện vệ sinh môi trường:

    + Làm giảm hoặc loại trừ nơi đẻ trứng của ruồi bằng cách vệ sinh chuồng trại gia súc, gia cầm, quản lý phân và chất thải con người, xử lý rác thải tốt.

    + Làm giảm nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến như mùi của thức ăn, mùi của các ổ đẻ của ruồi.

    + Đề phòng sự tiếp xúc của ruồi và mầm bệnh như hố xí, người ốm và chất thải của họ, lò mổ, động vật chết...

    + Bảo vệ không cho ruồi tiếp xúc với thức ăn, vệ sinh nhà ăn...

    - Diệt ruồi:

    + Phương pháp vật lý như đập ruồi, bẫy ruồi bằng bẫy đèn, bẫy dính, bẫy nước, lưới điện...

    + Phương pháp hóa học như bả ruồi, phun thuốc diệt ruồi trưởng thành hay diệt dòi.

    PGS.TS. Nguyễn Văn Đề

    Trích từ _ Sức khoẻ & Đời sống
     
  20. ngocmai2205

    ngocmai2205 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/4/2013
    Bài viết:
    1,492
    Đã được thích:
    211
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: HÀNG ĐẶC BIÊT:FENDONA thuốc diệt MUỖI KIẾN GIÁN RẬN RỆP*thuốc diệt CHUỘT thế hệ mới

    Bé nhà em hay bị dị ứng. BS chuẩn đoán: Viêm da cơ địa dị ứng, 4 tuổi rùi vẫn chưa hết. Giờ em muốn xịt muỗi thì phải dùng loại nào để an toàn cho bé chị ơi?Thanks
     

Chia sẻ trang này