Hà Nội: Luv Laptop - Chuyên Laptop Panasonic Siêu Bền, Chống Sốc, Chống Nước

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi sunkul, 8/1/2015.

  1. sunkul

    sunkul Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/2/2011
    Bài viết:
    2,170
    Đã được thích:
    1,040
    Điểm thành tích:
    823
    Hàng 6tr5 hết rồi chị ạ, còn hàng 6tr8 thôi.
     
    Sửa lần cuối: 17/6/2015
  2. sunkul

    sunkul Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/2/2011
    Bài viết:
    2,170
    Đã được thích:
    1,040
    Điểm thành tích:
    823
    Cảm ơn bạn đã để lại bình luận.
    Mình cũng hay bảo khách cứ dùng và cảm nhận thôi. :)
     
  3. Rùa&Sóc

    Rùa&Sóc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    16/10/2009
    Bài viết:
    2,498
    Đã được thích:
    181
    Điểm thành tích:
    153
    Bận bịu quá lặn mất tăm. Hôm nay mới nổi lên thăm nhà em gái đây.
    Chị thuộc loại công nghệ mù mờ ấy vậy mà 2 lần mò đến nhà em "tay không bắt giặc" thế cũng đủ biết là tin tưởng em thế nào. Được cái là cả 2 máy đều dùng ổn chưa có vấn đề gì. Nói chuyện với em cũng thú vị nữa.
    Chúc em gái đắt hàng nhé.
     
  4. sunkul

    sunkul Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/2/2011
    Bài viết:
    2,170
    Đã được thích:
    1,040
    Điểm thành tích:
    823
    @An.an: Em xin lỗi, em có nhận được tin anh chị sẽ qua sớm nhưng không biết anh đến sớm tới thế. Em tưởng khoảng 8h hơn anh mới qua nên cứ đinh ninh đi tập về xong anh đến là vừa
    Lúc em tập xong mở máy đã thấy 2 cuộc gọi nhỡ của chị và .... 18 - 20 cuộc của anh.
    Máy em đang cầm rồi chị ạ, điện thoại em quên chưa nạp nên em viết tạm lên đây.
    Em định gửi anh/chị tiền nhưng chìa khóa két mẹ em cầm hộ nên em không lấy được, tạm gửi anh chị cái máy S9 khác, vừa là để chị không nhỡ việc cần làm (nếu có), cũng vừa là để làm "tín", tin vui nhưng vẫn nên có ^^
    Khoảng chiều hoặc tối nay, em sẽ gọi điện cho chị sau khi test máy lần nữa.
    Hiện tại,em vẫn nghĩ máy không có vấn đề đâu, kể cả chuyện pin chai, tạm đoán bệnh thì vẫn như hôm qua em bảo chị: lỗi phần mềm, nhảy web quảng cáo là do virus, còn vụ 80% pin là do vô tình kích hoạt chế độ eco của máy mà không biết.
    P.s: Bàn phím Nhật nó mấy phím kí hiệu !@##$%^&*()_+ nó in trên S9 không theo trật tự quốc tế thôi chứ chị gõ vẫn theo bình thường, em bảo anh nhà là nếu thấy bất tiện, chị mua cái miếng sticker chuyên dính vào bán phím laptop để nhìn cho chính xác hơn cũng được ^^
    Cái Sticker đấy đa dạng, nhiều màu sắc lắm. Em thấy có mấy chị mua Let's note về cũng mua sticker dán, vừa để điệu vừa để gõ chính xác !@#$%^&*()_+><
    [​IMG]
     
    Sửa lần cuối: 21/6/2015
  5. donghoduyanhleduan

    donghoduyanhleduan

    Tham gia:
    8/8/2013
    Bài viết:
    86,214
    Đã được thích:
    14,711
    Điểm thành tích:
    10,313
    lap top nhà mình đều có sẵn à bạn ơi
     
  6. sunkul

    sunkul Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/2/2011
    Bài viết:
    2,170
    Đã được thích:
    1,040
    Điểm thành tích:
    823
    Vâng, đa phần là hàng có sẵn a/c ạ.
     
  7. An.an

    An.an Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2013
    Bài viết:
    1,250
    Đã được thích:
    150
    Điểm thành tích:
    103
    Uh hihi c nhận dc tn của e r. Thấy yên tâm hẳn. Ck c tính dân buôn bán (nhiều đời nó ăn vào máu)nên chắc làm e hơi phiền nhỉ.Hihi. Có j e thông cảm nha. Uh nếu dùng quen banf phim chắc cũng ksao. C tưởng cài lại dc thì nhờ e cài thể. E test kĩ cho c nhé. S9 sáng nay r đưa cho c dùn okir lắm.đúng là em kia lỗi phần mềm virus r. Nếu em kia cài lại mà ngon như e này thì tốt quá. Hihi. Cám ơn e. Like cho trách nhiệm hậu bán hàng của em
     
  8. sunkul

    sunkul Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/2/2011
    Bài viết:
    2,170
    Đã được thích:
    1,040
    Điểm thành tích:
    823
    [Hà Nội] Cần bán Panasonic Toughbook CF C2
    Panasonic Toughbook CF C2 mk2 likenew nobox used 200h
    [​IMG]

    Thông số kỹ thuật:
    Model: CF - C2AQAZXLM
    Intel ® Core™ I5 đời 3: 3427U CPU @1,80Ghz
    Ổ HDD: 500 Gb
    Ram 4Gb
    Win 8 Pro bản quyền theo máy
    1,8 kg
    Giá: ĐÃ BÁN
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    Sửa lần cuối: 6/9/2015
  9. Rùa&Sóc

    Rùa&Sóc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    16/10/2009
    Bài viết:
    2,498
    Đã được thích:
    181
    Điểm thành tích:
    153
    Sun ơi, mua sticker đấy ở đâu nhỉ? Chị cũng đang có nhu cầu đây.
     
  10. tk_nangla

    tk_nangla

    Tham gia:
    29/7/2010
    Bài viết:
    10,352
    Đã được thích:
    2,337
    Điểm thành tích:
    913
    mới làm thêm cả mảng này nữa hả bạn ơi, chúc bạn đắt hàng nhé.
     
  11. sunkul

    sunkul Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/2/2011
    Bài viết:
    2,170
    Đã được thích:
    1,040
    Điểm thành tích:
    823
    Mấy cái Sticker đấy nhiều chỗ bán lắm chị ạ. Em thường mua chúng ở hiệu sách, văn phòng phẩm.
     
  12. sunkul

    sunkul Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/2/2011
    Bài viết:
    2,170
    Đã được thích:
    1,040
    Điểm thành tích:
    823
    Máy chị em cài lại win 7 rồi, bản 32 bit.
    Em đang gõ bình luận từ S9 đây ạ.
    Máy dùng rất tuyệt, bàn phím có độ nảy tốt, thời lượng pin ấn tượng
    Em đảm bảo chị gặp lại máy sẽ thấy khác biệt hoàn toàn ^^
     
    Sửa lần cuối: 22/6/2015
  13. sunkul

    sunkul Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/2/2011
    Bài viết:
    2,170
    Đã được thích:
    1,040
    Điểm thành tích:
    823
    Đa phần là hàng có sẵn anh chị ạ, nhưng không tuyệt đối.
    Ví dụ dòng khoảng 7 - 8 triệu bên em bán khá chạy, nên em hay khuyên khách gọi điện báo em trước thay vì tới nhà em luôn, vì nhiều khi tới mà chưa chắc máy đã còn
    Hoặc như dòng C2 - hiện đang là 1 trong những máy "cháy hàng" ở VN, cả miền bắc hiện có mình em có 2 em likenew, số lượng giờ sử dụng không quá 10 ngày đã bán thì còn "bay" nhanh hơn. ^^
     
    Sửa lần cuối: 23/6/2015
  14. An.an

    An.an Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2013
    Bài viết:
    1,250
    Đã được thích:
    150
    Điểm thành tích:
    103
    e ơi từ lúc e về thằng tó con nhà c nó dậy, thế là nấu đồ ăn cho ăn, cơm trưa, cho anh ý ngủ trưa, dọn dẹp giờ mới có time sờ vào máy đây. Quả thật thích quá e ạ, ưng ý 99,99999% hihihi. cám ơn e nhiều lắm, chồng c cũng bất ngờ đấy. lần đầu tiên mua dc đồ cũ , giá rẻ mà dc đồ chất lượng mà người bán nhiệt tình có trách nhiệm đến thế. sSau lần này vợ chồng chị ấn tượng và cũng học hỏi dc e từ nhiều điều.
    Chị cám ơn em chúc e nhiều sức khỏe, lúc nào cũng vui vẻ và có nhiều sản phấm chất lượng cho mọi người nhé. * nhớ tìm hộ chị em ví da mà em đã nói nhé :X
     
  15. sunkul

    sunkul Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/2/2011
    Bài viết:
    2,170
    Đã được thích:
    1,040
    Điểm thành tích:
    823
    Đọc tin chị xong em cũng chẳng biết nói lời gì ngoài lời cảm ơn.
    Ví da của chị em đang tìm, hình như cũng chỉ còn 1 chiếc duy nhất, có gì em sẽ "tag" ID của chị sang đúng bên topic em bán đồ da nhé. Một lần nữa, cảm ơn chị và anh xã đã tin em và tin sản phẩm nơi em dù rằng internet là nơi khó để có niềm tin nhất ^^
     
    Sửa lần cuối: 23/6/2015
  16. doansinhak44

    doansinhak44 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    24/1/2015
    Bài viết:
    3,823
    Đã được thích:
    876
    Điểm thành tích:
    823
    Hàng Japan nó vẫn cứ khác các mẹ nhỉ
     
  17. sunkul

    sunkul Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/2/2011
    Bài viết:
    2,170
    Đã được thích:
    1,040
    Điểm thành tích:
    823
    [Chia sẻ với bạn bè] Về Matsushita Konosuke
    [​IMG]
    Matsushita Konosuke – người sáng lập ra hãng Panasonic – hãng sản xuất đồ điện tử nổi tiếng trên Nhật Bản và thế giới. Ông được chọn là một trong “12 người lập ra nước Nhật” và được coi là “vị Thánh trong kinh doanh” không chỉ bởi sự đóng góp của ông với kinh tế xã hội Nhật Bản mà còn bởi những ảnh hưởng mạnh mẽ ông tạo ra với người dân Nhật từ những triết lý trong kinh doanh và cuộc sống của mình.

    Matsushita Konosuke sinh ngày 27 tháng 11 năm 1894 tại thị trấn Wakayama. Năm 9 tuổi, gia đình rơi vào cảnh nghèo túng, Matsushita phải bỏ học ở trường tiểu học và chuyển đến Osaka, tại đây, ông học việc cho một cửa hàng bán bếp than. Chưa đầy một năm, cửa hàng sập tiệm, lúc này Matsushita chuyển sang làm phụ việc cho một cửa hàng bán xe đạp. 6 năm sau, nhận thấy việc sử dụng điện bắt đầu có xu hướng rộng hơn trong Nhật Bản, ông quyết định nộp đơn vào công ty đèn điện Osaka, tại đây, vì tài năng sẵn có và sự không ngừng học hỏi của mình, ông được đề bạt nhiều lần. Trong thời gian rảnh rỗi, ông đã mày mò làm ra một loại đui bóng đèn kiểu mới và sau đó trình bày lên giám đốc, nhưng giám đốc của ông không quan tâm lắm tới phát minh này.

    Năm 1917, Matsushita thôi việc ở công ty đèn điện Osaka (Osaka Electric Light Company) và tự mở công ty sản xuất riêng, theo đuổi việc sản xuất đui bóng đèn. Với một khoản vốn ít ỏi, chỉ đủ mua các dụng cụ và nguồn cung cấp cơ bản, không đủ để mua công cụ điện, nhưng với ý chí không ngại khó khăn, ông đã mở công ty tại ngôi nhà chung cư nhỏ thiếu thốn tiện nghi của mình, cùng với sự hợp tác của hai người đồng nghiệp khác cũng thôi việc ở công ty Osaka và em vợ ông, Toshio.

    Việc bán đui bóng đèn không được thuận lợi, vợ ông, bà Mumeno phải làm thêm ở tiệm cầm đồ nhiều tháng trời để kiếm sống. Cuối năm 1917, hai người đồng nghiệp rời công ty, để lại ông, bà Mumeno, và em vợ Toshio.

    Ngay trước bờ vực phá sản, công ty của ông nhận được đơn đặt hàng sản xuất một nghìn tấm cách điện cho quạt điện, việc này đã giúp cho công ty ông được tiếp tục kinh doanh.

    Việc kinh doanh được tiến triển, Matsushita quyết định thuê một nơi rộng hơn để làm việc và sản xuất. Ông thuê một căn nhà 2 tầng, xưởng sản xuất đồ điện gia dụng Matsushita ra đời từ đây, là bước đầu của Panasonic sau này.

    Matsushita đã mở rộng việc sản xuất bao gồm ổ điện được cải tiến và đui bóng đèn hai chân, hai sản phẩm do chính ông thiết kế. Hai sản phẩm này trở nên được ưa chuộng, mang đến cho công ty tiếng tăm về việc bán sản phẩm chất lượng tốt với giá thành thấp.

    Năm 1922, Matsushita phải xây dựng thêm văn phòng và nhà máy mới để quản lý việc phát triển kinh doanh của công ty.

    Năm 1923, nhận thấy nhu cầu sử dụng đèn xe đạp của người dân Nhật Bản, lúc đó chỉ có loại đèn xe đạp sáng được trong 3 tiếng bằng dầu và nến, Matsushita dành 6 tháng để nghiên cứu và cho ra đời bóng đèn xe đạp hình viên đạn (bullet-shaped bicycle lamp), thời gian chiếu sáng của bóng đèn xe đạp này kéo dài hơn gấp 10 lần so với bóng đèn xe đạp thời bấy giờ. Nhưng các cửa hàng bán buôn khi được ông giới thiệu sản phẩm này đều từ chối hợp tác. Matsushita quyết định không thông qua các nhà bán buôn nữa mà đưa trực tiếp sản phẩm đến các chủ cửa hàng xe đạp, đề nghị được đặt sản phẩm ở chỗ họ để tự kiểm nghiệm chất lượng của loại đèn này. Quyết định táo bạo này đã đưa đến kết quả là hàng loạt đơn đặt hàng, và các nhà bán buôn đã từng từ chối sản phẩm của Matsushita thậm chí đã xin hợp tác cùng ông.

    Năm 1927, Matsushita phát triển thế hệ thứ hai của đèn xe đạp – đèn xe đạp với thiết kế hình vuông. Khi tìm một tên gọi để đặt cho thiết kế mới này, ông tình cờ đọc được trên báo từ tiếng Anh “international”, ông tra từ điển và thấy từ “national” nằm trong từ này, với ý nghĩa là “liên quan đến người dân một đất nước”, nhãn hiệu National ra đời từ đây, với niềm tin là sản phẩm này sẽ được dùng bởi tất cả các hộ gia đình trên đất nước. Cùng năm này, sản phẩm bàn là Super-Iron được ra đời, Matsushita cho sản xuất hàng loạt (mass production) loại bàn là này với mục đích là để người tiêu dùng có thể mua được một sản phẩm điện vốn được coi là xa xỉ với giá thành thấp (giá của loại bàn là này là 3.2 yen, còn giá của đối thủ cạnh tranh của công ty khi đó là 5 yen), và nhanh chóng sản phẩm này trở thành một sản phẩm bán chạy khác của công ty.

    Năm 1929, Matsushita công bố mục tiêu quản lý cơ bản và tín điều công ty để dẫn dắt sự phát triển của Panasonic như sau: “Việc kinh doanh của chúng ta là điều mà chúng ta được xã hội ủy thác. Bởi thế, chúng ta gắn chặt với việc quản lý và phát triển công ty trong một cách thức không bao giờ thay đổi, đó là đóng góp cho sự phát triểu của xã hội và cải thiện cuộc sống của người dân.”

    Năm 1931, Đài Phát thanh Tokyo (nay là Hãng truyền thông Nhật Bản NHK) tổ chức cuộc thi chế tạo radio nhằm tìm kiếm một sản phẩm radio có chất lượng tốt và giá thành thấp, bởi lúc bấy giờ nhu cầu dùng radio của người dân Nhật Bản tăng lên nhưng giá cả của một chiếc radio khá đắt và hơn nữa radio lại dễ hỏng. Matsushita giới thiệu mẫu sản phẩm radio 3 bóng (trouble-free three-tube radio) của công ty và lập tức đoạt giải nhất. Sau đó công ty ông đã cho bán rộng rãi loại sản phẩm này.

    Matsushita không đặc biệt quan tâm vào bất cứ một tôn giáo hay môn phái nào, nhưng ông luôn có một sự cởi mở với tất cả những ý tưởng và lời khuyên.

    Tháng 3 năm 1932, ông được một người bạn mời dành một ngày đến thăm lăng Thần đạo (Shinto shrine) nổi tiếng ở Nhật Bản. Trong chuyến đi ông bắt đầu suy nghĩ về những điểm giống nhau giữa tôn giáo và quản trị kinh doanh, ông nói, “Con người cần sự phồn thịnh trong cả vật chất lẫn tinh thần. Tôn giáo dẫn con người đến sự giải thoát để có được hạnh phúc và bình an trong tâm trí. Và kinh doanh cũng vậy, nó có thể cung cấp những nhu yếu phẩm cần có để hạnh phúc. Đây nên là nhiệm vụ chính của kinh doanh.”

    Vào tháng 5 năm này, Matsushita triệu tập nhân viên của ông và đưa ra một đường hướng mà sẽ dẫn dắt cho công ty nhiều thập kỷ về sau: “Nhiệm vụ của nhà sản xuất là vượt qua sự nghèo nàn bằng cách cung cấp một lượng hàng hóa phong phú. Ngay cả nước cũng được coi là một sản phẩm, không ai từ chối uống ở một vòi nước bên đường. Bởi sự cung cấp của nước là tràn trề và giá thành của nó lại thấp. Nhiệm vụ của chúng ta với tư cách nhà sản xuất là tạo ra sự phong phú về vật chất bằng cách cung cấp lượng hàng hóa dồi dào và giá rẻ như nước bên đường. Đây là cách chúng ta đẩy xa sự nghèo đói và mang lại hạnh phúc cho cuộc sống mọi người, làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn.”

    Năm 1933, Matsushita đã nghĩ ra và tổ chức một hệ thống quản lý tự trị (a system of autonomous management), ông chia công ty ra làm 3 bộ phận: Bộ phận thứ nhất sản xuất radio, bộ phận thứ hai xử lý về bóng đèn và pin khô, và bộ phận thứ ba sản xuất các thiết bị nối dây, sản phẩm từ nhựa tổng hợp và các sản phẩm nhiệt điện. Mỗi bộ phận công ty đều có người quản lý phụ trách cơ sở sản xuất của từng bộ phận, điều này cho phép Matsushita có thể giao phó nhiều trách nhiệm hơn và cho các nhân viên quản lý cơ hội để học hỏi về tất cả các phương diện trong việc kinh doanh – từ phát triển sản phẩm cho đến bán hàng.

    Tháng 7 năm 1933, công ty chuyển đến nhà máy mới và trụ sở chính tại Kadoma, phía Đông Bắc Osaka.

    Matsushita vẫn luôn có niềm tin vào việc phát triển khả năng cho các công nhân của mình. Năm 1934, Matsushita mở Trường đào tạo công nhân (Employee Training Institute) ở nhà máy Kadoma, dành cho những người đã tốt nghiệp tiểu học một khóa học 3 năm về nghiên cứu kỹ thuật và kinh doanh.

    Tháng 8 năm 1935, Matsushita kết hợp với bộ phận thương mại thành lập nên Matsushita Electric Trading Company. Đến tháng 12 cùng năm, ông đổi tên công ty thành Matsushita Electric Industrial Company limited.

    Với cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc nổ ra vào năm 1937, nền kinh tế Nhật Bản tập trung hầu hết vào việc phục vụ quân sự. Lo ngại rằng điều này ảnh hưởng đến những nguyên tắc của công ty, Matsushita đưa ra một loạt chỉ thị làm rõ triết lý quản trị của mình. Sau đó vào tháng 1 năm 1940, ông đưa ra bản tuyên bố đầu tiên về việc quản lý, kêu gọi sự nỗ lực rộng khắp công ty nhằm duy trì chất lượng sản phẩm đã bị ảnh hưởng bởi sự thiếu thốn nguyên liệu trong chiến tranh.

    Chiến tranh Thái Bình Dương bắt đầu vào năm 1941, công ty bị tạo áp lực phải nhận các đơn đặt hàng quân sự, điều này dẫn đến việc thành lập Matsushita Shipbuilding Company và Matsushita Airplane Company (1943).

    Sau khi chấm dứt chiến tranh cùng với sự đầu hàng của Nhật Bản, công ty Matsushita lúc này phải đối mặt với một trở ngại lớn, chính phủ của quân chiếm đóng quyết định giải thể các tập đoàn “tài phiệt”, công ty của ông do trong chiến tranh đã sản xuất tàu và máy bay nên cũng bị xếp vào trong danh sách những tập đoàn này. Trong suốt 4 năm, Matsushita đã đệ đơn kháng nghị lên quân chiếm đóng, đi kháng nghị tổng cộng trên 50 lần và hồ sơ về việc kháng nghị lên đến 5.000 trang. Cuối cùng sau khoảng 4 năm rưỡi công ty của ông đã được xóa bỏ khỏi danh sách tài phiệt.

    Tháng 11 năm 1946, Matsushita thành lập một tổ chức nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan đến tình trạng con người. Dựa trên ý nghĩa “Hòa bình và hạnh phúc thông qua sự phồn vinh” (Peace and Happiness through Prosperity), ông đặt tên cho tổ chức này là Viện nghiên cứu PHP, và bắt đầu xuất bản tạp chí PHP vào năm sau đó.

    Năm 1951, Matsushita tự mình đến thăm Hoa Kỳ để tìm xem hiểu ngành công nghiệp nước này hoạt động như thế nào. Ông nhận ra tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức về điện tử cũng như cách tiếp cận chuyên sâu hơn để phát triển sản phẩm cho công ty mình.

    Năm 1952, Panasonic và công ty Philips (Hà Lan) ký kết hợp đồng hợp tác kỹ thuật. Trước đó, công ty Phillips yêu cầu phí chỉ đạo kỹ thuật là 7% trên doanh thu của công ty Matsushita, đây là một mức phí khá cao so với các công ty bên thị trường Mỹ, sau một hồi cân nhắc kỹ, ông Matsushita cũng yêu cầu công ty Phillips phải trả phí chỉ đạo kinh doanh cho công ty Matsushita là 3%, và giảm phí chỉ đạo kỹ thuật của Phillips xuống 4.5%. Cuối cùng, hai công ty đã có thể cùng nhau đi đến thỏa thuận hợp tác, Công ty điện tử công nghiệp Matsushita được thành lập.

    Vào những năm 1950’s là thời kỳ bùng nổ của điện khí (Electrification boom). Sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản đem đến những doanh thu lớn trong việc bán các sản phẩm đồ điện gia dụng, ngày càng nhiều các nhà sản xuất thiết bị điện bước chân vào lĩnh vực kinh doanh này, dẫn đến những cuộc cạnh tranh liên tục về giá. Những thiết bị điện gia dụng liên tục xuất hiện trên thị trường và làm cho các căn nhà trở nên tiện nghi và thoải mái hơn. Thời bấy giờ, tủ lạnh, ti vi và máy giặt được gọi là “ba chén thánh” của người dân Nhật, gia đình nào cũng muốn có đủ 3 món đồ này. Nhận thấy “bình minh” của thời đại đồ dùng điện đã đến, Matsushita đẩy mạnh mạng lưới bán hàng và làm ổn định thị trường của công ty bằng cách thành lập một mạng lưới chặt chẽ các nhà bán lẻ.

    Tháng 6 năm 1958, Matsushita được nữ hoàng Hà Lan trao cho tước hiệu “Chỉ huy thuộc phẩm cấp xứ Orange-Nassau” (Commander in the Order of Orange-Nassau), buổi lễ được diễn ra ở Đại sứ quán Hà Lan tại Tokyo. Đây là giải thưởng cao nhất của Hà Lan dành cho các đối tác nước ngoài. Giải thưởng này được trao cho Matsushita vì thỏa thuận hợp tác kỹ thuật của ông với Philips đã củng cố cho tình thân hữu giữa hai nước. Ngoài Hà Lan, các nước khác là Brazil (1968), Bỉ (1972), Malaysia (1979) cũng trao giải thưởng cho Matsushita vì sự đóng góp của ông cho tình bạn giữa các quốc gia với Nhật Bản.

    Năm 1959, Matsushita thành lập Matsushita Electric Corporation of America (MECA) – là công ty nước ngoài đầu tiên sau chiến tranh kinh doanh trên thị trường Mỹ.

    Năm 1961, nhận thấy thời gian lúc này là thích hợp, Matsushita từ chức giám đốc và nhận chức chủ tịch tập đoàn, lui về phía sau giúp đỡ công ty.

    Mùa thu năm 1963, Matsushita tham dự hội thảo các nhà quản lý quốc tế (International Management Conference) lần thứ 13 tại New York. Ông nói về triết lý quản trị của mình, nhấn mạnh vào khái niệm quản lý, cạnh tranh công bằng, sự cùng nhau tồn tại và thịnh vượng chung, bài phát biểu của ông nhận được hưởng ứng nồng nhiệt từ những người tham dự.

    Năm 1964, lợi nhuận của công ty điện khí Matsushita đột nhiên giảm mạnh lần đầu tiên kể từ năm 1950. Matsushita mời tất cả các giám đốc bán hàng và nhà phân phối đến tham dự buổi hội thảo kéo dài 3 ngày tại khu nghỉ dưỡng Atami, phía Nam Tokyo để nghe trực tiếp thông báo về tình hình kinh doanh các nơi. Các cửa hàng và nhà phân phối cho rằng đây là do chỉ đạo kinh doanh của của công ty điện khí đã gây ra khó khăn về kinh tế, tuy nhiên, giám đốc điều hành công ty cũng nói rằng sự quản lý lỏng lẻo của các công ty bán hàng là nguyên nhân gây ra khó khăn trong kinh doanh. Đến ngày thứ hai của cuộc hội thảo, tình hình vẫn không khá hơn. Matsushita lúc này nhớ lại những ngày đầu khi công ty đem sản phẩm đến các cửa hàng bán sỉ, các cửa hàng có góp ý về sai sót gì đều vui vẻ lắng nghe và đem về sửa lại, ông nhận thấy rằng tinh thần như vậy không được mất đi. Matsushita đứng lên nhận rõ những khuyết điểm của công ty, và xin lỗi các công ty bán hàng, những lời nói chân thành của ông khiến tất cả mọi người khi đó đều cảm động. Cuộc hội thảo đã kết thúc rất tốt đẹp, công ty điện khí Matsushita và các công ty bán hàng, đại lý đã cùng bàn bạc để thực hiện chế độ bán hàng mới. Sau buổi hội thảo, Matsushita bước ra khỏi giai đoạn nghỉ hưu của mình và tạm thời nhận vai trò là giám đốc bộ phận bán hàng của công ty, ông cải tạo lại toàn bộ hệ thống phân phối sản phẩm, đồng thời sắp xếp lại các công ty bán hàng, cho phép sự giao dịch trực tiếp được diễn ra giữa các công ty bán hàng và bộ phận sản xuất, đồng thời ông còn tạo một kế hoạch tín dụng cho khách hàng. Với các biện pháp này, doanh thu của công ty đã dần dần được cải thiện.

    Từ năm 1961, Matsushita đã cảnh báo về sự tăng trưởng bắt đầu thái quá của nền kinh tế Nhật Bản, ông nhận thấy rằng cần phải tạo lập một cơ cấu nội bộ vững mạnh để tồn tại trong lúc khủng hoảng kinh tế sắp ập đến. Đúng như Matsushita lo lắng, năm 1964, nền kinh tế Nhật Bản rơi vào khủng khoảng, ngay sau khi hội nghị Olympic Tokyo được tổ chức vào cùng năm. Matsushita đã ủng hộ ý tưởng về việc thành lập “ban quản lý đập ngăn nước” (“dam management”) vào lúc kinh tế Nhật Bản đang tiến tới một bước ngoặt quan trọng. Tháng 2 năm 1965, tại buổi hội nghị tổ chức tại Okayama bởi cộng đồng kinh doanh Kansai, “ban quản lý đập ngăn nước” của Matsushita đã đưa ra hướng đi và những kỹ năng hữu ích để giúp cho một doanh nghiệp có thể đảm bảo sự phát triển bình ổn ngay cả khi phải đối mặt với những thay đổi đột ngột từ môi trường kinh doanh bên ngoài. Một doanh nghiệp có thể đảm bảm sự phát triển và bảo vệ mình khỏi những biến động từ môi trường bên ngoài bằng cách thiết lập một “đập ngăn nước” và “hồ chứa” trong mỗi bộ phận của ban quản lý, chẳng hạn như một “đập thiết bị” và “đập vốn” – nhằm cung cấp một sự “bảo hiểm” cho việc tăng trưởng ổn định.

    Tháng 7 năm 1973, vào lễ kỷ niệm 55 năm thành lập công ty, Matsushita rời khỏi vị trí ông đang làm hiện tại và nhận vai trò cố vấn điều hành cho công ty. Ông nói, “Tôi đã gần 80 tuổi rồi. 55 năm qua, tôi đã hoàn thành tất cả những gì mà mình đặt ra, tôi muốn tự vỗ nhẹ vào lưng mình vì đã làm được tốt”, sau đó ông cảm ơn các nhân viên của ông vì sự hỗ trợ của họ, và động viên họ đối diện với các thử thách trong tương lai.

    Matsushita bắt đầu dành nhiều thời gian hơn để viết lách và phát triển triết lý của mình. Ông xuất bản một cuốn sách và rất được ưa chuộng, nội dung về cái nhìn sâu vào bản chất và tính cách hay biến đổi của con người, tựa đề “Những suy nghĩ về con người” (Thoughts on Man).

    Sau đó, vào năm 1974, ông xuất bản cuốn “Nhật Bản bên bờ vực” – ủng hộ việc cải thiện giáo dục và những chế độ mở rộng kinh tế nhằm dẫn Nhật Bản ra khỏi cuộc khủng hoảng ảnh hưởng bởi khủng hoảng dầu lửa năm 1973. Cuốn sách trở thành một “Best seller” với 600.000 bản được bán ra.

    Matsushita tin rằng vào thế kỷ 21, Nhật Bản và các nước Châu Á khác sẽ tạo ra nhiều của cải trên thế giới, ông tích cực ủng hộ những ý tưởng mới về chính trị và kinh tế, chẳng hạn như ý tưởng về nhà nước miễn thuế (tax-free state) và những hệ thống khác nhằm chuẩn bị cho vai trò mà Nhật Bản sẽ nắm giữ. Năm 1979, Matsushita đến thăm nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa với lời mời của Tổ chức hữu nghị Nhật-Trung, tại đây ông nói với chính phủ nước này sự quan tâm của mình về sự phát triển quốc gia, ông nói với họ rằng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ phồn thịnh của Châu Á, và bắt buộc là Nhật Bản phải hỗ trợ cho sự hiện đại hóa của Trung Hoa. Với kết quả của chuyến thăm, Panasonic đã tài trợ cho một cuộc hội nghị trao đổi công nghệ điện tử tại Bắc Kinh.

    Vào năm 1978, Matsushita khẳng định rằng “Nếu chúng ta đặt trọng tâm vào sự phong phú tinh thần và vật chất cho các công dân của chúng ta, thì chúng ta cần phải tạo nên những người thầy cho nhiệm vụ đó”. Ông đã dành 7 tỷ yên từ quỹ cá nhân của mình để thành lập Viện Quản trị và Điều hành Matsushita (Matsushita Institute of Government and Management) vào tháng 4 năm 1980. Mục đích của Viện Matsushita là tìm ra những ý tưởng cơ bản để góp phần vào tiến trình và sự phát triển của nước Nhật trong thế kỷ 21, đồng thời tạo ra các nhà lãnh đạo chiến lược có khả năng biến các ý tưởng đó thành hiện thực. Matsushita cho rằng để trở thành một nhà lãnh đạo tốt thì phải am hiểu sâu sắc về những truyền thống và giá trị văn hóa của dân tộc mình, vì vậy, trong chương trình đào tạo của Viện Matsushita, các giá trị văn hóa và truyền thống của đất nước Nhật Bản luôn được lấy làm trọng yếu.

    Năm 1985, Matsushita được trao tặng giải thưởng Nhật Bản (Japan Prize) đầu tiên, giải thưởng mà ông đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập. Japan Prize lập ra nhằm mục đích vinh danh những tiến trình trong khoa học và công nghệ giúp thế giới đi đến hòa bình và phồn vinh.

    Ngày 27 tháng 4 năm 1989, Matsushita qua đời ở tuổi 94, từ biệt thế giới mà ông đã thay đổi rất nhiều.
    [​IMG]
    Nhãn hiệu Panasonic được tạo ra năm 1955 và được sử dụng lần đầu tiên cho sản phẩm loa âm thanh. Panasonic là kết hợp giữa hai từ “Pana” nghĩa là “tất cả” và “sonic” nghĩa là “âm thanh”. Matsushita dùng tên gọi này với mong muốn mang âm thanh của công ty lan rộng ra thế giới.
    [​IMG]
    Mùng 10 tháng 1 năm 2008, Matsushita thông báo dự định của ông về việc chuyển hẳn tên công ty thành Panasonic. Mùng 3 năm 2010, tên gọi Panasonic chính thức được áp dụng cho mọi sản phẩm của công ty.
    Hồng Trang thực hiện
     
    Sửa lần cuối: 2/10/2015
  18. meo thich DIY

    meo thich DIY Thành viên tích cực

    Tham gia:
    10/7/2010
    Bài viết:
    762
    Đã được thích:
    335
    Điểm thành tích:
    153
    Máy ảnh này giá bao nhiêu em ơi?
     
  19. sunkul

    sunkul Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/2/2011
    Bài viết:
    2,170
    Đã được thích:
    1,040
    Điểm thành tích:
    823
    Máy mới đắt lắm anh ạ, hàng này là "used - like new" Fullbox thôi anh ạ, giá hồi đó em bán là 18 triệu.
    Đợt trước ở Nhật em tính mua 2 em khác nhưng giá ở Nhật lúc đó lại đang lên giá, cũng không khuyến mại nhiều phụ kiện như đợt đầu em bán nên lại thôi... không nhập.
     
  20. sunkul

    sunkul Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    19/2/2011
    Bài viết:
    2,170
    Đã được thích:
    1,040
    Điểm thành tích:
    823
    Cảm ơn bạn đã bình luận, đúng là trong mắt mình hàng Japan nó vẫn khác hơn các hàng nước khác, có lẽ do Japan nó có nhiều sóng biển động đất dữ dội nên những chiếc máy ở xứ này cũng có phần mạnh mẽ bền bỉ phi thường ^^
     

Chia sẻ trang này