Toàn quốc: Chuông báo đái dầm - Trị đái dầm dứt điểm, hiệu quả, an toàn, chi phí hợp lý

Thảo luận trong 'ĐỒ CHO BÉ' bởi memiu2007, 25/6/2015.

  1. memiu2007

    memiu2007 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    SHOP MINH TÚ – Cho thuê chuông báo đái dầm
    Con bạn đái dầm hàng đêm?
    Bạn đang mệt mỏi vì phải giặt chăn, ga sau mỗi đêm?
    Bạn lo lắng vì con bị hăm khi đóng bỉm?
    Bạn muốn con bạn hết đái dầm theo cách tự nhiên nhất?


    Chỉ với chi phí chưa đến 12k/ngày. Hãy lựa chọn giải pháp trị đái dầm hiệu quả nhất được áp dụng tại các nước tiên tiến trên thế giới, lần đầu tiên có mặt tại Việt nam “Chuông báo đái dầm”.

    Liên hệ: 0983100706 (Mrs Minh). Call/SMS/Skype/Zalo/Viber
    Email: minhminhbtt@gmail.com
    Website: http://www.chuongbaodaidam.com/
    Facebook: https://www.facebook.com/chuongbaodaidam
    Địa chỉ duy nhất: Số 30 ngách 64/3 Phố Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội

    Đôi lời chia sẻ:
    Bé nhà mình bị đái dầm từ bé đến tận 7 tuổi. Các loại thuốc Đông y, thuốc nam, thuốc bắc, các loại mẹo vặt lá lẩu, nướng nhện … không ăn thua gì hết. Trước khi áp dụng phương pháp dùng “chuông báo đái dầm”, mình vô cùng khổ sở với vụ tè dầm của bé. Đặt chuông để canh bé dậy tè thì bé tè lúc sớm, lúc muộn, thấp thỏm cả đêm, mà canh không đúng giờ nên sáng dậy vẫn phải giặt một đống đồ (sau này mình tìm hiểu thì được biết thêm rằng việc đánh thức bé dậy khi bàng quang chưa đầy là không khoa học, làm tình trạng của bé trầm trọng hơn). Bé nhà mình ngủ rất say, nên đái dầm ướt từ cổ đến chân mà bé vẫn ngủ tì tì. Hôm nào mẹ ngủ quên là con lạnh đến sáng (may mà chưa bị viêm phổi, hic). Lo con bị lạnh nên lại chuyển sang đóng bỉm, kết quả bé bị hăm, rất mất vệ sinh, nhất là với bé gái.

    Mình sục sạo khắp trên mạng và thấy rằng phương pháp dùng “chuông báo đái dầm” rất phổ biến ở các nước tiên tiến, có một số bài báo ở Việt Nam giới thiệu về phương pháp này. Đây là một phương pháp rất tự nhiên: Chuông báo sẽ kêu khi bé tè được vài giọt, đánh thức bé dậy đi đái tiếp. Việc đánh thức đúng lúc bàng quang đầy sẽ tạo cho bé phản xạ nhận biết đúng thời điểm để dậy đi đái. Theo thời gian tạo cho bé phản xạ để bé biết tự tỉnh dậy trước khi đái, dần dần hết bị đái dầm. Phương pháp này đòi hỏi mẹ phải kiên trì, vất vả một thời gian.

    Thông tin thêm về chuông báo đái dầm các mẹ xem theo các link:
    http://www.chuongbaodaidam.com/
    https://www.facebook.com/chuongbaodaidam
    http://bacsynhikhoa.blogspot.com/2014/07/ai-dam-o-tre-em-su-loi-hai-cua-ong-ho.html
    http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/benh-dai-dam-o-tre-em-3015099.html
    http://vnexpress.net/phong-van-truc-tuyen/tu-van-truc-tuyen-phong-va-dieu-tri-benh-dai-dam-2962040.html

    Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có bán thiết bị này. Mình đặt mua một chiếc “chuông báo đái dầm có dây” từ New Zealand (với giá 2,5tr cả thuế, phí hải quan, phí vận chuyển, cũng sót ruột lắm). Kết quả thành công mỹ mãn sau 1,5 tháng sử dụng. Từ đó đến nay đã hơn 5 tháng, bé không hề đái dầm, kể cả uống sữa ngay trước khi đi ngủ. Nếu có buồn tè thì bé cũng biết tự dậy đi một mình. Feeling very happy!! Mình thấy rất tiếc đã không tìm hiểu để áp dụng cho bé sớm hơn. (Nếu sử dụng sớm hơn thì ngoài tiết kiệm sức lực, cũng tiết kiệm được kha khá chi phí mua bỉm hàng tháng!).

    Mình thấy rằng với chi phí mua chuông báo đái dầm từ 50$ đến 150$ từ nước ngoài (chưa kể thuế phí) là khá cao. Với mong muốn các bé giống như con mình được dùng sản phẩm tốt với chi phí thấp, mình đã nhập thêm thiết bị và quyết định mở dịch vụ cho thuê “chuông báo đái dầm”. Các mẹ làm phép thử so sánh 12k/ngày thuê chuông báo với công sức giặt đồ sau mỗi đêm, chi phí mua bỉm, hoặc so với thuốc trị đái dầm khác. Hơn nữa đâu là phương pháp rất tự nhiên, rất hợp với sự phát triển của trẻ em.

    Mình hy vọng sẽ có nhiều mẹ không phải mệt mỏi với chuyện đái dầm của con, các con cũng không còn tự ti rằng mình đã lớn mà vẫn còn tè dầm. Mình sẵn sàng tư vấn cho các mẹ về về cách sử dụng, các kinh nghiệm để đạt hiệu quả tốt nhất cho con.

    Mời các mẹ xem Bảng giá và Tham khảo lịch theo dõi điều trị của bé nhà mình trong ảnh nhé. Cảm ơn các mẹ đã quan tâm!

    BANG GIA - New 3T.jpg Lich theo doi.jpg
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi memiu2007
    Sửa lần cuối: 8/7/2018
  2. memiu2007

    memiu2007 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Tại sao “Chuông báo đái dầm” là phương pháp hiệu quả nhất để trị đái dầm?
    Chuông báo đái dầm hoạt động trên nguyên lý “Phản xạ có điều kiện”. Nguyên lý này do nhà bác học người Nga Paplop phát hiện ra năm từ những năm 1990. Ông nhận thấy rằng sự kích thích không điều kiện kết hợp với một kích thích có điều kiện, sau một thời gian, kích thích có điều kiện sẽ có tác dụng giống như một kích thích không điều kiện.
    Trong thí nghiệm với những con chó, Paplop nhận ra rằng việc đặt thức ăn trước miệng con chó là một kích thích không điều kiện làm cho con chó tiết nước bọt. Sau đó ông thí nghiệm với tiếng chuông mỗi lần cho chó ăn và sau một thời gian, ông nhận thấy rằng chỉ cần tiếng chuông thôi cũng đã làm con chó tiết ra nước bọt. Con người cũng có phản xạ như vậy và hầu hết chúng ta đều không nhận ra điều đó. Khi một kích thích không điều kiện và một kích thích có điều kiện xảy ra đồng thời, một sự kết nối được thiết lập.

    Đối với những trẻ đái dầm, phản ứng với bàng quang đầy đáng lẽ sẽ giúp bé tỉnh dậy, nhưng nó không hoạt động. Tuy nhiên, chuông báo lớn giúp bé tỉnh dậy và tạo ra một phản ứng tức thì của cơ bàng quang, làm ngừng dòng nước tiểu từ bàng quang. Giải pháp này nhằm kết nối cảm giác khi bàng quang đầy với tiếng chuông, dần dần cảm giác bàng quang đầy sẽ làm bé tỉnh dậy như khi nghe thấy tiếng chuông.
    Chuông báo đái dầm hoạt động bằng cách đặt cảm biến độ ẩm trong quần lót của trẻ. Khi một vài giọt nước tiểu đầu tiên thoát ra, làm chuông kêu to, đánh thức bé tỉnh dậy. Nếu bạn lo ngại rằng việc đánh thức bé dậy khi bé đã bắt đầu tè là quá muộn, thì hãy nhớ lại nguyên lý phản xạ có điều kiện của Paplop. Khi một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện xảy ra đồng thời, kích thích có điều kiện sẽ có tác dụng như một kích thích không điều kiện. Việc chuông kêu khi bé đã bắt đầu tè không phải là vấn đề. Bộ não thậm chí có thể kết nối ngược lại, nó kết nối việc tỉnh dậy khi có chuông báo với cảm giác khi bàng quang đầy. Theo thời gian, cảm giác khi bàng quang đầy tự nó trở nên mạnh mẽ như là âm thanh từ chuông báo để đánh thức bé tỉnh dậy.

    Độ tuổi nào cần điều trị đái dầm?

    Trước 5 tuổi, hành vi tiểu tiện khi ngủ của trẻ là biểu hiện sinh lý. Đến ba tuổi, trẻ bước vào giai đoạn khô ráo, đa số sẽ hết đái dầm trong giai đoạn này. Từ ba tuổi đến 5 tuổi, hành vi đái dầm có thể tạm chấp nhận bởi ở tuổi này, trẻ có thể chưa phát triển hoàn thiện về thần kinh, phản xạ chưa đủ thiết lập. Nhưng khi trẻ trên 5 tuổi mà vẫn đái dầm thì cần có biện pháp điều trị. Trước hết nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc như hạn chế uống nước, cho trẻ tiểu trước khi lên giường ngủ và dùng biện pháp báo thức.

    Nên điều trị với “chuông báo đái dầm” trong bao lâu?

    Mỗi trẻ em cần một khoảng thời gian khác nhau để điều trị thành công với chuông báo đái dầm, thông thường, mất khoảng vài tuần tới vài tháng. Một số bẻ ngủ quá say cần nhiều thời gian và hỗ trợ nhiều hơn từ phía bố mẹ. Sử dụng chuông báo đái dầm liên tục cho tới khi bé không đái dầm trong 14 ngày.

    Nguồn:
    http://www.dri-sleeper.com/pages/our-solution-to-bedwetting
    http://vnexpress.net/phong-van-truc-tuyen/tu-van-truc-tuyen-phong-va-dieu-tri-benh-dai-dam-2962040.html
     
  3. hloan1

    hloan1 hloan - khonghieuvisao cũ

    Tham gia:
    5/7/2012
    Bài viết:
    5,551
    Đã được thích:
    1,700
    Điểm thành tích:
    913
    Hay nhỉ. Bé nhà mình gần 4y rồi mà vẫn mỗi ngày 1c bỉm! Mình cũng thấy tội cho con, mùa hè ng lớn nóng điên mà con thì vẫn phải kèm theo cái bỉm dày cộp, đấy là chưa kể đến những bất lợi cho con về sức khỏe. Oánh dấu nghiên cứu!
     
    memiu2007 thích bài này.
  4. MePhongbeo

    MePhongbeo Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    15/9/2013
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    28
    Mỗi tối mình phải thay 3-4 cái quần cho con, sáng giặt chiếu đều như vắt chanh.
     
  5. men.be.phot

    men.be.phot 0933851367

    Tham gia:
    26/12/2011
    Bài viết:
    13,702
    Đã được thích:
    2,511
    Điểm thành tích:
    863
    hihi giờ em mới biết có chuông báo này đó
     
    memiu2007 thích bài này.
  6. memiu2007

    memiu2007 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bé tè 3-4 lần một đêm là hơi nhiều đó bạn. Nếu bé nhà bạn đã trên 5 tuổi thì nên tìm cách điều trị cho bé bạn à. Nếu bạn có thắc mắc gì về phương pháp dùng "Chuông báo đái dầm" cứ liên hệ với mình nhé (đt/zalo/viver/sky/facebook). Hy vọng con bạn sớm tiến bộ!
     
    Sửa lần cuối: 12/8/2015
  7. memiu2007

    memiu2007 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Để thực hiện phương pháp này thành công đòi hỏi bố/mẹ phải rất kiên trì và quyết tâm. Việc thức dậy hàng đêm với con trong thời gian dài gây ra khá nhiều mệt mỏi. Để giúp con nhanh tiến bộ, bố/mẹ tham khảo các biện pháp hỗ trợ sau:
    BIỆN PHÁP HỖ TRỢ KHI DÙNG PHƯƠNG PHÁP CHUÔNG BÁO ĐÁI DẦM

    - Nói cho bé hiểu, quyết tâm “chiến đấu” với chứng đái dầm và hợp tác thực hiện để có kết quả tốt (Việc bé sẵn sàng hợp tác là điều đặc biệt quan trọng để điều trị thành công). Không chế nhạo hay phạt bé vì “tội” đái dầm.

    - Khuyến khích, động viên bé khi bé có tiến bộ (Tự dậy đi tiểu khi có chuông kêu, thời gian đi tiểu xa hơn, những đêm không bị đái dầm …). Có thể treo giải thưởng nếu bé hết đái dầm.

    - Giúp bé lập lịch theo dõi sự tiến bộ và dán cho bé một tấm hình ngộ nghĩnh cho mỗi đêm không đái dầm.

    - Hạn chế uống nước sau bữa tối, cho bé đi tiểu trước khi đi ngủ

    - Vào ban ngày, khuyến khích bé nhịn hết cỡ đến khi thật buồn tiểu mới đi tiểu: Giúp làm tăng thể tích bàng quang.

    - Thời gian đầu sử dụng, những bé ngủ quá say có thể không thức dậy khi có chuông báo. Bố/mẹ cần gọi con dậy ngay khi có chuông báo để đi tiểu tiếp. Đảm bảo bé tỉnh táo hoàn toàn để hình thành phản xạ tỉnh dậy khi có chuông báo, dần dần kết nối để hình thành phản xạ tỉnh dậy khi bàng quang đầy.

    - Để giúp con có thể tỉnh dậy khi có chuông báo, bố/mẹ có thể sử dụng biện pháp “mồi”. Biện pháp này dựa trên chiến lược “Trí nhớ tương lai”, có nghĩa là cài đặt điều gì đó để bộ não nhớ đến trong tương lai, nhằm “mồi” cho bộ não của bé tỉnh dậy khi có chuông báo. Trước khi trẻ ngủ, cho trẻ giả vờ nằm ngủ trên giường. Cài hộp chuông báo vào áo, làm cho chuông báo kêu bằng cách chạm khăn ẩm vào cảm biến. Yêu cầu bé dậy, tắt chuông và đi vào WC. Lặp lại vài lần như vậy để bộ não của bé hình thành phản xạ thức dậy khi có chuông báo.

    - Khi bé đã có tiến bộ (nhiều đêm không đái dầm): Một số chuyên gia khuyên nên thử thách bé trước khi bỏ đồng hồ: cho bé uống thêm nước trước khi đi ngủ để kiểm tra khả năng tỉnh giấc trước chuông khi bàng quang rất đầy.
     

    Attached Files:

    Sửa lần cuối: 12/8/2015
  8. Yen tom

    Yen tom Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    2,518
    Đã được thích:
    352
    Điểm thành tích:
    173
    Bé nhà e thì 3 tuổi rồi nhưg đái dầm đều vì bé k thèm gọi đi tè cơ, dậy mãi, nó còn tè ra đeer ngịch nước, oánh mãi k ăn thua,,chuông nè nhay nhưng con e tè là tè lun, k tè dc vài giọt gọi dc đâu, tè xối xả lun ý chưs
     
  9. memiu2007

    memiu2007 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bé mới 3 tuổi thì chưa cần điều trị, vì bé còn đang phát triển hệ thống tín hiệu phản xạ với bàng quang đầy. Chỉ khi bé trên 5 tuổi mà còn đái dầm, bé đã hiểu biết và muốn kết thúc chuyện đái dầm của bé thì mới nên điều trị. Mình muốn giải thích thêm rằng chuông báo đái dầm sử dụng vào ban đêm, lúc bé đang ngủ say, bé tè vài giọt là chuông kêu ngay. Tần số chuông báo được đặt ở tần số cộng hưởng của tai, hiệu quả nhất để đánh thức não tỉnh dậy. Bé sẽ dừng tè và tỉnh dậy để vào wc đi tiểu tiếp. Thời gian đầu bé không tự dậy được thì bố/mẹ phải gọi bé dậy ngay khi có chuông báo. Dần dần hình thành phản xạ tự thức dậy khi bàng quang đầy. Một thời gian sau bé sẽ hết tè dầm.
     
  10. Yen tom

    Yen tom Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    2,518
    Đã được thích:
    352
    Điểm thành tích:
    173
    Con t k phải nó k bít mà là cố tình cờ mn ạ, thích nghịch nước ạ, nghịch xong thì gọi
     
    memiu2007 thích bài này.
  11. Yen tom

    Yen tom Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    26/12/2013
    Bài viết:
    2,518
    Đã được thích:
    352
    Điểm thành tích:
    173
    Những sản phẩm của mn ý nghĩa đaays, ban đầu hơinkhos khăn vì mọi ngừoi lạ nhưng rồi chắc chắn dc thôi
     
    memiu2007 thích bài này.
  12. memiu2007

    memiu2007 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Cảm ơn Yen Tom, mình chỉ muốn cung cấp thêm thông tin để các mẹ hiểu thêm về phương pháp này. Khi bé còn nhỏ chưa biết hợp tác thì chưa nên sử dụng. Cũng mong nhiều mẹ có con cần điều trị tè dầm có thể được sử dụng thiết bị tốt với chi phí thấp hơn. Cho thuê thiết bị cũng là cách để các mẹ cùng chia sẻ chi phí. Mong bé nhà bạn chóng tiến bộ!
     
  13. memiu2007

    memiu2007 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Shop đã khai trương website:
    http://www.chuongbaodaidam.com/
    Mời các bố/mẹ vào xem thông tin và nhận khuyến mại:
    Khuyến mại tháng 9-2015: Nhân dịp khai trương website và khai giảng năm học mới: Giảm 10% phí thuê thiết bị cho 10 khách hàng đầu tiên đặt hàng từ ngày 05/9/2015 đến 15/9/2015)
     
  14. memiu2007

    memiu2007 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Một số mẹ lo lắng vì thời gian đầu sử dụng bé chưa dậy được khi có chuông báo. Shop đã liên hệ với nhà sản xuất và họ tư vấn rất nhiệt tình các mẹ à. Mời các bố/mẹ tham khảo:

    TƯ VẤN CỦA NHÀ SẢN XUẤT (Công ty ANZACARE) ĐỐI VỚI NHỮNG TRẺ NGỦ QUÁ SAY

    Ngủ quá say cũng là một vấn đề đối với trẻ đái dầm. Ở giai đoạn đầu sử dụng Chuông báo đái dầm, một số bé có thể không thức dậy được khi có chuông báo, thậm chí còn tè hết trên giường mà không tè thêm khi vào WC. Chúng tôi gợi ý bố/mẹ nên áp dụng những biện pháp sau:

    1. Biện pháp Mồi:
    Biện pháp này dựa trên nguyên lý “Trí nhớ tương lai”, có nghĩa là cài đặt điều gì đó để bộ não nhớ đến trong tương lai, nhằm “mồi” cho bộ não của bé tỉnh dậy khi có chuông báo. (Một ví dụ đơn giản cho biện pháp này là bạn nghĩ mình cần thức dậy vào lúc 6h30 sáng và đặt chuông đồng hồ báo thức. Thực tế bạn sẽ thức dậy trước khi chuông báo thức kêu vì bộ não đã được “mồi” để thức dậy vào giờ đó.)
    Trước khi trẻ ngủ, cho trẻ giả vờ nằm ngủ trên giường. Cài hộp chuông báo vào áo, làm cho chuông báo kêu bằng cách chạm khăn ẩm hoặc miếng kim loại (như thìa inox ...) vào cảm biến. Yêu cầu bé dậy, tắt chuông và đi vào WC. Lặp lại vài lần như vậy để bộ não của bé hình thành phản xạ thức dậy khi có chuông báo.

    2. Nhớ lại:
    Mẹ có thể thảo luận với bé rằng mẹ sẽ cho bé một “từ mã “ để nhớ khi mẹ gọi bé dậy trong đêm khi chuông kêu, mẹ yêu cầu bé lặp lại “từ mã” đó vào buổi sáng để đảm bảo bé nhớ rằng bé cần tỉnh dậy. Nỗ lực này nhằm giúp bé tập trung vào việc bé cần làm gì khi bé tỉnh dậy vào ban đêm sau khi đã đái dầm. Mẹ có thể làm một bảng theo dõi có có bao nhiêu đêm bé nhớ được từ mã đó. Mẹ có thể coi đó như một trò chơi và có phần thưởng cho bé khi bé nhớ được từ mã mỗi đêm trong vòng 1 tuần.

    3. Bài tập cơ bàng quang:
    Vào ban ngày, khi bé buồn tè, hộ tống bé cùng với chuông báo và cho chuông kêu khi bé tè, yêu cầu bé cố gắng ngừng tè giữa chừng. Thực hành như thế trong vài ngày (tuy nhiên không cần phải thực hiện luôn luôn mỗi lần bé tè). Việc này giúp bé ghi nhớ vào trong tiềm thức rằng bé cần kìm hãm các cơ bàng quang khi có chuông kêu vào lúc bé tè dầm vào ban đêm.

    4. Gợi lại:
    Khi bé muốn đi tè, cho bé vào giường trước, đóng rèm cửa như buổi đêm, cho bé nằm xuống giường và giả vờ ngủ. Yêu cầu bé tự nói to rằng bé cảm thấy bàng quang như thế nào và tại sao đó là dấu hiệu bé cần tỉnh dậy vào ban đêm và đi tè. Việc này cũng là nhằm giúp bé ghi nhớ vào trong tiềm thức rằng bé cần nhận biết khi bàng quang đầy và tỉnh dậy để đi tiểu vào ban đêm.

    5. Tăng kích cỡ bàng quang:
    Biện pháp này giúp làm tăng kích cỡ của bàng quang và giảm số lần đi tiểu trong đêm. Khi bé vào toilet, khuyến khích bé nhịn thêm vài phút trước khi đi tiểu. Dần dần tăng thời gian nhịn thêm đến 10 phút. Thông thường các bé, đặc biệt là bé trai có khuynh hướng nhịn tiểu vì các bé mải chơi và bàng quang sẽ được giãn ra một cách tự nhiên.

    6. Uống đủ nước trong ngày:
    Việc cho trẻ uống đủ nước vào ban ngày là rất quan trọng. Điều này giúp tăng kích cỡ bàng quang và giúp bàng quang trữ được nhiều nước tiếu hơn nên giảm số lần đi tiểu trong đêm. Uống 250ml nước 6 lần trong ngày (khi bé ngủ dậy, trước khi đi học, vào bữa sáng, bữa trưa, buổi chiều và bữa tối) có thể giúp bé tiến bộ hơn.

    7. Ghi nhận sự tiến bộ của bé
    Việc khuyến khích khi bé tiến bộ là rất cần thiết và có ý nghĩa. Bạn có thể lập một lịch theo dõi và để bé tự ghi nhận những tiến bộ của mình vào đó.

    Trong một số trường hợp, cần tới 12-20 tuần để các bé ngủ quá say thoát khỏi tè dầm. Sử dụng các biện pháp trên có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị, nhưng đỏi hỏi rất nhiều sự nỗ lực và kiên trì.
     
  15. memiu2007

    memiu2007 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Mời các bố/mẹ tham khảo: Thông tin từ Blog của Bệnh viện nhi TW về PP dùng chuông báo đái dầm:
    http://benhviennhitrunguong.blogspot.com/2014/07/ai-dam-o-tre-em-su-loi-hai-cua-ong-ho.html
    18/07/2014
    Đái dầm ở trẻ em - Sự lợi hại của đồng hồ báo thức (Bài 3)

    "Dụng cụ báo thức cảm nhận độ ẩm là vũ khí tối ưu trong cuộc chiến chống đái dầm, giúp mang lại hiệu quả tối đa và sự an toàn tuyệt đối. Đồng hồ gồm 2 phần chính: một thiết bị đơn giản nhạy cảm với độ ẩm, được gắn bên ngoài quần lót của bé, và một chiếc loa nhỏ gắn lên vai. Khi gặp những giọt nước tiểu đầu tiên, đồng hồ sẽ phát ra âm thanh chói tai, khiến trẻ ngừng tiểu tiện theo phản xạ.


    Tiếp đó, hai khả năng có thể xảy ra:
    • Một là bé thức giấc và có thể kịp đi nhanh vào nhà vệ sinh.
    • Hai là bé vẫn tiếp tục ngủ rất say. Lúc này cha mẹ thức giấc và sẽ đánh thức bé, đưa vào nhà vệ sinh, đợi bé đi tiểu xong rồi đặt lại đồng hồ báo thức. Nếu thói quen này được thực hiện liên tục, sau 4-6 tuần, trẻ có thể tự tỉnh dậy khi nghe chuông.

    Cùng với thời gian, bé sẽ dự báo được tiếng chuông và tỉnh dậy trước khi quần bị ẩm. Sau 12 tuần sử dụng, rất nhiều trẻ không còn gặp sự cố ban đêm nữa. Khi bàng quang đầy, bé có thể tự tỉnh dậy và đi vệ sinh mà không cần đến đồng hồ báo thức. Hiếm khi trẻ bị đái dầm trở lại sau điều trị bằng đồng hồ báo thức loại này.

    Một số điều cần chú ý:
    • Cha mẹ cần giải thích rõ cho bé rằng mục tiêu của đồng hồ báo thức không phải để báo ‘sự cố’ đã xảy ra. Điều cần hướng tới là bé dự đoán trước tiếng chuông và tỉnh dậy khi chuông chưa kêu.
    • Nên cho bé đi ngủ sớm hơn thường lệ (khoảng 30 phút), mệt mỏi do thức khuya có thể khiến tất cả mọi người khó tỉnh giấc khi chuông kêu.
    • Nên dùng chuông báo thức liên tục mỗi đêm và chỉ ngừng ít nhất 1 tháng sau khi bé không đái dầm nữa.
    • Một số chuyên gia khuyên nên thử thách bé trước khi bỏ đồng hồ: cho bé uống thêm nước trước khi đi ngủ để kiểm tra khả năng tỉnh giấc trước chuông khi bàng quang rất đầy.
    ................."
     
  16. memiu2007

    memiu2007 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Mời các bố/mẹ tham khảo Thông tin trên website của Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM
    http://www.nhidong.org.vn/Default.aspx?sid=9&nid=69

    ĐÁI DẦM

    Ðái dầm là gì?
    Ðái dầm là sự rỉ nước tiểu không kiểm soát vào lúc ngủ, xảy ra ở lứa tuổi đã có khả năng kiểm soát được việc tiểu tiện ( khoảng 4 đến 5 tuổi ). Kiểm soát việc tiểu tiện là một quá trình phụ thuộc nhiều yếu tố: nhận thức được cảm giác đầy bàng quang, khả năng trử nước tiểu của bàng quang, khả năng kiểm soát tự chủ cơ thắt cổ bàng quang, nhu cầu tâm lý kiểm soát việc tiểu tiện và việc trải qua sự huấn luyện.
    .........
    Các phương pháp điều trị trẻ đái dầm:
    Có 2 phương pháp chính để điều trị trẻ đái dầm: dùng thuốc và không dùng thuốc.
    1. Phương pháp không dùng thuốc:
    * Ðiều trị "tác động":
    + Khuyến khích trẻ không uống nước 2 giờ trước khi đi ngủ.
    + Khuyến khích trẻ tiểu hoàn toàn trước giờ ngủ.
    + Hướng dẫn trẻ tự dọn dẹp giường vào buổi sáng khi đái dầm.
    + Lập biểu đồ theo dõi diển tiến và khen thưởng trẻ mỗi đêm không đái dầm.
    Phương pháp điều trị ban đầu hợp lý, đặc biệt áp dụng với các trẻ nhỏ. Tỷ lệ ngưng đái dầm hoàn toàn là khoảng 25%. Khi đạt được tình trạng ngưng đái dầm kéo dài, tỷ lệ tái phát thấp.

    * Ðiều trị "hành vi": giúp trẻ tự thức dậy để đi tiểu:
    + Huấn luyện đi tiểu ban đêm: đánh thức trẻ với khoảng thời gian giảm dần trong vài đêm để trẻ tự đi tiểu hoặc giúp trẻ tự thay đồ khi đái dầm.
    + Dụng cụ báo động tiểu dầm: dụng cụ nhỏ, được mặc trực tiếp vào quần của trẻ và phát ra báo động bằng âm thanh hoặc rung động khi nước tiểu được cảm nhận ở quần lót. Có thể ngưng mang dụng cụ khi trẻ không đái dầm ít nhất 3 tuần liên tiếp. Tỷ lệ ngưng đái dầm lâu dài là 70%. Hiệu quả nhất khi kết hợp với các phương pháp điều trị hành vi khác hoặc phương pháp dùng thuốc.

    2. Phương pháp dùng thuốc: không phải là chọn lựa ban đầu trong điều trị đái dầm và hiếm khi được sử dụng trước 8 tuổi. Có 3 loại thuốc để điều trị đái dầm: Imipramine, DDAVP và Oxybutinin
    .....
     
  17. memiu2007

    memiu2007 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Bé Bi 7 tuổi, con bố Lê, mẹ Tươi ở Trương Định, Hà Nội là trường hợp thoát khỏi đái dầm nhanh nhất trong số các khách hàng của Shop Minh Tú. Bé chỉ mất 28 ngày chuông kêu (có tè dầm) + 10 ngày chờ (chuông không kêu do bé không tè).

    Bố Lê chia sẻ: “Em tìm hiểu về phương pháp này đã lâu, đang định mua trên các trang mạng nước ngoài nhưng còn lăn tăn về giá mua cao quá. Tìm được chị cho thuê em quyết đinh chọn ngay Chuông báo không dây. Chi phí tính ra vẫn rẻ hơn thuốc trị đái dầm ĐT, mất tiền triệu mà hết thuốc lại đái dầm”. Ông bố quyết đoán này truyền gen “nhanh” cho con nên cu cậu chóng tiến bộ đến vậy!!! (Ảnh dưới là Biên bản hoàn trả thiết bị của trường hợp này.)

    Mời các mẹ tham khảo các trường hợp thành công khác trên website http://www.chuongbaodaidam.com (Block bên trái: Ai đã thành công)

    BB tra Chuong bao khong day - Mr Le.jpg
     
  18. memiu2007

    memiu2007 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    “CÁI MÓN CHUÔNG BÁO ĐÁI DẦM NÀY, Ở “BỂN” LÀ CHUYỆN THƯỜNG, Ở VIỆT NAM MỚI LÀ CHUYỆN LẠ”. Đó là chia sẻ của Ms Dung ở TPHCM.

    Dung cho biết: “Mình có người quen làm ở Tổ chức y tế thế giới (WTO) giới thiệu cho phương pháp dùng chuông báo đái dầm. MÌNH TÌM KIẾM ĐÃ 2 NĂM NAY mà không biết cách nào để mua đươc Chuông báo đái dầm từ nước ngoài. Hôm nay mới tìm được bạn cho thuê, mình sẽ đặt cọc vào tài khoản, bạn chuyển chuông báo luôn cho mình nhé. Cái món Chuông báo tè dầm này, Ở “BỂN” LÀ CHUYỆN THƯỜNG, Ở VIỆT NAM MỚI LÀ CHUYỆN LẠ. Nếu có mẹ nào hỏi mình sẽ giới thiệu để các mẹ biết về phương pháp rất khoa học này”.

    Từ dạo làm cái món chuông báo tè dầm này, chưa thấy lờ lãi gì, nhưng được làm quen với nhiều mẹ khác, được chia sẻ kinh nghiệm trị tè dầm cho con, mình thây rất vui, rất tâm. Ms Dung ở TP HCM là một người bạn mới quen như vậy. Thật tình cờ Dung cùng nghề, cùng tuổi với mình, có con đầu lòng bằng tuổi con mình cũng bị tè dầm.

    Mẹ nào muốn chia sẻ kinh nghiệm trị tè dầm cho con có thể inbox với Dung tại facebook: https://www.facebook.com/dung.hoangthithuy.568?ref=ts&fref=ts

    Ảnh dưới là vận đơn gửi hàng của Shop MINH TÚ cho Ms Dung và những chia sẻ của Dung.
     

    Attached Files:

    • 1 - Van don - Small.jpg
      1 - Van don - Small.jpg
      Kích thước file:
      180.1 KB
      Lượt xem:
      103
    • 2.jpg
      2.jpg
      Kích thước file:
      227.3 KB
      Lượt xem:
      127
    • 3.jpg
      3.jpg
      Kích thước file:
      285 KB
      Lượt xem:
      153
    • 4.jpg
      4.jpg
      Kích thước file:
      213.5 KB
      Lượt xem:
      150
    • 5.jpg
      5.jpg
      Kích thước file:
      223.4 KB
      Lượt xem:
      133
  19. richardmom

    richardmom Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    3/1/2013
    Bài viết:
    5,028
    Đã được thích:
    976
    Điểm thành tích:
    773
    đã mẹ nào dùng chưa ạ
     
  20. memiu2007

    memiu2007 Thành viên mới

    Tham gia:
    24/6/2015
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Nhiều bố mẹ dùng cho con và đã khỏi rồi mà bạn. Trường hợp khỏi nhanh nhất là bé Bi ở Trương Định HN mà mình đã đăng ở bài trên. Bạn có thể xem một số trường hợp đã khỏi khác trên website http://www.chuongbaodaidam.com/ (Block bên trái: Ai đã thành công)
     

Chia sẻ trang này