Sài Gòn: Phòng Khám Nhi Fromheart Từ Tâm

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi phongkhamnhifromheart, 20/6/2019.

  1. phongkhamnhifromheart

    phongkhamnhifromheart Phòng khám nhi khoa fromheartwithlove.com

    Tham gia:
    20/6/2019
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Nhân dịp khai trương ngày 21/6/2019
    Giảm giá 50% chi phí Khám chữa bệnh
    Phòng khám gồm các dịch vụ:
    ► Hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa...
    ► Các vấn đề dinh dưỡng (Suy dinh dưỡng, béo phì...)
    ► Phung khí dung, rửa mũi, lấy đàm...
    Địa chỉ: 179A Vũ Tùng, P.2, Q. Bình Thạnh, HCM
    Fanpage: https://bom.to/fanpagefromheart
    Website: www.fromheartwithlove.com


    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    [​IMG]
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi phongkhamnhifromheart
  2. phongkhamnhifromheart

    phongkhamnhifromheart Phòng khám nhi khoa fromheartwithlove.com

    Tham gia:
    20/6/2019
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Viêm VA - Bệnh thường gặp ở trẻ em
    Tuy nhiên, VA chỉ xuất hiện ở trẻ đến khoảng 9-10 tuổi nên tình trạng viêm VA cũng chỉ thường gặp ở trẻ em. VA là một tổ chức lympho bao gồm nhiều tế bào bạch cầu, dày khoảng 4-5mm, được xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng. VA có vai trò nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể và tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập. Khi không khí chứa vi khuẩn vào mũi, đi ngang qua VA trước khi vào phổi. Vi khuẩn sẽ bám vào VA dễ dàng nhờ diện tiếp xúc rộng của nó. Các tế bào bạch cầu chực sẵn, “bắt” vi khuẩn sau đó lôi chúng vào sâu để nhận diện và tạo kháng thể. Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng.

    Khi vi khuẩn tái xâm nhập, chúng sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt ngay.


    Khi VA bị viêm có biểu hiện gì?
    Viêm VA thường có 2 loại: Cấp tính và mạn tính. Viêm VA cấp tính thường xảy ra ở trẻ ngay từ khi 6 - 7 tháng tuổi cho đến từ 4 - 7 tuổi (đôi khi gặp ở trẻ lớn hơn). Trẻ thường có sốt cao trên 38 độ C kèm theo chảy nước mũi. Nước mũi ở những ngày đầu còn trong, lỏng sau đó đặc dần và có mủ. Trẻ thường bị ngẹt mũi nhất là lúc trẻ ngủ hoặc thể hiện rõ ở các trẻ đang bú mẹ (trẻ bú không được liên tục mà thỉnh thoảng phải nhè đầu ti ra để thở và khóc). Hầu hết trẻ bị ho và nếu có biến chứng viêm phế quản thì càng khó thở hơn, nhất là dạng viêm phế quản co thắt ở một số trẻ. Sức khoẻ của trẻ giảm dần nên trẻ mệt mỏi, biếng ăn, ngủ kém hay quấy khóc, hơi thở hôi. Viêm VA cấp tính cũng có thể biểu hiện rất nhẹ chưa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và trẻ vẫn ăn uống, chơi, ngủ bình thường như các trẻ khác cho nên bố mẹ thường xem nhẹ hoặc bỏ qua. Viêm VA cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm rất dễ chuyển thành dạng viêm VA mạn tính (VA quá phát). Viêm VA mạn tính là dạng viêm kéo dài thường biểu hiện nghẹt mũi và chảy mũi mạn tính. Nước mũi đặc, có mủ và chảy ra suốt ngày, nếu VA bị viêm bởi loại trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa) thì nhầy mũi có màu xanh, vì vậy người ta thường nói là thò lò mũi xanh. Nghẹt mũi trong viêm VA mạn tính thường cả ngày lẫn đêm làm cho trẻ khó thở, do đó thường thở bằng miệng. Kèm theo sự thở bằng miệng, trẻ thường ngủ ngáy to và thỉnh thoảng có cơn ngưng thở rất nguy hiểm.

    Điều trị bệnh như thế nào?
    Viêm VA được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiễm trùng thường xuyên, bao gồm nhiễm trùng tai và xoang hoặc việc điều trị kháng sinh không có hiệu quả, hoặc nếu có các vấn đề về hô hấp thì cần thực hiện phẫu thuật nạo VA. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh cần phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm như chảy máu từ miệng hoặc mũi để báo với bác sĩ vì đây có thể do giả mạc bong quá sớm hay vị trí phẫu thuật bị sưng phồng quá mức. Khi nghi ngờ trẻ bị viêm VA, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám tại chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên khoa nhi để được xác định bệnh chính xác. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất nên tránh khi nghi ngờ trẻ bị viêm VA là việc tự ý sử dụng kháng sinh vì có thể tình trạng của trẻ không cần dùng loại thuốc này nên dễ gây tình trạng kháng kháng sinh.
    * Phòng khám nhi From Heart - 179A Vũ Tùng, P.2, Bình Thạnh, HCM
     
    Sửa lần cuối: 13/7/2019
  3. phongkhamnhifromheart

    phongkhamnhifromheart Phòng khám nhi khoa fromheartwithlove.com

    Tham gia:
    20/6/2019
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    <iframe width="560" height="315" src="" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>
     
  4. phongkhamnhifromheart

    phongkhamnhifromheart Phòng khám nhi khoa fromheartwithlove.com

    Tham gia:
    20/6/2019
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    [​IMG]
    Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt lạnh run người thì nhiều bậc phụ huynh lại lúng túng, không biết nên chườm mát hay làm ấm cho trẻ. Vậy đâu mới là cách chăm sóc hợp lý khi trẻ bị sốt lạnh run người?

    1. Sốt lạnh run ở trẻ biểu hiện thế nào?
    Sốt là một trong những vấn đề mà bất cứ trẻ nhỏ nào cũng từng trải qua ít nhất một lần. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại các tác nhân gây hại.

    Trẻ sốt cao cũng có thể bị lạnh run. Mặc dù nhiệt độ cơ thể cao nhưng chân tay lại lạnh tím tái, toàn thân run rẩy. Nhiều người lầm tưởng hiện tượng này với tình trạng co giật do sốt. Tuy nhiên, cha mẹ có thể kiểm tra xem trẻ có bị sùi bọt mép hoặc trợn mắt hay không, nếu không có các đặc điểm này và thấy trẻ bị sốt chân lạnh thì đó chỉ là tình trạng sốt run lạnh.

    Tình trạng co giật hoặc lạnh run do sốt có thể xảy ra ở cùng một trẻ. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm não... Vì thế, cha mẹ cần hết sức chú ý khi chăm sóc trẻ bị sốt. Nếu thấy có biểu hiện bất thường thì đưa trẻ đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

    2. Làm gì khi trẻ bị sốt lạnh run người?
    [​IMG]
    Chườm khăn ấm cho trẻ
    Trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt run lạnh cần lưu ý:

    • Để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mở cửa để không khí lưu thông, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ
    • Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi, không đắp chăn
    • Chườm khăn ấm cho trẻ bị sốt hoặc lau khăn ấm khắp người để trẻ giảm thân nhiệt, nhất là vị trí nách và bẹn
    • Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước. Nếu trẻ vẫn bú mẹ thì nên tăng lượng bú và cữ bú
    • Nếu trẻ nôn hay có tình trạng mất nước quá nhiều cần cho trẻ uống oresol bù nước
    Khi chăm sóc trẻ bị sốt, điều quan trọng là phải liên tục theo dõi nhiệt độ của trẻ. Dùng kẹp nhiệt độ đo nách hoặc hậu môn của trẻ. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Sau khi uống thuốc khoảng 30 - 45 phút thì kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ. Không đo ngay sau khi uống thuốc vì lúc này có thể thuốc chưa có tác dụng. Lưu ý, cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng loại, đúng liều theo cân nặng của trẻ.

    Trường hợp trẻ sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đỡ thì cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời.

    3. Sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ bị sốt lạnh run người
    [​IMG]
    Không nên đắp quá nhiều chăn cho trẻ khi bị sốt rét lạnh run
    Sai lầm thường gặp nhất ở các bậc phụ huynh là khi thấy trẻ bị sốt chân lạnh hoặc trẻ vừa sốt vừa kêu rét thì cho trẻ đắp chăn, mặc nhiều áo và đóng kín cửa sợ gió lùa vào phòng. Điều này là sai nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc trẻ bị sốt.

    Thông thường, người bị sốt quá cao sẽ có thân nhiệt rất nóng bên trong nhưng ở bên ngoài lại rét, đặc biệt là càng sưởi ấm, càng đắp chăn càng thấy rét. Sốt càng cao càng khiến người bệnh rét run lên. Vì thế, các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên đắp chăn cho trẻ hay đóng kín cửa sẽ làm không gian bí bách, khiến trẻ càng khó chịu.

    Sai lầm phổ biến thứ hai là chườm lạnh cho trẻ. Nhiều người nghĩ rằng khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cao thì chườm khăn lạnh sẽ khiến trẻ thấy mát mẻ hơn, giúp trẻ hạ sốt. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chườm lạnh tại trán hay nách không những không có tác dụng hạ sốt mà còn gây hại cho trẻ. Nếu trẻ bị viêm phổi hoặc các bệnh lý nhiễm khuẩn mà phụ huynh tiến hành chườm lạnh có thể khiến tình hình trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nếu chườm đá lạnh còn có thể gây bỏng lạnh, tổn thương da và khiến trẻ bị suy hô hấp. Vì vậy cha mẹ nên dùng khăn nhúng nước ấm để chườm cho trẻ.

    Sốt lạnh run là một trong những triệu chứng của sốt ở trẻ. Cha mẹ nên bình tĩnh xử lý, tuân thủ đúng các nguyên tắc khi chăm sóc trẻ bị sốt nói chung, ngoài ra cần lưu ý không mắc phải những sai lầm khi chăm trẻ sốt lạnh kể trên, tránh để tình trạng bệnh của trẻ diễn biến xấu thêm.
     
  5. badgirl9x

    badgirl9x Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    6/10/2015
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    8
    nguy hiểm nhất là có người đi chườm đá lạnh, càng khiến trẻ sốt run người
     
  6. phongkhamnhifromheart

    phongkhamnhifromheart Phòng khám nhi khoa fromheartwithlove.com

    Tham gia:
    20/6/2019
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là căn bệnh rất dễ gặp. Bệnh đa phần được các mẹ chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu không có cách chăm sóc hiệu quả và đúng cách, bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng của bé.
    Biểu hiện và nguyên nhân bệnh tiêu chảy ở trẻ em
    Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường xảy ra khi dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh, ăn uống thiếu khoa học hoặc do dùng thuốc. Một số nguyên nhân thường gây tiêu chảy ở trẻ như: Nhiễm Virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, do dùng thuốc (thường gặp là tiêu chảy do trẻ uống kháng sinh), do dị ứng thức ăn, do không dung nạp được thức ăn, do ngộ độc,…
    Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ em
    Tiêu chảy kéo dài thường bắt đầu bằng một đợt tiêu chảy cấp và kéo dài. Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường dẫn đến suy dinh dưỡng nặng và dễ tử vong. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn. Nguy cơ tiêu chảy cấp chuyển sang tiêu chảy kéo dài ở trẻ trong năm đầu là 22%, giảm xuống 10% ở năm thứ hai và 3% ở năm thứ ba.

    [​IMG]

    Hậu quả khi bé bị tiêu chảy Mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa tới sức khoẻ với trẻ bị tiêu chảy là tình trạng mất nước. Do vậy khi bị tiêu chảy, trước hết cần bù ngay nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột. Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách có thể gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong.
    Nên đi khám bác sĩ khi bệnh tiêu chảy ở trẻ em có các triệu chứng
    • Bé bị tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.
    • Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.
    • Bụng đau khi sờ ấn.
    • Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.
    • Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…
    • Trẻ kèm theo sốt cao.
    Bệnh tiêu chảy ở trẻ em nên chăm sóc như thế nào?
    • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em làm bé dễ mất nước, do thế nên uống bù nước, tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.
    • Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, giúp chức năng tiêu hóa hấp thu của ruột nhanh chóng trở
    • Về bình thường, rút ngắn thời gian tiêu chảy, cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy, nên tránh sử dụng đồ ăn chứa nhiều lactose, giảm dị ứng prô-tê-in sữa bò và những thức ăn, nước uống có nồng độ đường, muối quá cao làm tăng nồng độ thẩm thấu dễ gây tiêu chảy.
    [​IMG]

    Bệnh tiêu chảy ở trẻ em cần cham sóc tại nhà
    • Vì vậy, cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây. Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.
    • Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ: Men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi với các lợi ích sau:
    • Các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
    Bệnh tiêu chảy ở trẻ em nên có lưu ý gì?
    • Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.
    • Cho ăn dặm đúng cách, hợp vệ sinh và đầy đủ các chất (đạm, béo, đường, hoa quả).
    • Sử dụng nước sạch.
    • Ăn thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy cách.
    • Rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và cho trẻ ăn, hoặc sau khi trẻ đi tiêu.
    • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do rotavirus.
    ----------------------------------------------------------
    Phòng khám chuyên khoa nhi From Heart
    Địa chỉ: 179A Vũ Tùng, Phường 2, Quận Bình Thạnh
    Website: fromheartwithlove.com
     
  7. phongkhamnhifromheart

    phongkhamnhifromheart Phòng khám nhi khoa fromheartwithlove.com

    Tham gia:
    20/6/2019
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    [​IMG]Từ 6-36 tháng, kháng thể từ mẹ truyền sang trẻ giảm dần và không còn, trong khi cơ thể trẻ chưa tự sinh ra được đủ kháng thể nên hệ miễn dịch của trẻ rất yếu, trẻ dễ nhiễm nhiều bệnh, đặc biệt là hô hấp, tiêu hóa.
    Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), hệ miễn dịch của trẻ có sự phát triển theo hướng: Trước 6 tháng, trẻ nhận kháng thể từ mẹ truyền sang trong giai đoạn bào thai nên có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Từ 6-36 tháng, kháng thể từ mẹ truyền sang không còn, trong khi cơ thể trẻ chưa tự sinh ra được đủ kháng thể nên hệ miễn dịch của trẻ rất yếu và luôn có nguy cơ nhiễm bệnh.


    Vì vậy, các chuyên gia y tế gọi giai đoạn 6-36 tháng tuổi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”.
    Bên cạnh đó, hiện nay, trẻ phải đối diện với nhiều nguy cơ như môi trường ô nhiễm, biến đổi khí hậu, tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh.

    Đặc biệt, trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khi gặp các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm mốc… trẻ rất dễ mắc bệnh.
    Ghi nhận tại các bệnh viện nhi đồng, thời tiết thay đổi phức tạp cùng giai đoạn chuyển mùa, kèm theo độ ẩm cao, khó chịu đã khiến số lượng trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp tăng đột biến, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi.
    [​IMG]


    “Việc bổ sung dinh dưỡng miễn dịch để tăng cường kháng thể trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” này là rất quan trọng”, bác sĩ Hậu, nhận định.
    Trong đó, theo bác sĩ Hậu, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, kháng thể IgG từ sữa non có tác dụng dự phòng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp ở trẻ, giúp giảm số lần mắc bệnh trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”.
    Kháng thể IgG tự nhiên từ sữa non có tác dụng kháng khuẩn trực tiếp, trung hòa nội độc tố vi khuẩn tại toàn bộ đường tiêu hóa, cũng như có các hoạt tính sinh học giúp ức chế tình trạng viêm tại ruột, thúc đẩy tái tạo lớp màng nhầy, phục hồi tổn thương mô, có vai trò đặc biệt trong việc phòng chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp ở trẻ em.

    Trước đó, tại hội thảo “Khoảng trống miễn dịch ở trẻ và xu hướng bổ sung kháng thể IgG cho trẻ có miễn dịch khỏe” (tại TP.HCM, ngày 15.6), giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết Bộ Y tế coi 2019 là năm hành động tuyên truyền để giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ, tránh các nguy cơ bệnh nhiễm khuẩn cũng như tình trạng kháng kháng sinh.
    Thứ trưởng đã chỉ đạo Vụ Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế) kết hợp với sở y tế các tỉnh, thành phố tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng miễn dịch để nâng cao nhân thức cho toàn dân, đặc biệt là các bà mẹ trẻ.
    --------------------------------
    Phòng khám Nhi From Heart
    Địa chỉ: 179A Vũ Tùng, Phường 2, Quận Bình Thạnh
     
  8. tamngo

    tamngo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    12/6/2019
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Vì giai đoạn này sức đề kháng của bé đang yếu do đó mẹ phải cẩn thận nhé. Cố gắng bổ sung sức đề kháng cho bé thông qua các loại thực phẩm nhé.
     
  9. nhatdoan

    nhatdoan Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/5/2019
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Đúng rồi, giai đoạn này là rất quan trọng với bé í. Cho bé ăn nhiều loại thực phẩm tốt vào nhé. Cung cấp dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho bé đó.
     
  10. tamngo

    tamngo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    12/6/2019
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Bạn có bé nhỏ không bạn? Bạn hay cho bé ăn cái gì vậy bạn? Uống thêm sữa được không nhỉ?
     
  11. nhatdoan

    nhatdoan Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/5/2019
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Uống sữa được nhé, bé nhà mình mình đang bổ sung thêm sữa hữu cơ nhập khẩu, tốt hơn sữa Việt nhiều dinh dưỡng với chất đề kháng hơn đó bạn. Bạn xem cho bé uống thử xem sao.
     
  12. tamngo

    tamngo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    12/6/2019
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Bé nhà bạn uống sữa hữu cơ loại nào zy bạn, sữa đó tốt vậy cơ ah.
     
  13. nhatdoan

    nhatdoan Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/5/2019
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ah bé nhà mình đang uống sữa hữu cơ Horizon, mua bên cửa hàng chuyên bán thực phẩm hữu cơ NTmart í, bên đó mình thấy nhân viên tư vấn nhiệt tình lắm. HỒi bé mình bị gầy mình đến đó tham khảo thử thì được nhân viên tư vấn zy nè, thế là mua về cho bé dùng thử. Trộm vía bé hợp tác với giờ mập mạp hơn xíu rồi nè.
     
  14. tamngo

    tamngo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    12/6/2019
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Cảm ơn bạn nhé, để mình ghé qua đó tham khảo thử xem sao
     
  15. Hoaloaken1988

    Hoaloaken1988 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    2/4/2019
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Con m 10th có 7kg hơn và ốm vặt suốt thôi. Hôm qua m mới mua 1 lọ sữa non Colostrum của Đức 120ml giá 630k liền. Mới cho uống chưa bít ổn ko?.
     
  16. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,349
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    đúng vậy, giai đoạn này bé đang thích nghi với những điều kiện xấu từ môi trường mà sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm, mẹ cần cho bé ăn nhiều thực phẩm bổ sung dinh dưỡng
     

Chia sẻ trang này