Học gia sư và học nhóm uy tín ở Hà Nội - www.Hocthem.net.vn

Thảo luận trong 'Việc làm' bởi ekip28, 17/7/2012.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. ekip28

    ekip28 Thành viên mới

    Tham gia:
    8/5/2009
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Học gia sư và học nhóm uy tín ở Hà Nội - www.Hocthem.net.vn

    Báo Tiền Phong (19/04/2010)
    Gia sư mạo danh ĐH Sư phạm
    TP - Luôn nhấn mạnh đến tập thể ĐH sư phạm trong địa chỉ của mình, thậm chí ghi rõ chức danh trưởng khoa của giáo sư nọ, tiến sĩ kia trong các mẩu quảng cáo, rất nhiều trung tâm gia sư đang mạo danh ĐH Sư phạm để lừa những gia đình có nhu cầu gia sư.
    [​IMG]


    Nhan nhản quảng cáo gia sư ĐH Sư phạm


    Bài 1: Hành trình tìm “Thầy chủ nhiệm khoa Toán”

    Theo địa chỉ quảng cáo trên báo, chúng tôi mới đến được trung tâm gia sư, nơi được quảng cáo là có “thầy Thành” - Chủ nhiệm khoa Toán. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ được tiếp xúc với “đại diện thầy Thành”.

    Nhan nhản chức danh tự xưng

    Xem quảng cáo trên một số tờ báo địa phương ở Hà Nội, người đọc hoa mắt trước những mẩu quảng cáo dịch vụ gia sư của ĐH Sư phạm.

    Trên trang B, báo A. ra ngày 10-4-2010 chi chít ô quảng cáo của các đơn vị cung cấp dịch vụ gia sư khác nhau. Trong ô quảng cáo nào cũng đều giới thiệu dịch vụ được điều hành, thực hiện bởi những cá nhân có các chức danh uy tín, sang trọng: thầy Thắng, trưởng khoa Toán ĐH Sư phạm; Đội ngũ giáo viên, sinh viên giỏi ĐH Sư phạm Hà Nội chuyên Toán, Lý, Hóa, Anh văn, chủ nhiệm là tiến sĩ Đỗ Khắc Trinh; Cô Hiền, thầy Thành chủ nhiệm khoa Toán; thầy Long tổ trưởng tổ Toán.v.v...

    Thậm chí, trong cùng một trang quảng cáo nói trên, chỉ là ô trên ô dưới với hai mẩu quảng cáo khác nhau với tiêu đề, điện thoại liên hệ, người liên hệ khác nhau nhưng lại cùng... một địa chỉ.

    Ở ô quảng cáo phía trên có tiêu đề là “Gia sư giỏi”, người liên hệ là cô Hiền, thầy Thành (bên cạnh cái tên này là chức danh chủ nhiệm khoa toán). Nhưng ô quảng cáo phía dưới thì có tiêu đề là “Gia sư – sư phạm chuyên nghiệp”, người liên hệ là thầy Long tổ trưởng tổ toán.

    Để tạo niềm tin cho khách hàng, có quảng cáo còn nhấn mạnh: “Để tránh các tổ chức mạo danh, đăng địa chỉ không rõ ràng, trung tâm sư phạm chúng tôi cam kết: Khoa Tự nhiên lập đường dây nóng ... giải đáp toán - lý - hóa cho học sinh và thắc mắc của phụ huynh...”.

    Có quảng cáo thì giới thiệu đội ngũ giáo viên, sinh viên của mình là “xuất sắc”. Còn một quảng cáo khác giới thiệu sẽ có “tổ chuyên môn” đến kiểm tra trình độ học sinh.v.v...

    Điều đáng nói là những quảng cáo này không chỉ xuất hiện một lần mà nhiều lần trên nhiều tờ báo từ hơn một năm nay.

    Một giảng viên khoa Hóa trường ĐH Sư phạm Hà Nội kể: “Mới đây, tôi cùng với người nhà đến một dịch vụ giới thiệu gia sư ở Thành Công. Một thanh niên ngang nhiên giới thiệu với chúng tôi rằng mình là giảng viên khoa Hóa ĐH Sư phạm Hà Nội.

    Tôi ngạc nhiên nói, tôi giảng dạy ở khoa Hóa hơn mười năm nay nhưng không hề biết mặt anh ta. Bị bóc mẽ, họ kiếm cớ đuổi chúng tôi ra, khóa cửa lại rồi bỏ đi”.

    Từ mẩu quảng cáo, “Đội ngũ giáo viên giỏi ĐH Sư phạm Hà Nội chuyên Toán, Lý, Hóa, Anh. Chủ nhiệm: Tiến sĩ Đỗ Khắc Trinh”, chúng tôi gọi điện đến số máy 38683681.

    Giọng một người đàn ông lớn tuổi trả lời. Ông xác nhận ông là TS Đỗ Khắc Trinh, và nguyên là chủ nhiệm khoa Toán trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, khoa Toán trường ĐH Sư phạm Hà Nội chưa từng có chủ nhiệm khoa nào tên là Đỗ Khắc Trinh.

    Còn theo phản ánh của một số phụ huynh, có một quảng cáo gia sư trên báo ghi là của cô Hiền giảng viên khoa Toán ĐH Sư phạm. Song khi họ đến địa chỉ được hướng dẫn trước qua điện thoại (nằm trên đường Láng) thì người tiếp họ là một phụ nữ ngồi bán nước.

    “Thầy chủ nhiệm khoa Toán” là ai?

    Theo địa chỉ quảng cáo trên báo, chúng tôi đến phòng 105 nhà B3 tập thể trường ĐH Sư phạm Hà Nội và hỏi tên “cô Hiền”, “thầy Thành” với chức danh giới thiệu là chủ nhiệm khoa Toán.

    Một thanh niên khoảng 30 tuổi mặt tròn, dáng người phương phi tiếp chúng tôi. Chỉ vào một ô quảng cáo trên tờ báo mà chúng tôi đang cầm, thanh niên này hồ hởi: “Tôi là Long mà báo ghi là tổ trưởng tổ toán. Còn trung tâm mà chị nói tới không phải ở địa chỉ này. Chúng tôi bị họ mạo danh và chúng tôi đã trình báo với công an phường về việc này nhưng chưa được hồi âm”.

    Khi chúng tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu dịch vụ gia sư thì người thanh niên tự xưng tên Long xởi lởi giới thiệu các gói dịch vụ: từ 250.000 - 300.000 đồng/ buổi học 90 phút đến 130 - 150 triệu đồng/ khóa học dài ngày.

    Thấy trên tấm danh thiếp liên hệ của trung tâm ghi tên người liên hệ là “thầy Khang”, chúng tôi thắc mắc, anh Long trả lời: “Long là tôi, Khang cũng là tôi. Các giáo viên quen gọi tôi là Khang, còn phụ huynh học sinh biết tôi với với cái tên Long”.

    Để tìm “thầy Thành” - Chủ nhiệm khoa toán của trường ĐH Sư phạm, chúng tôi gọi điện theo số máy quảng cáo trên báo. Người trả lời điện thoại hướng dẫn chúng tôi đến phòng 11 nhà B8 (cũng cùng khu tập thể ĐH Sư phạm Hà Nội).

    Đó là một căn phòng nhỏ nằm trong gian nhà cấp 4 (mái lợp fibro xi măng), bên ngoài treo biển “Công ty Cổ phần Giáo dục Đào tạo Nam Việt”.



    Trụ sở Cty CP Giáo dục Nam Việt
    [​IMG]

    Lần này là một thanh niên dáng thư sinh, tiếp chúng tôi với sự tham gia của một nhóm thanh niên. Được hỏi vì sao địa chỉ ở phòng 11B8 lại quảng cáo ở phòng 105B3, một thanh niên trong nhóm giải thích: Do thay đổi địa chỉ nên không kịp thay đổi quảng cáo trên báo.

    Tuy nhiên, theo chúng tôi biết, từ tháng 7-2009 đến nay Cty Nam Việt đã quảng cáo nhiều lần trên các báo về dịch vụ gia sư với địa chỉ 105B3 trong khi địa chỉ thực tế ở một nơi khác.

    Chúng tôi ngỏ ý muốn xem tờ rơi hoặc danh thiếp của Cty để xem các hình thức dịch vụ thì người thanh niên thư sinh từ chối. “Chị cứ đặt ra yêu cầu của mình, chúng tôi sẽ xem có đáp ứng được không”, anh ta đề nghị. Ngay cả tên mình anh ta cũng cương quyết không tiết lộ: “Các chị cứ gọi tôi là Thành vì tôi là người đại diện thầy Thành giải quyết các công việc giao dịch ở công ty”, anh ta nói.

    Trước nghi ngờ của chúng tôi về việc thầy Thành có phải là chủ nhiệm khoa toán hay không thì “đại diện thầy Thành” không trả lời.

    Khi chúng tôi muốn mời “thầy Thành chủ nhiệm khoa toán” trực tiếp dạy thì một thanh niên khác đay lại: “Các chị định trả bao nhiêu một buổi học mà đòi mời chủ nhiệm khoa dạy?”.

    Quý Hiên
     
    Đang tải...


  2. ekip28

    ekip28 Thành viên mới

    Tham gia:
    8/5/2009
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Học gia sư và học nhóm uy tín ở Hà Nội - www.Hocthem.net.vn

    Báo Sinh Viên Việt Nam (Chủ nhật, 5/4/2009)
    Nhận diện những trung tâm gia sư lừa đảo
    (SVVN) Không hề khó nhận ra, chỉ cần bạn lưu tâm là đủ.
    Tất cả là do cái “tội thật thà”
    Có rất nhiều bạn sinh viên bị những trung tâm gia sư lừa đảo với những bản hợp đồng gia sư có những điều khoản rất phi lý. Như khi đến nhận lớp, sau 5 phút, phải gọi về trung tâm ngay, quá 5 phút, trục trặc đâu, gia sư chịu. Hay yêu cầu sinh viên nộp lệ phí bằng ½ tháng lương đầu trong khi… chưa nhận lớp. Để rồi sinh viên nhận với trung tâm 3 buổi/tuần nhưng gia đình chỉ muốn dạy 1 buổi/ tuần. Thế là số tiền đặt cọc với trung tâm và số tiền thực tế vênh nhau, nhưng trung tâm thường đổ rủi ro cho sinh viên......
    Một sinh viên gia sư từng nộp 300.000 đồng cho trung tâm để đi nhận lớp
    Dạy được 1 buổi, học sinh dở chứng không chịu học. Bạn đó quay lại trung tâm để giải quyết, chấp nhận mất ½ số tiền đặt cọc. Nhưng thực tế, trung tâm và học sinh kia là… một đường dây, dàn dựng như thế để lừa đảo.
    Đấy là chưa kể đến những chuyện các bạn nộp tiền rồi và trung tâm “bốc hơi” sau mấy ngày hẹn đến nhận lớp…
    Nhận dạng không khó
    Thứ nhất, đa phần những trung tâm gia sư hiện nay đều không có giấy phép kinh doanh, tức là không có tư cách pháp nhân.
    Thứ nữa, họ treo đầu dê bán thịt chó – không chỉ sinh viên đi gia sư bị lừa mà ngay chính người học nhiều khi cũng bị qua mặt.

    Ví dụ: nhiều trung tâm gia sư treo biển “Trung tâm gia sư Đại học Sư phạm” với thầy Thành trưởng khoa Toán, hay cô Linh, Đại học Sư phạm Hà Nội giảng dạy… Nhưng vấn đề là Đại học Sư phạm không có trung tâm gia sư nào và thầy cô Đại học Sư phạm lại càng không bao giờ đi gia sư.

    Thứ ba, nếu các bạn để ý chắc nhận thấy, những trung tâm lừa đảo thường trang thiết bị rất sơ sài vì hoạt động của chúng là chuyển địa điểm liên tục. Những trung tâm này thường yêu cầu trả lệ phí tư vấn, giới thiệu và yêu cầu đặt cọc khi chưa có gì đảm bảo với sinh viên…
    Tìm một trung tâm gia sư?

    Bạn nên chắc rằng nó có uy tín. Hoặc để chắc chắn, bạn chỉ nộp tiền đặt cọc khi ký hợp đồng có đầy đủ các điều khoản ràng buộc hai bên. Ví dụ như trung tâm phải đảm bảo một thời gian nhất định nào đó từ 1,5 đến 2 tháng để sinh viên có thể khôi phục tiền gốc và một chút tiền công. Hay để chắc chắn, các bạn nên cùng trung tâm gia sư đến gia đình mình sẽ dạy để sắp xếp lịch học. Sau khi hoàntất mới nộp tiền cho trung tâm.

    Để cầm được dao đằng chuôi thì các bạn nên trả phí sau, tất nhiên ràng buộc với trung tâm bởi Giấy chứng minh nhân dân và thẻ sinh viên… Cơ bản là các bạn đừng cả tin, đừng dễ dãi trao tiền khi bản thân không chắc chắn điều gì về trung tâm cũng như công việc.

    Nguyễn Hương
     
  3. Mẹ Miu Miu

    Mẹ Miu Miu Guest

    Ðề: Học gia sư và học nhóm uy tín ở Hà Nội - www.Hocthem.net.vn

    em vào bon chen nào, đg tìm lớp toán cấp 2+3, có mẹ nào biết thì ới e nhé
     
  4. ekip28

    ekip28 Thành viên mới

    Tham gia:
    8/5/2009
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Học gia sư và học nhóm uy tín ở Hà Nội - www.Hocthem.net.vn

    Mẹ Miu Miu đi dạy học hay đi bán giò lụa thế nhỉ ????????????? :)
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này