Sài Gòn: ALVINSHOP_chuyên sỉ & lẻ thực phẩm ăn dặm của Mỹ: sữa SIMILAC,bột GERBER,bánh ăn dặm,kẹo..

Thảo luận trong 'ĐỒ CHO BÉ' bởi ALVIN_SHOP, 5/4/2014.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. ALVIN_SHOP

    ALVIN_SHOP Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/2/2012
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: ALVINSHOP_chuyên sỉ & lẻ thực phẩm ăn dặm của Mỹ: sữa SIMILAC,bột GERBER,bánh ăn dặm,k

    CTKM mừng Fanpage AlvinShop vượt mốc 2.000 like !!!

    Tất cả sản phẩm trong chương trình Khuyến Mãi đều mới nhập về, date mới nhất, có bill mua hàng tại Mỹ đầy đủ.

    alvinshop _ chuyên cung cấp thực phẩm ăn dặm từ Mỹ cho bé

    XEM DANH MỤC HÀNG ĐANG KHUYẾN MÃI TẠI ĐÂY

    ALVIN_SHOP chân thành cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của Quý KH & sẽ cố gắng nâng cao chất lượng phục vụ ngày một tốt hơn.

    ___ Xin cảm ơn ___
     
  2. ALVIN_SHOP

    ALVIN_SHOP Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/2/2012
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: ALVINSHOP_chuyên sỉ & lẻ thực phẩm ăn dặm của Mỹ: sữa SIMILAC,bột GERBER,bánh ăn dặm,k

    Trong những năm gần đây, công nghệ làm hàng giả ngày càng tinh vi. Không chỉ có những sản phẩm cao cấp hay đắt tiền mới bị làm nhái, làm giả mà bất cứ mặt hàng nào bán được là bị làm giả. Theo BS. Tạ Thị Lan, Phó Phòng Nghiên Cứu Thực Phẩm, Trung Tâm Dinh Dưỡng, các sản phẩm sữa giả rất đa dạng và đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

    Sữa thật

    Sữa nguyên chất chỉ có ở các loài động vật có vú tiết ra để làm thức ăn nuôi con của chúng. Có hơn 4000 loài tiết sữa nuôi con nhưng sữa các loài không giống nhau. Sữa của mẹ nào thì cho con đó: sữa mẹ tốt cho bé, sữa bò tốt cho bê, … Con người dùng sữa bò để uống, tách béo ra làm thành sữa gầy, tách nước thành sữa bột để bảo quản lâu hơn. Cũng từ sữa nguyên chất, sữa bột, người ta còn chế biến ra nhiều loại sữa uống và sữa bột có mùi vị, cấu trúc và cảm quan khác nhau thường được gọi chung là sản phẩm sữa.

    Các sản phẩm sữa trên thị trường thường có thành phần chính là sữa bột, được bổ sung các thành phần thực phẩm khác (là một trong những thành phần của sữa hoặc không phải sữa) tuỳ theo mục đích sử dụng. Chẳng hạn sữa cho trẻ sơ sinh phải có thành phần dinh dưỡng giống với sữa mẹ; sữa cho người bệnh cần có năng lượng cao và đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, sữa cho bà mẹ,…. Một sữa tốt, ngoài thành phần dinh dưỡng phù hợp còn phải hợp khẩu vị người dùng và mang tính tiện dụng nữa.

    Một sản phẩm được gọi là sữa thật khi có thành phần nguyên liệu chính là sữa, các thành phần nguyên liệu bổ sung, thành phần dinh dưỡng, cách sử dụng, thời hạn bảo quản, đối tượng sử dụng và nơi sản xuất,… được công bố một cách rõ ràng, chính xác trên bao bì. Và đương nhiên được các cơ quan chức năng nhà nước công nhận.

    Hàng thật “giả sữa”

    Đây là “hàng thật” 100%, có mùi vị và các công bố trên bao bì giống như sản phẩm sữa nhưng lại hoàn toàn không chứa sữa hoặc chỉ có một thành phần của sữa với hàm lượng nhỏ như đạm casein, đạm whey, bơ,….Hàng thật “giả sữa” được người tiêu dùng chấp nhận và pháp luật cho phép, được sản xuất bởi những công ty chính hiệu, và được công khai cho người dùng biết đó là thực phẩm “giả sữa”. Sản phẩm dạng này cũng giống như các sản phẩm giả thịt từ đạm thực vật như chả lụa chay, đùi gà chay….cho người ăn chay. Các sản phẩm giả sữa thường được làm từ đạm đậu nành, dầu thực vật, các loại đường không phải lactose,… nhưng có hương vị, cấu trúc, màu sắc,… và thậm chí thành phần dinh dưỡng giống y “đồ thật” nhưng nguồn gốc hay bản chất thì khác. Những người thích sữa nhưng bị dị ứng với một hay nhiều thành phần của sữa có thể thưởng thức hương vị sữa qua những sản phẩm này.

    Sữa giả

    Loại “giả” này không được pháp luật cho phép, không được người tiêu dùng chấp nhận và bị xã hội lên án. Đó là sự giả mạo, giả dối, lừa gạt người tiêu dùng của một số nhà sản xuất để trục lợi. Là đồ “giả” mà nói là ..đồ thiệt, đồ thứ phẩm nói là đồ cao cấp.

    Một trong những cách lừa người tiêu dùng phổ biến là nhái thương hiệu. Sản phẩm nhái có tên gần giống với tên của một sản phẩm sữa uy tín và đang bán chạy trên thị trường nhằm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Để tránh mua nhầm thương hiệu, chúng ta nên đọc kỹ tên, nhãn hiệu và cả nơi sản xuất để chắc chắn là đã chọn đúng sản phẩm mình cần.

    Loại sữa giả tinh vi hơn là “giả ruột”. Sữa bên trong được “độn” bằng các nguyên liệu rẻ tiền như bột váng sữa (bột whey), lactose,… hoặc sử dụng các nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, nguyên liệu cận hay quá đát, nguyên liệu dùng trong công nghiệp hoặc chăn nuôi,… để tạo ra những sản phẩm kém chất lượng nhưng được bán với “giá thật”. Sữa giả ruột còn là những sản phẩm không được công bố đúng thành phần dinh dưỡng, nguyên liệu trên bao bì. Thành phần “bổ dưỡng” giá mắc chỉ có tí xíu hoặc thậm chí không bổ sung thì trên nhãn được công bố với hàm lượng cao. Ngược lại, thành phần nghe “có vẻ rẻ tiền” thì lờ đi, không công bố. Sữa giả về chất lượng còn là những loại sữa thiếu về trọng lượng, thiếu chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, không đạt về vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, quá trình bảo quản đáng phải huỷ hoặc xử lý lại nhưng vẫn được đưa ra thị trường như hàng chất lượng cao. Sữa có chất lượng giả rất khó nhận biết và thường có ưu thế cạnh tranh về giá thành. Sữa “giả ruột” rất khó phát hiện khi nhìn bề ngoài. Do vậy, tốt nhất là nên mua những sản phẩm của các nhà sản xuất nghiêm túc và có uy tín.

    Khác với sữa giả ruột, sữa giả “nhà sản xuất” không thể truy tìm được nguồn gốc sản phẩm. Một số người thiếu đạo đức kinh doanh đã đóng gói “ruột khác” vào bao bì của sản phẩm sữa nào đó đang bán chạy, như kiểu bột ngọt Ajinomoto bị làm giả. Người tiêu dùng khi thấy chất lượng sản phẩm mình vẫn sử dụng không ổn định, báo cho nhà sản xuất thì cả hai mới vỡ lẽ mình là nạn nhân. Thường thì những sản phẩm này có bao bì mà hình ảnh không rõ nét, câu từ thiếu chính xác, nhiều lỗi chính tả do sao chép không đúng hoặc sao chép hình ảnh từ bao bì thật. Bạn hãy cẩn thận xem kỹ cách in ấn trên bao bì để đề phòng hàng giả. Bạn cũng nên mua sữa cho gia đình tại những nơi có uy tín như siêu thị, của hàng đại lý chính hãng tránh mua sữa tại các nơi có nghi ngờ có khả năng bán sữa giả.

    Hạn sử dụng là một trong những yếu tố thường bị làm giả. Sữa có hạn sử dụng giả thường là hàng đã cận hoặc quá đát được nâng cấp bằng cách tẩy xóa sửa chữa; hạn sử dụng được cố tình kéo dài làm giảm chất lượng dinh dưỡng và cảm quan sản phẩm. Kiểm tra hạn sử dụng không chỉ giúp ta chọn được các sản phẩm mới, mà còn giúp phát hiện sữa làm hạn sử dụng giả.

    Để tránh chọn nhầm hàng giả, bạn cần kiểm tra kỹ bao bì sản phẩm xem các hình ảnh và thông tin có đầy đủ, sắc nét, rõ ràng và chính xác không. Hạn sử dụng có bị tẩy xóa, in chồng lên nhau không; sản phẩm có được bày bán ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát không. Bao gói phải kín, không móp méo và nguyên vẹn.

    Khi mở ra, nên xem màu sắc, mùi vị sản phẩm để sớm phát hiện những sản phẩm có vấn đề. Sữa bột phải tơi rời, không vón cục, ngoại trừ các cục dễ vỡ ra khi búng nhẹ; có màu sắc trắng đến màu vàng kem, không có đốm màu lạ như: nâu, đen, xanh lợt,… không có mùi ôi dầu, mùi mốc, mùi tanh, mùi xà phòng hoặc các mùi vị lạ khác.

    Tóm lại, thói quen đọc hiểu nhãn bao bì là một giải pháp đơn giản và hiệu quả không chỉ giúp bạn hạn chế việc mua nhầm hàng giả mà còn giúp bạn chọn đúng sản phẩm mình cần.
     
  3. ALVIN_SHOP

    ALVIN_SHOP Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/2/2012
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: ALVINSHOP_chuyên sỉ & lẻ thực phẩm ăn dặm của Mỹ: sữa SIMILAC,bột GERBER,bánh ăn dặm,k

    Dạy con cách ứng xử

    Trẻ nhỏ cần được dạy cách ứng xử ngay từ khi còn bé để có thể sống và hòa nhập tốt với xã hội khi các con lớn lên. Với mỗi độ tuổi lại cần những phương pháp dạy bảo khác nhau. Sau đây là một số gợi ý mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo để định hướng cho con những cách cư xử đúng đắn. Những việc nên làm Luôn động viên con và trao cho con thật nhiều tình yêu thương. Khen ngợi con mỗi khi con làm được một điều gì đúng, thậm chí thưởng cho con nếu cần thiết. Con nhỏ thường bắt chước và làm theo những hành động của bố mẹ. Hãy luôn cư xử, giao tiếp và nói năng đúng đắn để có thể làm gương cho con. Hãy mềm mỏng nhưng vẫn cương quyết. Hãy để những đồ vật dễ bị hư hỏng, dễ vỡ…ra xa tầm tay của con. Đề phòng những rắc rối có thể gây ra từ bé luôn dễ hơn nhiều so với việc giải quyết chúng. Hãy bỏ qua cho con trong những vấn đề nhỏ nhặt hoặc nếu bé chỉ đang gây phiền nhiễu một cách vô hại. Có nhiều vấn đề lớn hơn cần được chỉnh sửa cho bé, đặc biệt khi những hành động của con có thể gây ra tác hại hoặc nguy hiểm cho bé hoặc cho người xung quanh. Hãy luôn nhất quán trong việc dạy con cách ứng xử. Đừng nhân nhượng và luôn có cùng một cách phản ứng mỗi khi con có một hành động sai, nếu không con sẽ cho rằng đôi khi con vẫn có thể được bỏ qua cho những cách cư xử không đúng của mình. Hãy sửa sai cho con mỗi khi con làm một hành động không đúng, nhưng chỉ khi cơn giận của bạn đã nguôi. Đếm đến 10 trước khi bạn nói hoặc làm một điều gì đó có thể giúp làm giảm cơn giận của bạn và bạn lúc này sẽ có thể kiểm soát bản thân tốt hơn. Đưa ra những nguyên tắc thích hợp với độ tuổi của con bạn. Những nguyên tắc này có thể áp dụng thích hợp nhất với trẻ em ở độ tuổi đến trường. Những bé nhỏ hơn (trẻ sơ sinh, trẻ trước giai đoạn mẫu giáo…) sẽ chưa hiểu được rõ nguyên tắc là gì. Đôi khi hãy phạt con bằng cách không cho con làm một số việc con thích, như xem TV, chơi điện tử hoặc chơi cùng bạn bè. Hãy nói với con rằng con đã có một hành động sai, nhưng bản thân con không phải là một đứa trẻ hư hỏng. Những việc nên tránh Đừng cằn nhằn hoặc phàn nàn về những hành vi xấu của con quá nhiều. Trẻ em thường có xu hướng lờ đi nếu bố mẹ nói quá nhiều. Đừng cố gắng phân tích nguyên nhân tại sao con đã sai nếu con nhỏ hơn 3 tuổi. Trẻ em ở độ tuổi này vẫn chưa có khả năng hiểu được những điều đó. Hãy cho con biết về những sai lầm của bản thân, nhưng đừng chỉ trích và phê phán. Đừng gọi tên con mỗi khi la mắng. Đừng bao giờ nói con là một đứa trẻ hư chỉ vì con có một vài hành động không đúng. Đừng la mắng con quá nhiều. Bị la mắng quá nhiều sẽ làm con sợ hãi, lo lắng và sẽ tìm cách lờ bố mẹ đi, đồng thời điều này cũng sẽ có những nguy cơ khiến cho cách cư xử của con càng tệ đi. Đừng đánh con. Nếu bạn đánh con, con sẽ cho rằng con có thể giải quyết vấn đề bằng cách đánh một ai đó. Đặc biệt không đánh con khi bạn đang giận dữ. Đừng bao giờ ném các đồ vật vào người con. Không kéo tóc, giật tay hoặc lắc người con.

    Theo American Family Physician
     
  4. ALVIN_SHOP

    ALVIN_SHOP Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/2/2012
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: ALVINSHOP_chuyên sỉ & lẻ thực phẩm ăn dặm của Mỹ: sữa SIMILAC,bột GERBER,bánh ăn dặm,k

    Trẻ em rất hay bị hóc sặc. Nhiều cha mẹ không biết cách xử lý khi con bị hóc, nghẹn đã để lại những hậu quả đau lòng. Bài viết sau hướng dẫn các mẹ cách sơ cứu bé khi bé bị hóc, nghẹn dị vật đường thở.


    Hóc – sặc là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ trong khi ăn.

    Hóc – sặc là những hiện tượng thường gặp ở trẻ. Đôi khi trong những trường hợp nặng, nếu cha mẹ không biết cách và không kịp xử lý trong vòng từ 5 đến 10 phút thì tính mạng trẻ có thể bị đe dọa.

    Về nguyên nhân trẻ hóc – sặc thì chủ yếu là do trẻ còn nhỏ, cơ thể chưa hoàn thiện để có những phản xạ đóng nắp thanh quản khi nuốt dẫn tới thức ăn lạc xuống và chặn đường thở.

    Hóc dị vật đường thở nói chung là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ trong khi ăn, khi chơi. Sặc sữa, sặc cháo, sặc canh nói riêng là hiện tượng sữa, thực phẩm lỏng mềm trào vào đường thở khiến trẻ bị bịt đường thở, khó thở, sặc sụa, tím tái có thể gây tử vong.

    Nhận biết khi trẻ bị hóc – sặc

    Dấu hiệu cơ bản để các mẹ có thể nhanh chóng nhận ra con mình đang bị hóc – sặc là khi trẻ đang bú, đang ăn, thậm chí đang chơi đùa đột ngột bé ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ. Trong trường hợp nặng thì có thể xuất hiện nước, sữa, canh… trào ra từ mũi, miệng của bé. Trường hợp nặng nhất, bé có thể xuất hiện những cơn ngừng thở và tử vong ngay lúc đó. Đối với trường hợp bị hóc – sặc nhẹ hơn thì trẻ có thể trở lại bình thường nhưng theo các chuyên gia y tế thì sau đó trẻ dễ bị viêm phế quản, tái phát nhiều lần. Bệnh sẽ dai dẳng, đôi khi phải soi khí phế quản vài lần để hút mủ và bột còn sót lại.

    xử lý khi trẻ bị hóc nghẹn 1

    Hướng dẫn các mẹ những kỹ năng cơ bản sơ cứu khi bé bị hóc – sặc

    Trả lời về vấn đề này, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi – bệnh viện Bạch Mai cho biết, việc sơ cứu trẻ hóc dị vật vô cùng quan trọng, nếu xử lý đúng cách và kịp thời sẽ cứu được bé trong gang tấc. Nếu không kịp thời chỉ sau 5-6 phút, dị vật chèn đường thở sẽ khiến bé ngừng thở, suy hô hấp dẫn tới tử vong.

    Khi thấy trẻ có dấu hiệu sặc sữa, sặc cháo, hay hóc dị vật (thực phẩm cứng, đồ vật nhỏ…), cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần bình tĩnh và xử lý thật nhanh những thao tác như sau:

    Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.

    Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

    Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra thì cha mẹ cần hút kỹ chúng để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.

    Bên cạnh đó, cha mẹ có thể làm cách khác. Với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực.

    xử lý khi trẻ bị hóc nghẹn 2

    Lấy 3 ngón tay ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.

    xử lý khi trẻ bị hóc nghẹn 3

    Với trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ và người trông trẻ có thể dùng biện pháp ép bụng (phương pháp Heimlich). Với những bé còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.

    Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh.

    Sau đó đưa bé ngay vào viện.

    Phòng tránh sặc sữa, cháo, hóc dị vật

    Khi cho bé bú: Bế bé đúng tư thế, đầu cao hơn thân. Trong suốt quá trình cho ăn, cha mẹ cần quan sát con thật kỹ, động tác mút sữa và nuốt xuống một cách nhịp nhàng. Khuyến khích con nuốt xong thức ăn lại bú tiếp, hạn chế bé bú liên tiếp rất dễ bị sặc.

    Sau khi bú xong, cha mẹ hoặc người trông trẻ cần bế bé lên vai, giúp bé ợ hơi, vỗ lưng nhẹ tránh gây sặc sau khi ăn.
    Nếu bé bú bình, cha mẹ nên lưu ý kiểm tra núm vú sao cho lỗ thông núm ti không nên quá rộng khiến sữa chảy xuống dồn dập bé không nuốt kịp. Không nên cho bé bú khi đang nằm, khóc, chơi, ho…

    Khi bé ăn dặm, ăn cháo: không nên ép bé ăn nhiều, không cho bé ăn khi đang chơi đùa, nói chuyện, chạy nhảy.

    Người lớn cần bình tĩnh trước tình huống này, nhiều cha mẹ khi phát hiện ra trẻ tự ý cho hạt hay đồ chơi vào miệng, cha mẹ hét lên hốt hoảng, cố gắng móc họng bé, điều này làm con sợ hãi và khiến dị vật chui vào càng sâu hơn.

    Trong mọi trường hợp, lời khuyên tốt nhất đó là các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ cần thiết phải để mắt tới trẻ trong lúc, mọi nơi. Bậc phụ huynh nên thiết kế cho bé một môi trường sống an toàn để chạy nhảy, chơi đùa. Tránh tuyệt đối những vật nhỏ, nguy hiểm trong tầm với của trẻ.

    Tai nạn hóc sặc có thể xảy ra ở mọi tuổi nhưng thường ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến dưới 3 tuổi. Ở độ tuổi này, bé thường sẽ rất tò mò, những thứ tưởng như vô hại với người lớn lại vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ (hạt nhãn, hạt điều, kim may, đinh gim, hạt dẻ, hạt dưa, bỏng ngô, kẹo cứng,…) – chúng đều có thể trở thành thủ phạm gây tổn thương bé.

    Các phản xạ đóng mở thanh quản để bảo vệ đường thở khi ăn uống và khi hít thở chưa thuần thục như người lớn nên trẻ con càng dễ bị hóc sặc.

    Cha mẹ và người trông trẻ cần lưu ý khi chế biến đồ ăn cho bé đặc biệt với những thực phẩm có xương sống.

    Hóc dị vật đường thở là một tai nạn rất thường gặp ở trẻ từ dưới 3 tuổi vì vậy cha mẹ nên hết sức cảnh giác với vấn đề này.

    Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị vật đường thở?

    Có nhiều trường hợp trẻ em bị hóc dị vật đường thở mà người lớn không hay biết, hoặc xử lý không đúng cách gây ra tình trạng nặng hơn cho trẻ. Vậy dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị vật đường thở là gì?

    Một khảo sát gần đây của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho thấy, chỉ có 40% người nhà phát hiện được hoặc nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở. Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi đồng 1 cho biết: “Không ít trường hợp nhập viện cấp cứu vì dị vật đường thở, trong số đó có nhiều trường hợp người lớn không hay biết, hoặc xử lý không đúng cách gây ra tình trạng nặng hơn cho trẻ”.

    Bác sĩ Tuấn dẫn chứng về một trẻ (hơn 1 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM), khi người nhà cho bé ăn cháo, vì sơ ý chưa lấy hết vụn xương ra nên bé bị sặc. Người nhà cố tìm cách móc họng để lấy xương, nhưng chẳng những không lấy được mà bé có biểu hiện trở nặng, tím tái. Lúc này gia đình mới đưa bé đi cấp cứu. Khi nhập viện, bé đã trong tình trạng thiếu ô xy nặng. Mặc dù được BS nội soi lấy dị vật ra nhưng vẫn bị biến chứng thiếu ô xy lên não, làm bé mất khả năng nhận thức bên ngoài.

    Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng từng tiếp nhận một bé trai 9 tuổi nhập cấp cứu dị vật đường thở do ngậm đầu bút bi, bị mảnh nhựa từ bút bi lọt vào cuống phổi. Ban đầu, trẻ không có triệu chứng rõ rệt, và trẻ sợ bị gia đình rầy la nên giấu biệt… Một trường hợp khác là bé trai 18 tháng tuổi nuốt phải một miếng ống nhựa nhỏ trong đồ chơi. Người giữ trẻ sau đó lại giấu phụ huynh, nên bé đã phải 2 lần nhập viện vì bị suyễn nặng (do hóc dị vật kéo dài), các bác sĩ phải tiến hành nội soi để lấy dị vật.

    Phát hiện sớm trẻ bị dị vật đường thở giúp xử trí đúng

    Bác sĩ Tuấn lưu ý, phụ huynh cần để ý đến hội chứng xâm nhập trong hóc dị vật. Đó là, bé đang ăn mà đột ngột xuất hiện ho sặc sụa, tím tái khó thở thì phải nghĩ ngay đến dị vật đường thở, cần kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, cần lưu ý không cho trẻ chơi đồ chơi có mảnh lắp ráp nhỏ. Khi hầm xương nấu cháo cho trẻ, cần phải lấy hết các mảnh vụn xương trước khi trẻ ăn, phải để ý khi trẻ ăn trái cây có hạt, ăn các loại hạt. “Khi trẻ bị hóc, người lớn thường có thói quen móc họng để lấy dị vật, nhưng cách này có nguy cơ đẩy dị vật vào sâu”, BS Tuấn cảnh báo.

    Nếu sau khi hóc dị vật, trẻ vẫn tỉnh táo bình thường, cần để trẻ ngồi, sau đó đưa đến khám ở cơ sở y tế. Đối với trường hợp xuất hiện hội chứng xâm nhập cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện, không được móc họng hoặc gây ói cho trẻ để lấy dị vật. Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật tùy theo độ tuổi. Đối với trẻ dưới 2 tuổi thì làm biện pháp vỗ lưng, ấn ngực. Nếu trẻ vẫn tím tái thì phải làm động tác hà hơi thổi ngạt và chuyển ngay đến BV.
     
  5. ALVIN_SHOP

    ALVIN_SHOP Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/2/2012
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: ALVINSHOP_chuyên sỉ & lẻ thực phẩm ăn dặm của Mỹ: sữa SIMILAC,bột GERBER,bánh ăn dặm,k

    Có không ít trường hợp trẻ bị thương, bị tai nạn nhưng vì cha mẹ không biết cách sơ cứu hoặc áp dụng những cách sơ cứu sai lầm khiến cho tình trạng của con lại thêm nguy kịch.


    1. Bị bỏng
    Rất nhiều cha mẹ khi thấy con bị bỏng đã sử dụng kem đánh răng, mỡ trăn, bơ hay một số thứ khác được nghe truyền miệng lên vết bỏng của con. Hoặc sợ bụi bay vào vết bỏng đã lấy khăn mềm sạch che lên chỗ bị thương, điều này là hoàn toàn sai lầm vì lông trên khăn hay vải mền sẽ bám vào bề mặt vết bỏng và đây mới chính là nguyên nhân gây nhiễm trùng.

    Cách sơ cứu đúng với những tai nạn trẻ thường gặp (P1) 1

    Việc nên làm:

    Khi trẻ bị bỏng nhẹ, người lớn phải càng nhanh càng tốt ngâm, dội nước lã sạch để hạ nhiệt độ ngay tức thì chỗ bỏng của con để làm dịu cơn đau cho bé. Sau đó, bôi thuốc trị bỏng.

    Trong trường hợp trẻ bị bỏng ở mắt, miệng hay bộ phận sinh dục, phải ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất dù trẻ chỉ bị bỏng nhẹ. Nếu vết bỏng rộng hơn 1 bàn tay, bị phồng giộp hay kéo theo sốt, mẹ cũng nên xử trí tương tự.

    Ngoài ra, mẹ không được chọc vỡ các nốt phồng giộp hoặc tự gỡ những thứ bị dính trên vết bỏng ra khỏi người con mà nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý.

    2. Điện giật

    Trẻ con rất hiếu động và tò mò. Trong khi chơi đùa chúng rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm, quạt… Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật.


    Cách sơ cứu đúng với những tai nạn trẻ thường gặp (P1) 2

    Trường hợp trẻ ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng tiến hành thổi ngạt và ấn tim.

    - Trước hết cần phải bình tĩnh, kêu mọi người xung quanh giúp đỡ và đừng hốt hoảng.

    - Ngắt ngay nguồn điện bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện. Nếu không với tới được công tắc, cầu dao điện thì phải đứng trên vật khô cách điện dùng cây, cán chổi, hay chiếc ghế đẩu đẩy tay, chân người bị nạn ra khỏi nguồn điện.

    - Nếu trẻ còn tỉnh: an ủi trẻ để trẻ yên tâm. Nếu thấy trẻ bất tỉnh, cần kiểm tra nhịp thở, mạch đập và tiến hành cấp cứu thổi ngạt ấn tim khi có ngưng thở ngưng tim vì ngoài tổn thương bỏng điện tại chỗ, dòng điện còn có thể đi qua tim phổi gây ngừng tim ngừng thở. Khi thấy trẻ ngừng thở ngừng tim phải tiến hành hà hơi thổi ngạt – ép tim ngoài lồng ngực: làm ngay theo các bước sau, phải kiên trì, không được vận chuyển đi nơi khác khi trẻ chưa tỉnh.

    + Vỗ mạnh 3 – 5 cái vùng ngực. Đặt trẻ lên nền cứng (ván cứng, mặt đất), nới lỏng quần áo và các thứ chằng buộc trên người làm cản trở hô hấp.

    + Hà hơi thổi ngạt: Quỳ hoặc đứng bên trái ngang đầu trẻ. Bàn tay trái đặt sau gáy, nâng nhẹ cổ và banh miệng. Bàn tay phải đặt ở trán làm ngửa đầu, ngón cái và ngón trỏ bịt mũi nạn nhân.

    + Ngẩng đầu hít một hơi thật sâu, cúi đầu áp miệng của mình sát miệng nạn nhân sao cho không có kẽ hở đồng thời mắt nhìn ngực nạn nhân. Dùng sức hà hơi trong phổi mình vào miệng nạn nhân tới khi ngực nạn nhân nhô lên. Sau đó, ngẩng đầu lên hít sâu một hơi để hà tiếp theo. Thổi nhanh 5 lần liên tiếp.

    Những lần sau, cứ hà hơi 1 lần lại ép tim 5 lần. Với trẻ nhỏ tránh thổi quá mạnh làm vỡ phổi.

    - Đưa trẻ đến cơ sở y tế.

    3. Chảy máu cam

    Chảy máu mũi là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, thường là các dạng chảy máu nhẹ. Mọi người thường gọi hiện tượng này là chảy máu cam.


    Cách sơ cứu đúng với những tai nạn trẻ thường gặp (P1) 3

    Khi trẻ bị chảy máu mũi, điều quan trọng là bố mẹ phải bình tĩnh vì lúc đó trẻ sợ hãi, khóc lóc càng khiến máu chảy ra nhiều hơn. Thường thì máu mũi sẽ tự ngừng chảy trong khoảng 10 phút và lượng máu bị mất cũng không đáng kể. Cha mẹ có thể hạn chế máu mũi chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước, không nên ngả người về phía sau giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ.

    Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng tay kẹp chặt 2 bên cánh mũi, ngay đoạn dưới xương sụn mũi trong vòng 5-10 phút. Máu mũi vẫn chảy tiếp có nghĩa là bạn bóp cánh mũi của trẻ chưa đúng chỗ, cần phải bóp lại một lần nữa.

    Nếu máu tiếp tục chảy quá 15 phút hoặc khi cha mẹ thấy con đã nuốt quá nhiều máu chảy xuống họng, phải lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.

    4. Bị gãy răng vĩnh viễn

    Khi trẻ gặp tai nạn bị gẫy chiếc răng vĩnh viễn, nếu biết cách sơ cứu, cha mẹ hoàn toàn có thể trồng lại chiếc răng đó cho con.


    Cách sơ cứu đúng với những tai nạn trẻ thường gặp (P1) 4

    Đầu tiên, người lớn hãy đặt trẻ ở tư thế sao cho máu trong miện không làm tắc đường thở của trẻ, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cơ bản và cầm máu.

    Cố gắng tìm chiế răng bị gãy. Khi tìm được, đừng cầm chiếc răng gãy ở phần chân răng. Nếu thấy chiếc răng bị bẩn, cha mẹ cũng đừng nên cọ rửa mạnh chiếc răng bị gãy, chỉ cần rửa qua bằng nước thật nhẹ nhàng là được.

    Nếu trẻ đã lớn và biết hợp tác, hãy nhẹ nhàng đặt răng và lại hốc răng, bảo trẻ giữ chiếc răng đã gãy ở đúng vị trí bằng ngón tay hay khăn giấy sạch.

    Nếu trẻ khó chịu và không hợp tác, hãy bỏ chiếc răng bị gãy vào một ly sữa rồi đem đến bệnh viện cùng với nạn nhân. Có thể sẽ còn cơ hội trồng lại chiếc răng đó. Nếu không có sữa thì có thể bọc răng trong một miếng vải ướt.

    Để có kết quả tốt nhất trẻ cần phải được nha sĩ thăm khám trong vòng 1 giờ sau khi răng bị gãy.

    5. Khi trẻ bị dập ngón tay, ngón chân

    Trong các chấn thương ở bé, dập ngón tay/ngón chân là dạng khá phổ biến. Bé vô tình dập cửa vào ngón tay hoặc bị các vật nặng (như cuốn sách, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, đồ chơi lớn…) rơi xuống bàn chân. Người lớn có thể thực hiện một số động tác sơ cứu đơn giản mà hiệu quả như sau:


    Cách sơ cứu đúng với những tai nạn trẻ thường gặp (P1) 5

    - Nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề

    Đây là việc quan trọng nhất cần làm trong vòng 48 tiếng đầu. Ngay sau khi phát hiện bé bị dập ngón tay (ngón chân), hãy đặt bé ngồi trên ghế hay ngồi lòng mẹ. Dùng chăn (hoặc gối) kê cao bàn tay (hoặc bàn chân) bị thương của bé. Những giờ sau đó, thường xuyên cho bé ngồi (hoặc nằm) ở tư thế bàn tay (bàn chân) bị thương cao hơn tầm trái tim.

    - Chườm đá

    Dùng túi nylon đựng đá lạnh (hoặc một túi rau quả đông lạnh sạch, có sẵn trong ngăn đá) chườm lên vùng tổn thương. Bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng. Giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Thực hiện điều này đều đặn mỗi 1-2 tiếng trong vòng 24 tiếng đầu; sau đó, làm 3-4 lần trong ngày thứ 2.

    Nếu không có túi chườm, có thể đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay (bàn chân) bé vào ngâm. Bé có thể cảm thấy khó chịu ở thời điểm hiện tại, nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ giúp giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả.

    - Giảm đau

    Dập ngón tay/ngón chân khiến bé hết sức đau đớn. Đó là do khu vực này tập trung rất nhiều đầu mút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ. Cho bé uống thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) theo đúng chỉ dẫn. Thuốc không những giúp bé bớt đau mà còn làm giảm tình trạng viêm.

    Nghe nhạc (hoặc xem bộ phim hoạt hình) yêu thích cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những bé đã lớn, việc tập trung ý nghĩ, hít thở sâu và đều cũng giúp cải thiện tình hình.

    - Kiểm tra dấu hiệu gãy xương

    Trước khi đi khám bác sĩ, hãy theo dõi bé trong vòng vài giờ đồng hồ tại nhà.

    =================================================

    Sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật

    Khi trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn.

    - Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.

    - Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.

    Hai thủ thuật sơ cứu nhanh cha mẹ nào cũng nên biết

    1. Với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực

    - Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.

    Hai cách sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật cha mẹ cần biết 2

    - Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.

    Hai cách sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật cha mẹ cần biết 3

    - Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.

    2. Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich

    - Trường hợp trẻ còn tỉnh

    Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.

    Hai cách sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật cha mẹ cần biết 4

    - Trường hợp hôn mê, bất tỉnh

    Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

    Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.

    Lưu ý:

    - Cha mẹ cần lưu ý, sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật.

    - Để tránh trường hợp con bị hóc dị vật, cha mẹ nên dạy bé có thói quen tập trung cao độ khi ăn, tránh cười đùa, chạy nhảy, nằm ăn, và luôn để ý tới bé. Tuyệt đối không để bé tự ý bốc đồ ăn khi chưa có sự đồng ý, giám sát của cha mẹ.
     
  6. ALVIN_SHOP

    ALVIN_SHOP Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/2/2012
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: ALVINSHOP_chuyên sỉ & lẻ thực phẩm ăn dặm của Mỹ: sữa SIMILAC,bột GERBER,bánh ăn dặm,k

    hihihi. cảm ơn mn
    Shop mình van thuong xuyen goihang ra HN, phí tầm 25-35k (nội thành HN), không cần chuyển khoản, nhan hang thanhtoan luon
    Khi nào có nhu cầu mn ới mìnhnhé.
    tks
     
  7. ALVIN_SHOP

    ALVIN_SHOP Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/2/2012
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: ALVINSHOP_chuyên sỉ & lẻ thực phẩm ăn dặm của Mỹ: sữa SIMILAC,bột GERBER,bánh ăn dặm,k

    tks me no nhieu nhieu nhe.
    Chúc Mẹ nó cũng dat hang. ;)
     
  8. ALVIN_SHOP

    ALVIN_SHOP Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/2/2012
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: ALVINSHOP_chuyên sỉ & lẻ thực phẩm ăn dặm của Mỹ: sữa SIMILAC,bột GERBER,bánh ăn dặm,k

    Dịch Ebola đang lan ra khắp các nước Châu Phi, Châu Âu... người dân trên thế giới đang lo sợ về một đại dịch bệnh sẽ cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

    Ở Việt Nam, chưa ghi nhận có trường hợp nhiễm bệnh Ebola nhưng cũng khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Nhất là trẻ em đang tuổi đi học, tiếp xúc với môi trường đông người càng khiến cha mẹ lo lắng. Vì vậy, để con có sức khỏe tốt, cha mẹ cần biết những điều sau đây:

    Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, dấu hiệu nhận biết dịch bệnh

    Virus Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm; lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da, niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm virus (quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).

    Dịch Ebola cần được hiểu rõ để bảo vệ con

    Dịch Ebola cần được hiểu rõ để bảo vệ con
    Ngoài ra, người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện các triệu chứng: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng buồn nôn/nôn, tiêu chảy, đau bụng, viêm kết mạc, phát ban (ban đầu ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh), suy thận, suy gan.

    Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 21 ngày. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

    Tránh những khu vực đang có dịch hoặc nghi ngờ có dịch

    Trên trang Eva cho biết, tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh, chúng ta nên hạn chế đến các vùng đang có dịch hoặc nghi ngờ có dịch. Bạn cũng nên tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh, hoặc bất cứ ai bạn nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Bởi hiện nay trên thế giới, một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines... đã bắt đầu xuất hiện người nhiễm bệnh Ebola... Điều này cho thấy, dịch bệnh này còn có thể lan rộng đến nhiều quốc gia trên thế giới.

    Đồng thời, nên hạn chế cho trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe để thăm khám. Trừ khi nghi ngờ trẻ có thể bị nhiễm bệnh Ebola thì mới cần đến bệnh viện để làm xét nghiệm và được điều trị sớm nhất.

    Tránh tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh

    Khi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà, trẻ cần thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo), cần rửa tay với xà phòng hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh.

    Nhưng tốt nhất, trong trường hợp không bắt buộc, không nên cho trẻ đến gần người bệnh.

    Không ăn thịt tái hay động vật hoang dã

    Ebola xuất hiện trên người lần đầu tiên được xác định là thông qua tiếp xúc gần gũi với máu...

    Ebola xuất hiện trên người lần đầu tiên được xác định là thông qua tiếp xúc gần gũi với máu...
    Ebola xuất hiện trên người lần đầu tiên được xác định là thông qua tiếp xúc gần gũi với máu, dịch tiết, phủ tạng hoặc các dịch cơ thể khác của động vật nhiễm bệnh.

    Chính vì vậy, nếu bạn đang ở trong khu vực nghi ngờ có dịch, tuyệt đối không nên mua, ăn và săn bắt thú rừng hoang dã vì chúng có thể đang có sẵn mầm bệnh gây nguy hiểm cho gia đình.

    Không cho con bú khi mẹ nghi mắc bệnh Ebola

    Ebola gây nguy cơ sảy thai/đẻ non, chảy máu sau sinh rất cao ở phụ nữ có thai. Ebola có thể truyền qua sữa mẹ nên khi nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh.
     
  9. ALVIN_SHOP

    ALVIN_SHOP Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/2/2012
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: ALVINSHOP_chuyên sỉ & lẻ thực phẩm ăn dặm của Mỹ: sữa SIMILAC,bột GERBER,bánh ăn dặm,k

    Bột Gerber da ve day du mui vi roi cac MOM nhe
     
  10. ALVIN_SHOP

    ALVIN_SHOP Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/2/2012
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: ALVINSHOP_chuyên sỉ & lẻ thực phẩm ăn dặm của Mỹ: sữa SIMILAC,bột GERBER,bánh ăn dặm,k

    Alvin_Shop đã nhập về sản phẩm mới :

    + PHOMAI KRAFT DẠNG XỊT - sản xuất tại Mỹ

    + CHOCOLATE HERSHEY'S nổi tiếng của Mỹ

    + Sữa SIMILAC ADVANCE 0-12 tháng - xem giá tại đây

    + Sữa SIMILAC GO GROW 9-24 tháng - xem giá tại đây

    + Sữa SIMILAC SENSITIVE dành cho trẻ bị nôn trớ - xem giá tại đây

    + Sữa nước PEDIASURE (Fiber chống bón/ hương dâu) - xem giá tại đây
     
  11. ALVIN_SHOP

    ALVIN_SHOP Thành viên chính thức

    Tham gia:
    28/2/2012
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: ALVINSHOP_chuyên sỉ & lẻ thực phẩm ăn dặm của Mỹ: sữa SIMILAC,bột GERBER,bánh ăn dặm,k

    14 loại thực phẩm có trót mua về cũng tuyệt đối không được ăn




    Thực phẩm không được bảo quản đúng cách sẽ khiến phát sinh những độc tố có thể gây nguy hiểm chết người.

    Dưới đây là những thực phẩm cấm sử dụng:

    1. Cà chua xanh

    Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

    2. Chè bị mốc

    Chè là thức uống vô cùng quý giá cho sức khỏe con người. Nhưng nếu chè bị mốc là đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

    3. Gừng bị dập

    Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì một số nghiên cứu cho thấy do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

    3 loại thực phẩm hay ăn dễ sinh độc tố nếu dùng không đúng cách3 loại thực phẩm hay ăn dễ sinh độc tố nếu dùng không đúng cách

    Bên cạnh những lợi ích sức khỏe, có những loại rau sẽ trở thành độc tố nếu bạn không biết sử dụng đúng cách.

    4. Khoai tây mọc mầm

    Khoai tây có chứa nhiều chất xơ, prô-tê-in, các vi-ta-min A, C, B6, E, sắt, can-xi… nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên, nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí suy hô hấp.

    5. Dưa muối chưa kĩ

    Các loại dưa muối nói chung là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.

    Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần . Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

    6. Đậu xanh nấu chưa chín

    Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Trong đậu cũng chứa hemagglutinin với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.



    7. Bắp cải bị thối

    Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng ô-xy, làm cho ngộ độc ô-xy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.

    8. Mật cá

    Mật cá chứa độc tố nguy hại cho sức khoẻ. Cá càng lớn độc tố càng mạnh. Loại độc tố này có đặc điểm không bị phá hủy ở nhiệt độ cao và trong cồn, sau khi ăn vào sẽ bị tổn hại đến chức năng gan và thận, ở mức độ nặng có thể gây tử vong.

    Những thực phẩm không được ăn vỏ vì rất độcNhững thực phẩm không được ăn vỏ vì rất độc

    Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, ăn khoai lang rất tốt cho những ai bị táo bón, nhưng ăn cả vỏ khoai lại không tốt cho tiêu hóa.

    9. Giá đỗ không có rễ

    Có những loại giá đỗ đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển được phun thuốc trừ cỏ, khiến các loại giá đỗ đó to, đầy và không có rễ. Trong thuốc trừ cỏ chứa chất gây ung thư, mà trong giá đỗ không rễ lại hấp thu chất độc hại này. Vì vậy, chúng ta không nên sử dụng loại giá đỗ không rễ này.

    10. Ba ba, cua và lươn chết

    Ba ba, cua, lươn giàu đạm, rất bổ dưỡng nhưng nếu chúng đã chết tuyệt đối không được ăn. Trong ba ba, cua và lươn có khá nhiều chất histidine, sau khi chết, những chất này nhanh chóng bị phân hủy thành histamine rất độc đối với sức khoẻ, ăn vào dễ bị trúng độc.

    11. Trứng gà sống

    Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.





    12. Bí ngô để lâu

    Bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kị khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

    13. Mộc nhĩ tươi

    Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng – chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.

    14. Rau cải nấu chín để qua đêm

    Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ô-xy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này