Thông tin: Nấm Kefir - Hiểu Đúng Về Những Công Dụng

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi than.dv, 13/9/2016.

By than.dv on 13/9/2016 lúc 12:10 PM
  1. than.dv

    than.dv Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/3/2016
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    62
    Điểm thành tích:
    28
    Thời gian qua, hẳn trong chúng ta không ai xa lạ gì với phong trào nuôi nấm Kefir lan rộng đến từng nhà, từng người. Trên các diễn đàn luôn có những chủ đề sôi nổi các mẹ chia sẻ với nhau về công dụng, cách nuôi, và trao tặng nhau loại nấm này.

    Đã có những lời truyền nhau có phần "đồn thổi" về công dụng kỳ diệu của nó như: Chữa các chứng bệnh về tiêu hóa, tim mạch, thậm chí cả...ung thư. Vậy công dụng thực sự của loại nấm kefir này thế nào?

    [​IMG]

    Theo những gì chúng tôi tổng hợp được thì nấm sữa Tây Tạng có tên khoa học là nấm Kefir. Sở dĩ gọi là nấm sữa vì nó ăn sữa để sinh trưởng. Nó có hình thù như những hạt bỏng nẻ gạo, có mùi thơm ngậy, sinh sôi hàng ngày, nhất là với thời tiết nóng thì tôc độ sinh sôi càng nhanh. Thời gian đầu khi mới du nhập vào Việt Nam đã có nhiều người tranh thủ đặc tính sinh sôi này để kiếm tiền, tuy nhiên về sau, khi đã trở nên thông dụng thì mọi người chỉ trao tặng nhau chứ ít bán. Nấm Kefir là loại nấm men, trong quá trình ăn sữa chúng sản sinh ra một số loại men giàu khoáng chất, vitamin có lợi cho cơ thể, dễ hấp thu.

    Về công dụng của nấm Kefir thì đến nay vẫn còn chưa thực sự rõ ràng. Trên diễn đàn đã có rất nhiều bài viết nói về công dụng của nấm Kefir như thành viên@cutitngoan chia sẻ "Nấm sữa Tây Tạng là một sinh vật sống , ăn sữa tươi và sản sinh ra một loại men rất có lợi cho cơ thể . Sữa nấm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể , phục hồi những chức năng bị yếu" hay như chia sẻ của thành viên @aiworld thì nấm Kefir còn có tác dụng "Chống lão hóa da, giúp lành sẹo vì nấm Kefir có sinh sản chất trụ sinh, da mịn và trắng dần lên theo từng ngày sử dụng". Tuy nhiên cũng có những ý kiến nghi ngờ về tác dụng "thần kỳ" của loại nấm này?

    [​IMG]

    Như vậy ngoài việc hiểu đúng về công dụng của nấm Kefir thì khi sử dụng sản phẩm của loại nấm này (ở đây là sữa chua nấm Kefir) các mẹ cũng nên lưu ý đến liều lượng cũng như cách dùng vì đặc tính chua của sản phẩm, đặc biệt là với trẻ nhỏ và những người mắc các chứng bệnh về dạ dày. Nếu tự nuôi các mẹ cũng nên lưu ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vì quá trình nuôi có thể sẽ sản sinh ra những vi khuẩn có hại.

    Các mẹ nếu có quan tâm có thể tìm hiểu về cách nuôi, bảo quản cũng như nguồn giống nấm Kefir trong topci: Tặng nấm Kefir làm sữa chua

    Bài này chỉ có tính chất tham khảo. Trước khi quyết định làm theo, hãy chắc chắn rằng mình phải tự chịu mọi trách nhiệm về hậu quả của nó.

    Các chủ đề liên quan:
    Nấm sữa chua Kefir
    Nấm Kefir và các tác dụng của nó
    Làm đẹp hiệu quả với sữa chua nấm Kefir
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi than.dv
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

    Last edited by a moderator: 22/9/2016

Bình luận

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi than.dv, 13/9/2016.

  • Tags:
    1. LinhChi_89
      LinhChi_89
      cứ nghe đồn thế thôi chứ e cx chưa dám thử c ạ
    2. trangnguyenbk56
      trangnguyenbk56
      ngày xưa mình nuôi rồi, nuôi bằng sữa tươi đúng ko nhỉ
    3. than.dv
      than.dv
      Không hiểu lý do gì mà phong trào nuôi nấm này lại đi xuống nhỉ?
    4. mebe_shushi
      mebe_shushi
      Thế này không biết có nên nuôi không ạ :)
    5. PiaTom_2
      PiaTom_2
      Mình chưa biết công dụng thực sự của loại này nhưng qua kinh nghiệm chuyên môn : Bạn chỉ nuôi khi quá trình thực hiện phải đảm bảo "vệ sinh" theo đúng nghĩa; ở đây vs không phải đơn thuần như các bạn nghĩ đâu mà : vs từ môi trường không khí, dụng cụ phải tiệt trùng, nhiệt độ lên men phải đúng ... Tại sao phải vậy ?! Vì : Nếu môi trường không khí " bẩn" các vi sinh lạ, nấm mốc đầy dãy quanh ta... Nhiễm vào , khi đó sữa chua sản phẩm không chỉ có men tốt mà đầy dãy vi khuẩn, nấm mốc cùng sinh sôi... -> ăn vào có hại. Nếu dụng cụ không được tiệt trùng thì cũng gây nên vấn đề như trên. Nếu nhiệt độ không đúng ( tương tự như tây tạng chẳng hạn ) nếu quá ấm, nóng - là nhiệt độ thích hợp cho các loai vi khuẩn , nấn mốc phát triển, át cả nấm kefir thì sản phẩm nhiều khi lẫn cả độc tố do các loại nấm, vi sinh lạ thải ra trong quá trình phát triển.
      Câu hỏi các bạn sẽ đưa ra tiếp là : sao tôi vẫn làm sữa chua thông thường đấy thôi : câu trả lời là : chu trình sữa chua thông thường vẫn làm rất ngắn, men giống chính là hộp sữa chua ta vẫn mua - vẫn thuần khiết. Trong khi nấm kefir kia ta tận dụng, quay vòng , tự sinh sôi không tuyển chọn , phân lập .... Có đảm bảo không ? Chắc chắn không bạn ạ !
      Cho nên các bạn chi nên làm sữa chua thông thường thôi nhé ! Còn rất rất nhiều điều mình muốn mọi người hiểu thêm nhưng nếu trình bày hết thì dài quá!!!
    6. PiaTom_2
      PiaTom_2
      PiaTom_2

      Thế này không biết có nên nuôi không ạ :)
      Mình chưa biết công dụng thực sự của loại này nhưng qua kinh nghiệm chuyên môn : Bạn chỉ nuôi khi quá trình thực hiện phải đảm bảo "vệ sinh" theo đúng nghĩa; ở đây vs không phải đơn thuần như các bạn nghĩ đâu mà : vs từ môi trường không khí, dụng cụ phải tiệt trùng, nhiệt độ lên men phải đúng ... Tại sao phải vậy ?! Vì : Nếu môi trường không khí " bẩn" các vi sinh lạ, nấm mốc đầy dãy quanh ta... Nhiễm vào , khi đó sữa chua sản phẩm không chỉ có men tốt mà đầy dãy vi khuẩn, nấm mốc cùng sinh sôi... -> ăn vào có hại. Nếu dụng cụ không được tiệt trùng thì cũng gây nên vấn đề như trên. Nếu nhiệt độ không đúng ( tương tự như tây tạng chẳng hạn ) nếu quá ấm, nóng - là nhiệt độ thích hợp cho các loai vi khuẩn , nấn mốc phát triển, át cả nấm kefir thì sản phẩm nhiều khi lẫn cả độc tố do các loại nấm, vi sinh lạ thải ra trong quá trình phát triển.
      Câu hỏi các bạn sẽ đưa ra tiếp là : sao tôi vẫn làm sữa chua thông thường đấy thôi : câu trả lời là : chu trình sữa chua thông thường vẫn làm rất ngắn, men giống chính là hộp sữa chua ta vẫn mua - vẫn thuần khiết. Trong khi nấm kefir kia ta tận dụng, quay vòng , tự sinh sôi không tuyển chọn , phân lập .... Có đảm bảo không ? Chắc chắn không bạn ạ !
      Cho nên các bạn chi nên làm sữa chua thông thường thôi nhé ! Còn rất rất nhiều điều mình muốn mọi người hiểu thêm nhưng nếu trình bày hết thì dài quá!!!

Chia sẻ trang này