Bổ Sung Vi Chất Gì Cần Thiết Cho Trẻ ????

Thảo luận trong 'ĐỒ CHO BÉ' bởi hoangtrangnhi, 21/8/2018.

  1. hoangtrangnhi

    hoangtrangnhi Chuyên Gia Dinh Dưỡng

    Tham gia:
    6/8/2018
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Các mẹ ơi, các mẹ có biết Kẽm rất cần thiết cho trẻ không ạ? cứ đổ sô nhau bổ sung canxi + vtm D mà các loại vtm nhóm B, Sắt hay kẽm, kẽm giúp hấp thu canxi tốt.
    Kẽm 1 trong 4 vi chất cần thiết nhất để đảm bảo sự sống của 1 cơ thế
    Việc đảm bảo đủ kẽm rất quan trọng, nên các mẹ chú ý hơn vào những thực phẩm bổ sung kẽm, hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung đủ kẽm từ thành phần tự nhiên cho con nhé.
    Hôm trước có Mẹ hỏi mình: Nếu con trẻ BIẾNG ĂN LÂU NGÀY có nguy hiểm ko[​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]➡ Xin trả lời các mẹ luôn là: RẤT RẤT NGUY HIỂM đấy ạ !
    [​IMG]➡ Một số biến chứng có thể xảy ra như: Bé sẽ bị còi xương, suy dinh dưỡng, ăn uống không ngon miệng & kém hấp thu các chất. Tính tình cáu bẳn, ngủ không ngon giấc.
    Kẽm sản phẩm từ tự nhiên 100%, Zcumin
    1 - Hỗ trợ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ.
    2 - Giúp trẻ ăn ngon, kích thích vị giác và tăng hấp thu dưỡng chất.
    3 - Giúp trẻ bảo vệ sức khỏe & theo kịp tốc độ phát triển của trẻ bình thường.
    4 - Kích thích và tăng cường miễn ḍịch, nâng cao sức đề kháng giúp trẻ khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật.
    5 - Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng và hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột.
    6- Cung cấp các vitamin, yếu tố vi lượng và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển về trí não và thể chất của trẻ.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hoangtrangnhi
  2. hoangtrangnhi

    hoangtrangnhi Chuyên Gia Dinh Dưỡng

    Tham gia:
    6/8/2018
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    NHỮNG THỰC PHẨM GIÚP TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH Ở TRẺ
    --------------------------------------
    Con trẻ hay bị ốm vặt, ốm bệnh dài ngày không khỏi... luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của các bậc phụ huynh. Mỗi lần như vậy, cha mẹ lại mất ăn mất ngủ chăm sóc con, sốt sắng cầu cứu các diễn đàn, hội nhóm; tốn bao công sức, thời gian, tiền bạc đưa con đi thăm khám khắp nơi... Vậy làm sao để giúp trẻ luôn vui khỏe mỗi ngày? Làm sao để con có một hệ miễn dịch vững chắc chống chọi được mọi tác nhân gây bệnh?

    Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm nhiều cấu trúc phức tạp và quá trình sinh học bên trong cơ thể nhằm bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Để hoạt động bình thường, hệ thống miễn dịch phải phát hiện và xử lý được rất nhiều yếu tố, gọi là mầm bệnh, có thể là từ virus đến ký sinh trùng. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch đang trong giai đoạn học hỏi, hoàn thiện nên rất dễ bị tấn công bởi những tác nhân bên ngoài. Đó là lý do khiến trẻ hay bị ốm vặt, ho và cảm lạnh. Nhưng đây cũng là cơ hội tốt để hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ được tập luyện, tăng cường đội quân để chiến đấu các mầm bệnh mạnh hơn, vì vậy, các bậc phụ huynh đừng vội can thiệp bằng thuốc tây hay kháng sinh, mà hãy tìm những giải pháp thông minh, tinh tế hơn để giúp con.

    Trong một báo cáo gần đây của nhóm chuyên gia tại viện Hoàng gia nhi khoa Anh cho thấy vai trò của những thực phẩm có quan hệ tích cực trong việc xây dựng hệ miễn dịch trẻ nhỏ. Việc trẻ mắc phải các triệu chứng như ho, cảm lạnh hay bị ốm vặt do thay đổi thời tiết, các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ nhỏ... chính là dấu hiệu của việc trẻ đang bị thiếu hụt dinh dưỡng: Vitamin, vi chất dinh dưỡng, axit béo omega – 3... trong chế độ ăn hàng ngày, và đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, không đủ sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Vậy cha mẹ nên lựa chọn những thực phẩm nào giúp trẻ tăng cường miễn dịch?

    [​IMG]1️⃣ Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C
    [​IMG]2️⃣ Thực phẩm giàu vi chất kẽm
    [​IMG]3️⃣ Thực phẩm chứa nhiều probiotics
    [​IMG]4️⃣ Các thực phẩm giàu axit béo Omega – 3
    [​IMG]5️⃣ Các thực phẩm giàu vitamin D

    Các thực phẩm trên sẽ cung cấp cho hệ miễn dịch của trẻ những nguyên liệu cần thiết để hoàn thiện. Tuy nhiên, ngoài việc cho trẻ ăn các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch, cha mẹ cần lưu ý tạo thói quen cho trẻ vận động ngoài trời, thường xuyên tập luyện thể thao, giảm thời gian tiếp xúc với các thiết bi điện tử để cơ thể khỏe mạnh toàn diện. Các bậc phụ huynh cùng lưu ý để chăm sóc con thật tốt!
     
  3. hoangtrangnhi

    hoangtrangnhi Chuyên Gia Dinh Dưỡng

    Tham gia:
    6/8/2018
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    VHN BIO ĐỒNG HÀNH CÙNG SỨC KHỎE HỌC ĐƯỜNG

    Làm sao để chăm sóc cho trẻ khỏe mạnh, phát triển tự nhiên luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh cũng như giáo viên các trường mầm non, tiểu học... Đặc biệt trong thời tiết mùa hè oi bức, nóng ẩm luôn là cơ hội để các mối đe dọa tới sức khỏe của trẻ được bùng phát.

    Trước những vấn đề đáng lo ngại trên, Trường mầm non Trăng sáng - Bright Moon Mỹ Đình phối hợp với Công ty Công nghệ sinh học - Dinh dưỡng cộng đồng VHN tổ chức Hội thảo “Giải pháp TĂNG ĐỀ KHÁNG cho trẻ trong mùa nóng” vào sáng ngày 09/06/2018.

    Qua phần chia sẻ của mình, Vân tin rằng các bậc phụ huynh, cũng như các giáo viên tại trường đã trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích về sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ trong mùa hè góp phần bảo vệ và nâng cao đề kháng cho trẻ không chỉ trong mùa nóng mà còn đồng hành theo suốt chặng đường phát triển.

    Cảm ơn cô hiệu trưởng Thanh Thư đã kết nối để Bright moon Mỹ ĐìnhDinh dưỡng thông minh VHN Bio tổ chức thành công chương trình, tạo điều kiện để Vân tiếp tục được đóng góp những giá trị của mình tới cộng đồng.

    Trong thời gian tới, Vân và VHN Bio sẽ tiếp tục đồng hành cùng Trường mầm non Bright Moon trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe học đường, giúp các bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất.
     
  4. Đông Nghi0712

    Đông Nghi0712 “KHÔNG CÓ VIỆC GÌ KHÓ, CHỈ SỢ LÒNG KHÔNG BỀN”

    Tham gia:
    17/8/2018
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    147
    Điểm thành tích:
    33
    Tạo được môi trường sạch đẹp an toàn cho các bé vậy là rất tốt.
     
  5. hoangtrangnhi

    hoangtrangnhi Chuyên Gia Dinh Dưỡng

    Tham gia:
    6/8/2018
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Đúng rồi bạn ạ, các bé là mầm xanh tương lai nên mình rất quan tâm đến sức khỏe, môi trường cho các bé có được sự phát triển toàn diện nhất.
     
  6. hoangtrangnhi

    hoangtrangnhi Chuyên Gia Dinh Dưỡng

    Tham gia:
    6/8/2018
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Mấy hôm nay, Vân có đọc lại một số tài liệu khoa học, bài báo về sức khỏe và dinh dưỡng của nước ngoài, rất tâm đắc với những nghiên cứu về hệ miễn dịch của trẻ nhỏ từ Dr. Andrew Weil và Dr.Stephen Cummings:

    [​IMG]1️⃣ "Nền tảng của sức khỏe tốt là một hệ miễn dịch có khả năng thực hiện các chức năng của nó một cách chính xác." - Dr. Andrew Weil

    [​IMG]2️⃣ "Qua quá trình phát triển và chinh phục các đợt viêm nhiễm, trẻ có thể tự loại bỏ được các độc tố và chất độc ra khỏi cơ thể, từ đó giúp hệ miễn dịch được tăng cường mạnh mẽ."

    [​IMG]3️⃣ "Khi các triệu chứng xuất hiện, cơ thể luôn cố gắng nỗ lực tối đa để tự chữa lành. Việc điều trị ngay các triệu chứng đồng nghĩa với việc chúng ta đang kìm nén sự phản ứng tự nhiên của cơ thể và ngăn cản quá trình tự chữa lành. Thay cho việc điều trị triệu chứng, bác sỹ nên kích hoạt khả năng tự bảo vệ của cơ thể giúp nó hoàn thành quá trình tự chữa lành bệnh." - Dr.Stephen Cummings

    [​IMG]4️⃣ "Khi hệ miễn dịch tự xử lý thành công một đợt viêm nhiễm, nó sẽ mạnh hơn và có khả năng chống đỡ tốt hơn trong những lần viêm nhiễm sau, thông qua việc tích lũy kinh nghiệm chiến đấu trước đó." - Dr. Andrew Weil

    Hệ miễn dịch của trẻ luôn có những khả năng hết sức tuyệt vời mà các bậc phụ huynh có thể chưa tìm hiểu hết. Nếu chịu khó nghiên cứu thêm các nguồn tài liệu chắc chắn các bậc phụ huynh sẽ tìm ra cho mình một phương thức nuôi con khỏe mạnh Thuận tự nhiên!

    Trong thời gian tới, Vân sẽ tiếp tục nghiên cứu và dịch nhiều hơn các tài liệu khoa học, y học nước ngoài để chia sẻ tới cộng đồng. Mong sao cho tất cả chúng ta luôn sống khỏe, sống hạnh phúc!
     
  7. hoangtrangnhi

    hoangtrangnhi Chuyên Gia Dinh Dưỡng

    Tham gia:
    6/8/2018
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    TẠI SAO NÊN CHUYỂN CẤU TRÚC THỨC ĂN CHO TRẺ?
    -------------------------
    Tôi có dịp chứng kiến một số bé đến 3 tuổi vẫn còn được cho ăn cháo, thay vì độ tuổi này bé đã được giới thiệu cấu trúc cơm (thô hơn) từ trước. Nghe vài tâm sự của người mẹ về sự khó ăn uống của con như: "vì sợ con còn nhỏ ăn thô chưa quen, nên cho bé ăn cháo, bây giờ muốn giới thiệu cơm cho con, nhưng con rất khó ăn như hay nhè và biểu hiện ói. Đặc biệt, các bé lớn từ 2 tuổi thường có thêm nhận thức "tự tạo biểu hiện ói, hoặc để tay vào miệng" để ngăn việc ăn cấu trúc lạ, chưa quen.

    "Liệu có nên tiếp tục cho con ăn cháo hay phải tập bé ăn cơm?"

    "Tại sao nên chuyển cấu trúc thức ăn cho trẻ theo độ tuổi thích hợp?"

    TRẢ LỜI:

    LIÊN QUAN GIỮA NÃO BỘ VÀ CẤU TRÚC THỨC ĂN

    Cấu trúc thức ăn là có mối liên hệ với các tác nhân gây kích thích sự thèm ăn khác của trẻ bao gồm cả vị giác, khứu giác và thị giác. Sự hoạt động của các cơ hàm và sử dụng lưỡi được hoàn thiện dần từ giai đoạn chuyển từ bú sữa (chất lỏng) sang ăn thức ăn dặm từ loãng (bán lỏng) đến thô dần (thức ăn đặc). Sự hoàn thiện này giúp tạo 1 tính hiệu giữa nhai thức ăn và bộ phân phụ trách "thèm ăn và hưng phấn" trong não bộ trẻ, dẫn đến việc thưởng thức thức ăn của riêng trẻ. Trong nghiên cứu của GS. Edmund T. R., từ Trung tâm Computational Neuroscience, Oxford, UK, đã cho thấy cấu trúc thức ăn liên quan đến hoạt động của não bộ từ sớm trong việc kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Việc này giúp trẻ phát triển tốt nhận thức về cấu trúc, cùng với mùi vị và màu sắc của thức ăn liên quan. Điều mà đúng với thực hành ăn dặm luôn khuyên cha mẹ tự làm món ăn và thay đổi cấu trúc phù hợp.
    Một nghiên cứu khác gần đây của nhóm TS. Jessica W., ĐH Maastricht đã có 2 kết luận khác quan trọng về cấu trúc thức ăn lên sự chấp nhận (không bị biếng ăn) ở trẻ nhỏ:
    *Ở độ tuổi rất nhỏ, ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, cấu trúc thức ăn cũng giữ vai trò chính trong việc liên quan đến sự chấp nhận thức ăn ở trẻ, thậm chí hơn cả màu sắc thức ăn. Sau khi hoàn thiện cấu trúc thức ăn (sau 1 tuổi) trẻ bắt đầu có nhận thức đa dạng về màu sắc và mùi vị của thức ăn. Do đó, trong thực hành ăn dặm luôn khuyên cha mẹ thay đổi cấu trúc thức ăn và chế biến đa dạng về màu sắc và mùi vị để trẻ dần phát triển.

    *Việc thay đổi cấu trúc thức ăn đúng độ tuổi sẽ giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm tình trạng biếng ăn do cấu trúc ở trẻ nhỏ.

    Nếu bé đã lỡ bị bỏ qua cấu trúc thì cha mẹ đừng quá ngạc nhiên là bé không có động tác nhai và hay nhè, không muốn ăn. Trong hướng dẫn của BYT Anh đã nói rõ: bé từ 7 tháng tuổi là chuyển sang dạng cấu trúc lumpy và từ 10 tháng tuổi đã cần được giới thiệu cấu trúc diced. Kéo dài cấu trúc cháo loãng sẽ trì hoãn khả năng sử dụng tốt các cơ để nhai, trì hoãn nhận biết về cấu trúc thức ăn và không phát triển vị giác. Do đó, việc biếng ăn cũng nằm trong hậu quả của việc trì hoãn này.

    CẤU TRÚC THỨC ĂN THEO ĐỘ TUỔI

    Tôi vẫn khuyên nếu ngay từ đầu cha mẹ cố gắng chuyển đúng cấu trúc thức ăn cho bé theo độ tuổi sẽ dễ dàng hơn cho bé làm quen với mùi vị, cấu trúc và không biếng ăn. Nhiều cha mẹ quan tâm đến việc bé không đủ răng thì chuyển cấu trúc có được không? Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh và Viện Nhi khoa của Mỹ đã trả lời rằng: cấu trúc thức ăn không phụ thuộc vào số răng bé có, mà nó liên quan đến sự phát triển não bộ theo độ tuổi. Các bạn có thể xem hình đính kèm bài viết về Cấu trúc thức ăn theo độ tuổi.

    GIẢI PHÁP CHO CÁC BÉ LỚN ĐÃ BỎ QUA CẤU TRÚC

    Trường hợp của bé như trên vẫn nên tiếp tục cho bé ăn cháo. Tuy nhiên, song song với điều này, cha mẹ nên giới thiệu cấu trúc khối lớn cho bé tập nhận biết cấu trúc và phát triển cơ để nhai. Một số cấu trúc khối lớn như đùi gà chỉ có vài mẫu thịt để bé gặm, miếng cá để bé cắn, rau củ cũng nấu mềm để bé tập cắn và nhai.

    Bên cạnh cấu trúc lớn thì cha mẹ nên chọn cấu trúc có độ giòn và mỏng giới thiệu song song để bé có thể cắn vào nghe răn rắc. Thức ăn giời thiệu nên có 2-3 màu sắc khác nhau. Độ tuổi từ 1-2 tuổi, bé rất nhạy cảm với âm thanh và màu sắc thức ăn. Trong quyển sách "Modifying Food Texture Volume 2" trang 32, GS. Duizer LM et al., ĐH Guelph, Canada có đề cập đến mối liên hệ giữa âm thanh khi cắn/nhai thức ăn cấu trúc giòn giòn, và sự truyền tín hiệu qua sóng âm thanh của thức ăn này khi bị phá vỡ và xúc giác trên các ngón tay khi các bé cầm nắm là liên quan đến sự vui thích của trẻ khi ăn.

    Cha mẹ nên chú ý là: 2 cấu trúc lớn và giòn là giới thiệu riêng rẽ ở 2 dĩa khác nhau. Khi bé học dần cấu trúc và nhai, cha mẹ chuyển dần cháo sang cơm hạt hoặc mì nui, bỏ qua cơm nát.

    BIỂU HIỆN CỦA TRẺ KHI CHUYỂN CẤU TRÚC TRỂ/TRÌ HOÃN

    Một số trẻ có thể chấp nhận khi cha mẹ chuyển cấu trúc trễ/trì hoãn mà không gặp sự phản kháng. Nhưng một số trẻ nhạy cảm, hoặc đã bị biếng ăn cấu trúc khi chuyển cấu trúc trẻ có những biểu hiện như nôn, ói, sặc và khó nhai. Thậm chí ở 1 số bé lớn (từ 2 tuổi) do phát triển cùng với nhận thức độc lập, nên các bé sẽ cũng có thêm vài biểu hiện liên quan đến tự móc miệng để ói, hoặc chỉ tay vào miệng cho thấy sự khó nuốt. Thực tế, các biểu hiện này là thông thường vì phản ánh sự không quen thuộc khi giới thiệu cấu trúc mới cho bé. Các biểu hiện này sẽ tự hết khi bé dần học được cấu trúc mới. Tuy nhiên, nếu biểu hiện trên cứ xãy ra không có chiều hướng giảm theo thời gian, có thể bé gặp vấn đề với khó nuốt thô, bạn nên cho bé tư vấn chuyên gia để đánh giá tốt hơn.

    Note
    Dr.Harris, G. (2016) Development of taste and food preferences in children. The Children’s Hospital, Birmingham

    Jessica W. et al. (2015) Bits and pieces. Food texture influences food acceptance in young children. Appetite, 84, 1, 181-187.

    Edmund T. Rolls (2010) Taste, Olfactory and Food-texture Processing in the Brain and the Control of Appetite

    Ivan E. de Araujo (2004) Representation in the Human Brain of Food Texture and Oral Fat. The Journal of Neuroscience, March 24, 2004 • 24(12):3086 –3093

    L.M. Duizer, K. Field (2015) Chapter 2. In: Modifying Food Texture Volume 2: Sensory Analysis, Consumer Requirements and Preferences. Jianshe C. and Andrew R. (eds).Woodhead Publishing Series in Food Science, Technology and Nutrition: Number 284. pp.19-44.
     

    Attached Files:

  8. hoangtrangnhi

    hoangtrangnhi Chuyên Gia Dinh Dưỡng

    Tham gia:
    6/8/2018
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    THỰC ĐƠN HỖ TRỢ DINH DƯỠNG CHO BÉ TỪ 6 THÁNG TUỔI ĐẾN 15 THÁNG TUỔI SAU KHI TIÊM VACCINE
    -----------------------------
    Trong báo cáo gần đây tại Viện Nghiên Cứu về Bệnh Nhiệt Đới và Vaccine London của Anh, GS.BS. Savy -Trưởng phòng nghiên cứu Dinh dưỡng của Hiệp Hội Nghiên cứu Y Khoa- đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của chăm sóc dinh dưỡng sau tiêm vaccine. GS nhấn mạnh bữa ăn cho các bé nên bổ sung đầy đủ chất đạm, Vitamin A, Vitamin D, nguyên tố Kẽm và nguyên tố Sắt sau khi tiêm vaccine. Việc cho bé ăn đầy đủ các chất, lưu ý tập trung nâng cao các chất dinh dưỡng kể trên trong 10 ngày sau khi tiêm vaccine có thể nâng cao tính hiệu quả của vaccine và giúp bé tránh bị biếng ăn sau khi tiêm.

    THỰC ĐƠN MẪU 10 ngày hỗ trợ:

    [​IMG]1️⃣ Ngày đầu sau khi tiêm:
    Bé được bú mẹ (nếu còn sữa mẹ) sau 4 tiếng tiêm ngừa. Cứ sau 2 tiếng, bé được bú thêm 1 cữ (tăng 3 cữ so với cữ bú bình thường trước khi tiêm). Không nên cho bé ăn cháo ngay ngày đầu sau tiêm.

    [​IMG]2️⃣ Ngày thứ 2: 1 cữ ăn cháo vào tầm 2 -3 giờ chiều
    Tỷ lệ cháo: Cháo + 20gr cà rốt + 35gr thịt heo + 1 muỗng omega-3.
    Các buổi còn lại cho bé bú sữa (vẫn tăng 2 cữ so với số cữ bú bình thường).

    [​IMG]3️⃣ Ngày thứ 3: 1 cữ ăn cháo vào tầm 2 -3 giờ chiều
    Tỷ lệ cháo: Cháo + 20gr bí đỏ + 35gr thịt bò + 1 muỗng omega-3.
    Các buổi còn lại cho bé bú sữa (vẫn tăng 2 cữ so với số cữ bú bình thường).

    [​IMG]4️⃣ Ngày thứ 4: Sáng thức dậy, bé bú sữa 1/3 lượng sữa bình thường.
    1 cữ ăn cháo vào tầm 10-11 giờ trưa. Tỷ lệ cháo: Cháo + 20gr rau xanh + 1.5 lòng đỏ trứng gà.
    Các buổi còn lại cho bé bú sữa (vẫn tăng 2 cữ so với số cữ bú bình thường).

    [​IMG]5️⃣ Ngày thứ 5: Sáng thức dậy, bé bú sữa 1/3 lượng sữa bình thường.
    1 cữ ăn cháo vào tầm 10-11 giờ trưa. Tỷ lệ cháo: Cháo + 20gr rau xanh + 35gr thịt heo + 1 muỗng omega-3.
    3-4 chiều 1 hộp sữa chua 30gr + 5gr hạt ăn dặm (hạt điều, pine nuts, hạt Goji, hướng dương, hạt bí).
    Các buổi còn lại cho bé bú sữa (số cữ bú bình thường).

    [​IMG]6️⃣ Ngày thứ 6: Sáng thức dậy, bé bú sữa 1/3 lượng sữa bình thường.
    1 cữ ăn cháo vào tầm 10-11 giờ trưa. Tỷ lệ cháo: Cháo + 20gr rau xanh + 3 con tôm.
    3-4 chiều 1/3 trái chuối + 5gr hạt ăn dặm (hạt điều, pine nuts, hạt Goji, hướng dương, hạt bí).
    Các buổi còn lại cho bé bú sữa (số cữ bú bình thường).

    [​IMG]7️⃣ Ngày thứ 7: Sáng thức dậy, bé bú sữa 1/3 lượng sữa bình thường.
    1 cữ ăn cháo vào tầm 10-11 giờ trưa. Tỷ lệ cháo: Cháo + 20gr rau xanh + 25gr gan heo + 1 muỗng omega-3.
    3-4 chiều 1/4 trái bơ + 5gr hạt ăn dặm (hạt điều, pine nuts, hạt Goji, hướng dương, hạt bí).
    Các buổi còn lại cho bé bú sữa (số cữ bú bình thường).

    [​IMG]8️⃣[​IMG]9️⃣ Ngày 8 & ngày 9: Sáng thức dậy, bé bú sữa 1/3 lượng sữa bình thường.
    2 cữ ăn cháo vào tầm 10-11 giờ trưa và 5 giờ chiều. Tỷ lệ cháo: Cháo + 20gr rau xanh + 3 tôm.
    Các buổi còn lại cho bé bú sữa (số cữ bú bình thường).

    [​IMG]Ngày 10: Cho bé ăn lại theo lịch bình thường của bé.
    Trong bữa ăn lưu ý phối hợp đủ chất.

    Note:
    GS.BS. Savy, Trưởng Phòng Nghiên cứu Dinh dưỡng Quốc tế của Hiệp hội Y Khoa đã báo cáo với bài Landscape Analysis of Interactions between
    Nutrition and Vaccine Responses in Children.
    ---------------- [​IMG] [​IMG] [​IMG]------------------
    Trong tháng 8 này, Cẩm Nang Làm Mẹ đang có chương trình tư vấn sức khỏe & dinh dưỡng miễn phí cho mẹ và bé. Nếu các mẹ có khó khăn gì trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái, hãy comment hoặc inbox chia sẻ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn, giải đáp kịp thời [​IMG] [​IMG]:h:

    [​IMG] Website: https://vhnbio.vn/
    [​IMG] Youtube: https://bit.ly/2Im1iDU
    [​IMG]☎️ Hotline: 1800 6585
    [​IMG] Địa chỉ : H52 Ngô Thì Nhậm - Hà Đông - Hà Nội

    #vhnbio #camnanglamme #tuvandinhduong #dinhduongthongminh#kinhnghiemlamme #chamsoccon
     
  9. hoangtrangnhi

    hoangtrangnhi Chuyên Gia Dinh Dưỡng

    Tham gia:
    6/8/2018
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    NHỮNG NGUYÊN TẮC GIÚP BÉ 1-2 TUỔI GIẢM TÌNH TRẠNG BIẾNG ĂN
    --------------------------------
    Thông thường các bé 1-2 tuổi thường bị biếng ăn, và nhiều bà mẹ lo lắng liệu bé có ăn đủ lượng hay không. Tâm lý lo lắng làm các mẹ đang tạo nhiều áp lực lên việc ăn của bé. Thậm chí một số ba mẹ cho bé những thức ăn không lành mạnh khác như (bánh kẹo, nước ngọt, fast food) với hi vọng là "ăn được miếng nào hay miếng đó" Điều này dẫn đến tỷ lệ biếng ăn cao hơn và nghiêm trọng hơn khi bé 3 tuổi và những thói quen xấu trong ăn uống hình thành sau khi kết thúc giai đoạn này sẽ gần như theo bé khi bé lớn.

    ĐIỀU QUAN TRỌNG NÊN HIỂU ĐÚNG VỀ ĐỘ TUỔI TỪ 1-2 TUỔI

    + Bé bắt đầu có định nghĩa "món ăn nào thích" và "món nào không thích". Nhưng điều này là có thể thay đổi. Nếu biết tập cho bé ăn đúng trong giai đoạn này thì bé sẽ ăn tốt. Tuy nhiên nếu tập không đúng bé sẽ tích lũy dần những thói quen xấu và kéo dài tình trạng biếng ăn khi lớn hơn.

    + Tăng trưởng của bé không nhanh như dưới 1 tuổi, trung bình tăng 2.4 kg/năm

    + Đây là thời điểm nên hướng bé có hành vi ăn tốt, hơn là ép bé ăn vì càng ép bé ăn trong giai đoạn này sẽ làm bé biếng ăn kéo dài đến 3-4 tuổi hoặc lâu hơn.

    + Các bé tăng trưởng tốt, việc vài ngày bé biếng ăn là bình thường.

    LỜI KHUYÊN CHO BÉ (1-2 TUỔI) BIẾNG ĂN

    1. Đừng bỏ cuộc nếu bé từ chối món nào của bạn, cứ kiên nhẫn mà tìm cơ hội giới thiệu lại cho bé, phải ít nhất 10 lần hoặc hơn, bé mới làm quen được.

    2. Nên giới hạn sữa không quá 500ml/ngày, sữa quá nhiều sẽ làm bé dễ no và không hứng thú ăn.

    3. Đừng ép bé phải ăn gì, đối với bé đủ kí thì nên cho bé ăn đúng lượng bé muốn, và giới thiệu đa dạng các loại thức ăn. Nếu bé nhẹ cân, thì giới thiệu đủ lượng theo độ tuổi (xem thêm bài viết của tôi về lượng ăn 1 ngày của bé), nhưng chia nhỏ bữa ăn và đa dạng thức ăn.

    4. Không nên chọn giờ ăn sau khi bé chơi quá mệt, mà hãy cân bằng giờ ăn và giờ chơi hợp lý.

    5. Không cho hay thưởng bé bánh kẹo hay thức ăn không lành mạnh nào để thay thế phần thức ăn bé không chịu ăn, làm như vậy bé sẽ hình thành thói quen xấu là "ăn là được thưởng".

    6. Thời gian cho bữa chính không quá 30 phút, và bữa phụ không quá 20 phút. Nếu bé bướng hơn 10 phút, thì để bé ngồi yên trên ghế vài phút trước khi cho bé ra khỏi ghế và kết thúc bữa ăn.

    7. Tạo môi trường bữa ăn không quá áp lực và có nhiều tác nhân làm sao nhãng (TV, điện thoại, đồ chơi).

    8. Các bé độ tuổi này khuyến khích nên ăn cùng thời điểm với các thành viên trong gia đình, được ngồi ghế ăn dặm cao, việc nhìn và bắt chước cách ăn của các thành viên khác giúp bé vượt qua giai đoạn biếng ăn tốt.

    9. Cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ để cung cấp thêm năng lượng cho hoạt động ở độ tuổi này. Lựa chọn thực đơn bữa phụ đơn giản, nhằm tạo cơ hội cho bé cùng bạn chuẩn bị bữa phụ cùng nhau vì hầu hết các bé đều thích ăn những món mà có vai trò bé trong quy trình đó.

    Notes
    Queenland Government. Feeding fussy toddlers Aged 1-2 years. Re-accessed April 2018
    Video source: Tips for fussy eating - Wattie's For Baby
    ---------------- [​IMG] [​IMG] [​IMG]------------------
    Trong tháng 8-9 này, Cẩm Nang Làm Mẹ đang có chương trình tư vấn sức khỏe & dinh dưỡng miễn phí cho mẹ và bé. Nếu các mẹ có khó khăn gì trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái, hãy comment hoặc inbox chia sẻ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn, giải đáp kịp thời [​IMG] [​IMG]:h:

    [​IMG] Website: https://vhnbio.vn/
    [​IMG] Youtube: https://bit.ly/2Im1iDU
    [​IMG]☎️ Hotline: 1800 6585
    [​IMG] Địa chỉ : H52 Ngô Thì Nhậm - Hà Đông - Hà Nội
     
  10. hoangtrangnhi

    hoangtrangnhi Chuyên Gia Dinh Dưỡng

    Tham gia:
    6/8/2018
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    KHI CON BIẾNG ĂN, MẸ PHẢI LÀM SAO?
    ------------------------
    Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ em và là nỗi khổ của nhiều bậc phụ huynh. Khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ có khi rất dễ, cũng có khi rất khó.

    Thay vì cho bé xem tivi hoặc chơi đồ chơi để bé ăn được nhiều hơn, cha mẹ nên có những cách làm khoa học hơn để khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ.

    Cùng Cẩm Nang Làm Mẹ khám phá những bí kíp giúp con hết biếng ăn, cha mẹ lưu lại để ứng dụng ngay nhé!!!
    ---------------- [​IMG] [​IMG] [​IMG]------------------
    Trong tháng 8 này, Cẩm Nang Làm Mẹ đang có chương trình tư vấn sức khỏe & dinh dưỡng miễn phí cho mẹ và bé. Nếu các mẹ có khó khăn gì trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái, hãy comment hoặc inbox chia sẻ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn, giải đáp kịp thời [​IMG] [​IMG]:h:

    [​IMG] Website: https://vhnbio.vn/
    [​IMG] Youtube: https://bit.ly/2Im1iDU
    [​IMG]☎️ Hotline: 1800 6585
    [​IMG] Địa chỉ : H52 Ngô Thì Nhậm - Hà Đông - Hà Nội

    #vhnbio #camnanglamme #tuvandinhduong #dinhduongthongminh#kinhnghiemlamme #chamsoccon
     
    tungngaymongcon thích bài này.
  11. hoangtrangnhi

    hoangtrangnhi Chuyên Gia Dinh Dưỡng

    Tham gia:
    6/8/2018
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    [​IMG][​IMG] VAI TRÒ CỦA VITAMIN A ĐỐI VỚI TRẺ[​IMG][​IMG]

    [​IMG] Vitamin A là một loại vitamin tan trong dầu, rất cần thiết đối với cơ thể, theo nghiên cứu 20% lượng vitamin bị mất trong quá trình nấu nướng, bảo quản thực phẩm.

    [​IMG] Đối với trẻ em, Vitamin A có những vai trò chính:

    [​IMG] Giúp cơ thể tăng trưởng & sự phát triển của xương. Khi thiếu vitamin A, trẻ sẽ chậm tăng trưởng, thậm chí sụt cân. Thiếu vitamin A làm xương mềm & mảnh hơn bình thường, quá trình vôi hóa bị rối loạn.

    [​IMG] Duy trì thị giác bình thường trong điều kiện ánh sang giảm. Biểu hiện sớm của trẻ khi thiếu Vitamin A là bị “quáng gà”, thậm chí mù lòa nếu nặng hơn.

    [​IMG] Bảo vệ các biểu mô: giác mạc mắt, da, niêm mạc khí quản, ruột non, tuyến bài tiết,…Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

    [​IMG] Cơ thể không tự tổng hợp được Vitamin A nên lượng vitamin này phải được cung cấp từ thức ăn.

    [​IMG] Thực phẩm giàu Vitamin A gồm: các loại rau quả xanh & vàng đậm (rau muống, rau dền, mồng tơi, rau đay, rau ngót, cà rốt, bông cải xanh, bí đỏ, xoài, đu đủ, gấc…), trứng, gan động vật, bơ,…

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]❌ LƯU Ý: Hàm lượng khuyến nghị cho trẻ 2-6 tuổi: 400-450mcg/ngày
    ---------------- [​IMG] [​IMG] [​IMG]------------------
    Trong tháng 8 này, Cẩm Nang Làm Mẹ đang có chương trình tư vấn dinh dưỡng miễn phí cho mẹ và bé. Nếu các mẹ có khó khăn gì trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái, hãy comment hoặc inbox chia sẻ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn, giải đáp kịp thời [​IMG] [​IMG]:h:

    [​IMG] Website: https://vhnbio.vn/
    [​IMG] Youtube: https://bit.ly/2Im1iDU
    [​IMG]☎️ Hotline: 1800 65 85
    [​IMG] Địa chỉ : H52 Ngô Thì Nhậm - Hà Đông - Hà Nội

    #vhnbio #camnanglamme #tuvandinhduong #dinhduongthongminh#kinhnghiemlamme #chamsoccon
     
  12. Nguyễn Hương Ý

    Nguyễn Hương Ý Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    15/8/2018
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết này ^^
     
  13. hoangtrangnhi

    hoangtrangnhi Chuyên Gia Dinh Dưỡng

    Tham gia:
    6/8/2018
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    không có gì đâu, bạn theo dõi mình đăng rất nhiều thông tin giúp các mẹ hiểu hơn về nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ đó ạ.
     
  14. tungngaymongcon

    tungngaymongcon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/12/2010
    Bài viết:
    1,587
    Đã được thích:
    467
    Điểm thành tích:
    123
    hàm lượng cho trẻ trên 6 tuổi như thế nào bạn? có bị giới hạn không thế
     
  15. hoangtrangnhi

    hoangtrangnhi Chuyên Gia Dinh Dưỡng

    Tham gia:
    6/8/2018
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Liều dùng vitamin A cho trẻ em.
    Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh bạch cầu cấp tiền tủy bào:

    Bạn cho trẻ dùng 25-45 mg tất cả dạng trans axit retinoic (ATRA) hàng ngày.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh thiếu máu:

    Bạn cho trẻ dùng 3000 mg vitamin A uống mỗi ngày trong hai tháng.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em sinh non mắc bệnh loạn sản phế quản phổi:

    Bạn cho trẻ dùng 2000 IU uống hàng ngày hoặc dùng 4000 IU uống ba lần mỗi tuần.

    Liều dùng thông thường để thúc đẩy tăng trưởng ở trẻ em:

    Bạn cho trẻ dùng 60 mg vitamin A, chia thành 1-6 liều cách nhau 4-6 tháng, trong 12-104 tuần.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh xơ nang:

    Bạn cho trẻ dùng 3000 mg dạng tương đương hoạt động retinol (Raes) hàng ngày ở trẻ em trên 8 tuổi.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh sốt rét:

    Bạn cho trẻ từ 6-60 tháng tuổi dùng một viên nang (hay nửa viên nang nếu trẻ hơn 12 tháng) chứa 200000 IU vitamin A) mỗi ba tháng trong 13 tháng.
     
  16. hoangtrangnhi

    hoangtrangnhi Chuyên Gia Dinh Dưỡng

    Tham gia:
    6/8/2018
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Đừng để mỗi bữa ăn trở thành một cuộc chiến.

    Chăm con cần sự nhẫn nại, mỗi đứa trẻ sinh ra đều ấp ủ rất nhiều ước mơ, yêu thương của bố mẹ. Nhìn con còi,
    thấp bé giống như nhìn những cơ hội trong tương lai đang tuột dần khỏi tầm tay con, ai mà không xót xa? Dạo một
    vòng trên các forum và các thảo luận trên mạng xã hội facebook có thể thấy “làm thế nào để con ăn ngon miệng và
    hấp thu tốt hơn” là một trong những chủ đề sôi động nhất. Trong đó, có một giải pháp được nhiều mẹ quan tâm và
    phản hồi tích cực là bổ sung vi chất để giúp con tăng hấp thu và cải thiện vị giác.
    Những năm tháng đầu đời của trẻ là giai đoạn nền tảng cho sự phát triển toàn diện trong tương lai và cũng là cơ
    hội tốt để bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho bé..Sản phẩm Fevita không chỉ là một sản phẩm dinh dưỡng, mà
    đó là kết quả nỗ lực và niềm trăn trở, tâm huyết của các chuyên gia cho sứ mệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh – vì
    một Cộng Đồng không kháng sinh. Là tình yêu để nâng niu cuộc sống, sản phẩm chăm sóc sức khỏe toàn diện dành
    cho trẻ em đầu tiên tại Việt Nam ỨNG DỤNG THÀNH TỰU TỪ CÔNG NGHỆ BIO-ORGANIC. Ưu việt công
    nghệ của sản phẩm nằm ở sự kết hợp các nguồn nguyên liệu thuần tự nhiên như mầm đậu đen, tảo xoắn & cà rốt…
    với các nguyên liệu nhập khẩu châu Âu, mang lại một giải pháp bổ sung Sắt tổng thể, có giá trị cao, phù hợp với thể
    trạng và nhu cầu của người Việt.

    Fevita tổng hòa của những khoáng chất thiết yếu. Bổ sung SẮT, khoáng chất, và các vitamin nhóm B cần thiết cho
    cơ thể, giúp tăng cường hấp thu dinh dưỡng, kích thích ăn uống ngon miệng, giúp phát triển cơ thể khỏe mạnh.
    Tìm được lời giải hợp lý cho những vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ là cơ sở để tạo một thói quen dinh dưỡng
    tốt cho trẻ ngay từ khi được sinh ra.
    Rất nhiều mẹ Việt có thói quen ép con ăn và nghĩ rằng chỉ như vậy con mới lớn được. Ở không ít gia đình, mỗi
    bữa ăn là một cuộc chiến đấu đẫm nước mắt của mẹ và con. Vất vả là thế nhưng cách nuôi con này liệu có thực sự
    tốt cho trẻ hay lợi bất cập hại?

    Theo các chuyên gia nhi khoa, việc thường xuyên ép con ăn có thể để lại những hậu quả khôn lường.
    Con có thể ăn hết bát bột mà mẹ cố nhồi nhét cho con, nhưng do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, cơ thể con vẫn
    đang thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động chuyển hóa như Kẽm, L-Lysin, vitamin nhóm B : B1, B6…
    nên con không thể hấp thu tất cả các chất trong thức ăn mà mẹ ép con ăn. Hậu quả gây nên hiện tượng đầy bụng,
    khó tiêu ở trẻ. Bữa ăn lẽ ra là một cuộc khám phá ẩm thực đầy hứng thú thì lại vô tình bị biến thành cuộc tra tấn hệ
    tiêu hóa của trẻ. Từ đó làm nặng thêm tình trạng biếng ăn của con mà mẹ không hề biết.
    Bên cạnh đó, việc ép con ăn sẽ khiến con sợ ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới, khi ép trẻ
    ăn bằng roi, bằng la mắng, bé sẽ ăn cháo (cơm, bột…) với cortisol, một loại “hormon stress” làm trẻ mệt mỏi, chán
    chường, kém tăng trưởng, vôi hóa khớp, trầm cảm, hung dữ và bạo lực… Ép con ăn, nếu có thể con sẽ tăng cân
    (Không nhiều trẻ tăng cân khi bị ép ăn do không tiêu hóa, hấp thu được thức ăn) nhưng không thể đong đếm những
    tổn thương tinh thần bên trong bé, đó là cảm giác sợ thức ăn, sợ muỗng, sợ thìa, sợ tất cả những gì liên quan tới bữa
    ăn ở trẻ.
    Quả thật, nuôi con chưa bao giờ là một việc đơn giản, chặng đường con lớn lên mang theo bao nhiêu nước mắt
    và mồ hôi của mẹ. Nhưng có lẽ mẹ nên “lắng nghe” con hơn một chút. Trước khi ép con ăn, hãy bổ sung cho con
    các dưỡng chất như L-tysin, taurin, Sắt và vitamin nhóm B, kẽm, selen giúp con tiêu hóa. … Để bé có sức khỏe toàn
    diện cha mẹ cần chú ý khi chăm sóc dinh dưỡng cho bé, con cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể,
    đặc biệt là Sắt vì Sắt là một trong những vi chất rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, là nguyên liệu để tổng hợp
    nên hemoglobin-hồng cầu, mang oxy đến tất cả các bộ phận trong cơ thể. Đối với trẻ em, Sắt vô cùng quan trọng, vì
    trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu Sắt nhất do nhu cầu liên tục tăng cao theo độ tuổi. Chế độ ăn của trẻ em Việt Nam
    hay bị thiếu Sắt, nhu cầu Sắt ở trẻ còn bú mẹ tăng gấp 7 lần so với người lớn tính theo trọng lượng cơ thể. Trẻ 1-3
    tuổi là lứa tuổi có nguy cơ thiếu máu thiếu Sắt cao, do nhu cầu dành cho tăng trưởng cao trong khi chế độ ăn không
    cung cấp đủ lượng Sắt cần thiết nếu không được chú ý. Để giải quyết vấn đề dinh dưỡng thiếu hụt Sắt ở trẻ em sản
    phẩm Fevita – Bổ sung Sắt, Đồng và các vitamin thiết yếu giúp trẻ hay ăn, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, tăng cân,
    phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
    Khác với những sản phẩm trên thị trường, chỉ bổ sung Sắt riêng biệt, Fevita cung cấp một giải pháp tổng thể bao
    gồm các khoáng chất, đồng, các vitamin và dẫn dịch để tối ưu hóa sự hấp thụ của cơ thể khi bổ sung vi chất. Vì vậy,
    Fevita được coi là nguồn dinh dưỡng đầy đủ, quý giá cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Điều đó sẽ tốt hơn rất nhiều
    việc cật lực ép con ăn. Hãy là một người mẹ yêu con một cách thông thái, các mẹ nhé !
    Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn sức khỏe bé yêu từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu (Hoàn toàn miễn
    phí) : 1800.6585
     
  17. Metieuty

    Metieuty Áo lót cho bé bú Beloved Baby

    Tham gia:
    20/5/2012
    Bài viết:
    8,302
    Đã được thích:
    616
    Điểm thành tích:
    823
    đánh dấu
     

Chia sẻ trang này