Nơi khác: Hợp Nhất Đắk Lắk- Phú Yên Và Kỳ Vọng Phát Triển Hướng Biển

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi Kienyei, 3/5/2025 lúc 5:39 PM.

  1. Kienyei

    Kienyei Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!

    Tham gia:
    21/12/2023
    Bài viết:
    460
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    UBND tỉnh Đắk Lắk vừa trình Chính phủ đề án sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính hai tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên. Đề án này đã được UBND tỉnh Phú Yên thống nhất.

    Bổ sung lợi thế cho nhau

    Trước khi sáp nhập, tỉnh Đắk Lắk có diện tích hơn 13.000 km2, dân số hơn 2,2 triệu người. Tỉnh Phú Yên rộng hơn 5.000 km2, dân số hơn 1 triệu người.
    Theo đề án, việc hợp nhất hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên nhằm khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế, tạo ra cơ hội phát triển mạnh mẽ.

    Trong đó, tỉnh Đắk Lắk có vai trò, vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của vùng Tây Nguyên.

    Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, có khoảng cách đồng đều đến trung tâm kinh tế các tỉnh trong vùng và tiểu vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

    Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên đứng thứ tư cả nước, có gần 5.400 km2 diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đa số đất sản xuất ở Đắk Lắk là đất bazan màu mỡ, phù hợp để phát triển các loại cây có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, hồ tiêu, bơ, sầu riêng... Ngoài ra, Đắk Lắk còn có thế mạnh về tài nguyên rừng, khoáng sản…

    Đắk Lắk là địa bàn có 49 dân tộc cùng sinh sống, là lợi thế để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gắn với bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế.

    Còn tỉnh Phú Yên có lợi thế hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa. Các loại hình giao thông ở Phú Yên phân bố hợp lý, giúp kết nối giao thông thuận lợi theo trục Bắc- Nam, Đông Tây.

    Đặc biệt, khu kinh tế Nam Phú Yên là một trong chín khu kinh tế ven biển được Trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.

    Phú Yên có cảng biển tổng hợp Vũng Rô đang khai thác, cảng biển Bãi Gốc đang hoàn tất các thủ tục để khởi công xây dựng trước tháng 9-2025; nằm gần đường hàng hải quốc tế…

    Những lợi thế trên giúp Phú Yên thuận tiện khi liên kết phát triển với các tỉnh trong vùng và cả nước, nhất là các vùng kinh tế năng động phía nam của tỉnh. Đồng thời, Phú Yên trở thành nơi hội tụ điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp có giá trị cao như lọc hóa dầu, luyện kim, năng lượng, vận tải biển.

    Mặt khác, tỉnh Phú Yên có bờ biển dài 189 km, có nhiều vũng, vịnh đẹp như đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, vịnh Vũng Rô, gành Đá Đĩa...tạo nên cảnh quan phong phú, có tiềm năng rất lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

    Phú Yên cũng có đến 33 dân tộc cùng sinh sống, tạo nên nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tỉnh Phú Yên hiện có ba di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt, 20 di tích quốc gia, 107 di tích cấp tỉnh.

    Nhiều di sản của Phú Yên được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như nghệ thuật bài chòi, lễ hội cầu ngư, nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm.

    Mở ra không gian hướng biển

    Theo đề án, khi hợp nhất với Phú Yên, tỉnh Đắk Lắk mới có tổng diện tích hơn 18.000 km2, dân số hơn 3 triệu người.

    Việc hợp nhất hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên sẽ tạo ra không gian phát triển lớn hơn, bổ sung các lợi thế cho nhau. Qua đó, kết nối khu vực trung tâm của Tây Nguyên với vùng ven biển, tạo hành lang phát triển kinh tế Đông-Tây, thật sự là cửa ngõ cho vùng Tây Nguyên.

    XEM THÊM
    Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Kienyei

Chia sẻ trang này