Alzheimer - Đừng Nhầm Lẫn Nó Với Chứng Suy Giảm Trí Nhớ Do Lão Hóa

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Thuphuong2017hn, 6/12/2020.

  1. Thuphuong2017hn

    Thuphuong2017hn Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    3/1/2019
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Trí nhớ suy giảm khi già đi là một phần bình thường của lão hóa. Nhưng đôi khi người ta thường nhầm lẫn hội chứng suy giảm trí nhớ với một căn bệnh có tên là Alzheimer (bệnh được đặt theo tên của bác sĩ Alois Alzheimer). Căn bệnh này cho đến nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, tại sao nó xuất hiện vẫn còn là vấn đề được giới chuyên môn nghiên cứu.

    Hiểu đúng về bệnh Alzheimer

    Alzheimer là một chứng rối loạn não tiến triển không thể đảo ngược, dần dần phá hủy trí nhớ và kỹ năng tư duy và cuối cùng là khả năng thực hiện những công việc đơn giản nhất. Căn bệnh này thường khởi phát muộn, ở những người trên 60 tuổi, nên người ta nhầm lẫn rằng Ahzheimer là do lão hóa. Bệnh Alzheimer’s có thể khởi phát sớm hơn trong giai đoạn 30 - 60 tuổi nhưng ít hơn. Khi bị Alzheirmer, những chức năng nhận thức dần dần suy giảm, không thể khắc phục, đến một lúc nào đó não bộ giống như chiếc điện thoại sập nguồn, không thể thực hiện được dù là chức năng cơ bản nhất.

    Các vấn đề về trí nhớ thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh Alzheimer, mặc dù các triệu chứng ban đầu có thể khác nhau ở mỗi người. Suy giảm các khía cạnh khác của suy nghĩ, chẳng hạn như tìm từ đúng, các vấn đề về tầm nhìn / không gian và suy giảm khả năng suy luận hoặc phán đoán, cũng có thể báo hiệu giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer. Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) là một tình trạng có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer, nhưng không phải ai mắc MCI cũng sẽ phát triển bệnh.

    Ở giai đoạn đầu của bệnh

    Bệnh nhân Alzheimer có thể vẫn ghi nhớ được nhiều kí ức, song những sự kiện mới xảy ra họ lại nhanh chóng quên béng. Chẳng hạn như, vừa mới nói chuyện với ai đó một hồi lâu nhưng sau đó lại không nhớ ra đã nói những gì. Đang định kể với ai đó điều gì thì tự dưng quên mất. Đôi khi mở tủ lạnh ra định lấy đồ nhưng chẳng nhớ là mình muốn lấy thứ gì. Tâm tính của họ ở thời điểm này cũng bắt đầu thay đổi, họ hay cáu gắt với người khác, đôi khi là chính bản thân. Điều này khiến người trong gia đình lầm tưởng rằng, vì cha mẹ đã già nên đổi tính đổi nết, khó ở. Vì thế, họ không cho rằng cha mẹ mình đang mắc bệnh.

    Giai đoạn thứ hai

    Lúc này, sự thay đổi về cảm xúc đã diễn biến mạnh hơn. Người bệnh hay nghi ngờ, có phản ứng thái quá với người khác. Trí nhớ bắt đầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, khi họ có thể lạc đường, dù đó là con đường đã từng đi nhiều lần. Lúc này, sự phối hợp cử động tay chân cũng bắt đầu khó khăn hơn, khó đi lại, đặc biệt là họ thấy khó giữ thăng bằng hơn trước, khó nuốt.

    Giai đoạn thứ ba

    Ở giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh gần như không thể nhận thức được đúng sai. Thậm chí, họ có thể quên chính bản thân mình, người nhà. Không thể tự thực hiện được những hành động đơn giản hằng ngày như đánh răng, mặc đồ, mà phải nhờ có sự trợ giúp của người khác.

    Một người có thể sống với bệnh Alzheimer được bao lâu?

    Thời gian từ khi được chẩn đoán đến khi tử vong khác nhau — ít nhất là 3 hoặc 4 năm nếu một người trên 80 tuổi khi được chẩn đoán, đến 10 năm hoặc hơn nếu người đó trẻ hơn.

    Bệnh Alzheimer hiện được xếp hạng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ sáu ở Hoa Kỳ, nhưng các ước tính gần đây chỉ ra rằng chứng rối loạn này có thể xếp thứ ba, chỉ sau bệnh tim và ung thư, là nguyên nhân gây tử vong cho người lớn tuổi.

    Mặc dù điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng ở một số người, nhưng hiện tại vẫn chưa có cách chữa khỏi căn bệnh quái ác này.

    Xem thêm: Mối liên hệ giữa bệnh Alzheimer và chứng mất ngủ
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thuphuong2017hn
    Đang tải...


Chia sẻ trang này