Cảnh giác với hội chứng tiền kinh nguyệt

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi support2, 3/9/2014.

  1. support2

    support2 Guest

    Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) xảy ra với hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nhiều người xem nó như một biểu hiện bình thường của cơ thể khi “ngày đèn đỏ đến”, nhưng những hệ lụy của nó không hề đơn giản.

    [​IMG]

    Đau khổ vì đến ngày “đèn đỏ”

    Hai hôm nay, chị Linh (Q.2, Tp.HCM) phải xin nghỉ làm cơ quan vì… lại “đến ngày”. Lâu dần thành quen, hễ chị nghỉ là anh em trong phòng và cả cơ quan cùng đoán được lý do. Mặc dù rất ái ngại và không muốn bị trừ lương khi nghỉ quá số buổi quy định nhưng chị Linh đành ngậm ngùi cho qua vì những cơn đau bụng kinh luôn làm chị khiếp sợ và không có cách nào khác thay bằng việc nằm nghỉ ở nhà.

    Không đến mức phải nghỉ làm như chị Linh nhưng chị Nguyệt (Q. Thủ Đức, Tp.HCM) – chủ của một cửa hàng tạp hóa tại gia cũng “đau khổ” không kém khi chuẩn bị đến ngày “đèn đỏ”. Tính tình chị thay đổi gần như hoàn toàn so với trước. Chị Nguyệt thấy nóng bừng mặt, cổ lại hay bồn chồn, bứt rứt, cảm thấy lo âu, mất hẳn tự tin, rất khó tập trung và nhiều lúc buồn chán vô cớ, không muốn gần gũi với chồng. Gần ngày ấy, chồng con không ai dám làm trái ý chị nửa lời vì chỉ cần một chút không vừa lòng là chị cũng nổi “xung” không thì lại khóc lóc, giận dỗi rồi bỏ cơm. Chị cũng không mặn mà với việc bán hàng. Những người đến mua hàng, ban đầu họ giận lắm vì thấy chị cáu gắt không đúng và tính tiền lại chậm chạp. Đến khi biết rõ lý do, họ chỉ cười và thông cảm cho chị.

    Xảy ra với hầu hết phụ nữ

    Theo PGS.TS. BS CKII Cao Tiến Đức (Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, Học viện Quân y – Bệnh viện 103): Hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual Syndrome – PMS) xảy ra với hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Biểu hiện của nó thường nhẹ nhàng và đa số chị em đều có thể chịu đựng được. Tuy nhiên, một số người cảm thấy rất đau khổ khi hội chứng tiền kinh nguyệt tác động mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống của họ.

    Các triệu chứng của PMS thường xảy ra tại cùng một thời gian trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn mỗi tháng, có thể lên đến hai tuần trước kỳ kinh của bạn bắt đầu. Chúng thường được cải thiện khi bạn bắt đầu hành kinh và sau đó biến mất cho đến khi chu kỳ của bạn được lặp lại.

    Với những người mắc bệnh hen suyễn hoặc đau nửa đầu thì PMS có thể làm cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ tồi tệ hơn rất nhiều.

    Một số nguyên nhân được chỉ ra dưới dạng các giả thuyết như: Sự thay đổi hormone nội tiết tố nữ (progesterone, estrogen), trước khi có kinh nguyệt nồng độ estrogen trong cơ thể giảm xuống dưới mức trung bình. Thay đổi serotonin trong não – serotonin điều hòa sản xuất hormone môn nội tiết tố nữ; khi nồng độ serotonin bị biến đổi sẽ làm mất cân bằng giữa progesterone và estrogen, làm chậm quá trình rụng trứng gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt.

    Một số trường hợp có nguy cơ từ yếu tố gia đình do có người mắc bệnh trầm cảm, bản thân người phụ nữ có tiền sử bị trầm cảm (như rối loạn cảm xúc sau sinh, bệnh trầm cảm…); người ít hoạt động, ăn uống kém, dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu vitamin (E,B6…) và một số khoáng chất khác (magie, mangan…). Căng thẳng tâm lý – stress, sử dụng các chất kích thích như caffeine, r***, thuốc lá… và thói quen ăn nhiều đồ ngọt, đồ mặn cũng được xem là nguyên nhân làm cho hội chứng tiền kinh nguyệt tăng lên.

    Coi chừng mắc bệnh trầm cảm

    Bác sỹ Đức cho biết, theo một nghiên cứu được chỉ ra có đến 85% phụ nữ Hoa Kỳ có hội chứng tiền kinh nguyệt. Với phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh, các triệu chứng của PMS kéo dài. Có khoảng 3-8% phụ nữ bị rối loạn trầm trọng, rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt dễ dẫn đến hội chứng trầm cảm. Họ thường cảm thấy rất buồn rầu, tuyệt vọng, đôi lúc có ý tưởng tự sát.

    Bên cạnh đó, họ thường trải qua trạng thái buồn bã hoặc luôn căng thẳng, suy nghĩ cực đoan, lo lắng với những cơn tấn công hoảng sợ, cảm xúc bất ổn và trầm cảm dai dẳng. Một số người cảm thấy mình không có chút sức lực, năng lượng nào nên họ không còn hứng thú với công việc và giao tiếp với mọi người.

    Các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt sẽ chấm dứt khi phụ nữ hết tuổi sinh sản. Tuy nhiên, một số người vẫn còn triệu chứng trên thì có thể đã mắc bệnh trầm cảm và bắt buộc phải điều trị đầy đủ và kiên trì mới khỏi bệnh.


    [​IMG]

    Hết lo sợ vì PMS

    Cũng theo bác sĩ Đức, mục đích điều trị PMS chủ yếu là làm giảm các triệu chứng gây khó chịu cho người phụ nữ. Tuy nhiên, khó có thể điều trị dứt điểm hội chứng này và cũng không có một “giải pháp chung” nào cho tất cả những người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt.

    Bản thân người bệnh nên tự mình ghi nhận những dấu hiệu, thời điểm có các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt và thông báo cho những người thân trong gia đình biết để có những lưu ý, tìm cách khắc phục giảm thiểu các triệu chứng của PMS.

    Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng. Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng giúp não tăng cường sản xuất endorphins làm giảm đau, tăng cảm giác hưng phấn. Có thể tập yoga để tăng cường sức đề kháng, làm cho tinh thần thư thái, giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu. Không nên đứng quá lâu để giảm căng mỏi chân, đau bụng, đau lưng…

    Nên ngủ đủ giấc 8h/ngày và đừng quên giấc ngủ trưa giúp ổn định thần kinh và tim mạch. Có thể ngâm mình trong nước ấm trước khi ngủ 30 phút để dễ ngủ hơn và ngủ sâu hơn.

    Nên đi khám tại các cơ sở sản phụ khoa để được hướng dẫn phòng chữa bệnh. Có thể dùng một trong các thuốc an thần, chống trầm cảm, lợi tiểu để giảm phù, thuốc giảm đau.

    Trường hợp mắc PMS nặng và không có nhu cầu sinh đẻ có thể phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng. Tuy nhiên, giải pháp này ít áp dụng.

    Nguồn: Sức khỏe gia đình
    Các bạn có thể xem thêm:
    Nước sôi để nguội quá 3 ngày sẽ sinh ra chất gây ung thư
    Thể dục thường xuyên, giảm nguy cơ ung thư vú
    Những xét nghiệm phụ nữ cần làm
    9 cách để buồng trứng của chị em luôn khỏe mạnh
    Cảnh giác với hội chứng tiền kinh nguyệt
    Sa tử cung, vỡ buồng trứng vì tập thể dục quá sức
    5 điều chị em nên biết về virus HPV gây ung thư cổ tử cung
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support2
    Đang tải...


  2. yensaodongduong.com

    yensaodongduong.com Yến sào hảo hạng

    Tham gia:
    1/8/2014
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    45
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Cảnh giác với hội chứng tiền kinh nguyệt

    em thì chỉ bị đau lưng rồi đau khắp người mặc dù kn chưa đến tận mấy ngày thậm chí cả tuần.còn lúc đến thì hỡi ôi em vạ vật,đau bụng ko tả dc.Em mà ko uống thuốc giảm đâu thì chắc ko sống dc vi mặt mày tái mét cả lại.KO bit có bị làm sao ko nữa
     

Chia sẻ trang này