Toàn quốc: Công Nhân Loay Hoay Tìm Chỗ Gửi Con

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi Kienyei, 11/4/2025.

  1. Kienyei

    Kienyei Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!

    Tham gia:
    21/12/2023
    Bài viết:
    502
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    LTS: TP.HCM là TP lớn nhất nước với hơn 1 triệu công nhân lao động, đa phần là người nhập cư. Từ năm 2008, UBND TP.HCM đã có Chỉ thị 03 yêu cầu các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn xây dựng trường mầm non đáp ứng nhu cầu gửi con của công nhân song do nhiều nguyên nhân, đến nay vấn đề này vẫn là bài toán khó.

    Nhiều phụ huynh đánh giá trường mầm non công lập trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCX-KCN) là môi trường tốt, học phí hợp lý. Nhưng lý do họ không gửi con là cung - cầu không gặp nhau khi trường làm việc giờ hành chính, nghỉ thứ Bảy; công nhân (CN) làm ca và không nghỉ thứ Bảy.

    “Điều kiện đến đâu mình lo đến đó”

    Đợi chị hàng xóm cho con trai mình ăn tối xong, anh Đoàn Thanh Phong (quê Đồng Tháp) cảm ơn rồi bồng bé trai mới 14 tháng tuổi về phòng trọ cách đó vài bước chân.

    Trong dãy trọ hơn 50 phòng, căn phòng nhỏ hẹp anh Phong thuê chỉ đủ chỗ trải chiếc nệm và đặt vài thứ đồ dùng.

    Sau khi đặt con xuống, anh Phong cẩn thận kéo một khung sắt chắn ngang cửa ra vào. “Phải làm vậy mới đảm bảo an toàn chị ạ, bất cẩn một chút là bé ra ngoài lúc nào không hay…” - anh Phong vừa cười vừa giải thích.

    Đồng hồ chỉ 20 giờ nhưng vợ anh Phong vẫn chưa đi làm về, anh chia sẻ: “Vợ tôi làm nail nguyên tuần, cả Chủ nhật, 21 giờ mới về nên giờ này chỉ có hai cha con chơi với nhau. Tôi ít tăng ca nên 17 giờ tan làm là về đón con, bữa nào tăng ca như hôm nay thì gửi bé thêm giờ”.

    Theo anh Phong, do hai bên nội ngoại đều ở xa, không thể hỗ trợ nên vợ anh phải nghỉ việc ở nhà chăm con đến khi bé tròn một tuổi. Thời gian đó, anh phải một mình lo kiếm tiền gánh sinh hoạt cho cả gia đình.

    “Chúng tôi tính gửi con ở trường mầm non công lập gần nhà nhưng trường không giữ thứ Bảy. May mắn, gần đây có chị hàng xóm ở nhà nội trợ đồng ý giữ bé. Chi phí 3 triệu đồng/tháng bao gồm ăn trưa, chiều, bữa nào kẹt quá chị chăm đến tối luôn” - anh Phong cho biết.

    Còn chị Song Nguyễn (ngụ quận Bình Thạnh) phải vừa đi làm vừa ngược xuôi tìm chỗ gửi con. Sau khi chị hết thời gian nghỉ thai sản, mẹ chị ở quê có vào hỗ trợ chăm cháu vài tháng nhưng đến lúc bà cũng phải về.

    “Gần đây trường công ít; trường tư thì nhận bé từ một tuổi trong khi con mình lại nhỏ quá; có vài nhóm trẻ nhưng không gian chật chội, bí bách… Cuối cùng, nhờ người quen giới thiệu, tôi quyết định sẽ gửi con cho một bác gái đang ở nhà trông cháu với chi phí 3 triệu đồng/tháng. Gửi con sớm cũng xót lắm song điều kiện đến đâu thì mình lo đến đó” - chị Song tâm sự.

    Chỉ 15% trường công đáp ứng được nhu cầu

    Theo khảo sát năm 2024 của Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại năm địa phương có nhiều KCN-KCX là Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên, TP.HCM và Long An, tình trạng người lao động thường xuyên làm thêm giờ chiếm 18%, thỉnh thoảng phải làm thêm giờ khi có đơn hàng chiếm 48,5% và thời gian trung bình làm thêm giờ một tuần là 5-12 giờ.

    Do phải đi làm thường xuyên nên 52,9% người lao động được khảo sát cho biết ít có thời gian gần con; 16,9% cảm thấy mệt mỏi khi làm việc.

    Vấn đề thiếu trường lớp gần nơi ở, thiếu nhà trẻ và dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ khiến nhiều gia đình CN phải loay hoay trong cân bằng giữa công việc và chăm sóc con cái. Riêng tại TP.HCM, chỉ 15% nhu cầu gửi con của CN được đáp ứng bởi các cơ sở công lập, 85% còn lại phụ thuộc vào các cơ sở ngoài công lập.

    ĐỌC TIẾP

    Nguồn tin: Báo Pháp luật TP.HCM
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Kienyei
  2. mykingdomvta

    mykingdomvta Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    16/4/2024
    Bài viết:
    4,310
    Đã được thích:
    11
    Điểm thành tích:
    88

Chia sẻ trang này