Sài Gòn: Hành Trình Trở Thành Giám Đốc Nhân Sự

Thảo luận trong 'Việc làm' bởi anhprocool, 15/4/2023.

  1. anhprocool

    anhprocool Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/4/2023
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giám đốc nhân sự là vị trí thường được thấy trong các doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc tập đoàn đa quốc gia. Đây là vị trí mà không ít chuyên gia nhân sự khát khao có được. Vậy làm thế nào để có được vị trí này cũng như lộ trình trở thành một giám đốc nhân sự ra sao? Thông tin chi tiết sẽ được Navigos Search cung cấp cho bạn đọc ngay bài viết dưới đây. Mời bạn cùng theo dõi!
    1. HR intern (Thực tập sinh nhân sự)
    [​IMG]

    HR intern (Thực tập sinh nhân sự)

    Thực tập sinh nhân sự là một cơ hội tuyệt vời cho sinh viên năm cuối ngành nhân sự để áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, mở rộng kiến thức và tích lũy kinh nghiệm. Các công việc được giao cho HR intern thường phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, bao gồm viết bài, đăng tin tuyển dụng, sàng lọc ứng viên tiềm năng và chuyển cho các bộ phận liên quan, lên lịch phỏng vấn, hỗ trợ chấm công, tính lương và các công việc hành chính khác.
    2. HR Staff (Nhân viên nhân sự)
    HR Staff (Nhân viên nhân sự) là vị trí khởi đầu phổ biến trong ngành nhân sự, có mặt tại hầu hết các doanh nghiệp. Công việc của HR Staff thường liên quan đến hành chính và nhân sự, bao gồm sắp xếp lịch họp, trực điện thoại, sắp đặt cuộc hẹn, liên lạc với ứng viên, quản lý tài sản được cấp cho nhân viên, theo dõi việc thực hiện nội quy của nhân viên và phối hợp với các bộ phận khác.
    3. HR Executive (Chuyên gia nhân sự)
    Chuyên viên nhân sự có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch tuyển dụng, tổng hợp và phân tích dữ liệu, lập báo cáo và đưa ra các đề xuất tuyển dụng. Ngoài ra, họ còn phải đánh giá năng lực của nhân viên trong bộ phận và đề xuất các kế hoạch đào tạo phù hợp.

    [​IMG]

    HR Executive (Chuyên gia nhân sự)

    Chuyên viên nhân sự cũng phải xử lý các vấn đề về chế độ dành cho nhân viên, sửa đổi chính sách thưởng/phạt, kiểm soát tỷ lệ nghỉ việc và tuyển dụng, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên theo định kỳ và quản lý ngân sách của phòng nhân sự.
    4. HR Manager (Trưởng phòng nhân sự)
    Đây là vị trí gần nhất với vị trí giám đốc nhân sự. Trưởng phòng nhân sự có nhiệm vụ xây dựng và phát triển chiến lược tuyển dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, HR Manager còn phải giải quyết các yêu cầu và khiếu nại khác của bộ phận tuyển dụng và giám sát việc quản lý đánh giá, thưởng phạt nhân viên trong doanh nghiệp. Họ cũng phải xây dựng quản lý việc thực hiện chính sách lương thưởng và phúc lợi cho nhân viên, báo cáo tình hình nhân sự trong doanh nghiệp và hỗ trợ lãnh đạo đưa ra các quyết định về nhân sự.

    Với vai trò quan trọng, trưởng phòng nhân sự phải đảm bảo rằng các quy trình và chính sách liên quan đến nhân sự đều được thực hiện hiệu quả và đúng thời hạn. Ngoài ra, họ còn phải thường xuyên đánh giá và cải tiến các quy trình và chính sách nhân sự để đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ luôn có đội ngũ nhân viên tốt nhất và đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
    5. HR Director (Giám đốc nhân sự)
    Giám đốc nhân sự có trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể về nhân sự của doanh nghiệp, kiểm soát số liệu và báo cáo về tình hình tuyển dụng và đào tạo. Ngoài ra, họ còn phải đưa ra hướng phát triển nguồn nhân lực và xây dựng chính sách phúc lợi và quy chế hoạt động cho nhân viên trong doanh nghiệp.

    Giám đốc nhân sự cũng phải tìm ra những hạn chế về nhân sự trong doanh nghiệp và đưa ra đề xuất tuyển dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Với vai trò quan trọng của mình, HR Director phải đảm bảo rằng tất cả các hoạt động liên quan đến nhân sự đều được thực hiện hiệu quả và đúng thời hạn, đồng thời phải thường xuyên cải tiến và cập nhật các chính sách và quy trình nhân sự để đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn có đội ngũ nhân viên tốt nhất để đáp ứng các yêu cầu của thị trường.

    [​IMG]

    HR Director (Giám đốc nhân sự)

    Nhìn chung, để thăng tiến lên Giám đốc nhân sự bạn cần có ít nhân 5 năm kinh nghiệm nhân sự ở các vị trí tương đương như: Trưởng phòng tuyển dụng, trưởng phòng đào tạo phát triển,… Hơn hết, giám đốc nhân sự nói riêng và nghề nhân sự nói chung có nhiều thuận lợi và khó khăn. Tuy nhiên đây lại là vị trí mang đến cho bạn thu nhập tốt, có cơ hội rèn luyện bản thân, tiếp xúc với nhiều người. Để theo đuổi ngành bạn cần có sự khéo léo, kiên nhẫn cũng kỹ năng giải quyết vấn đề.

    Nếu bạn đang có tham vọng trở thành giám đốc nhân sự hay doanh nghiệp đang khó khăn trong việc tìm kiếm ứng viên cho vị trí giám đốc nhân sự. Hãy liên hệ ngay đến Navigos Search - Đơn vị cung ứng nhân lực cấp trung và cao hàng đầu tại Việt Nam.

    Tại đây sở hữu đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc giá trị nguồn nhân lực. Dựa trên quy trình tuyển dụng bài bản cùng những kỹ năng chuyên nghiệp, chuyên viên luôn sẵn sàng hỗ trợ ứng viên, tư vấn việc làm phù hợp và trao đổi về nhà tuyển dụng phù hợp nhất.

    Bên cạnh đó, Navigos Search chứa một hệ thống cơ sở dữ liệu toàn diện, hàng ngàn hồ sơ ứng viên tiềm năng sẵn có, đảm bảo việc tuyển dụng nhân lực cho các doanh nghiệp, tổ chức thành công.

    Navigos Search tự hào mang đến hàng triệu cơ hội việc làm trên khắp Việt Nam, kết nối nhân viên và người tìm việc, tạo ra những công việc chuyên nghiệp, tuyệt vời nhất!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi anhprocool
    Đang tải...


Chia sẻ trang này