Toàn quốc: Những Khái Niệm Quan Trọng Trong Luật Dược:

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi yennhi200, 2/3/2020.

  1. yennhi200

    yennhi200 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/10/2019
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Những khái niệm quan trọng trong Luật Dược:
    1. Dược: là thuốc và nguyên liệu làm thuốc.
    Cao đẳng dược Đắk Lắk
    2. Nguyên liệu làm thuốc: là những thành phần tham gia vào cấu tạo của thuốc bao gồm dược chất, dược liệu, tá dược, vỏ nang được sử dụng trong quá trình sản xuất thuốc.

    3. Thuốc: là chế phẩm có chứa Dược chất hoặc Dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm. (Ngoài ra còn thuốc được đặc chế riêng cho động vật)
    Tuyển sinh cao đẳng dược Đắk Lắk
    4. Dược liệu: là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc.

    5. Dược chất: (hay còn có tên gọi là hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất thuốc, có tác dụng dược lý hoặc có tác dụng trực tiếp trong phòng, chẩn đoán, giảm nhẹ, chữa trị bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người.
    Tuyển sinh cao đẳng dược BMT
    6. Thuốc hóa dược: là loại thuốc có chứa Dược chất đã được xác định thành phần, công thức, độ tinh khiết và đạt tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả thuốc tiêm được chiết xuất từ Dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả.

    7. Thuốc dược liệu: là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng dựa trên bằng chứng khoa học, trừ thuốc cổ truyền quy định tại khoản 8 Điều Luật Dược.
    Tuyển sinh cao đẳng dược Buôn Ma Thuột
    8. Thuốc cổ truyền: (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là những loại thuốc thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo luận lý và phương pháp của Y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.

    9. Vị thuốc cổ truyền: là Dược liệu được chế biến theo luận lý và phương pháp của y học cổ truyền, được dùng để sản xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng để phòng – chữa bệnh.
    Tuyển sinh cao đẳng dược Tây Nguyên
    10. Sinh phẩm: (còn có tên gọi là thuốc sinh học) là loại thuốc được sản xuất bằng công nghệ hoặc quá trình sinh học từ chất hoặc hỗn hợp các chất cao phân tử có nguồn gốc sinh học bao gồm cả dẫn xuất của máu và huyết tương người. Sinh phẩm không bao gồm kháng sinh, chất có nguồn gốc sinh học có phân tử lượng thấp có thể phân lập thành những chất tinh khiết và sinh phẩm chẩn đoán in vitro.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi yennhi200

Chia sẻ trang này