Toàn quốc: Thuốc nam

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi thuocnamsapa, 4/8/2014.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Hội Y Học Cổ Truyền SAPA
    Nhà thuốc Nam Bắc TT SaPa
    Giấy phép đăng ký số 015



    Thuốc đặc trị phong thấp, thấp khớp, đau nhức chân tay, ra mồ hôi chân, đau thần kinh ven sườn, đau lưng




    Mọi người mua thuốc theo cách sau:

    - Đ/c nhận thuốc: TT HV Ngân Hàng-Số 12 Chùa Bộc

    - Tại HN: Tiện đường mình sẽ mang cho hoặc có thể gọi ship, giá ship tùy theo khoảng cách thực tế nhưng không vượt quá 30k
    - Các tỉnh mọi người cung cấp họ tên, địa chỉ chính xác mình sẽ gửi qua đường bưu điện, mình sử dụng dịch vụ COD tức là : Người của bưu điện họ đi phát hàng và thu giúp tiền thuốc luôn, vì vậy các bạn không phải chuyển khoản trước.

    Hình ảnh phiếu chuyển phát nhanh mình đã chuyển cho mọi người
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuocnamsapa
    Sửa lần cuối: 8/9/2015
  2. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Hôm nay thuốc mới về đợt mới, mình đã chuyển thuốc qua bưu điện cho bạn Vân Tp HCM rồi nhé! Đợt này hơi chậm do lỗi đường chuyển, mong bạn thông cảm!
     
    Sửa lần cuối: 8/9/2015
  3. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Người trẻ cũng bị phong thấp


    Tắm nước khoáng nóng là một cách giảm triệu chứng phong thấp.
    Nhiều người tưởng rằng phong thấp là bệnh của tuổi già. Nhưng họ đã nhầm to, vì không hiếm người ở độ tuổi 20-40 cũng mắc bệnh này. Khi đó, phải chuẩn bị tư tưởng để chung sống suốt đời với nó.

    Giai đoạn chuyển mùa là những ngày khổ cực nhất của người bị bệnh phong thấp. Họ thường than thở rằng da thịt, thậm chí toàn bộ xương cốt trong người cứ như bị bó chặt, đau tựa kim châm, như bị dao cứa...

    Phong thấp chính là bệnh viêm khớp xương. Triệu chứng ban đầu là khớp xương sưng đau, mà trước tiên là các khớp ngón tay và cổ tay. Sau đó, hiện tượng này chuyển dần tới khuỷu tay, mắt cá chân và các khớp khác, chẳng bao lâu sau sẽ lan dần đến hai mươi khớp xương còn lại. Đặc trưng của bệnh là các khớp sưng đau có tính chất đối xứng. Nếu thấy xuất hiện thêm triệu chứng cứng chân, cứng tay vào sáng sớm khi ngủ dậy có nghĩa là bệnh đã chuyển thành mạn tính.

    Triệu chứng của bệnh phong thấp rất dễ lẫn với một số bệnh xương khớp khác như chứng khớp xương biến dạng, hiện tượng xương và khớp bị lão hóa. Vì vậy, trong thực tế, đã có những người bị chẩn đoán mắc chứng phong thấp, nhưng khi khám kỹ ở chuyên khoa thì hóa ra lại bị khớp xương lão hóa, biến dạng.

    Về điều trị, loại hoóc môn do vỏ bên ngoài tuyến thượng thận tiết ra rất công hiệu với bệnh. Tuy nhiên, ngoài những tình huống đặc biệt, không nên sử dụng vì hoóc môn này làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với vi khuẩn và gây những phản ứng phụ khó lường. Nhưng dù dùng loại thuốc nào, người bệnh đều phải nghiêm ngặt tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Ngoài việc dùng thuốc, có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như: dùng sóng cực ngắn, tắm hơi (xông hơi), tắm nước nóng, châm cứu, tắm nắng...

    Điều tối quan trọng trong việc điều trị bệnh phong thấp là chuẩn bị tâm lý chữa bệnh. Đây là thứ bệnh chưa rõ nguyên nhân và chưa có phương sách gì điều trị dứt điểm. Vì vậy, cần chuẩn bị tư tưởng và có kế hoạch để "chiến đấu" lâu dài.

    (Theo Khoa Học & Đời Sống)
     
  4. gia1612

    gia1612

    Tham gia:
    7/10/2013
    Bài viết:
    13,548
    Đã được thích:
    2,378
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    xã nhà m cũng hay đau nhức chân tay mói chít chứ ,
     
    thuocnamsapa thích bài này.
  5. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    uh, thì đúng là Người trẻ cũng bị cái bệnh này rất nhiều mà bạn.:(
     
  6. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Chứng đau lưng ở người cao tuổi


    Chia sẻ:
    Đau lưng là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, do thói quen xấu gây nên như: đi, đứng, nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật không đúng cách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khoảng 80% các trường hợp đau lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút hoặc có ý thức phòng bệnh.

    Đau lưng là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, do thói quen xấu gây nên như: đi, đứng, nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật không đúng cách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khoảng 80% các trường hợp đau lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút hoặc có ý thức phòng bệnh.
    Nguyên nhân gây đau lưng
    Đau lưng có hai loại nguyên nhân cơ bản sau đây: do tác động cơ học và do hiện tượng viêm.
    Đau lưng do tác động cơ học: đây là loại đau lưng hay gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành và đặc biệt là người cao tuổi như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống... Thoái hóa cột sống thường hay xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm, bởi hiện tượng trọng lực của cơ thể quá nặng tác động hàng ngày lên cột sống và cả tác động của trọng lực đè lên vai gáy rồi tác động xuống hệ thống đốt sống (ví dụ như ngồi làm việc nhiều giờ không vận động). Khi cột sống bị thoái hóa, triệu chứng đau lưng được thể hiện khá sớm và cũng chính vì có hiện tượng đau lưng rất khó chịu mà buộc người bệnh phải đi khám. Ngoài các nguyên nhân do thoái hóa cột sống còn có những nguyên nhân thuộc về cơ học như mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê không cân xứng...
    Chứng đau lưng ở người cao tuổi 1Hoạt động thể lực giúp phòng và giảm nhẹ chứng đau lưng ở người cao tuổi. Ảnh: H. Hồng

    Đau lưng do hiện tượng viêm: trong các nguyên nhân gây viêm có thể xảy ra ngay tại cột sống như: viêm đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu... Cũng có nhiều trường hợp đau lưng nhưng lại do viêm nhiễm ở một cơ quan khác trong cơ thể như: viêm phần phụ ở nữ giới (viêm tiểu khung, viêm buồng trứng...), viêm dạ dày - tá tràng, viêm đường tiết niệu (do sỏi hoặc do vi khuẩn)... Các loại bệnh kiểu này thường gây đau lưng một cách âm ỉ và cùng một lúc với các triệu chứng chính của bệnh (ví dụ như người bị đau dạ dày, sỏi tiết niệu). Những nguyên nhân này cũng thường gặp ở người cao tuổi nhiều hơn người trẻ.
    Làm gì khi bị đau lưng?
    Khi người cao tuổi bị đau thắt lưng không nên tự “bắt bệnh” của mình và mua thuốc để điều trị mà cần đi khám ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và trang thiết bị chẩn đoán để được bác sĩ chẩn đoán sớm và đúng bệnh. Ngày nay, y học ngày càng phát triển cho nên việc chẩn đoán đau thắt lưng không gặp nhiều khó khăn như trước đây.
    Người bệnh cần trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy thuốc và nói rõ những hiện tượng đau lưng và các biểu hiện kèm theo.
    Việc điều trị sớm, đúng phương pháp, đúng phác đồ sẽ đưa lại hiệu quả cao hơn hẳn là chẩn đoán muộn và điều trị muộn, điều trị mang tính chất cầm chừng. Nếu đau thắt lưng do nguyên nhân cột sống thì ngoài điều trị thuốc Tây y, vật lý trị liệu người ta còn có thể kết hợp Đông y như châm cứu, bấm huyệt hoặc dùng thuốc.
    Bệnh có thể phòng ngừa?
    Đối với người cao tuổi nên phòng ngừa bằng cách hỗ trợ hoặc giúp tránh các căng giãn không cần thiết cho cơ bắp và cũng để tăng cường sức mạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống.
    Để tránh đau lưng cần ngủ trên nệm cứng; nằm nghiêng, đầu gối co hoặc khi nằm ngửa thì lót gối dưới khuỷu chân. Gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng.
    Người cao tuổi cần chú ý khi mang vật nặng, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên, mà ngồi xuống, hai tay ôm cầm vật đó rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của đầu gối, như vậy tránh được tổn thương cho lưng. Khi vật nặng nằm ở trên bàn, ta có thể ôm vào bụng hay quay lưng ôm đồ vật vào lưng để mang đi.
    Đặc biệt với người lớn tuổi cần tập thế khi đứng, bụng thót phẳng, hướng xương chậu về phía sau sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn. Nếu cần đứng lâu thì đặt một chân lên vật cao khoảng hai tấc để ngả xương chậu về phía sau.
    Ngồi lâu gây nhiều khó chịu cho lưng, vì thế nên đứng dậy, đi qua đi lại, thư giãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.
    Tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng. Buổi sáng ngủ dậy, trước khi bước ra khỏi giường nên tập các cử động người qua lại để thư giãn lưng. Vì sau thời gian dài ngủ xương khớp, bắp thịt cứng lại, nếu đứng dậy ngay có thể ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể.
    Không hút thuốc lá, giảm cân nếu béo, vì béo phì làm mô mềm ở lưng căng cương.
    Một số cách thư giãn cột sống
    - Ðứng thẳng, hai bàn chân xa ngang thân người, úp hai bàn tay lên ngang lưng. Ðầu gối ngay thẳng, ưỡn lưng về phía sau càng xa càng tốt. Giữ nguyên vị trí trong vài ba giây rồi trở lại dáng điệu bình thường. Làm cùng động tác năm lần.
    - Ðứng ngay thẳng, tựa hai tay lên phía sau của thành ghế. Ðầu gối thẳng, giơ một chân về phía sau càng cao càng tốt. Hạ chân xuống từ từ và làm cùng động tác với chân kia. Làm 5 động tác liên tiếp cho mỗi chân.
    - Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, khuỷu tay gấp, hai bàn tay úp xuống sàn. Dùng hai tay đẩy thân mình lên càng cao càng tốt, mông và chân vẫn phẳng dưới sàn. Nhắc lại cùng động tác mười lần.
    - Nằm ngửa, đầu gối gập lại, hai bàn chân để dưới đất. Từ từ nhấc đầu và vai khỏi sàn, hướng hai bàn tay về phía đầu gối, giữ vị trí trong mười nhịp đếm rồi nằm thẳng mình trở lại. Nhắc lại cùng cử động năm lần.
    - Nằm sấp, chân tay đụng mặt bằng. Nâng cao một chân, đếm từ 1 - 10 rồi hạ chân xuống. Nhắc lại cùng cử động với chân kia. Làm năm lần mỗi chân.
    Suckhoedoisong.com
     
  7. 2 tieu thu

    2 tieu thu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    4/12/2012
    Bài viết:
    1,438
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Mình đánh dấu để nghiên cứu. Mình hay bị lạnh chân tay và đau nhức xương từ khi mới 15,16 tuổi. Những khi trở trời khổ lắm mà vẫn phải sống chung vs nó. Hic
     
    thuocnamsapa thích bài này.
  8. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Thansk bạn đã quan tâm.............!
     
  9. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Rau mồng tơi trị bệnh đau nhức xương khớp
    Share on favoritesShare on facebookShare on twitterShare on emailMore Sharing Services4
    Rau mồng tơi là một thực phẩm rất bổ ích. Nhưng hầu như ít ai nghĩ đến công dụng thật sự của nó. Mồng tơi có tính hàn, thích hợp cho mùa hè. Cả Đông và Tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận tràng. Các nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất béo, tốt cho người có mỡ và đường máu cao.

    Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), ngoài việc được dùng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi còn được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh như táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu tiện không thông, đái dắt, đái nhỏ, chứng ngực bồn chồn, đầy tức và cầm máu, giúp vết thương mau lành.
    rau-mong-toi-chua-benh-dau-nhuc-xuong-khop-(1).jpeg

    Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi:

    Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt.

    Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Rau mồng tơi 500g, cho mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón. Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài.

    Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

    Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần, khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.

    Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau mồng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mồng tơi với chân giò thêm chút r*** để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

    Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.

    Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương lợn (xương ống tốt hơn). Hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng.

    Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau giền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước cơm r***.
    Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.
     
  10. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Bệnh nhân bị đau khớp cần chú ý:

    Những người bị bệnh đau khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lạnh kèm theo mưa phùn. Bởi những lúc trời lạnh, độ ẩm cao thì tình trạng bệnh càng nặng hơn.

    Người bị bệnh đau khớp nên đi tất ấm và dùng áo đi mưa để tránh bị ướt. Nếu quần áo bị ẩm, cần thay ngay và lau khô người, chân tay. Còn với bà con nông dân, khi khớp bị những đợt sưng cấp tuyệt đối không được lội nước, lội bùn. Tốt nhất người nông dân khi làm ruộng nên đi ủng để chân vẫn luôn khô ráo”.

    Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Ở Việt Nam, khoảng 0,3% – 0,5% dân số mắc bệnh, trong đó 80% là nữ giới ở độ tuổi từ 30 trở lên.

    Người bị viêm khớp dạng thấp phải được điều trị sớm để tránh tình trạng bị dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế.
    Có rất nhiều loại thuốc trị bệnh trên thị trường nhưng người bệnh không được tự ý dùng thuốc vì có thể có những tác dụng phụ. Đặc biệt, những thuốc điều trị về thấp khớp rất dễ ảnh hưởng đến dạ dày.
     
  11. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Đau nhức khớp xương ( Phong thấp) và cách chữa bằng luyện tập



    PHÂN LOẠI
    .
    Có hai loại đau nhức: Viêm xương-khớp (Osteoarthristis) và viêm da khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis)



    Viêm xương-khớp gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu... Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày.... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau viêm khớp-xương



    Viêm da khớp dạng thấp cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động. Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột. Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy “khốn khổ” khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai...

    CÁC CÁCH CHỮATRỊ

    Thường thì có ba cách chữa trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và không dùng thuốc (Non-medication).
    Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ.
    Phương pháp thứ ba ( Không dùng thuốc) lại gồm ba cách: châm cứu (acupuncture) , vật lý trị liệu (physical therapy), và tập luyện (exercise). Trong ba cách này, tập Luyện dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất “đã”, nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn cách TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.

    CÁCH CHỮA TRỊ BẰNG LUYỆN TẬP

    Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần ...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe.

    Nguyên lý: Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu “xui”chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà b“xui”, có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).



    A-CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY:


    1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.

    2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.

    3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.

    4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.

    B-CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY:

    1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.

    2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.

    3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.

    C-CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN:


    1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.

    2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.

    3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.

    D-CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI:

    1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.

    2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài. Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.

    LƯU Ý

    -Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không..
    -Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.
    -Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.
    -Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn./.

    Tintuccaonien.com
     
  12. Hợp Lý

    Hợp Lý Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    17/3/2014
    Bài viết:
    3,348
    Đã được thích:
    663
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Thuốc này chữa được nhiều bệnh quá. mình đánh dấu nghiên cứu
     
    thuocnamsapa thích bài này.
  13. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Thanks sự quan tâm của bạn!:)..............
     
  14. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Chứng đau nhức xương ở người lớn tuổi

    Tiếp tục đề tài về các bệnh tật thường gặp ở người lớn tuổi, chương trình hôm nay sẽ nói về căn bệnh thứ hai là chứng đau nhức khớp xương, với sự tham gia của bác sĩ kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Lão khoa. Đó là bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Hội Y Sĩ Mỹ gốc Á tại Hoa Kỳ:

    Trà Mi: Xin chào bác sĩ. Trước tiên xin mời bác sĩ trình bày sơ lược về căn bệnh này. Nói một cách khái quát, như thế nào được gọi là bệnh đau nhức, thấp khớp ở người cao tuổi?

    Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Bệnh thấp khớp ở người lớn tuổi là do sự thoái hoá của chất sụn ở các khớp xương, dẫn đến tình trạng các khớp xương bị biến dạng và gây đau nhức cho người bệnh.

    Khi dưới 30 tuổi, các khớp xương còn đủ chất nhờn các chất sụn độn ở giữa các khớp xương còn tốt thì con người không bị đau nhức. Tuy nhiên càng lớn tuổi, các chất sụn này dần dần biến thành xương cứng và các đầu khớp không còn có chất đệm, chúng cọ vào nhau và gây ra chứng đau nhức.

    Bệnh thấp khớp ở người lớn tuổi là bệnh thông thường nhất về khớp xương. Nghiên cứu cho thấy bệnh này thường phát triển ngoài tuổi 40, và cứ gia tăng dần theo tuổi thọ con người.

    80% những người mắc bệnh này bị giới hạn trong các hoạt động hàng ngày. 10% các cụ trên 60 tuổi mắc bệnh này rất nặng cần phải chữa trị.

    Trà Mi: Như vậy nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng thấp khớp là do tuổi tác, thế nhưng ngoài yếu tố này còn có những nguyên nhân nào khác dẫn đến chứng thấp khớp ở người cao tuổi không, thưa bác sĩ?

    Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh này. Lúc khởi đầu chỉ có một vài khớp bị đau, rồi từ từ nhiều khớp và có thể toàn thân bị đau nhức. Lúc bắt đâù, cơn đau thường giảm đi nếu người bệnh nghỉ ngơi và tạm thời không cử động đến các khớp xương bị đau. Thế nhưng khi bệnh phát nặng thì nhiều khớp cùng bị đau một lúc và dù chỉ với những cử động nhẹ cũng bị đau, thậm chí có khi nghỉ ngơi không làm gì nữa cũng bị đau.

    Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Yếu tố tuổi tác là chính nhưng ngoài ra vẫn còn những nguyên nhân khác khiến sụn bị thoái hoá nhanh chóng hơn và làm bệnh phát ra sớm hơn. Thứ nhất, ở những người nặng cân quá, trọng lượng cơ thể đè lên các khớp xương (nhất là những khớp xương chính chống đỡ cho cơ thể như xương sống lưng, xương đầu gối), nó sẽ làm cho các khớp này bị thoái hoá đưa đến bệnh thớp khớp.

    Thứ hai là yếu tố di truyền. Nhiều khoa học gia cho là di truyền có vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh thấp khớp ở người lớn tuổi. Những người có cha mẹ bị thấp khớp thường có nhiều nguy cơ bị bệnh này sớm hơn và nặng hơn. Thứ ba là những chấn thương do lao động hay làm việc quá sức cũng làm ảnh hửơng đến quá trình phát bệnh đau nhức khớp xương.

    Trà Mi: Những dấu hiệu nào giúp bệnh nhân có thể nhận biết là họ mắc phải căn bệnh này?

    Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh này. Lúc khởi đầu chỉ có một vài khớp bị đau, rồi từ từ nhiều khớp và có thể toàn thân bị đau nhức. Lúc bắt đâù, cơn đau thường giảm đi nếu người bệnh nghỉ ngơi và tạm thời không cử động đến các khớp xương bị đau. Thế nhưng khi bệnh phát nặng thì nhiều khớp cùng bị đau một lúc và dù chỉ với những cử động nhẹ cũng bị đau, thậm chí có khi nghỉ ngơi không làm gì nữa cũng bị đau.

    Triệu chứng thứ hai là sáng ngủ dậy cảm thấy như người bị cứng, nhất là các khớp xương và cần phải vận động hay tập thể thao chừng 15 phút mới hết bị cứng khớp.

    Một triệu chứng khác là vào buổi chiều bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi rã rời. Đôi khi cử động mấy khớp xương kêu răng rắc, hoặc bị giới hạn như không thể nắm chặt bàn tay lại hay không thể co duỗi thẳng đầu gối ra. Ngoài ra, đôi khi cũng có vài khớp xương bị sưng to… Đó là một vài triệu chứng chứng tỏ bị bệnh khớp xương.

    Còn ở những người nặng cân quá thì nhiều khi nhìn thấy ngay như các đốt xương ở bàn tay, bàn chân bị lớn lên, các bắp thịt ở bàn tay bàn chân bị teo đi đôi khi bị lệch hẳn đi…

    Trà Mi: Có những trường hợp bệnh nhân tự nhiên bị tê cứng bàn tay, bàn chân không thể cử động được.

    Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Vâng, hoặc là tê cứng hoặc là khó nắm tay lại, thế nhưng đó cũng có thể là phối hợp của bệnh phong thấp và một số các bệnh khác như mạch máu không lưu thông. Tuy nhiên phần đông những người có triệu chứng này có thể phải nghĩ đến trường hợp mình bị mắc bệnh phong thấp.

    Có một số biện pháp ngừa. Thứ nhất là ăn uống điều độ không để lên cân quá sức. Thứ hai là phải tập thể dục thường xuyên để giúp bảo trì được các hoạt động, cử động của các khớp xương. Kế đến là phải tránh đừng để các khớp xương bị chấn thương như va vấp hay té ngã.

    Trà Mi: Như vậy thì có cách nào phòng ngừa bệnh này khi về già không thưa bác sĩ?

    Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Có một số biện pháp ngừa. Thứ nhất là ăn uống điều độ không để lên cân quá sức. Thứ hai là phải tập thể dục thường xuyên để giúp bảo trì được các hoạt động, cử động của các khớp xương. Kế đến là phải tránh đừng để các khớp xương bị chấn thương như va vấp hay té ngã.

    Và khi có những triệu chứng như mỏi lưng hay cứng bắp tay thì phải xoa bóp mát-xa cho mạch máu lưu thông mang nhiều máu đến nuôi các khớp xương, đồng thời giúp cho các bắp thịt quanh khớp xương đựơc thư giãn ra, làm bệnh chậm lại. Bệnh thấp khớp ở người già là một diễn tiến không thể nào chữa khỏi hẳn đựơc, chỉ có cách làm bệnh phát triển từ từ.

    Trà Mi: Thưa bác sĩ, Trà Mi có đựơc nghe những lời khuyên là khi bước vào tuổi trung niên nên uống sữa bổ sung canxi để giúp các khớp xương ….

    Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Vâng, chính ra đó là một loại bệnh khác nữa: bệnh xốp xương, tức là khi phụ nữ vào tuổi mãn kinh thường bị thiếu kích thích tố nữ khiến việc đưa những chất vôi vào trong xương bị suy giảm. Xương bị mất chất vôi, trở nên xốp và dễ dẫn đến chứng gù lưng.

    Trong trường hợp này cần phải dùng thêm những loại thuốc như vitamin D, calcium… hoặc là phải uống những thuốc estrogen để thay thế lựơng kích thích tố trong người bị suy giảm hoặc mất đi khi tắt kinh.

    Trà Mi: Thưa bác sĩ, chứng đau nhức thấp khớp ở người cao tuổi đựơc chữa trị ra sao? Bác sĩ có những lời khuyên nào đối với bệnh nhân?

    Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân: Tuy không có phương pháp trị dứt hẳn nhưng nếu bệnh nhân làm theo hướng dẫn của bác sĩ thì đa số có thể sống thoải mái và vẫn giữ đựơc các hoạt động bình thường của các khớp xương. Mục đích khi chữa bệnh này chúng tôi nhắm vào cách làm bệnh nhân bớt đau, bảo trì tầm hoạt động và cử động của các khớp xương, tránh làm tổn thương các lớp sụn trong các khớp xương đang bị đau để làm bệnh chậm lại.

    Ngoài những biện pháp phòng bệnh nêu trên, bệnh nhân khi đã bị đau cần phải nhớ là không nên cố gắng mà nên dùng nạng hay gậy để giúp giữ thăng bằng và tránh việc đè thêm lên các khớp xương. Đôi khi cũng cần phải dùng một số loại thuốc giảm đau nhưng với liều lựơng giới hạn và trong thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ….Uống một hai ngày rồi ngưng lại, cái chính là phải tập thể thao để giữ cho bệnh không phát nặng thêm.

    Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian và những thông tin bổ ích bác sĩ dành cho chương trình hôm nay.

    Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.

    © 2006 Radio Free Asia
     
  15. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Cảnh giác với bệnh thoái hóa khớp gia tăng ở người trẻ
    Những năm gần đây thoái hóa khớp đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Người bị bệnh khớp có thể hạn chế về vận động, sinh hoạt hàng ngày khó khăn, thậm chí có thể tàn phế.Người bị viêm khớp có thể mắc 8 bệnh ung thư nguy hiểm Cách ngâm tỏi trị bệnh thấp khớp Bệnh cơ xương khớp: Đừng vội nghĩ đến thuốc
    30 tuổi đã bị thoái hóa khớp

    Thoái hóa khớp được coi là bệnh tuổi già. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, dịch tiết ra ít đi khiến khớp vận hành kém và gây đau nhức. Tuy nhiên, những năm gần đây thoái hóa khớp đang có xu hướng trẻ hóa.

    Mới 29 tuổi, Thu Phương nhân viên bán hàng tại một shop thời trang ở Quận Thanh Xuân đã bị bệnh thoái hóa khớp hành hạ. Chị Phương kể, năm ngoái chị bị ngã xe tím bầm đầu gối chân phải, khớp tay cũng bị thương. Tưởng va chạm nhẹ sẽ tự khỏi nhưng từ đó tới giờ thi thoảng lúc trái gió trở trời chân chị lại đau nhức, tê mỏi.

    Mấy tháng nay, khớp gối thường xuyên bị tê mỏi, cảm giác đau buốt khi vận động mạnh, co duỗi đầu gối cũng khó khăn. Nghe mọi người mách ngâm chân vào nước muối ấm, massage chân chị cũng làm theo, kết hợp cả uống thuốc giảm đau nhưng bệnh không thấy đỡ.

    Cảnh giác với bệnh thoái hóa khớp gia tăng ở người trẻ 1
    Ảnh minh họa

    Chị phải xin nghỉ việc vài ngày đi bệnh viện khám, chị bất ngờ khi bác sĩ chẩn đoán bị thoái hóa khớp gối phải.

    Tương tự chị Phương, chị Thuận làm biên tập viên cho một website đôi tay thường xuyên tháo tác trên máy tính, thường xuyên ngồi phòng lạnh ít ra ngoài vận động. Thời gian gần đây chị hay đau mỏi khớp vai, khủy tay, gối,… người nhức mỏi ê ẩm. Nghĩ rằng chuyển mùa, thời tiết mưa nắng thất thường vài ngày sẽ khỏi. Vậy nhưng, đã 3 tháng trôi qua cơn đau xuất hiện nhiều và mức độ ngày càng nặng hơn.

    Ngờ rằng có bệnh, chị tìm đến bác sĩ cầu cứu thì nhận được kết quả bị thoái hóa khớp vai, cổ tay. Chị Thuận hết sức ngạc nhiên vì chị mới 30 tuổi lại chưa từng có chấn thương các khớp đó. Bác sĩ giải thích, nguyên nhân dẫn đến khớp thoái hóa trong trường hợp này có thể là do lười vận động hoặc khớp tay hoạt động quá nhiều ở một tư thế.

    Bệnh khớp đang trẻ hóa

    Trong cuộc sống hiện đại, làm việc có máy móc, phương tiện hỗ trợ nên các bạn trẻ ít vận động hơn. Việc lười vận động không chỉ khiến khớp mà mức độ lão hóa của nhiều bộ phẩn khác trên cở thể cũng sẽ diễn ra sớm hơn.

    Tiến sĩ Đoàn Văn Đệ, Phó chủ tịch hội thấp khớp học Việt Nam cho biết, thông thường, thoái hóa khớp thường xuất hiện ở những người ở độ tuổi 45- 50 tuổi do khớp bị lão hóa theo thời gian. Nhưng hiện nay thoái hóa khớp không còn là bệnh của người già nữa, rất nhiều người ở độ tuổi 30- 35 mắc căn bệnh này, số lượng người trẻ mắc bệnh khớp đang ngày càng tăng.

    Thoái hóa khớp thực chất là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn không đuổi kịp việc lớp sụn ở khớp bị mất đi theo thời gian. Về lâu dài, lớp sụn khớp phủ trên bề mặt xương dần bị mỏng đi và hư tổn, gây đau nhức, hạn chế vận động, bệnh nhân thậm chí có thể bị tàn phế.

    Cảnh giác với bệnh thoái hóa khớp gia tăng ở người trẻ 2
    Ảnh minh họa

    Nguyên nhân dẫn đến thoái háo khớp chủ yếu do quá trình lão hóa cơ thể, ở người trẻ thường do người bệnh giữ một tư thế, hành động lặp đi lặp lại, mang vác nặng, trấn thương khớp,… Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa nhưng thường phổ biến tại các chi và cột sống. Trong đó thoái hóa khớp gối rất phổ biến vì khớp này luôn phải chịu căng để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển.

    Bệnh lý xương khớp gây khó khăn trong vận động và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, do đó điều trị và phòng ngừa bệnh xương khớp là việc làm hết sức cần thiết.

    Theo tiến sẽ Đệ thì khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên bệnh nhân thoái hóa khớp nên đến bác sĩ khám và tư vấn có những biện pháp điều trị phù hợp. Đối với bệnh nhẹ, phương pháp vật lý trị liệu còn bệnh nặng có thể phải sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau theo chỉ định. Tuyệt đối bệnh nhân không nên không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau.

    Rất nhiều người chủ quan thấy đau là tự ý mua thuốc giảm đau về uống. Các loại thuốc giảm đau có thể cắt cơn đau tức thì nhưng thực tế hậu quả nặng nề hơn.

    Tiến sĩ Đệ cho biết, cách phòng và điều trị bệnh tốt nhất là thân người bệnh cần có chế độ kiểm soát cân nặng, vận động và nghỉ ngơi hợp lý, chế độ dinh dưỡng khoa học.
    Theo afamily.vn
     
  16. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    BỆNH PHONG THẤP (RHEUMATOID ARTHRITIS)

    Người Việt mình cứ thấy đau nhức chân tay mình mẩy thì cho là bị mắc phong thấp, không “khoa học” tí nào cả. Thậm chí, các em bé bị chảy mồ hôi đầu nhiều cũng bị gán cho nhãn hiệu phong thấp. Người Mỹ thì cũng không hơn gì chúng ta. Họ cũng có những tin tưởng về y khoa đã in trí từ nghìn xưa, truyền từ đời ông bà đến đời cháu chắt mà không có một căn bản khoa học nào chứng minh cả.
    Thực ra, có tới hơn 100 loại sưng khớp xương gây ra đau nhức và tàn tật cho hằng chục triệu người Mỹ (Mỹ đen, trắng lẫn Mỹ vàng là chúng ta đây). Trong những loại bệnh sưng khớp này thì bệnh phong thấp Rheumatoid Arthritis (gọi tắt là RA) là bệnh nặng nhất, gây ra đau nhức khớp xương rất nhiều và dần dần làm biến dạng các khớp xương này khiến bệnh nhân không sử dụng tay chân được đến nỗi những cử dộng thông thường nhất như mở nắp hộp hay đi đứng cũng rất khó khăn. Có tới hơn hai triệu người Mỹ đang bị phong thấp RA. Bệnh này xẩy ra ở đàn bà nhiều hơn đàn ông và thường bắt đầu vào khoảng tuổi từ 20 tới 50 nhưng cũng có thể xẩy ra ở trẻ nhỏ và người lớn hơn 50.
    Triệu chứng
    Những triệu chứng này có thể xẩy ra rồi biến mất và trở lại với thời gian.
    1. Đau nhức và sưng các khớp , nhất là những khớp xương nhỏ của bàn tay và bàn chân.
    2. Đau nhức hoặc cứng toàn thể các khớp xương và bắp thịt, nhất là sau khi ngủ dậy hay sau một thời gian nghỉ ngơi.
    3. Các khớp không cử động được
    4. Bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi
    5. Mệt mỏi, nhất là khi bệnh trở nặng
    6. Sốt nhẹ
    7. Theo với thời gian, các khớp xương bị biến dạng.
    8. Không cảm thấy khỏe
    Bệnh phong thấp RA thường xẩy ra ở nhiều khớp xương cùng lúc. Khi mới bị bệnh, các khớp xương ở cổ tay, bàn tay, bàn chân và đầu gối thường bị hơn cả. Theo với thời gian, các khớp vai, khuỷu tay, háng, cằm và cổ có thể bị ảnh hưởng. Cả hai bên cơ thể thường bị cùng lúc.
    Nơi những điểm dễ va chạm nhất (pressure points) của khớp xương ở khuỷu tay, bàn tay và bàn chân hay dây gân gót chân Achille có thể nổi lên những cục u nhỏ gọi là cục phong thấp. Các cục u này cũng có thể mọc ở các khớp xương khác, ngay cả trong phổi nữa.
    Những cục u này có thể nhỏ bằng hạt đậu nhưng cũng có thể lớn bằng quả ổi nhỏ nhưng không gây đau đớn gì cả.
    Bệnh phong thấp RA đặc biệt có thể gây viêm các tuyến nước mắt, tuyến nước bọt, màng tim và phổi, phổi và ngay cả các mạch máu. Đây là một bệnh kinh niên, có lúc thuyên giảm có lúc nặng lên. Không có cách chữa cho hết hẳn bệnh này nhưng nếu biết cách dùng thuốc và những phương tiện bảo vệ các khớp, bệnh nhân vẫn có thể sống cuộc đời hạnh phúc và lâu dài.
    Nguyên nhân
    Bệnh phong thấp RA gây ra do màng lót các khớp xương bị sưng lên khiến tiết ra một chất đạm làm màng này ngày càng dầy lên. Chất đạm này cũng phá hoại lớp sụn, xương, gân và dây chằng nơi khớp. Dần dần, khớp xương bị dị dạng, méo mó và có thể bị phá hủy.
    Tại sao các màng lót bị sưng lên? Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nhiễm trùng là nguyên nhân và một số người có những gien di truyền khiến họ dễ bị nhiễm trùng.
    Một số các nhà nghiên cứu khác cho rằng kích thích tố có thể đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh phong thấp RA.
    Những yếu tố khác có thể làm một người dễ mắc bệnh RA là: tuổi già, phái nữ, hút thuốc lá.
    Biến chứng
    Bệnh phong thấp RA gây ra cứng, đau khớp xương và mệt mỏi. Dần dần, bệnh nhân khó có thể làm những việc dù thông thường nhất như cầm cây bút, vặn nắm cửa...Bệnh nhân có thể bị trầm cảm do việc này. Bệnh nhân RA cũng dễ mắc bệnh sưng khớp và xương (osteoarthritis, một dạng bệnh phong thấp khác), và bệnh tim...
    Cách chữa
    Thuốc:
    Làm bớt đau và ngăn sự tiến triển của bệnh. Gồm có: thuốc chống viêm NSAIDs, COX 2 inhibitors, Steroids, DMARDs, IL 1 Ra, thuốc chống miễn nhiễm, TNF blockers, thuốc chống trầm cảm...
    Giải phẫu:
    1.Lọc máu: lấy bớt những kháng thể làm viêm và đau khớp.
    2.Giải phẫu thay khớp : khi khớp xương đã bị phá hủy quá nhiều, giải phẫu thay khớp có thể tái tạo chức năng của khớp và làm giảm đau.
    Cách tự săn sóc - Ngoài những cách chữa bệnh do bác sĩ thực hiện kể trên, bệnh nhân cũng cần biết cách tự săn sóc bệnh của mình khiến giúp cho cuộc sống bớt khó khăn cũng như ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
    1. Tập thể dục thường xuyên: bệnh nhân cần hỏi bác sĩ hay nhân viên thể lý trị liệu về những thể dục nào thích hợp và cần thiết.
    2. Giữ không lên cân nhiều: số cân dư sẽ làm cho các khớp xương phải chịu sức ép nhiều hơn và dễ bị phá hoại hơn.
    3. Ăn uống đúng cách: ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt
    4. Tắm nước nóng hay dùng bình nước nóng đặt lên các khớp để giảm đau, thư giãn các bắp thịt và tăng máu đến khớp.
    5. Dùng sức lạnh khi bệnh tăng lên: lạnh làm cho giảm đau, làm tê và giảm co thắt bắp thịt. Nếu bệnh nhân đang bị tê và máu lưu thông không tốt, không nên dùng sức lạnh.
    6. Tập những phương pháp thư giãn: thôi miên, thở sâu, thư giãn bắp thịt.
    7.Uống thuốc đầy đủ theo lời dặn của bác sĩ.
    8. Giữ thái độ lạc quan: cùng với bác sĩ, sắp đặt trước những gì cần làm để chống lại cơn bệnh. Việc này sẽ làm cho bạn lạc quan vì mình chủ động trong việc đối phó với căn bệnh.
    9. Dùng những dụng cụ giúp mình vận động: thí dụ như những đồ ràng đầu gối, gậy chống, ràng bàn tay...Nói chuyện với bác sĩ về những dụng cụ này.
    10. Không làm quá sức mình: nghỉ ngơi khi cần
    Những cách chữa khác
    Bệnh nhân phong thấp RA có thể muốn dùng thử những phương cách chữa trị khác như châm cứu, thuốc Bắc, thuốc dùng thêm như glucosamine, chondroitin sulfate..., nam châm... Tuy nhiên, nên nhớ rằng những phương pháp này không được theo dõi và kiểm chứng đầy đủ. Do đó, bệnh nhân phải cẩn thận tìm cho đúng thầy đúng thuốc, không nên dùng bừa bãi.

    Bs Nguyễn Thị Nhuận
     
  17. chibichan_hanu

    chibichan_hanu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    22/6/2010
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Dear chị,

    Mẹ e bị thoái hóa đốt sống lưng uống thuốc này có được không chị?
     
    thuocnamsapa thích bài này.
  18. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    E ơi, thuốc này đặc trị và chữa khỏi những bệnh như ghi trên gói thuốc. Còn thoái hóa đốt sống lưng và cổ thì cũng rất nhiều người lấy nhưng những trường hợp này sẽ giảm đau rất nhiều cho người bệnh,duy trì bệnh ko bị nặng thôi e.
     
  19. chibichan_hanu

    chibichan_hanu Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    22/6/2010
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Vâng e cảm ơn. Để em ngâm cứu rồi có gì thì liên hệ cho chị nhé.

    Tks chị!
     
    thuocnamsapa thích bài này.
  20. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    uh, thanks e ...............:D
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này