6 Cách Kỷ Luật Mà Không Phải Quát Mắng Con

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 31/10/2016.

By thuhien on 31/10/2016 lúc 3:18 PM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Hầu hết bố mẹ đều quát mắng con vào thời điểm này hay thời điểm khác khi họ bực mình. Tuy nhiên, đối với một số cha mẹ, quát mắng con cái là một thói quen xấu. Thật không may, quan mắng con cái là một trong 8 cách kỷ luật khiến cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
    [​IMG]

    Quát mắng con cái có thể khiến trẻ đặt bạn ra ngoài. Và trong dài hạn, điều đó có thể dẫn tới nhiều vấn đề về hành vi hơn.

    Quát mắng con cái không dạy trẻ cách kiểm soát hành vi của mình tốt hơn.

    Nếu trẻ bị quát mắng vì lỡ đánh em, thì trẻ sẽ không học được cách giải quyết vấn đề trong hòa bình. Có nhiều cách kỷ luật hiệu quả khác nhau để dạy trẻ cải thiện hành vi của mình.

    1. Đặt ra các nguyên tắc rõ ràng

    Bạn sẽ ít khi phải quát mắng con nếu như bạn có các nguyên tắc rõ ràng trong nhà. Đặt danh sách các nguyên tắc trong nhà ở nơi dễ nhìn thấy.

    Danh sách các nguyên tắc đó nhắc trẻ biết những gì bạn mong đợi. Danh sách đó cũng nhắc bạn nhớ các hành vi của trẻ cần điều chỉnh. Xem xét lại danh sách khi cần thiết.

    2. Thảo luận trước về các hậu quả kèm theo

    Giải thích trước với trẻ những hậu quả kèm theo nếu trẻ vi phạm các nguyên tắc đó. Bạn cần làm rõ rằng bạn sẽ thực thi các nguyên tắc. Dùng Cách ly, Tước đặc quyền, hay sử dụng các hậu quả logic để trẻ học hỏi được từ những sai lầm của mình.

    Lập ra một kế hoạch để điều chỉnh hành vi của con. Đưa ra các hậu quả kèm theo có nhiệu quả nhất và sử dụng chúng khi bạn muốn nâng cao tiếng nói của bạn.

    3. Cung cấp các củng cố tích cực

    Thúc dẩy con bạn tuân thủ các nguyên tắc bằng những củng cố tích cực. Nếu có hậu quả kèm theo khi trẻ vi phạm nguyên tắc, thì cũng cần có những củng cố tích cực khi trẻ tuân thủ nguyên tắc.

    Khen ngợi khi trẻ thực hiện các nguyên tắc và điều đó có thể ngăn chặn các vấn đề về hành vi.

    Chú ý tích cực thật nhiều để giảm những hành vi gây sự chú ý.

    Nếu con bạn gặp khó khăn với các vấn đề về hành vị cụ thể nào đó, thì bạn có thể tạo ra một hệ thống khen thưởng. Hệ thống khen thưởng bằng Sticker có thể có hiệu quả đối với trẻ nhỏ và hệ thống khen thưởng bằng thẻ có thể có hiệu quả với trẻ lớn hơn. Các hệ thống khen thưởng có thể nhanh chóng tay đổi các vấn đề về hành vi của trẻ.

    4. Xem xét những nguyên nhân khiến bạn quát mắng con

    Nếu bạn thấy mình quát mắng con, bạn có thể tìm kiếm nguyên nhân. Nếu bạn quát mắng con vì tức giận, thì bạn có thể học các cách để giữ bình tĩnh bởi bạn dang làm gương cho noi trong việc kiểm soát cơn giận một cách lành mạnh.

    Tách mình khỏi tình huống hoặc kiểm soát bất cứ những suy nghĩ buồn rầu nào và chờ đợi cho tới khi bạn kỷ luật con trong sự bình tĩnh.

    Nếu bạn quát mắng con bởi vì bạn thấy trẻ không nghe lời bạn, thì bạn có thể thử những cách để trẻ chú ý. Bạn cần đảm bảo rằng bạn đưa ra những hướng dẫn hiệu quả và không lặp đi lặp lại nếu trẻ không lắng nghe.

    Cuối cùng, nếu bạn quát mắng con vì bực tức, bạn cần có một kế hoạch để điều chỉnh những hành vi này.

    Thông thường, cha mẹ hay quát mắng thường kêu rằng họ chẳng bao giờ lập kế hoạch để thực hiện đến cùng nhưng cũng không biết làm cách nào khác.

    5. Đưa ra những khuyến cáo phù hợp với lứa tuổi

    Thay vì quát mắng, bạn có thể cảnh bảo trẻ khi trẻ không lắng nghe. Sử dụng mệnh đề Nếu.... Thì..... để nhắc trẻ nhớ về những hậu quả kèm theo nếu như trẻ không lắng nghe. Bạn có thể nói: “Nếu bây giờ con không thu dọn đồ chơi, thì con sẽ không được chơi với chúng sau bữa ăn nữa”.

    Quát mắng con thường dẫn tới trận chiến tranh giành quyền lực. Bạn càng quát mắng để bắt con làm một việc gì đó, thì trẻ càng thu mình và có hành vi chống đối. Tuy nhiên, đưa ra cảnh báo mà bạn đã lập ra để thực hiện sẽ chỉ cho thấy rằng bạn đang nghiêm túc.

    6. Thực hiện đến cùng một hậu quả kèm theo

    Theo đến cùng một hậu quả nếu như trẻ không nghe lời. Tránh rầy la hay lặp đi lặp lại lời cảnh báo. Thay vì vậy, thực hiện đến cùng một hậu quả kèm theo để con bạn thấy bạn sẽ thực hiện những gì bạn nói.

    Thực hiện nhất quán sẽ giúp trẻ thấy rằng hành vi của trẻ không được chấp nhận. Các kỷ luật nhất quán là yếu tố quan trọng để trẻ thay đổi hành vi của mình và tuân thủ nguyên tắc hơn.

    Nguồn: Verywell

    Các bài liên quan
    Tại sao cần đặt ra kỷ luật cho trẻ?
    Sự khác nhau giữa Kỷ luật và Trừng phạt.
    Đánh trẻ có phải là cách hiệu quả?
    8 Cách kỷ luật để không phải đánh con.
    6 cách kỷ luật hiệu quả mà không phải quát mắng con.
    Những cách kỷ luật khiến cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
    6 kỹ năng sống mà trẻ nhận được thông qua kỷ luật.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 31/10/2016.

    1. camket
      camket
      Hay nhưng thật khó để thực hiện
    2. Vietfuture2016
      Vietfuture2016
      cá nhân thấy các nguyên tắc rõ ràng và cho con biết về các hậu quả kèm theo là cách hay nhất để phòng tránh việc trẻ bị ký luật.
      Nếu đã biết nguyên tắc thì trẻ sẽ tránh vi phạm vì biết là cha mẹ sẽ tức giận, còn dạy cho hậu quả là để biết bé sẽ bị gì nếu như làm việc gì đó, qua đó giúp bé xem xét vấn đề kĩ lưỡng hơn của việc chọn lựa làm hay không.
      thuhien thích bài này.
    3. haVuVu1001
      haVuVu1001
      thấy hơi khó để thực hiện
    4. Huyền Jikky
      Huyền Jikky
      cần phải học hỏi nhiều từ mấy cái này
    5. Thietbipccc
      Thietbipccc
      Cómênao
    6. Thietbipccc
      Thietbipccc
      Co mẹ nào làm đc đủ ko ạ
    7. Hương Sen Restaurant
      Hương Sen Restaurant
      Những cách kỷ luật này hay quá đó à, vừa dạy được con mà con lại còn nghe lời nữa chứ. Oánh dấu những cách kỷ luật này mới được
    8. heoxinh_mommy
      heoxinh_mommy
      Cám ơn chủ thớt! Bài viết hữu ích ghê!
    9. mẹ cá xinh
      mẹ cá xinh
      Dạy con ko đòn roi là đây, Hay!

Chia sẻ trang này