Làm Thế Nào Khi Trẻ Nổi Giận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 26/9/2016.

By thuhien on 26/9/2016 lúc 11:11 AM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Trẻ nổi giận ngay cả với cha mẹ tốt nhất, thường là vào những thời điểm tệ nhất: Trong phòng khám của bác sĩ, trong siêu thị, trong giờ chơi với các bạn. Cơn giận khủng khiếp của trẻ có thể xảy ra bất cứ khi nào và thường không có cảnh báo trước.

    [​IMG]

    Trẻ khó chịu còn cha mẹ thì xấu hổ, những cơn giận đó là một phần của quá trình phát triển thông thường. Cơn giận của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo thường bắt nguồn từ sự thất vọng (vì không có khả năng diễn đạt bản thân), không vui với hình huống hiện tại hoặc đôi khi là do quá mệt, đói hoặc buồn chán.

    Chìa khóa để giải quyết cơn giận của trẻ là không đổ thêm dầu vào lửa – nếu bạn giữ bình tĩnh, con bạn sẽ bình tĩnh nhanh hơn. Dưới đây là một số cách để dừng cơn giận của trẻ:

    Tại sao trẻ nổi giận?

    Mặc dù phổ biến hơn ở giai đoạn tập đi (từ 1- 3 tuổi), nhưng nhiều trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3-5 tuổi) vẫn nổi giận đủ nhiều để làm mất tinh thần những người lớn xung quanh chúng. Lứa tuổi nổi giận phổ biến nhất là từ 1-4 tuổi. Và mặc dù một số cơn giận bắt nguồn bởi sự nổi loạn của trẻ, nhưng nhiều cơn giận lại bắt nguồn từ sự thất vòng về thứ gì đó. Xấu hổ và khó chịu cho tất cả các bên liên quan (đặc biệt là khi cơn giận xảy ra ở nơi công cộng), cơn giận là cách để trẻ phản ứng khi trẻ cố gắng để khẳng định sự độc lập của mình, nhưng có thứ gì đó cản trở trẻ. Có nhiều viễn cảnh khiến cơn giân gia tăng:

    - Trẻ chưa đủ kỹ năng để cho phép trẻ bảy tỏ bản thân theo cách mà trẻ mong muốn và khi trẻ không thể đạt được điều mình mong muốn, trẻ sẽ nổi giận.

    - Đôi khi trẻ không biết rõ những gì mình muốn – trẻ có thể mệt hoặc đói hoặc chỉ đơn giản là buồn chán.

    - Khi trẻ cố gắng thử làm thứ gì đó lần đầu nhưng không biết cách làm, ví dụ như buộc dây giầy.

    - Trẻ có một ngày tồi tệ.

    Một số trẻ hiếm khi nổi giận trong khi một số trẻ khác thì lại nổi giận vài lần trong một ngày.

    Không có lý do rõ ràng tại sao trẻ giận nhưng các nguyên gia cho rằng có rất nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm lứa tuổi của trẻ, mức độ căng thẳng, tính khí của trẻ và các vấn đề về sức khỏe của trẻ.

    Bạn cũng có thể cân nhắc tới hành vi của chính bạn. Bạn có dễ dàng đáp ứng các nhu cầu của trẻ hay không hay là bạn rất nghiêm khắc? Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng tần xuất cơn giận của trẻ phụ thuộc vào cách bố mẹ phản ứng với một tình huống, cho dù đó là nói Không hay Có khi mua một cái kẹo ở cửa hàng tạp hóa hay khi trẻ muốn chơi thêm vài phút sở sân chơi.

    Cần làm gì khi trẻ nổi giận

    Có hai cách xử lý cơn giận và bạn có thể chọn lấy cách xử lý phụ thuộc phù hợp với con bạn.

    - Phớt lờ: Nếu có thể, bạn có thể đi ra chỗ khác, nhưng cần đảm bảo trẻ được an toàn. Ở gần đó, nhưng làm việc khác để đảm bảo rằng hành động của trẻ không ảnh hưởng tới bạn. Không nhìn vào mắt trẻ và không nói chuyện với trẻ. Khi trẻ nhìn thấy bạn không chú ý tới trẻ, thì trẻ sẽ tự ngưng.

    - Làm dịu cơn giận: Nếu bạn không bị đau dạ dày thì bạn có thể thử cách này. Vỗ về con bạn và ôn tồn nói chuyện với trẻ. Một số cha mẹ có thể lặp đi lặp lại cụm từ tương tự nhau kiểu như “Con ổn mà” hoặc “Không sao đâu” hoặc hát một bài nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể thêm chút hài hước bằng lời nói hoặc nét mặt.

    Những điều bạn không nên làm: Tức giận hoặc cố giải thích cho con. Trong khi con bạn đang bùng nổ thì không có cách nào để dừng được. Bạn phải đợi cho tới khi cơn giận qua đi.

    Nếu trẻ nổi giận nơi công cộng, bạn hãy bế trẻ vào một nơi riêng tư như xe của bạn hay nhà vệ sinh. Nếu bạn không thể kiềm chế cơn giận của trẻ, bạn có thể đặt trẻ ngồi trong xe và đi về nhà. Thật không may, có một số trường hợp mà bạn không thể rời đi được, ví dụ như trên máy bay hay tàu hỏa. Lúc đó chỉ cần bạn chọn cách làm và mỉm cười cũng như chịu đựng. Một số người có vẻ sẽ khó chịu nhưng con bạn mới là mối quan tâm của bạn, chứ không phải là ai khác.

    Nếu con bạn bắt đầu cắn, đá, đánh hoặc có những hành vi tức giân khác, bạn cần hành động ngay lập tức. Tách đứa trẻ ra khỏi tình huống khiến chúng nổi giận cho tới khi chúng bình tĩnh.

    Khi cơn giận qua đi, bạn không nên nhắc đi nhắc lại sự việc đã xảy ra. Nhắc đi nhắc lại sự việc đã xảy ra khiến con bạn buồn và có thể khiến chúng bắt đầu nổi giận tiếp. Thay vì vậy, hãy ôm và hôn trẻ. Nếu bạn cảm thấy bạn cần nói chuyện với con về việc đó, bạn nên chờ vài giờ khi mà cả hai mẹ con đều đã bình tĩnh.

    Tin tốt lành là: Giai đoạn này của trẻ sẽ sớm qua đi. Khi con bạn trưởng thành và biết cách bày tỏ bản thân tốt hơn, trẻ sẽ học cách kiểm soát cảm xúc của mình.

    Tại sao trẻ không chú ý lắng nghe bạn
    Làm thế nào khi trẻ thách thức
    Làm thế nào khi trẻ tiểu học mách lẻo
    Làm thế nào khi trẻ mẫu giáo mách lẻo
    Làm thế nào khi trẻ mẫu giáo nổi giận
    Làm thế nào để trẻ không đánh người khác
    Làm thế nào để trẻ không ngắt lời
    Làm thế nào khi trẻ hay phàn nàn

    Nguồn: Verywell.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 26/9/2016.

    1. Thái Thị Thúy An
      Thái Thị Thúy An
      Trẻ con là lứa tuổi dễ nổi giận nhất, với những lý do đơn giản thôi cũng làm trẻ nổi giận. Vậy nên nếu để trẻ như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến tâm thức sau này của con
    2. tamnm
      tamnm
      Con mình 15 tháng, thỉnh thoảng tự dưng giãy đùng đùng, lấy chân đạp vào mẹ, mình ko hiểu nó muốn gì, thế là kệ, 1 lúc sau là hết @@. Đúng là bó tay.
      thuhien thích bài này.
    3. trang nguyen post
      trang nguyen post
      Nuôi con dã khó, dạy con thành người còn khó hơn. có sinh con mới hiểu lòng cha mẹ. Bé nhà mình mới 1 tuổi mà nhiều khi giận cũng đáp hêt đồ chơi đi, hất tay.haizz
    4. thuhien
      thuhien
      Chúc mừng mẹ nó. Mẹ nó đã áp dụng thành công cách Phớt lờ rồi đấy.
    5. hungdqh3
      hungdqh3
      Chuẩn đấy ạ. Nếu con nổi giận vô cớ thì nên phơt lờ, trẻ em hay thích được chú ý để làm nũng và vòi ý thích mà :)
      thuhien thích bài này.
    6. chipbong2016
      chipbong2016
      cơn giận, hờn của bé cũng thật khủng khiếp khiên chúng ta đau đầu
    7. phuonghuyen9
      phuonghuyen9
      Chính xác, trẻ em rất hay làm nũng, không "bơ" nó đi thì nó cứ làm nũng mãi thôi

Chia sẻ trang này