Hà Nội: 6 Loại Tinh Dầu Nguyên Chất Thảo Dược, Muối Tắm Ngâm Chân.

Thảo luận trong 'MỸ PHẨM, LÀM ĐẸP' bởi Mây Craft, 27/9/2019.

  1. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Hà Nội mấy hôm nay se lạnh, một chút hương thảo mộc cây cỏ sẽ rất 'hợp vị' với thời tiết này.

    Mình giới thiệu với cả nhà 6 loại tinh dầu nghe tên đã thấy mùi cây trái thảo mộc nha: Tinh dầu Vỏ cam, Tinh dầu Bạc hà, Tinh dầu Sả chanh, Tinh dầu Màng tang, Tinh dầu Quế, Tinh dầu Chùa dù. Và sản phẩm Muối ngâm tắm với 53 thảo dược trong bài thuốc cổ truyền của người Dao ở Sapa.

    Sản phẩm được sản xuất bởi xưởng Tinh dầu thảo dược H'Mong Cát Cát, SAPA.
    ❤️Những sản phẩm của xưởng sản xuất H'Mong Cát Cát ở Sapa được làm thủ công, tỉ mỉ, nguyên chất từ nguyên liệu tự trồng theo phương pháp xanh sạch và sản xuất tử tế, an toàn.
    ❤️Sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, không chất bảo quản, không phụ gia.
    ❤️Nhận thấy đây là sản phẩm có giá trị, và cần thiết cho mùa đông sắp tới nên MÂY đã đề nghị làm đại lý cho xưởng Cát Cát ở Hà Nội.
    ❤️Giá bán ở Hà Nội cùng giá bán sản phẩm ở Sapa, nên thay vì mua tận Sapa tốn kém đường xa, bạn đã có thể mua được sản phẩm ở Hà Nội.
    ❤️ Không chỉ là sản phẩm, mà còn là truyền thống và văn hóa của một vùng miền.

    Để làm rõ thêm về sản phẩm, Mây gửi link này cho các bạn đọc nhé, nói về người khởi nghiệp dòng sản phẩm Tinh dầu Muối tắm H'Mong Cát Cát Sapa ở đây

    Má A Nủ: chàng trai nấu hương dược liệu Sa Pa

    [​IMG]


    Cách đây vài năm, Nủ rủ anh trai là Má A Chư về Ninh Bình học kinh nghiệm của những “tiền bối” chuyên luyện hương dược liệu. Sa Pa có rất nhiều cây dược liệu quý nên học xong, Nủ về nhà bắt tay vào sản xuất tinh dầu. Nủ bảo ngày đầu do không có vốn và chưa có thị trường nên chỉ dám nấu nồi 100 lít. Nồi đầu tiên sau một ngày tinh luyện cho ra những giọt tinh dầu trong tiếng reo hò của mọi người...

    "Nhớ lại những ngày đầu bắt tay vào luyện tinh dầu, Nủ cho biết phải lặn lội vào tận rừng sâu tìm dược liệu, có hôm Nủ phải nhịn đói băng rừng, vượt núi đá để hái lá thuốc. Để có được “cơ ngơi” như ngày hôm nay, Nủ nói rằng đã nhiều lần thất bại tưởng chừng không vượt qua được. Ví dụ như mới đầu không có tiền đầu tư, thiếu nguyên liệu để sản xuất và bảo quản..." (Tuổi trẻ).


    * Tinh Dầu Bạc Hà (Mint) 5ml: 60.000 vnd

    * Tinh Dầu Sả Chanh (Lemongrass) 5ml: 60.000 vnd

    * Tinh dầu Màng Tang (Litsea Cubelar Pers) 5ml: 60.000 vnd

    * Tinh dầu Chùa Dù (Elsholtzia blanda Benth) 5ml: 70.000 vnd

    * Tinh dầu Quế (Cinanmon) 5ml: 80.000 vnd

    * Tinh dầu Vỏ Cam (Orange) 5ml: 100.000 vnd

    * Muối Ngâm Chân Thảo Dược (Herbal Bath Salt) 500g: 150.000 vnd
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mây Craft
    Sửa lần cuối: 31/10/2019
  2. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    ❤️ Tinh dầu là một liệu pháp tự nhiên được ưa chuộng trong làm đẹp và chăm sóc sức khỏe, như một biện pháp giải phóng năng lượng tiêu cực, mang lại năng lượng, cảm xúc tích cực. Theo Hellobacsi, có hơn 10 cách sử dụng tinh dầu như ở spa.

    1. Hít lọ tinh dầu
    Đặt lọ tinh dầu ngang tầm ngực rồi ngửi nhẹ một chút, di chuyển lọ gần mũi hơn. Nếu bạn thấy dễ chịu, tiếp tục hít mùi hương sâu hơn. Khi hít vào mũi, các phân tử tinh dầu dạng hơi tương tác với khướu giác và não bộ để phát huy tác dụng. Các phân tử tinh dầu di chuyển qua mũi, miệng vào đến phổi và tương tác với hệ hô hấp.

    2. Xông tinh dầu bằng tay
    Nhỏ một vài giọt tinh dầu lên lòng bàn tay rồi chà xát hai tay lại với nhau để tinh dầu phát huy hiệu quả rồi đặt tay ngay trước miệng, mũi. Tương tự như phương pháp hít lọ tinh dầu, đầu tiên cần hít thở nhẹ nhàng và nếu cảm thấy thích hợp thì hãy hít sâu dần. Tránh đặt tinh dầu gần mắt. Nếu tinh dầu dính vào mắt, bạn hãy nhỏ dầu nền như hạnh nhân hoặc ô liu để làm loãng tinh dầu chứ đừng dùng nước để rửa.

    3. Nhỏ tinh dầu vào muối
    Cho một ít muối biển hoặc muối Epsom vào một cái chén nhỏ (khoảng 1/4 chén) rồi nhỏ 10–15 giọt tinh dầu bạn thích vào chén muối và đặt ngay cạnh giường của bạn khi ngủ. Vì muối có có khả năng làm chậm tốc độ bay hơi của tinh dầu nên bạn sẽ được ngửi tinh dầu trong suốt một đêm. Đây là cách sử dụng tinh dầu rất tốt vì cơ thể có thể hấp thu đặc tính chống ung thư của tinh dầu trong khi ngủ.

    4. Xông hơi với tinh dầu
    Nhỏ một ít tinh dầu vào chậu nước nóng rồi đặt một chiếc khăn trên đầu và cúi mặt gần xuống chậu nước để xông. Lưu ý không dùng nước quá nóng và phải nhắm mắt hoặc dùng kính bơi để bảo vệ đôi mắt. Nước sẽ nhanh chóng hòa tan tinh dầu và thấm qua cổ họng, mũi và đường máu. Cách sử dụng tinh dầu này khá trực tiếp và có tác dụng mạnh nên bạn chỉ nên nhỏ 1–2 giọt tinh dầu.

    5. Massage với tinh dầu
    Xoa bóp tinh dầu trực tiếp lên cơ thể không cần pha loãng với nước. Hoặc sử dụng dầu nền (dầu hữu cơ) như hạnh nhân, dầu dừa hoặc dầu ô liu để pha loãng. Nhẹ nhàng thoa đều tinh dầu lên da và massage theo đường huyệt. Cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia về việc pha loãng tinh dầu và sử dụng tinh dầu cho trẻ nhỏ.

    6. Massage chân với tinh dầu
    Nhỏ vài giọt tinh dầu vào lòng bàn chân và massage trước khi ngủ. Lòng bàn chân là nơi chứa nhiều lỗ chân lông lớn nhất trên cơ thể nên tinh dầu dễ dàng được hấp thụ và thấm vào máu của bạn hơn với cách sử dụng tinh dầu này.
     
    Sửa lần cuối: 29/9/2019
  3. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Quy trình nấu tinh dầu Vỏ Cam của Hợp tác xã H'Mong Cát Cát


    [​IMG]

    Quy trình nấu tinh dầu thủ công của HTX H'Mong Cát Cát

    - HTX H’Mong Cát Cát chọn thu mua cam non/cam rụng từ các vườn cam ở Hà Giang, và là giống cam vàng, ngọt cho mùi hương dịu nhẹ, dễ chịu.
    - Trái cam được bổ đôi, vắt sạch nước và cẩn thận loại bỏ hạt, chỉ còn lại vỏ, để nấu tinh dầu.
    - Mỗi lần nấu: 900kg - 1 tấn vỏ cam cho vào nồi, đốt lò liên tục từ 38-42 tiếng, cho ra 1 lít – 1.5 lít tinh dầu cam.

    [​IMG]
     
    Sửa lần cuối: 28/9/2019
  4. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    H’Mong Cát Cát trồng bạc hà từ giống bản địa Hưng Yên, theo phương thức nông nghiệp sạch không phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu, chỉ bón phân hữu cơ ủ được từ bã cây lá sau khi nấu tinh dầu xong. Thời gian thu hoạch bạc hà từ tháng 6 - tháng 9. Tinh dầu Bạc hà có tính sát trùng, giúp xua đuổi côn trùng, hỗ trợ chữa ngạt mũi, hen suyễn và trị gàu.

    Quy trình nấu tinh dầu Bạc Hà
    • 900kg bạc hà tươi, cho vào nồi đốt lò liên tục 24-27 tiếng, thu được 1,8 – 2,1 lít tinh dầu bạc hà.[​IMG]
    Cách dùng
    • Xông mũi: Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào 1 bát nước nóng, đưa lên gần mũi để hít hơi nước. Khi nghẹt mũi hoặc hen suyễn có thể mở lọ tinh dầu và hít trực tiếp.
    • Trị gàu: Pha tinh dầu vào nước để gội đầu, giúp mát da đầu, trị gàu và kích thích mọc tóc.
    • Xông phòng: Nhỏ 3-5 giọt tinh dầu vào đèn xông tinh dầu (gia giảm liều lượng tùy vào không gian phòng) vừa thơm phòng vừa xua đuổi côn trùng.
    • Lưu ý: Không để tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với da, không dùng với phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 3 tuổi, vết thương hở. Nếu dính vào mắt, rửa sạch với nước.
    • Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Đậy kín sau khi sử dụng.
     
    Sửa lần cuối: 28/9/2019
  5. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    TINH DẦU CHÙA DÙ

    Lá chùa dù là loại cây thuốc đặc trưng của vùng rừng núi Sa Pa, là bài thuốc quen thuộc của người Mông, Dao nơi đây. Chùa dù là cây thân thảo, mọc dại ở rừng già ở độ cao trên 1500m, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 10.

    Tinh dầu của Xưởng H’Mong Cát Cát được làm từ các loại thảo dược đặc trưng của vùng núi Sa Pa. Nguyên chất, hoàn toàn tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe. Quá trình sản xuất phụ thuộc vào mùa thu hoạch trong năm của thảo dược.

    [​IMG]

    Quy trình nấu tinh dầu Chùa Dù:
    • Cả thân và lá chùa dù đều được dùng để nấu tinh dầu, nhưng tinh dầu tập trung nhiều nhất ở phần lá, và nấu lá tươi thì chất lượng tinh dầu sẽ tốt nhất.
    • Mỗi lần nấu thì sẽ cho 350 -> 400kg chùa dù vào nồi, đốt lò trong 13-15 tiếng liên tục thì được 450ml – 600ml tinh dầu, tùy chất lượng của lá/cây và thời tiết khi thu hoạch.
    • Nếu chùa dù thu hoạch đầu mùa, trời nắng, lá tươi thì tinh dầu ra nhiều, còn trời mưa, lá ẩm ướt thì tinh dầu ra ít.
    • Trị đau nhức khi xoa bóp ngoài da, xông hơi giải cảm, dưỡng da ban đêm.
    Hình ảnh cây Chùa Dù

    [​IMG]
     
  6. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    TINH DẦU MÀNG TANG
    Màng tang hay sơn kê tiêu là cây bụi hoặc thường xanh, cao 5-12m, thuộc họ Nguyệt quế. Cây cao từ 3-5m, phân bố ở các vùng núi cao và lạnh.
    [​IMG]
    Quy trình nấu tinh dầu Màng Tang
    • Tinh dầu màng tang của H’Mong Cát Cát được nấu từ quả màng tang (hoa và lá màng tang cũng chứa tinh dầu, nhưng mùi tinh dầu từ hoa và lá rất khác biệt so với tinh dầu từ quả). Mỗi lần nấu: 80-90kg quả màng tang đốt lò liên tục trong 16 tiếng cho ra 700ml–800ml tinh dầu.
     
    Sửa lần cuối: 28/9/2019
  7. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    MUỐI NGÂM TẮM
    Thành phần: Muối khoáng biển, tinh dầu Chùa Dù, thuốc tắm cổ truyền Dao Đỏ cô đặc từ 53 loại thảo dược quý thu hái trong rừng sâu vùng núi Sapa.
    Công dụng:
    + Giúp giảm đau nhức xương khớp, ngủ ngon giấc, lưu thông máu, làm ấm cở thể, khủ mùi hôi chân.
    + Tốt cho phụ nữ sau sinh khi tắm ngâm, giúp thải độc cơ thể, phục hồi sức khỏe.
    + Tốt cho những người hay bị lạnh tay chân.
    + Tốt cho nhũng người hay phải vận động và di chuyển nhiều.
    + Phù hợp cho gia đình dùng ngâm tắm thường xuyên.
    + Phù hợp cho các dịch vụ tại spa, resort, các khu du lịch muốn tạo dấu ấn riêng.

    [​IMG]
    Cách dùng:
    + Ngâm chân: Hòa 50g muối với 4 lít nước ấm (38-40 độ C), ngâm chân kết hợp xoa bóp. Sau khi ngâm, dùng khăn lau khô, không rửa lại nước lạnh. Ngâm mỗi lần 20 phút trước khi đi ngủ.
    + Ngâm tắm: Hòa 100g muối vào bồn nước ấm và ngâm toàn bộ cơ thể 15-20 phút.
    Lưu ý:
    + Không dùng với vết thương hở, người bị giãn tĩnh mạch, trẻ em dưới 5 tuổi.
    + Có thể dùng cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh 1 tháng.
    + Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Đậy kín túi zip sau khi sử dụng.
    + Sản xuất theo tiêu chuẩn cơ sở MNDD9122914 tại HTX H'Mong Cát Cát, thôn Cát Cát, xã San Sản Hồ, Sapa, Lào Cai.
    + Sản phẩm không chứa chất bảo quản.

    Sản phẩm có giá 150.000 vnd/ túi 500gr (như hình ảnh). Một túi sử dụng cho 5 lần ngâm tắm.
     
    Sửa lần cuối: 28/9/2019
  8. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    ❤️ Các cách sử dụng tinh dầu tiếp theo:

    7. Ngâm mình với tinh dầu
    Nhỏ vài giọt tinh dầu vào bồn tắm nước ấm và đổ thêm một ít sữa hoặc dầu dừa giúp bạn dễ dàng hấp thụ các loại dầu qua da. Bước vào bồn tắm ngâm mình thư giãn.

    8. Sử dụng thay nước hoa
    Thoa đều tinh dầu lên các vị trí như sau vành tai, xương quai xanh hoặc hai bên cổ.

    9. Khuếch tán tinh dầu trong xe hơi
    Nhiều công ty hiện tại sản xuất các thiết bị khuếch tán tinh dầu cho xe hơi. Cách sử dụng này tạo cảm giác thoải mái và thư giãn khi đang lái xe. Nếu bạn không có máy khuếch tán, chỉ cần lấy một viên bông gòn, nhỏ vài giọt tinh dầu lên và dán vào cổng máy lạnh rồi bật máy và tận hưởng hiệu quả của tinh dầu.

    10. Máy khuếch tán tinh dầu
    Đây là loại máy sử dụng không khí, nước và sóng siêu âm khuếch tán tinh dầu trong không khí. Máy sẽ tạo màn sương mịn trong không khí làm tăng gấp đôi độ ẩm. Cách sử dụng tinh dầu này giúp tinh dầu loãng bớt nhưng không ảnh hưởng đến tính trị liệu của tinh dầu và các phân tử tinh dầu có thể lưu trong không khí tới vài tiếng.

    11. Sử dụng đèn tinh dầu

    Dùng đèn đốt tinh dầu bằng điện. Đầu tiên, cho nước vào đầy 2/3 đĩa thủy tinh hoặc phần lõm của đèn rồi bật đèn đợi nước ấm lên (có thể dùng nước ấm để nhanh hơn). Tiếp theo, nhỏ 3–5 giọt tinh dầu nguyên chất bạn thích vào đĩa thủy tinh chứa nước. Khi nước bắt đầu nóng lên và bay hơi, tinh dầu sẽ khuếch tán trong không khí.
     
    Sửa lần cuối: 29/9/2019
  9. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cây Màng Tang là loài cây địa phương ở Sapa, có những chùm quả nhỏ, lá dày. Cây thuộc họ Nguyệt quế.

    [​IMG]
     
    Sửa lần cuối: 29/9/2019
  10. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    TINH DẦU SẢ CHANH

    Sản phẩm từ giống Sả chanh bản địa ở thôn Cát Cát và Lào Cai, trồng theo phương thức sạch, không bón phân hóa học và thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ được ủ từ bã lá cây sau khi nấu tinh dầu xong. Tinh dầu Sả chanh có tính sát khuẩn, xua đuổi côn trùng, giải cảm, chống muỗi hiệu quả.

    [​IMG]

    Quy trình nấu tinh dầu Sả chanh
    • Sả chanh thu hoạch được quanh năm, từ tháng 3 đến tháng 11.
    • Mỗi đợt nấu: Cho 350kg – 400kg lá sả vào nồi, đốt lửa liên tục từ 12-14 tiếng thì thu được 400ml-600ml tinh dầu sả, tùy theo chất lượng sả tươi hay khô và thời tiết nắng hay mưa. Hương tinh dầu giữa các đợt nấu đôi khi có một chút khác biệt là cũng do các yếu tố trên. Sả tươi, thu hoạch lúc trời nắng sẽ cho ra chất lượng tinh dầu tốt nhất.
     
    Sửa lần cuối: 28/9/2019
  11. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    TINH DẦU QUẾ

    Ai đã từng nhấm nháp một thanh quế khô, hẳn sẽ cảm nhận được vị cay, ngọt, thơm nồng của quế. Tinh dầu quế nguyên chất sẽ mang lại cho bạn một hương vị đúng như vậy.


    [​IMG]

    Tác dụng: Sát trùng mạnh, làm ấm không khí, làm gia vị.

    Xông hơi giải cảm: Nhỏ 3-5 giọt tinh dầu vào 1 bát nước nóng, dùng 1 khăn to trùm lên đầu để thu hơi nước lên mặt.

    Giảm đau mỏi: Nhỏ 5 giọt tinh dầu và bát nước ấm, khuấy đều, dùng 1 khăn nhỏ nhúng vào, vắt vừa khô, đắp khăn lên vùng bị đau. Lặp lại khi khăn nguội.

    Xông phòng: Nhỏ 3-5 giọt tinh dầu vào đèn xông tinh dầu (gia giảm liều lượng tùy vào không gian phòng)

    Gia vị: Có thể sử dụng thay cho hoa hồi trong các món ăn.

    Lưu ý: Không để tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với da, không dùng với phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 3 tuổi, vết thương hở. Nếu dính vào mắt, rửa sạch với nước.

    Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Đậy kín sau khi sử dụng.
     
    Sửa lần cuối: 28/9/2019
  12. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    . Muối thảo dược vừa dùng ngâm chân, vừa dùng ngâm tắm.
    . Muối có màu xám tro, có độ mịn như cát.
    . Khi pha nước có màu rêu đậm, nhạt tùy theo lượng nước.
    . Khi mở túi zíp, mùi thảo dược khá mạnh, nếu bạn đang cảm cúm mà ngửi mùi muối này thì sẽ có cảm giác như ngửi thuốc giải cảm.


    [​IMG]
     
  13. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Tinh dầu cũng là một trong những nguyên liệu chính để làm nước hoa.

    Theo Wikihow, làm nước hoa với tinh dầu rất dễ và có thể thực hiện chỉ với vài loại dầu. Bạn sẽ có được mùi nước hoa đặc trưng cho bản thân hoặc tặng bạn bè. Bằng cách tự làm nước hoa, bạn kiểm soát được nguyên liệu và chất lượng của sản phẩm nước hoa.

    Dùng lọ có màu tối

    Điều này rất quan trọng giúp tinh dầu tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và từ đó giúp giữ hương lâu hơn.

    Hiểu ích lợi của tinh dầu

    Nước hoa thông thường sẽ lưu lại lâu trên da, còn tinh dầu thì tốt vì nó được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên. Tinh dầu không có nhiều hóa chất như sản phẩm nước hoa thông thường nên nếu bạn cần sản phẩm hữu cơ từ thiên nhiên thì tinh dầu là lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể tạo ra nhiều mùi hương nước hoa khác nhau từ tinh dầu. Tinh dầu cũng thích hợp cho người có da nhạy cảm hoặc dị ứng với nước hoa. Những loại dầu này có nguồn gốc tự nhiên nên bạn có thể tạo ra nhiều mùi hương khác nhau mà vẫn dịu nhẹ cho da hơn là các loại nước hoa thông thường.
     
    Sửa lần cuối: 29/9/2019
  14. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Khi chế tạo nước hoa bằng tinh dầu, cần theo trình tự sau:

    Mùi bắt đầu 30%, mùi giữa 50% và mùi cuối 20%. Mùi đầu là mùi bạn cảm nhận đầu tiên khi sử dụng nước hoa, mùi đầu sẽ không lưu lại lâu và dễ bị phai nhanh. Mùi giữa được coi là mùi cốt lõi của nước hoa, mùi giữa kết hợp với mùi cuối tạo nên hương thơm nước hoa bám lâu và dai.

    ❤️ Bạn có thể chọn một số mùi đầu như: húng quế, cam bergamot, bưởi, hoa oải hương, chanh, chanh, bạc hà, hoa anh thảo, hương thảo, cam ngọt.
    ❤️ Mùi giữa như: hạt tiêu đen, bạch đậu khấu, hoa cúc, bay, cây thì là, phong lữ, cây bách xù, nhục đậu khấu, cỏ thi.
    ❤️ Và mùi cuối như: cây tuyết tùng, cây bách, gừng, hoắc hương, gỗ thông, gỗ đàn hương, vani, cỏ vetiver.

    Chỉ cần đầy đủ dụng cụ và tinh dầu bạn hoàn toàn có thể làm ra một lọ nước hoa cho riêng mình.

    Bạn có thể tham khảo cách làm nước hoa tinh dầu từ Felix:

    Chuẩn bị:
    • 2 thìa cà phê dầu nền (dầu Jojoba, dầu hạnh nhân, dầu dừa hoặc dầu hạt nho).
    • 6 thìa cà phê rượu mạnh 100 độ.
    • 2,5 thìa nước khoáng.
    • 30 giọt tinh dầu (9 giọt mùi đầu, 15 giọt mùi giữa và 6 giọt mùi cuối).
    • Phin cà phê.
    • Phễu nhỏ.
    • 2 chai thủy tinh tối màu có nắp.
    • Lưu ý: 1 thìa cà phê = 5ml.
    Thực hiện:

    Bước 1: Đổ dầu nền vào chai. Sau đó lần lượt cho mùi giữa, mùi cuối, mùi đầu vào chai và rượu vào chai.
    Bước 2: Đậy nắp chai lại để tránh ánh sáng trong 2 ngày là sử dụng được. Bạn để càng lâu thì mùi nước hoa tinh dầu sẽ càng đậm và mạnh hơn. (Nước hoa tinh dầu có hạn sử dụng khoảng 6 tuần).
    Bước 3: Khi đã đạt được mùi hương mong muốn bạn nhỏ 1 chút nước khoáng vào, lắc đều sau đó dùng phim cà phê và phễu lọc sang qua chai khác.

    Chỉ bằng 3 bước đơn giản chúng ta đã có một lọ nước hoa mùi mùi hương như ý muốn.
     
    Sửa lần cuối: 29/9/2019
  15. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mây dịch từ tiếng Anh công thức làm nước hoa từ tinh dầu của tác giả Alicia Bodine trên trang TheSprucecrafts. Trong công thức này Alicia hướng dẫn có thể sử dụng Tinh dầu Quế, Tinh dầu CamTinh dầu Bạc Hà.

    Theo Alicia, chỉ trong 20-30 phút là bạn có được một lọ nước hoa do mình sản xuất.

    Chuẩn bị:
    - Chai nước hoa cũ (đã làm sạch), hoặc bạn có thể sử dụng một lọ nhỏ.
    - Dầu Jojoba (là một loại dầu được chiết xuất từ loài thực vật Jojoba, là một chất sáp lỏng).
    - Tinh dầu (Essential oil).
    - Vitamin E dạng viên nang (capsule).

    * Dầu nền (Base oil), hay dầu dẫn (Carrier oil) hoặc dầu thực vật (Vegetable oil). Dầu nền là dung dịch có thành phần chính là axit béo, không mùi hoặc có mùi nhẹ, không bay hơi và có thể bôi trực tiếp lên da. Dầu thực vật thường được chiết tách từ hạt, quả hạch,… bằng cách đun nóng hoặc ép nguội. Dầu nền nguồn gốc từ thực vật có chất lượng cao hơn, lành tính hơn để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Một số loại dầu nền thông dụng: Dầu dừa, Dầu Jojoba, Dầu Argan, Dầu Oliu, Dầu bơ, Dầu chùm ngây.

    Trong công thức, Alicia Bodine chọn Jojoba vì thuộc sở thích của cô ấy, và nói rằng bạn có thể dùng dầu thực vật, dầu ô liu, dầu hạt nho hoặc dầu mè thay thế (những thứ dễ tìm trong căn bếp của bạn).

    - Bước 1: Cho 3 ounce dầu nền vào chai, (1 ounce = 28.3495 gam).
    - Bước 2: Nhỏ 15 giọt tinh dầu (essential oil) vào chai. Bạn có thể chọn TINH DẦU QUẾ (hoặc các loại khác như tinh dầu hoa nhài, gỗ tuyết tùng, hoa hồng, vani, hoặc đinh hương).
    - Bước 3: Nhỏ 15 giọt dầu hoa cúc (chamomile), phong lữ (geranium), cây bách xù (juniper), thông (pine), hương thảo (rosemary), ylang-ylang, hạt nhục đậu khấu (nutmeg), oải hương (lavender), cây bách (cypress).
    - Bước 4: Thêm 15 giọt vào chai, có thể chọn: TINH DẦU BẠC HÀ (peppermint), khuynh diệp (eucalyptus), chanh (lemon), bưởi (grapefruit),cây xô thơm (sage), bạc hà lục (spearmint), cây trà (tea tree), và TINH DẦU CAM (orange essential oil).
    - Bước 5: Dùng một cái kim chọc viên nang E và nhỏ dung dịch vào chai. Alicia Bodine nói cô dùng vitamin E vì tốt cho da.

    Đậy nắp chai lại, lắc mạnh để các thành phần được pha trộn. Đặt chai nước hoa vào vị trí tối, mát mẻ trong khoảng 2 tuần. Trong thời gian này các loại tinh dầu sẽ pha trộn với nhau để cho bạn có được một mùi hương mạnh và kéo dài.

    Nếu bạn tạo cùng lúc nhiều loại nước hoa, thì hãy dán nhãn cho chúng. Bạn có thể thử nghiệm các loại tinh dầu khác nhau để có nhiều mùi hương khác nhau.

    Sau 2 tuần, bạn hãy lấy chai nước hoa của mình và tận hưởng nha. Chúc bạn thành công.
     
    Sửa lần cuối: 29/9/2019
  16. donghoduyanhleduan

    donghoduyanhleduan

    Tham gia:
    8/8/2013
    Bài viết:
    81,616
    Đã được thích:
    14,682
    Điểm thành tích:
    10,313
    mình đánh dấu nhé
     
  17. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Cảm ơn bạn nha
     
  18. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Trang Essentialoils nói về lịch sử tinh dầu khá hay, từ thời cổ đại ở Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã, Đế chế Ả Rập đã sử dụng tinh dầu. Mây sẽ dịch dần dần để mọi người biết thêm 'văn hóa tinh dầu' nha.
     
  19. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mẹo khử mùi với tinh dầu:

    - Tinh dầu tự nhiên vốn lành tính, phù hợp với những người thích xông thơm phòng/xông không gian nhưng ngại sử dụng hoá chất nhân tạo.

    - Tinh dầu là tinh chất được chiết, kéo ra từ nguyên liệu gốc, nên khi phát tán vào không khí tinh dầu sẽ giữ được hương trong khoảng thời gian nhất định, vì thế người ta nhỏ thêm chút tinh dầu gỗ vào đèn xông tinh dầu cùng với tinh dầu cam, sả, và như vậy tinh dầu gỗ sẽ giúp giữ hương lâu hơn cho các loại tinh dầu khác.
     
  20. Mây Craft

    Mây Craft Thành viên mới

    Tham gia:
    26/9/2019
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Mây mới thấy có bài viết của tác giả Linda Parker trên trang Gardeningsoul về cách sử dụng một số thứ trong gia vị nhà bếp để cải thiện một số tình trạng "sụt sùi" khi trời lạnh, thấy khá thú vị nên chia sẻ các bạn tham khảo.

    Bài viết có tiêu đề: Salt, Pepper and Lemon Can Solve These 9 Problems Better Than Any Medicine (Tạm dịch là: Muối, hạt tiêu, và chanh có thể giải quyết 9 vấn đề tốt hơn loại thuốc nào).

    Mây lưu ý đây là cách mà Linda Parker trên trang Gardeningsoul tư vấn, bạn có thể search nguồn tiếng Anh để chắc chắn thông tin nha. Thông tin là tham khảo, còn để sử dụng công thức là cần bạn phải nghiên cứu trước khi áp dụng.

    Muối, chanh và hạt tiêu là những thứ có thể bạn đã nêm nếm trong salad, nhưng ba thành phần này thực sự có hoạt động riêng rẽ hoặc cùng nhau làm thành thuốc. Trên thực tế, nhiều người dân trên thế giới vẫn dựa vào những thành phần này để chữa bệnh hàng ngày. Dưới đây là 9 vấn đề sức khỏe hàng ngày mà bạn có thể cải thiện bằng hạt tiêu đen (black pepper), chanh (lemon) và muối biển.
    (Trong bài viết họ dùng từ chanh lemon là chanh vàng, không phải chanh xanh gọi là lime như ở ta)

    [​IMG]

    1. Viêm họng
    Giảm đau họng, trộn một muỗng nước cốt chanh tươi (lemon), nửa muỗng cà phê (teaspoon) hạt tiêu đen, và một muỗng cà phê muối biển đổ vào một cốc nước ấm. Súc miệng nhiều lần trong ngày để làm dịu cơn đau họng và ngăn ngừa ho.

    Bạn lưu ý về đơn vị teaspoon mà người ta hay dịch là muỗng cà phê.
    1 teaspoon – 1 tsp = 1 muỗng cà phê = 5ml
    1 tablespoon = 15 ml = 1 muỗng canh.

    2. Nghẹt mũi
    Nếu bị tắc mũi, có thể giảm nghẹt mũi bằng cách tự mình làm cho mình hắt hơi. Đơn giản là chỉ cần trộn một lượng bằng nhau của hạt tiêu đen, quế (cinnamon), thì là (cumin) và hạt bạch đậu khấu (cardamom seeds), cho vào cối và dùng chày nghiền cho đến khi bạn tạo ra một loại bột mịn. Chậm rãi ngửi hỗn hợp và bạn sẽ hắt hơi.

    3. Viêm lở miệng, nhiệt miệng (Canker Sores)
    Hòa tan một muỗng canh muối Himalayan vào một cốc nước ấm và súc miệng sau mỗi bữa ăn, có thể thêm chút chanh, những vết loét sẽ nhanh chóng biến mất.

    (Còn tiếp)
     
    Sửa lần cuối: 9/10/2019

Chia sẻ trang này