Toàn quốc: Bạn Đang Gặp Khó Khăn Về Tài Chính ??? Bạn Đang Có Nhu Cầu Vay Vốn Ngân Hàng ????

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi MẹTrẻ, 26/3/2014.

  1. MẹTrẻ

    MẹTrẻ Guest

















    [​IMG]





























    LIÊN HỆ

    Thu Hiền

    0987.299.744
    [SIZE=5][U]Hotline[/U][/SIZE]
    0462.927.944
    _________________
    [IMG]http://icons.iconarchive.com/icons/ncrow/mega-pack-1/128/Gmail-icon.png[/IMG]
    [COLOR=#FF0000][SIZE=4]ThuHien@VayTienNhanh.Net[/SIZE][/COLOR]
    [B][B][SIZE=4][SIZE=6][B][COLOR=#FF0066]_________________[/COLOR][/B][/SIZE][/SIZE][B]
    [IMG]http://icons.iconarchive.com/icons/yootheme/social-bookmark/128/social-facebook-button-blue-icon.png[/IMG]
    [/B][/B][/B]
    [B][B][SIZE=4][URL="http://www.facebook.com/xau.xi.5851"][COLOR=#FF0000]https://www.facebook.com/xau.xi.5851[/COLOR][/URL][/SIZE][COLOR=#FF0000]
    [B][B][SIZE=4][SIZE=6][B][COLOR=#FF0066]_________________[/COLOR][/B][/SIZE][/SIZE][B]
    [IMG]http://icons.iconarchive.com/icons/emey87/social-button/128/skype-icon.png[/IMG]
    [/B][/B][/B][/COLOR][B][B][B][SIZE=4][COLOR=#FF0000]Thuhien069[/COLOR][/SIZE][COLOR=#FF0000]
    [B][B][SIZE=4][SIZE=6][B][COLOR=#FF0066]_________________[/COLOR][/B][/SIZE][/SIZE][B]
    [IMG]http://icons.iconarchive.com/icons/yootheme/social-bookmark/128/social-yahoo-box-lilac-icon.png[/IMG]
    [SIZE=4]0986766225@yahoo.com
    [/SIZE][B][B][SIZE=4][SIZE=6][B][COLOR=#FF0000][B][B][SIZE=4][SIZE=6][B][COLOR=#FF0066]_________________[/COLOR][/B][/SIZE][/SIZE][/B][/B][/COLOR][/B][/SIZE][/SIZE][/B][/B][/B][/B][/B][/COLOR][/B][/B][/B][/B][/B]
    [B][B][SIZE=4][SIZE=6][COLOR=#FF0000][SIZE=4]

    [/SIZE][URL="http://www.contactme.com/5275e5346ea6de000200773e/embed"][IMG]http://vaytructuyen.net/wp-content/uploads/2013/08/DangKyNgay.gif[/IMG][/URL][SIZE=4]
    [/SIZE]
    [/COLOR][/SIZE][/SIZE][/B][/B]
    CHUYÊN MỤC
    [B][B][B][B][B][SIZE=4][B][B]
    [IMG]http://i1078.photobucket.com/albums/w498/delts157/ICON%201/261_zps60470073.gif[/IMG] [URL="http://vaytiennhanh.net/"][COLOR=#0000ff]TRANG CHỦ[/COLOR][/URL][/B][/B][/SIZE][/B][/B][/B][/B][/B]
    [B][B][B][COLOR=#0000ff][FONT=times new roman][B][B][IMG]http://i1078.photobucket.com/albums/w498/delts157/ICON%201/261_zps60470073.gif[/IMG] [/B][/B][/FONT][/COLOR][FONT=times new roman][B][B][URL="http://www.vaytiennhanh.net/search/label/Vay%20t%C3%ADn%20ch%E1%BA%A5p?&max-results=15"][COLOR=#0000ff][SIZE=4]VAY TÍN CHẤP[/SIZE][/COLOR][/URL][COLOR=#0000ff]
    [/COLOR][B][B][B][B][B][COLOR=#0000ff][IMG]http://i1078.photobucket.com/albums/w498/delts157/ICON%201/261_zps60470073.gif[/IMG] [/COLOR][SIZE=4][URL="http://www.vaytiennhanh.net/search/label/Vay%20th%E1%BA%BF%20ch%E1%BA%A5p?&max-results=15"][COLOR=#0000ff]VAY THẾ CHẤP[/COLOR][/URL][COLOR=#0000ff]
    [/COLOR][/SIZE][B][B][B][COLOR=#0000ff][IMG]http://i1078.photobucket.com/albums/w498/delts157/ICON%201/261_zps60470073.gif[/IMG] [/COLOR][URL="http://www.vaytiennhanh.net/search/label/Tin%20t%C3%A0i%20ch%C3%ADnh?&max-results=15"][COLOR=#0000ff]TIN TỨC TÀI CHÍNH[/COLOR][/URL][COLOR=#0000ff]
    [/COLOR][B][B][B][B][SIZE=4][B][B][B][COLOR=#0000ff][IMG]http://i1078.photobucket.com/albums/w498/delts157/ICON%201/261_zps60470073.gif[/IMG] [/COLOR][URL="http://www.vaytiennhanh.net/2014/03/tinh-tra-gop-vay-tin-chap.html"][COLOR=#0000ff]TỰ TÍNH SỐ TIỀN PHẢI TRẢ[/COLOR][/URL][COLOR=#0000ff]
    [/COLOR][/B][/B][/B][/SIZE][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/FONT][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][SIZE=4][B][B][B][B][B][SIZE=4][B][B][FONT=times new roman][COLOR=#0000ff][IMG]http://i1078.photobucket.com/albums/w498/delts157/ICON%201/261_zps60470073.gif[/IMG] [/COLOR][URL="http://www.vaytiennhanh.net/search/label/Tuy%E1%BB%83n%20d%E1%BB%A5ng?&max-results=15"][COLOR=#0000ff]TUYỂN DỤNG[/COLOR][/URL][COLOR=#0000ff]
    [/COLOR][/FONT][B][B][SIZE=4][B][B][FONT=times new roman][COLOR=#0000ff][IMG]http://i1078.photobucket.com/albums/w498/delts157/ICON%201/261_zps60470073.gif[/IMG] [/COLOR][URL="http://www.vaytiennhanh.net/p/lien-he.html"][COLOR=#0000ff]LIÊN HỆ[/COLOR][/URL][/FONT]
    [/B][/B][/SIZE][/B][/B]
    [/B][/B][/SIZE][/B][/B][/B][/B][/B][/SIZE][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B]

    SẢN PHẨM VAY TÍN CHẤP

    [​IMG][COLOR=#0000ff]VAY TÍN CHẤP THEO LƯƠNG[/COLOR]
    [IMG]http://muzicfun.com/images/hot.gif[/IMG]
    [COLOR=#0000ff]VAY THEO BẢO HIỂM NT[/COLOR]
    [IMG]http://muzicfun.com/images/hot.gif[/IMG]
    [COLOR=#0000ff]VAY THEO THẺ TÍN DỤNG[/COLOR]
    [IMG]http://muzicfun.com/images/hot.gif[/IMG]
    [COLOR=#0000ff]VAY THEO HÓA ĐƠN ĐIỆN[/COLOR]
    [B][B][B][B][B][SIZE=4][B][B][COLOR=#0000ff][IMG]http://muzicfun.com/images/hot.gif[/IMG][/COLOR][B][B][SIZE=4][B][B][URL="http://www.vaytiennhanh.net/2014/02/Vay-tin-chap-danh-cho-giao-vien.html"][COLOR=#0000ff]VAY ƯU ĐÃI CHO GIÁO DỤC[/COLOR][/URL][/B][/B][/SIZE][/B][/B][/B][/B][/SIZE][/B][/B][/B][/B][/B]

    [B][B][B][B][B][B][B][B][B][COLOR=#0000ff][SIZE=4][B][B][IMG]http://muzicfun.com/images/hot.gif[/IMG][/B][/B][/SIZE][/COLOR][B][B][URL="http://www.vaytiennhanh.net/2014/03/san-pham-vay-uu-dai-danh-cho-y-te.html"][COLOR=#0000ff]VAY ƯU ĐÃI CHO Y TẾ[/COLOR][/URL][COLOR=#0000ff]
    [IMG]http://muzicfun.com/images/hot.gif[/IMG] [/COLOR][URL="http://vaytiennhanh.net/"][COLOR=#0000ff]VAY ƯU ĐÃI CHO QUÂN ĐỘI[/COLOR][/URL][COLOR=#0000ff]
    [IMG]http://muzicfun.com/images/hot.gif[/IMG] [/COLOR][URL="http://www.vaytiennhanh.net/2013/03/cho-sinh-vien-vay-tien-khong-the-chap.html"][COLOR=#0000ff]VAY ƯU ĐÃI CHO SINH VIÊN[/COLOR][/URL][COLOR=#0000ff]
    [/COLOR][COLOR=#0000FF][IMG]http://muzicfun.com/images/hot.gif[/IMG] [/COLOR][URL="http://www.vaytiennhanh.net/search/label/Vay%20cho%20doanh%20nghi%E1%BB%87p?&max-results=15"][COLOR=#0000ff]VAY CHO DOANH NGHIỆP[/COLOR][/URL][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B]
    [B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][SIZE=4][B][B][B][B][SIZE=4][B][B][SIZE=4][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][SIZE=4][B][B][B][B][SIZE=4][B][B][SIZE=4][COLOR=#0000FF][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][SIZE=4][IMG]http://muzicfun.com/images/hot.gif[/IMG] [/SIZE][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/COLOR][/SIZE][SIZE=4][B][SIZE=4][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][SIZE=4][B][B][B][B][FONT=times new roman][B][B][URL="http://vaytiennhanh.net/"][COLOR=#0000FF]VAY CHO CẶP ĐÔI MỚI CƯỚI[/COLOR][/URL][/B][/B][/FONT][/B][/B][/B][/B][/SIZE][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/SIZE][/B][/SIZE][/B][/B][/SIZE][/B][/B][/B][/B][/SIZE][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/SIZE][/B][/B][/SIZE][B][B][B][B]
    [SIZE=4][SIZE=4][COLOR=#0000FF][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][SIZE=4][IMG]http://muzicfun.com/images/hot.gif[/IMG][/SIZE][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/COLOR][/SIZE][/SIZE][FONT=times new roman][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][B][URL="http://www.vaytiennhanh.net/2014/03/chuong-trinh-vay-tieu-dung-uu-dai-danh-cho-khach-hang-luong-cao.html"][COLOR=#0000FF]VAY KH CÓ THU NHẬP CAO[/COLOR][/URL][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B]
    [/B][/B][/B][/B][/B][/FONT][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/SIZE][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B]

    CÁC ĐỐI TÁC LIÊN KẾT
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [I][SIZE=3]
    [/SIZE][/I]
    TIN TỨC TÀI CHÍNH

    [​IMG] 10 ngân hàng tham gia gói tín dung 50.000 Tỷ
    [​IMG] Cho vay tiêu dùng tại thị trường Việt Nam: Cơ hội và Thách thức
    [​IMG]
    Nợ xấu trong vay tín dụng là một điều đáng lo ngại tại các Ngân hàng và tổ chức tài chính
    [​IMG] Lãi suất cho vay có thể giảm xuống 10%/ năm
    [​IMG] Nút thắt gói tín dụng 30.000 Tỷ đồng nằm ở phía ... Ngân Hàng
    TAGS
    [​IMG] Vay Tiền
    [​IMG]
    Vay Tiền Nhanh
    [​IMG]
    Vay Tín Chấp
    [​IMG]
    Vay Tiêu Dùng
    [​IMG]
    Vay Tiền Không Thế Chấp
    [​IMG]
    Hỗ Trợ Vay Vốn Ngân Hàng
    [​IMG]
    Vay Tiền Nhanh Tại Hà Nội
    [​IMG]Tin Tức
    [​IMG]Tin Tức Tài Chính
    [​IMG]Ngân Hàng













    ABOUT US
    Chúng tôi là sự liên kết của rất nhiều nhân viên của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài ....
    Hiện nay chúng tôi đang có chương trình hỗ trợ cho Vay Tín Chấp ( Vay Tiền Không Thế Chấp ) & Vay Thế Chấp Tài Sản với phương châm:


    "Nếu bạn không vay được tiền ở chỗ chúng tôi ... Thì không ngân hàng nào có thể giúp bạn vay tiền được nữa ..."
    Chúng tôi luôn cố gắng đem đến cho khách hàng những giải pháp tài chính an toàn - hiệu quả ... !


    [B][B][COLOR=#0000FF]Với [/COLOR][URL="http://vaytiennhanh.net/"][COLOR=#FF0000]wWw.VayTienNhanh.Net[/COLOR][/URL][COLOR=#0000FF] ... [URL="http://www.lamchame.com/forum/showthread.php/1292193"]Vay tiền[/URL] chưa bao giờ dễ dàng đến thế[/COLOR][/B][/B]
    VAY TÍN CHẤP LÀ GÌ ? THẾ NÀO LÀ VAY TÍN CHẤP

    Vay tín chấp là hình thức vay tiền ngân hàng và các tổ chức tín dụng được bảo đảm bằng sự tín nhiệm, không cần có tài sản thế chấp.Tất nhiên, tài sản thế chấp được đề cập ở đây là một tài sản hữu hình hoặc một bất động sản đầu tư. Khái niệm trên cho thấy, vay tín chấp không phải là việc cho vay không có bảo đảm mà cao hơn, tài sản bảo đảm là sự tín nhiệm giữa người cho vay (các ngân hàng, tổ chức tín dụng) và người vay, thông thường là các doanh nghiệp. Từ những phân tích trên, có thể thấy, vay tín chấp có những đặc trưng cơ bản sau:


    • Một là, vay tín chấp không thể thực hiện được trong giai đoạn đầu của mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Để có được sự tín nhiệm, quan hệ vay – cho vay phải trải qua một thời gian nhất định.

    • Hai là, thế chủ động trong việc quyết định cho vay tín chấp thuộc về người cho vay. Bởi lẽ, khi và chỉ khi người cho vay có được độ tin cậy rất cao đối với người vay mới có thể quyết định cho vay tín chấp.

    • Ba là, người vay (các doanh nghiệp) đóng một vai trò to lớn trong quá trình tạo ra sự tín nhiệm để có thể vay tín chấp. Trong nhiều trường hợp, chính hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sự minh bạch của doanh nghiệp lại là nhân tố quyết định để ngân hàng và các tổ chức tín dụng quyết định cho vay tín chấp.

    • Bốn là, sự tín nhiệm (“tài sản” đảm bảo tiền vay) lại là loại tài sản vô hình, không thể đem đấu giá để thu hồi vốn cho vay. Vì vậy, quyết định cho vay tín chấp của các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần đặc biệt cẩn trọng và vì vậy, khó khăn là lẽ đương nhiên.
    Những nhân tố nêu trên có tác động rất tích cực và thúc đẩy hơn nữa việc cho vay tín chấp. Tuy nhiên, đó chỉ là những điều kiện cần. Điều kiện đủ và là điều kiện quyết định để cho vay tín chấp trở thành hiện thực chính là việc giữ chữ tín trong kinh doanh, đầu tư của các chủ doanh nghiệp. Bởi lẽ, cho vay tín chấp, mặc dù là quan hệ kinh tế, nhưng suy cho cùng đó chính là quan hệ giữa người với người. Khi chủ doanh nghiệp không nghiêm túc trong cuộc sống, không tôn trọng các cam kết trong kinh doanh thì không có một điều kiện nào thay thế được và không có một ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào dám cho vay tín chấp!

    Cho vay tín chấp là biểu hiện của trình độ văn minh bậc cao trong kinh doanh, có thể phát triển hơn nhưng không bao giờ thay thế hoàn toàn việc cho vay trên cơ sở cầm cố, thế chấp tài sản.

    QUY TRÌNH CHO VAY
    Bạn muốn biến ước mơ trở thành sự thật! Hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
    Với chúng tôi bạn sẽ có được những ưu đãi sau:

    • Vay vốn nhanh chóng và thuận tiện, phục vụ mọi mục đích mà không cần thế chấp
    • Được tư vấn về điều kiện, ưu đãi, lãi suất và để được hướng dẫn làm hồ sơ vay
    • Chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp tại địa điểm và thời gian thuận tiện mà bạn lựa chọn.
    • Lãi suất cạnh tranh, các điều kiện thanh toán linh hoạt
    Quy trình cho vay đơn giản:

    [​IMG]ĐIỀN VÀO MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ ONLINE
    Vui lòng điền vào mẫu đơn đăng ký các thông tin mới nhất - Chính xác nhất.
    [​IMG]TIẾP NHẬN CUỘC GỌI TỪ CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN HỖ TRỢ CHO BẠN KHOẢN VAY MONG MUỐN
    Nếu bạn đồng ý với các đề xuất của chúng tôi, bạn có thể sắp xếp thời gian và địa điểm phù hợp đề các chuyên viên tài chính được gặp bạn để hướng dẫn về giấy tờ và thủ tục.

    [​IMG]GẶP TRỰC TIẾP CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN
    Bạn hãy tổng hợp tất cả các giấy tờ yêu cầu theo hướng dẫn và thảo luận về mọi vấn đề của hồ sơ vay với các chuyên viên của buổi gặp.

    [​IMG]NHẬN GIẢI NGÂN KHOẢN VAY
    Sau khi được duyệt vay, bạn sẽ được các chuyên viên tư vấn hướng dẫn về các thủ tục và quy trình nhận khoản vay.

    [​IMG]THANH TOÁN KHOẢN VAY
    Thanh toán khoản vay dễ dàng và tiện lợi qua mạng lưới chi nhánh bưu điện hoặc chuyển khoản tại các chi nhánh hoặc phòng giao dịch ngân hàng đối tác.
    Chúng tôi luôn cung cấp cho bạn những kênh thanh toán tiện lợi và miễn phí..
    SẢN PHẨM VAY THẾ CHẤP TÀI SẢN

    CHUYÊN VIÊN TÀI CHÍNH
    0987.299.744
    [​IMG]

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi MẹTrẻ
    Last edited by a moderator: 27/3/2014
  2. MẹTrẻ

    MẹTrẻ Guest

    Ðề: Bạn Đang Gặp Khó Khăn Về Tài Chính ??? Bạn Đang Có Nhu Cầu Vay Vốn Ngân Hàng ????

    Bản chất gói 50.000 tỷ “cứu” bất động sản

    Ngân hàng Xây dựng và Cty Thiên Thanh Group vừa gây sốt khi công bố gói tín dụng 50.000 tỷ đồng, với sự tham gia của cả chục ngân hàng. Nhưng chính ngân hàng có tên cũng không biết là mình đã tham gia.
    Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất

    Không hiểu sao mình có tên

    Theo danh sách các ngân hàng thương mại tham gia gói tín dụng 50.000 tỷ đồng, ngoài Ngân hàng Xây dựng (VNCB), còn có các ngân hàng khác như: BIDV, Agribank, LienvietPostbank, Oceanbank, Sacombank, MBbank...

    Tuy nhiên, trao đổi với PV Tiền Phong chiều 26/3, ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanbank khẳng định: “Tôi cũng mới đọc thông tin gói 50.000 tỷ đồng trên báo, chưa có kế hoạch gì về gói tín dụng này. Hiện đơn vị tổ chức (VNCB - PV) đang đàm phán và chưa ký kết gì với chúng tôi”. Một đại diện ngân hàng khác có tên trong nhóm tham gia cũng cho biết, chưa nhận được thông báo gì từ ngân hàng tổ chức.

    Chuyên gia ngân hàng Bùi Kiến Thành cho rằng, gói 50.000 tỷ đồng các ngân hàng thương mại vừa đưa ra không ảnh hưởng gì tới gói 30.000 tỷ đồng (của Ngân hàng Nhà nước). Do khác nhau cả về điều kiện vay và chính sách ưu đãi. Gói 50.000 tỷ đồng không có gì đặc biệt, không có ưu đãi nào, khi vẫn với điều kiện và lãi suất như vay thương mại bình thường. Khác biệt chỉ là quản lý dòng tiền đi đúng nơi, đúng chỗ để không bị chiếm dụng.

    “Kiểm soát luồng tiền là yêu cầu bắt buộc của ngân hàng, không phải của riêng từng gói 50.000 hay 100.000 tỷ đồng. Nếu ngân hàng nào không làm vậy là thiếu sót”, ông Thành nói.

    Bản chất gói 50.000 tỷ “cứu” bất động sản - 1

    Tiếp tục có thêm gói tín dụng cho bất động sản. Ảnh: L.H.V

    Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu cũng lưu ý, gói 50.000 tỷ đồng không liên quan đến chính sách. “Gói tín dụng này là sáng kiến tốt, nhưng để triển khai các ngân hàng phải ngồi lại với nhau, tránh vết xe đổ của gói 30.000 tỷ đồng”, ông Hiếu nói.

    Còn chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, nghe gói 50.000 tỷ đồng rất hay, vẽ đẹp, khuếch trương, nhưng bản chất chỉ là đảm bảo dòng tiền đi đúng mục đích. “Nhiều người nói thực chất gói 50.000 tỷ đồng chỉ là số ảo, khó khả thi. Cụ thể ra sao phải đợi triển khai mới nói được”, ông Long nói.

    Không nên ảo tưởng

    Chuyên gia Bùi Kiến Thành lưu ý, điểm lạ của gói 50.000 tỷ đồng là vị trí của Cty Thiên Thanh Group. Khi công ty này khẳng định có nguồn vật liệu giá rẻ hơn các đơn vị khác, nên đứng ra làm cầu nối giữa ngân hàng và chủ đầu tư, đơn vị thi công.

    “Không rõ Cty Thiên Thanh là gì lại được giữ vị trí trung gian, được cung ứng vật liệu để giải ngân tiền. Còn những đơn vị cung ứng vật liệu khác sẽ ra sao, chẳng nhẽ họ không được tham gia vào chuỗi cung ứng này? Tự tạo ra một thế độc quyền cho nhà cung ứng vật liệu này (Cty Thiên Thanh - PV), như vậy là phi thị trường, cạnh tranh không lành mạnh, hình thành nhóm lợi ích”, ông Thành nói.

    Theo vị chuyên gia này, vấn đề lớn của thị trường bất động sản không phải làm sao tạo ra sản phẩm, mà là sản xuất ra phải có người mua để ở (không phải mua đầu tư). Nếu không ai mua, không thu hồi được vốn, khoản vay sẽ biến thành nợ xấu. “Có lẽ đây là một chiêu PR của ngân hàng, và thổi phồng anh Thiên Thanh nào đấy, nên có đề xuất như vậy”, ông Thành thẳng thắn.

    “Tôi cũng mới đọc thông tin gói 50.000 tỷ đồng trên báo, chưa có kế hoạch gì về gói tín dụng này. Hiện đơn vị tổ chức đang đàm phán và chưa ký kết gì với chúng tôi”.

    Ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanban

    Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho rằng, không nên ảo tưởng về gói 50.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp được vay bao nhiêu, lãi suất thế nào hoàn toàn phụ thuộc thỏa thuận với ngân hàng. Theo ông Châu, việc liên kết 4 nhà (nhà đầu tư, nhà băng, nhà cung ứng vật liệu, nhà thi công) là xu thế toàn cầu. Tuy nhiên, mục tiêu của đơn vị tổ chức là gì? Nếu để giảm giá bất động sản rất đáng hoan nghênh; còn đơn vị tổ chức đặt lợi nhuận đầu tiên thì việc độc quyền và lợi ích nhóm không tránh khỏi. Điều này làm méo mó thị trường bất động sản vốn đang khó khăn.

    Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) khẳng định, gói 50.000 tỷ đồng chỉ là tín dụng thông thường, không ưu đãi. Vì vậy, không liên quan gì tới gói 30.000 tỷ đồng, và cũng không có cạnh tranh.

    Theo ông Mạnh, không nên gọi đây là gói tín dụng, chỉ là chương trình tín dụng thông thường của ngân hàng. Trước đây, mỗi ngân hàng cho vay một khúc (người cho vay đầu tư, người cho vay thi công, người cho vay mua vật liệu…), thiếu kết nối, dễ bị chiếm dụng nên giờ cần kết nối dòng tiền.

    “Bản thân xây dựng cơ bản đang mất niềm tin lẫn nhau trong tín dụng, ngân hàng không tin chủ đầu tư, chủ đầu tư không tin nhà thầu... do dòng tiền bị sử dụng không đúng mục đích. Do đó, nợ đọng trong xây dựng lớn, đấy là con số phản ánh thực tế”, ông Mạnh nói. Vì vậy, theo ông Mạnh, các ngân hàng phải liên kết để kiểm soát dòng vốn.

    Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho hay, không biết đến gói tín dụng 50.000 tỷ đồng, cũng không chủ trì, nghiên cứu, đề xuất gói này.

    Theo Ngọc Mai - Lê Hữu Việt (Tiền Phong)
     
  3. MẹTrẻ

    MẹTrẻ Guest

    Ðề: Bạn Đang Gặp Khó Khăn Về Tài Chính ??? Bạn Đang Có Nhu Cầu Vay Vốn Ngân Hàng ????

    Cẩn trọng với sáp nhập ngân hàng
    Thường ngân hàng đi sáp nhập là ngân hàng mạnh hơn. Nếu ngân hàng đó không thực sự mạnh thì rất có thể bị chết theo.
    Báo chí đưa tin về một vụ sáp nhập ngân hàng sẽ xảy ra, ngoài một số đã sáp nhập trong thời gian qua. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là công việc quan trọng. Xóa sổ các ngân hàng yếu kém là kết cục của việc tái cơ cấu hệ thống đó.

    Cách hay nhất, nhưng “đau đớn” nhất là bắt các ngân hàng yếu thanh lý theo thủ tục phá sản và rút giấy phép của chúng. Một cách khác là cho sáp nhập. Ngân hàng bị xóa sổ như vậy bị sáp nhập vào một ngân hàng khác. Đây là cách làm được ưa chuộng ở Việt Nam thay cho cách để ngân hàng bị sáp nhập làm thủ tục thanh lý phá sản. Tuy nhiên, cách này cũng tiềm ẩn một số rủi ro không nhỏ.
    Số ngân hàng thương mại cổ phần đô thị trước cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997 - 1998 là khoảng 30. Sau khủng hoảng một loạt ngân hàng thương mại cổ phần bị xóa sổ và số ngân hàng thương mại cổ phần còn hoạt động đã giảm xuống 20 cho đến 2002. Từ 2003 và nhất là từ 2006 đã có chủ trương “tái sinh” một số ngân hàng đã chết, lập các ngân hàng mới hoặc nâng cấp một số ngân hàng nông thôn với quy mô nhỏ ở địa phương thành ngân hàng đô thị với quy mô hoạt động toàn quốc.

    Vì thế, đến 2008 đã có tổng cộng 35 ngân hàng thương mại tư nhân hoạt động. Nghị định số 141 ban hành cuối 2006 quy định các ngân hàng phải tăng vốn quá nhanh trong thời gian quá ngắn (từ mức tối thiểu 70 tỉ đồng lên 3.000 tỉ đồng). Và đến 15.6.2012 vốn đăng ký của các ngân hàng thương mại tư nhân đã tăng 45 lần so với 1998. Việc tăng số lượng và buộc tăng vốn quá nhanh là nguyên nhân chính gây ra sở hữu chéo, vốn ảo và những bất ổn hiện nay của hệ thống ngân hàng.

    Sáp nhập các ngân hàng yếu lại với nhau sẽ tạo ra một ngân hàng to hơn nhưng chắc chắn rất yếu và đấy là cách “tái cơ cấu” hết sức nguy hiểm vì chẳng giải quyết được gì cả, còn rủi ro hệ thống thì tăng cao. Không mấy ai cho phép việc làm ngớ ngẩn như vậy, nhưng bản thân các ngân hàng yếu lại có động cơ để làm vậy.

    Thường ngân hàng đi sáp nhập là ngân hàng mạnh hơn. Nếu ngân hàng đó không thực sự mạnh thì rất có thể bị chết theo.

    Nếu để ngân hàng yếu bị thanh lý và ngân hàng mạnh mua lại (toàn bộ hay một phần) tài sản của nó, thì ngân hàng mạnh không phải ôm đống tài sản xấu của ngân hàng kia (các ông chủ của nó và những người cho nó vay bị thiệt đầu tiên hay mất sạch) nên ngân hàng đó về cơ bản vẫn lành mạnh như trước.

    Ngược lại nếu ngân hàng mạnh sáp nhập ngân hàng yếu (tức là ôm mọi tài sản của ngân hàng yếu) thì tất cả các khoản nợ xấu vẫn còn nguyên, tuy tỉ lệ nợ xấu (so với của ngân hàng yếu) có thể giảm, nhưng chắc chắn tăng (so với trước khi sáp nhập). Nói cách khác khả năng xử lý nợ xấu có thể cao hơn song bản thân khối nợ xấu không thay đổi.

    Cách sáp nhập cũng có thể không giải quyết được vấn đề sở hữu chéo và vốn ảo (hai vấn đề cốt tử phải giải quyết khi tái cơ cấu hệ thống bên cạnh xử lý nợ xấu). Ngân hàng sáp nhập có thể vin cớ vốn điều lệ của nó lớn (bằng tổng của vốn điều lệ của các ngân hàng tham gia sáp nhập), trong khi vốn ảo không được giải quyết, tức là vốn trên giấy đăng ký thấp hơn vốn thực, làm cho tỉ lệ đòn bẩy thực (số tiền nó huy động/vốn riêng) có thể cao hơn tỉ lệ đòn bẩy được báo cáo rất nhiều, gây ra rủi ro nghiêm trọng. Ngoài ra, việc sáp nhập có thể tạo điều kiện cho một số người thâu tóm, lũng đoạn.

    Như thế sáp nhập không phải là cách hay nhất để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và vấn đề nan giải nếu không thận trọng sẽ gây ra những vấn đề khó cho tương lai.



    Theo Mai Quang Hòa

    Lao động
     
  4. MẹTrẻ

    MẹTrẻ Guest

    Ðề: Bạn Đang Gặp Khó Khăn Về Tài Chính ??? Bạn Đang Có Nhu Cầu Vay Vốn Ngân Hàng ????

    [h=1]Ngân Hàng nhộn nhịp đổi chủ ![/h]

    Chỉ trong thời gian ngắn gần đây, có ngân hàng đã 2-3 lần thay đổi chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị.

    Gây chú ý thị trường tài chính nhất là chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Ngân hàngSài Gòn Thương Tín. Sau khi người sáng lập Đặng Văn Thành (tại vị hàng chục năm), từ nhiệm trong Đại hội cổ đông tháng 5/2012, vị trí chủ tịch được trao lại cho ông Phạm Hữu Phú, Phó chủ tịch Eximbank. Ông Phú sang Sacombank với tư cách người đại diện cho Eximbank, nắm giữ số cổ phần tương đương hơn 9,6% vốn điều lệ.

    Tuy nhiên, hôm 24/3, vị trí này đã được chuyển giao cho ông Kiều Hữu Dũng, Phó chủ tịch HĐQT Sacombank. Ông Dũng được cho là có lợi thế khi từng làm Vụ trưởng Vụ các ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, đơn vị trực tiếp quản lý, cấp phép thành lập và am hiểu hoạt động ngân hàng cổ phần.

    Như vậy chỉ trong thời gian 2 năm, kể từ khi nhóm cổ đông lớn nắm quyền kiểm soátSacombank đến nay, ghế nóng Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng này đã được thay đổi 2 lần, chưa kể sự ra đi của người sáng lập Đặng Văn Thành.

    [​IMG]
    Chưa đầy 2 năm, Sacombank đã ba lần thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị.


    Mùa đại hội cổ đông ngân hàng năm nay còn chứng kiến không ít nhà băng tiến hành thay lãnh đạo ngay trong đại hội. Tại Đại hội SCB hôm 17/3, Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Thị Thu Sương được cổ đông thông qua đơn từ nhiệm với lý do cá nhân.

    Ông Đinh Văn Thành được bầu vào chức danh Chủ tịch SCB nhiệm kỳ 2012-2017 thay cho bà Sương. Như vậy, bà Sương từ chức khi mới tại vị chưa được nửa nhiệm kỳ tại nhà băng hợp nhất. Sự ra đi của nữ chủ tịch này được xem là khá bất ngờ, vì bà là người gắn bó với SCB kể từ những ngày đầu hợp nhất và trải qua không ít khó khăn trong giai đoạn ngân hàng tái cấu trúc.

    Mới nhất là sự chuyển giao chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị giữa bà Nguyễn Thị Xuân Loan và ông Nguyễn Quốc Toàn ngay tại đại hội cổ đông thường niên củaNgân hàng Nam Á hôm 27/3.

    Lý do công bố cho sự ra đi của các vị Chủ tịch đều là "cá nhân". Nhưng bản chất đằng sau sự thay đổi chiếc ghế nóng này còn nhiều dấu chấm hỏi.

    Trước đây, Chủ tịch Hội đồng quản trị thường là những người nắm cổ phần lớn và đồng nghĩa với ông chủ thực sự của ngân hàng. Còn hiện nay, có những vị Chủ tịch thậm chí không hề sở hữu một cổ phần nào, chẳng hạn như tân Chủ tịchSacombank Kiều Hữu Dũng.

    Câu hỏi đầu tiên khiến người ta quan tâm là chiếc ghế quyền lực ấy hiện nay liệu có còn đại diện cho vị trí "ông chủ" thực sự. Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa tài chính ngân hàng Đại học Mở TP HCM cho rằng, vấn đề này khó có thể đưa ra kết luận chính xác.

    Ông Thuận dẫn ví dụ trong giới ngân hàng hiện nay, ai cũng biết đến vị Chủ tịch quyền lực của Eximbank Lê Hùng Dũng, dù cá nhân chẳng nắm cổ phiếu nào nhưng ông thực sự thể hiện uy quyền của "ông chủ" nhà băng này.

    Ngoài ra, Tiến sĩ Thuận cũng không loại trừ khả năng còn có một số trường hợp vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị thực chất chỉ là "người đóng thế vai cho các ông chủ thực sự". Vì lý do gì đó, những ông chủ kia không muốn đảm trách vị trí cao nhất tại nhà băng và đã bổ nhiệm một người nào đó có uy tín, có năng lực lên nắm giữ thay. "Tuy nhiên, một khi dễ dàng bổ nhiệm thì họ cũng có thể dễ dàng phế truất chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị này, tương tự như việc thuê CEO. Do đó, vị trí này biến động là điều dễ hiểu", ông nói.

    Một số chuyên gia khác cho rằng, nguyên nhân của việc ngân hàng "thay chủ" liên tục còn gắn liền với hai góc độ. Thứ nhất là bị chi phối bởi việc đổi chủ sở hữu và làn sóng mua bán, sáp nhập (M&A) trong ngành ngân hàng. "Một khi người sở hữu ngân hàng thay đổi thì chiếc ghế nóng "Chủ tịch Hội đồng quản trị" ấy tất yếu phải đổi sang một người khác.

    Thêm vào đó, lý do chuyên nghiệp hoá đội ngũ Hội đồng quản trị dưới áp lực tái cơ cấu ngân hàng cũng là một yếu tố lớn tác động đến làn sóng thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị hiện nay và thời gian tới.



     
  5. MẹTrẻ

    MẹTrẻ Guest

    Ðề: Bạn Đang Gặp Khó Khăn Về Tài Chính ??? Bạn Đang Có Nhu Cầu Vay Vốn Ngân Hàng ????

    Tín dụng VPBank tăng 28%, lợi nhuận vẫn giảm
    Tăng trưởng tín dụng của VPBank tạm cao nhất toàn ngành nhưng do phải trích lập dự phòng gần một nửa lợi nhuận nên lãi giảm so với cùng kỳ.


    [​IMG]

    Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa công bố báo cáo tài chính kinh doanh quý III. So với toàn ngành, đây là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng sau 9 tháng cao nhất - 28%. Trong khi đó, tín dụng cả hệ thống sau 9 tháng chỉ khoảng trên 6%.

    Nhờ đẩy mạnh tín dụng, VPBank cũng là ngân hàng hiếm hoi có thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Riêng trong quý III, thu nhập từ lãi cho vay tăng 30%. Lũy kế 9 tháng, ngân hàng thu gần 2.400 tỷ từ lãi vay.

    Lợi nhuận quý III gần 500 tỷ đồng nhưng do phải trích lập dự phòng gần một nửa,ngân hàng lãi trước thuế 280 tỷ. Sau khi trừ thuế, VPBank lãi gần 184 tỷ đồng trong quý (giảm 8%), lũy kế 9 tháng lãi 423 tỷ đồng. Cũng vì chi phí dự phòng lớn nên lợi nhuận của nhà băng này vẫn không cao hơn so với cùng kỳ 2012.

    Về nợ xấu, đến ngày 30/9, VPBank có gần 1.000 tỷ là nợ các nhóm 3, 4, 5, chiếm 2,27% dư nợ. Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn chiếm chưa đến 1% dư nợ.

    Số liệu về tình hình nhân sự của VPBank cho thấy trong quý vừa qua, ngân hàngnày tuyển thêm gần 1.500 nhân sự. Đây cũng là một trong ít đơn vị mở rộng chi nhánh, nhân lực trong thời gian này.

    Đến ngày 30/9, lượng tiền gửi của khách hàng tại VPBank cũng tăng trưởng 46%, chủ yếu rơi vào khách hàng cá nhân và loại tiền gửi có kỳ hạn.
     
  6. MẹTrẻ

    MẹTrẻ Guest

    Ðề: Bạn Đang Gặp Khó Khăn Về Tài Chính ??? Bạn Đang Có Nhu Cầu Vay Vốn Ngân Hàng ????

    5 cách để không gặp sự cố khi rút tiền ATM
    Trước khi chờ các nhà băng cải thiện chất lượng dịch vụ một cách hoàn hảo, bản thân chủ thẻ nên lưu ý các bước sau để tránh những bức xúc khi ATM hết tiền, hỏng hóc, nuốt thẻ....
    Sai lầm khi dùng thẻ tín dụng như ATM / ATM đua hết tiền, trục trặc ngày cận Tết
    Tránh rút tiền giờ cao điểm, ngày nghỉ lễ

    Dù các nhà băng liên tục nỗ lực để nâng cao chất lượng dịch vụ nhưng chuyện ATM hết tiền vẫn được xem là một trong những sự cố phổ biến nhất hiện nay. Nhiều người cảm thấy rất ức chế vì ATM thường hết tiền đúng lúc họ đang rất vội và cần kíp.

    Đến nay, hầu hết các ngân hàng vẫn khẳng định sẽ không để ATM hết tiền nhưng việc không tiếp quỹ kịp thời là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, theo kinh nghiệm của nhiều người, ngày nghỉ, lễ Tết và khi tan tầm thường là thời điểm ATM dễ gặp trục trặc nhất.

    atm-0-7423-1395908267.jpg
    Một trong những thông báo của ATM khiến nhiều khách hàng khó chịu nhất khi giao dịch. Ảnh: Anh Quân.
    Nhiều nhân viên thuộc bộ phận quản trị hệ thống ATM cho biết, thường chỉ tiếp quỹ trong giờ làm việc. Theo một nhân viên, đây cũng chính là lý do nhiều khách hàng phản ánh đi hơn chục cây ATM nhưng không rút được tiền trong các ngày Chủ Nhật.

    Do đó, để tự giúp mình né xa các sự cố, khách hàng nên chủ động rút tiền sớm, tránh giờ cao điểm hàng ngày từ 17h đến 19h. Ngoài ra, trong các ngày nghỉ, lễ, Tết, nhu cầu rút tiền mặt rất lớn nên chủ thẻ cũng nên hạn chế sử dụng ATM vào thời điểm này.

    Tận dụng ATM của mọi ngân hàng

    Nhờ mạng lưới kết nối rộng khắp giữa các nhà băng, chủ thẻ ngân hàng này có thể dễ dàng rút tiền ở ATM của đơn vị khác. Phó giám đốc chi nhánh của một ngân hàng lớn cho biết, trong những giờ, ngày cao điểm, việc ATM của một ngân hàng nào đó hết tiền là không thể tránh khỏi. Do đó, chủ thẻ nên linh động khi tìm đến các ATM vắng hơn để thao tác.

    Chuyên viên chăm sóc khách hàng của một nhà băng cũng mách nhỏ, nếu sợ nuốt thẻ và gặp khó khăn khi lấy lại, chủ thẻ nên lựa chọn rút tiền ở những ATM tại các phòng giao dịch, chi nhánh của các ngân hàng (không nhất thiết của đơn vị phát hành thẻ). "Trong trường hợp thẻ của bạn bị nuốt, các nhân viên có thể nhanh chóng hỗ trợ và trả lại thẻ cho bạn sớm nhất vì đó là ATM do mình phụ trách", chuyên viên này nói.

    Thao tác cẩn trọng, kiên nhẫn với ATM

    Nhiều chuyên gia cho biết, một trong những nguyên nhân khiến ATM nuốt thẻ có thể đến từ việc người sử dụng thao tác thiếu cẩn trọng. Trên thực tế, trước khi cho phép rút, ATM của một số ngân hàng đòi hỏi chủ thẻ trả lời rút tiền từ tài khoản nào. Không ít người do vội vàng, không để ý đã lựa chọn tài khoản tiết kiệm, tín dụng... thay vì "tài khoản thanh toán". "Thao tác sai kiểu này sẽ khiến thời gian giao dịch kéo dài, gia tăng khả năng rủi ro nuốt thẻ", một chuyên gia nói.

    Cần lưu ý, dù máy nhả thẻ ra cũng không có nghĩa giao dịch của bạn đã kết thúc. Nhiều người không để ý, sau khi ATM nhả thẻ liền bỏ đi mà không đợi lấy tiền. Các chuyên gia khuyến cáo, khách hàng nên chờ trong thời gian ít nhất 60 giây để chắc chắn giao dịch đã kết thúc.

    Thử nhiều cách để rút được tiền

    Trong trường hợp màn hình ATM thông báo "giao dịch không thực hiện được", bạn có thể thử lại bằng cách lựa chọn số tiền rút nhỏ hơn hoặc nằm trong những mệnh giá được máy gợi ý sẵn trên màn hình thay vì tự nhập số mới. Các nhân viên IT của ngân hàng giải thích, đôi khi ATM gặp trục trặc nếu nhận yêu cầu cho các mệnh giá lớn.

    Ngược lại, nếu bạn nhất định cần trả ngay một số tiền lẻ và ở nơi khó đổi tiền, bạn lại nên thử đặt lệnh rút số tiền lẻ (ví dụ 600.000 thay vì 500.000 đồng) để hạn chế việc máy chỉ nhả ra tiền chẵn.

    Ngoài ra, với những ATM chưa trang bị phần che bàn phím, bạn nên cố gắng dùng tay để che khi nhập mã PIN để tránh bị kẻ gian lợi dụng, lộ thông tin thẻ. Thực tế cho thấy, rất nhiều người dù chưa đến lượt mình rút tiền cũng cố tình lao vào trước màn hình khi bạn đang thao tác. Do đó, mỗi chủ thẻ nên chủ động tìm cách bảo vệ thông tin cá nhân khi giao dịch.

    Hạn chế rút tiền ở ATM vắng vẻ

    Đã có một vài người bị mất xe máy, cướp tiền khi đang thao tác tại các ATM. Do đó, các ngân hàng khuyến cáo chủ thẻ nếu có thể, nên lựa chọn ATM tại các khu vực đông dân cư hoặc có bảo vệ trông coi. Ngoài ra, khi vào rút tiền, để tập trung cho việc thao tác ATM, bạn đừng quên khóa kỹ xe máy và để ở một nơi trong tầm mắt, tránh sự cố không mong muốn.

    Ngân Hà
     
  7. MẹTrẻ

    MẹTrẻ Guest

    Ðề: Bạn Đang Gặp Khó Khăn Về Tài Chính ??? Bạn Đang Có Nhu Cầu Vay Vốn Ngân Hàng ????

    Người nghèo thích hoài niệm về quá khứ, mơ trúng số trong tương lai và mê đọc báo lá cải. Trong khi người giàu không ngừng hành động, bắt đam mê đẻ ra tiền và tìm được sự thanh thản nhờ tiền bạc.

    Người phụ nữ giàu nhất thế giới Gina Rinehart từng gây xôn xao dư luận sau phát biểu của mình, cho rằng những ai đang ghen tị với khối tài sản của bà nên ngừng "uống r***, hút thuốc và đàn đúm" để làm việc khác có ích cho tương lai của mình.

    Steve Siebold - tác giả của cuốn sách "Người giàu nghĩ thế nào", cho rằng quan điểm của bà Gina Rinehart cũng đáng được lưu tâm. Ông đã dành gần 3 thập niên để phỏng vấn nhiều triệu phú vòng quanh thế giới để tìm hiểu xem điều phân biệt họ với những người còn lại là gì. Ông phát hiện ra rằng điểm khác giữa người giàu và người nghèo không phải ở tiền bạc, mà là cách nghĩ.

    Sau đây là 14 điều đáng chú ý nhất trong cuốn sách của Steve Siebold:



    1. Người nghèo nghĩ tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Người giàu nghĩ rằng đói nghèo là nguồn gốc của mọi tội lỗi.

    "Hầu hết những người có tài sản trung bình cho rằng người giàu thật may mắn và không thật thà", Siebold viết trong cuốn sách. Đó là lý do trong cộng đồng những người có thu nhập thấp, khái niệm "giàu lên" đi cùng với nỗi xấu hổ. Trong khi đó, tầng lớp giàu có cho rằng tiền bạc không đảm bảo hạnh phúc, nó chỉ giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và mang tính tận hưởng.

    2. Người nghèo thường nghĩ rằng sự ích kỷ là thói xấu xa. Còn người giàu nghĩ đó là một món quà.

    "Người giàu đi đây đó và tìm cách làm cho bản thân họ cảm thấy vui vẻ. Họ không cần phải giả vờ đang đi cứu cả thế giới", Siebold nói. Vấn đề là người nghèo thấy việc này thật tiêu cực, và xem đây là nguyên nhân khiến họ tiếp tục nghèo, tác giả viết trong cuốn sách. "Nếu bạn không quan tâm đến chính bản thân bạn, bạn không thể giúp ai khác. Bạn không thể cho người khác thứ mà bạn không có", ông viết tiếp.

    3. Người nghèo mơ về việc trúng số. Người giàu mơ về việc hành động.

    "Trong khi số đông đại chúng chờ đến ngày trúng số và cầu mong thịnh vượng, thì những cá nhân xuất sắc tìm cách giải quyết vấn đề của mình", Siebold viết, "Phần lớn người nghèo đang chờ đợi Chúa, chính phủ, ông chủ hoặc người bạn đời giàu có. Nhưng trong khi họ tiếp tục có những suy nghĩ đó thì đồng hồ vẫn đang tiếp tục chạy, thời giờ ngày một trôi qua".

    4.Người nghèo nghĩ rằng đường đến ngày giàu có được trải thảm bởi nền giáo dục chính thống. Người giàu tin vào sự lĩnh hội những kiến thức cụ thể.

    Nhiều người giàu xuất chúng không được hưởng nền giáo dục chính quy. Họ tích lũy khối tài sản thông qua quá trình lĩnh hội nhiều loại kiến thức. Trong khi đó, phần đông tầng lớp nghèo hơn cho rằng bằng Cử nhân, Tiến sĩ mới là con đường làm giàu, chủ yếu vì họ bị kìm kẹp trong lằn ranh suy nghĩ cản trở họ đạt đến mức ý thức cao hơn. Người giàu không quan tâm đến phương thức, chỉ quan tâm đến kết quả.

    5. Người nghèo luôn hoài niệm về những ngày đẹp đẽ trong quá khứ. Người giàu mơ về tương lai.

    "Những triệu phú làm giàu từ hai bàn tay trắng phất lên nhờ họ luôn đặt cược vào bản thân và tự tay thiết kế giấc mơ, mục tiêu và ý tưởng của mình trong một tương lai lâu dài, Siebold viết, "Còn người nào tin rằng những ngày đẹp đẽ nhất của họ là ngày hôm qua sẽ hiếm khi giàu lên, và thường phải đấu tranh với sự bất hạnh hay nỗi thất vọng trong hiện tại.

    6. Người nghèo kiếm tiền bằng cách làm những thứ họ không thích. Người giàu theo đuổi đam mê.

    "Với những người thông thường, họ nghĩ rằng người giàu khi nào cũng làm việc", Siebold nói. "Nhưng một trong những phương pháp thông minh nhất của người giàu là làm thứ họ thích và tìm ra cách để được trả tiền vì điều nó", ông nói tiếp. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu làm những công việc họ không thích vì họ cần tiền và vì họ được dạy ở trường để làm điều đó. Ngoài ra, họ cũng sống trong một xã hội luôn nói rằng kiếm tiền đi liền với nỗ lực về mặt tinh thần và thể chất.

    7. Người nghèo đặt ra các kỳ vọng nhỏ để không bị thất vọng. Người giàu không ngại thử thách.

    "Các nhà tâm lý, tâm thần học luôn khuyên người ta nên đặt ra các mục tiêu nhỏ trong cuộc đời để đảm bảo rằng họ sẽ không rơi vào trạng thái thất vọng", Siebold nói. Trong khi đó, theo những gì ông khảo sát được. không ai vươn đến mục tiêu giàu có và sống cuộc đời như mơ mà không phải trải qua những ngày đặt ra các kỳ vọng khổng lồ.

    8. Người nghèo nghĩ rằng họ phải làm gì đó để trở nên giàu có. Người giàu nghĩ về việc làm gì để trở nên giàu có.

    "Đó là lý do những người như Donald Trump đi từ triệu phú thành con nợ 9 tỷ USD và sau đó trở nên giàu có hơn bao giờ hết", tác giả viết.

    "Trong khi số đông đang đắm đuối với việc làm để tận hưởng kết quả ngay lập tức của những gì họ làm, những cá nhân xuất chúng đang học hỏi và phát triển từ mọi kinh nghiệm mà họ có, dù đó là thành công hay thất bại. Họ biết rằng phần thưởng thật sự là trở thành một cá nhân thành công và cuối cùng thì họ sẽ có được những kết quả rực rỡ nhất.

    9. Người nghèo tin rằng họ cần có tiền để làm ra tiền. Người giàu dùng tiền của người khác.

    Suy nghĩ truyền thống khiến người ta tin rằng cần kiếm được tiền mới có thể có vốn để kiếm tiền tiếp. Nhưng Siebold tin rằng người giàu không ngại đầu tư cho tương lai của mình bằng tiền lấy từ túi người khác. "Người giàu cho rằng câu nói không đủ tiền để mua gì đó là không thích hợp. Câu hỏi thực sự là: "Cái này có đáng mua, đáng đầu tư hay theo đuổi hay không", tác giả viết tiếp.



    10. Người nghèo tin rằng thị trường được vận hành bởi logic và phương pháp. Người giàu biết rằng chúng được vận hành bởi cảm xúc và lòng tham.

    Đầu tư thành công trong thị trường chứng khoán không chỉ là vấn đề thuộc lòng công thức toán học. "Người giàu biết rằng thứ đang dẫn dắt thị trường tài chính là nỗi sợ hãi và lòng tham. Họ áp dụng công thức này vào mọi giao dịch", Siebold viết. Nhờ am hiểu về bản chất con người và những ảnh hưởng của chúng trên thị trường giao dịch khiến họ ngày một giàu thêm.

    11. Người nghèo để tiền bạc làm họ bị stress. Người giàu tìm được sự thanh thản trong tâm hồn nhờ tiền bạc.

    Lý do người giàu có thể càng kiếm được nhiều tiền nhờ việc họ không ngại thừa nhận rằng tiền có thể giải quyết được hầu hết mọi vấn đề, tác giả của quyển sách nói. "Còn tầng lớp thông thường xem tiền bạc như là cái xấu không bao giờ chấm dứt mà họ phải chấp nhận là một phần của cuộc sống. Người giàu xem tiền là phương tiện cứu rỗi, mà nếu có đủ, họ sẽ mua được sự thanh thản trong tâm hồn về mặt tài chính.

    12. Người nghèo thích được giải trí hơn là được giáo dục. Người giàu thích giáo dục hơn giải trí.

    Dù nhiều người giàu xuất chúng không trải qua trường lớp đào tạo chính quy, họ vẫn rất coi trọng sức mạnh của việc học tập lâu dài, không chỉ trong trường đại học, Siebold viết. "Bước chân vào nhà của một người giàu có, một trong những thứ đầu tiên bạn nhìn thấy là một thư viện cỡ lớn chứa đầy sách", tác giả viết. "Trong khi đó, tầng lớp trung lưu đọc tiểu thuyết, báo lá cải và các tạp chí giải trí". ông viết tiếp.

    13. Người nghèo nghĩ rằng người giàu là những kẻ hợm hĩnh. Người giàu chỉ muốn kết giao với những người có tư tưởng giống mình.
    Suy nghĩ tiêu cực về tiền bạc vốn đầu độc người nghèo chính là lý do khiến người giàu chỉ kết giao với người giàu, tác giả viết. Người giàu không thể hiểu được thông điệp của sự bất hạnh và não nề. Số đông lại xem đây là biểu hiện của thói hợm hĩnh. Và khi gán cho những người siêu giàu cái mác hợm hĩnh, tầng lớp trung lưu trở xuống cảm thấy hài lòng hơn về bản thân mình, và về con đường "xoàng xĩnh" mà họ đã chọn.

    14. Người nghèo tập trung vào tiết kiệm. Người giàu tập trung kiếm tiền.

    Siebold khái quát rằng người giàu tập trung vào những gì họ có thể đạt được bằng cách sẵn sàng mạo hiểm, hơn là tìm cách giữ chặt những gì họ có. "Số đông mọi người quá tập trung vào việc cóp nhặt các coupon giảm giá và sống khổ hạnh, vì thế họ bỏ lỡ nhiều cơ hội lớn trong cuộc đời", ông viết.

    "Ngay cả giữa cuộc khủng hoảng dòng tiền như hiện nay, người giàu vẫn từ chối lối suy nghĩ thắt chặt của số đông. Họ là bậc thầy của việc tập trung năng lượng tinh thần vào nơi nên tập trung: Những cục tiền lớn.

    Anh Đức (theo Business Insider)
     
  8. MẹTrẻ

    MẹTrẻ Guest

    Ðề: Bạn Đang Gặp Khó Khăn Về Tài Chính ??? Bạn Đang Có Nhu Cầu Vay Vốn Ngân Hàng ????

    Dùng thẻ tín dụng nhưng vẫn giữ thói quen cũ với thẻ ATM như: rút tiền mặt, quẹt thẻ tẹt ga mà quên mình đang tiêu bằng tiền vay tín chấp... có thể khiến bạn tiền mất tật mang.

    Mẹo tránh mất tiền oan khi dùng thẻ tín dụng / Người trẻ dễ 'sập bẫy' thẻ tín dụng

    1. Để thẻ tín dụng ở khắp mọi nơi

    Khác thẻ ATM (thẻ ghi nợ nội địa), thẻ tín dụng (credit card) không cần nhập mã PIN (mật khẩu) khi thanh toán tại quầy. Hơn nữa, chỉ cần có đủ thông tin ở mặt trước và mặt sau thẻ tín dụng, người dùng (không phân biệt chủ thẻ hay không), vẫn có thể thanh toán trực tuyến. Do đó, các tổ chức phát hành luôn khuyến cáo người sử dụng tuyệt đối giữ bí mật thông tin chủ thẻ.

    Tuy nhiên, giám đốc trung tâm thẻ của một ngân hàng chi nhánh nước ngoài có thị phần khá lớn cho biết, tình trạng cho mượn thẻ tín dụng của người Việt Nam rất phổ biến. "Cho người nhà mượn thẻ để thanh toán nhưng đôi khi họ lại vứt thẻ linh tinh. Một số người thậm chí còn chụp ảnh chiếc thẻ mà quên không làm mờ các chữ số in trên đó. Tất cả đều rất nguy hiểm".



    Theo một thống kê gần đây, khoảng 70% thông tin cá nhân bị đánh cắp do khách hàng lơ là, không quan sát thẻ khi thanh toán. Nhiều người vẫn giữ thói quen đưa thẻ cho nhân viên quẹt trong khi kẻ gian hoàn toàn có thể chụp lại mặt trước và sau và lấy cắp thông tin để trục lợi.

    2. Quên rằng mình đang tiêu tiền đi vay

    Quẹt thẻ ATM thì bạn đang chi tiêu bằng tiền của mình có sẵn trong đó. Ngược lại, khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, thực chất bạn đang tiêu bằng số tiền đi vay trước của ngân hàng, đây là một hình thức vay tín chấp. Tuy nhiên, không ít khách hàng, đặc biệt là những người trẻ, lại thường quên điều này khi đứng trước những cạm bẫy mua sắm.

    Sau tối đa 45 ngày, người dùng phải hoàn trả lại tiền đã tiêu nhưng thực tế cho thấy, không ít người chỉ thanh toán số dư tối thiểu thay vì toàn bộ số tiền mua sắm trong tháng. Hiện lãi suất các ngân hàng tính đều khá cao, từ 20-30% một năm. Do đó, bạn chỉ nên chi tiêu bằng thẻ tín dụng khoản tiền mà mình chắc chắn sẽ hoàn lại trong tháng. Nếu không, bạn sẽ dính sâu vào những nợ nần.

    3. Mở quá nhiều thẻ tín dụng

    Lại một thói quen xấu của thẻ ATM ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng của bạn. Do công ty thay đổi ngân hàng trả lương, các chương trình miễn phí phát hành thẻ nhiều... nên việc một người cùng lúc có gần chục thẻ ATM là điều bình thường. Tuy nhiên, với thẻ tín dụng, nếu mở quá nhiều sẽ là một cái bẫy rất lớn đối với mọi người sử dụng vì nó sẽ ảnh hưởng đến ví tiền của bạn.

    Theo lãnh đạo một ngân hàng, mỗi người chỉ nên có tối đa 2 thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, xếp hạng tín dụng - tiêu chí quan trọng để có thể vay tiền ngân hàng từ nay về sau - sẽ không tốt nếu các nhà băng biết bạn mở quá nhiều thẻ tín dụng.

    Nếu được cấp hạn mức khá lớn, bạn chỉ cần mở một thẻ. Không nên vì nghe những quảng cáo "miễn phí phát hành", "miễn phí thường niên"... của các nhân viên tư vấn mà tự làm khó cho mình. Bên cạnh đó, phí thường niên thường chỉ miễn phí năm đầu tiên và phí dịch vụ liên quan đến thẻ tín dụng của mọi nhà băng thường đắt hơn rất nhiều so với thẻ thông thường.

    4. Không nhớ ngày thanh toán

    Vì không bao giờ phải trả lại tiền đã tiêu cho ngân hàng khi dùng thẻ ATM nên nhiều người thường quên lịch thanh toán khi dùng thẻ tín dụng. Phí trả chậm cũng không hề thấp. Chưa kể, lãi suất sẽ bắt đầu được tính với các khoản chi tiêu trong tháng.

    Quan trọng hơn, bạn sẽ bị nhảy nhóm nợ xấu nếu đến hạn chưa thanh toán dư nợ tối thiểu trong kỳ. Do đó, để khắc phục tình trạng này, nên để nhắc nhở trên điện thoại hoặc chủ động thanh toán ngay khi có lương, có khoản thu nhập.

    5. Rút tiền mặt

    Vai trò chính của thẻ tín dụng là thanh toán chứ không phải để rút tiền mặt. Tuy nhiên, không ít người vẫn quên khuấy điều này dù tất cả các nhà phát hành đều tính phí rút tiền mặt khá cao (từ 3-4% số tiền rút). Chưa kể, khoản tiền này sẽ được xem như khoản vay tiêu dùng cá nhân với lãi suất được tính ngay từ thời điểm rút tiền.

    Tuy nhiên, cũng không loại trừ một số người mở thẻ tín dụng chỉ để rút tiền, bất chấp phí rất đắt. Cách thức này chỉ nên dùng trong trường hợp hạn hữu bởi sẽ khiến bạn dễ dàng rơi vào vòng xoáy nợ nần.
     

Chia sẻ trang này