Hà Nội: Bảo hiểm Bảo Việt tháng 9: Chỉ với 1 triệu để hưởng quyền lợi 180 triệu

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi cuocsongviet, 20/10/2009.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ


    Cùng với sự phát triển kinh tế và quà trình đô thị hóa, đời sống của nhân dân ta được cải thiện hơn, tình trạng nghèo đói, thiếu ăn đã và đang giảm đi, song nhiều thách thức mới về dinh dưỡng đã này sinh.

    Một mô hình mới về dinh dưỡng và bệnh tật, đan xen giữa thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng, hay dinh dưỡng không hợp lý đã xuất hiện... đời hỏi phải có những giải pháp can thiệt toàn diện, đồng bộ và khả thi, trong đó giải pháp dinh dưỡng là một thành tố quan trọng.

    Trẻ béo phì và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

    Ở nước ta, thừa cân béo phì trẻ em cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ lứa tuổi tiểu học và khu vực đô thị.

    Theo kết quả khảo sát của đề tài cấp Bộ Y tế năm 2009 trên 8.000 học sinh tiểu học ở 14 quận huyện của Hà Nội cũ đã cho thấy: 10,7% các em bị thừa cân béo phì và 9,3% bị thiếu dinh dưỡng. Như vậy, bên cạnh tình trạng thiếu dinh dưỡng đã xuất hiện một tỉ lệ trẻ thừa cân - béo phì đáng kể, tạo ra gánh nặng kép về dinh dưỡng ở nước ta.

    Giải quyết gánh nặng béo phì và hậu quả của nó đòi hỏi một sự quan tâm thỏa đáng của gia đình và của toàn xã hội, vì béo phì ở trẻ em có liên quan tới các rối loạn về chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như: tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… lúc còn nhỏ cũng như khi trưởng thành. Để góp phần phòng chống tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lí.

    Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

    Nhu cầu về những dưỡng chất mà trẻ ở lứa tuổi này cần được chú ý là đủ năng lượng, protein (đối với trẻ 7 – 9 tuổi cần 1.825Kcal và 55 - 64g protein/ ngày, trong đó ≥ 50% protein nguồn động vật), các vitamin như: vitamin A, D, E, B1, B6, B9, B12, và các khoáng chất như: canxi, iod, sắt, kẽm, magiê… để giúp trẻ tăng trưởng và học tập tốt. Nhu cầu canxi cho trẻ là 700mg canxi/ngày, tương đương với lượng canxi có trong 600ml sữa bò tươi (3 cốc sữa đầy).

    Nhiều trẻ không thích uống nhiều sữa hoặc đối với những trẻ bị bất dung nạp sữa thì các bậc phụ huynh nên lựa chọn nguồn thực phẩm dồi dào canxi (thường là các chế phẩm từ sữa) để đảm bảo khẩu phần canxi cho trẻ. Các thực phẩm nên ưu tiên là phô mai (với cùng một trọng lượng như nhau thì lượng canxi trong phô mai cao gấp 6 lần ở sữa), cá nhỏ ăn cả xương, tôm, cua…

    Ngoài canxi, phô mai là sản phẩm từ sữa chứa nhiều protein (25,5g/100g phômai) có giá trị sinh học cao, có đủ các acid amin cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ như: lysine, nhiều vitamin và chất khoáng rất cần thiết cho sự phát triển thể lực và học tập của trẻ.

    Việc thiếu các chất dinh dưỡng trong bữa ăn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển tối ưu của trẻ. Sự thiếu hụt này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thể lực và thành tích học tập của các bé.

    Hiện nay, do không nắm vững về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, nên bố mẹ thường mắc sai lầm trong việc xác định loại thực phẩm và số lượng từng loại thức ăn cho trẻ. Ví dụ như với nhu cầu chất béo của trẻ em, ở giai đoạn dưới 3 tuổi, yêu cầu về tỷ lệ năng lượng do chất béo cung cấp trong khẩu phần vượt trội hơn hẳn so với trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Nếu không nắm được, việc “áp” theo một tiêu chuẩn chung là nguyên nhân khiến trẻ bị thừa chất béo, gây tích mỡ và dễ bị thừa cân, béo phì.

    24H.COM.VN (Theo SK&ĐS)
     
  2. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    Thói quen ăn uống bất lợi cho sức khỏe


    Do cuộc sống ngày càng bận rộn nên chúng ta thường có những thói quen ăn uống thay thế. tuy nhanh nhưng lại không tốt cho sức khỏe.

    1. Mì ăn liền cho bữa sáng

    Ăn mì ăn liền vào bữa sáng thường xuyên không có lợi cho sức khoẻ. Bởi thành phần dinh dưỡng trong mì ăn liền không đủ để duy trì trạng thái điều tiết bình thường của cơ thể. Nếu thường xuyên ăn mì ăn liền thay cho bữa sáng đủ 4 nhóm thực phẩm thì sẽ dễ bị chóng mặt, tinh thần mệt mỏi, cơ thể thiếu sức…

    2. Hoa quả thay rau xanh

    Trái cây và rau xanh đều có hàm lượng vitamin phong phú, nên không ít người chúng ta cho rằng mỗi ngày chỉ cần ăn hoa quả có thể ăn ít hoặc không cần ăn rau xanh. Thực ra, rau xanh là thực phẩm cần thiết cho cơ thể chỉ sau lượng thực. Rau xanh giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn 3 chất dinh dưỡng chính là protein, chất béo, hydrate cacbon.

    [​IMG]

    Nếu chỉ ăn các thực phẩm từ động vật, tỉ lệ hấp thụ protein của cơ thể chỉ đạt 70%, so với tỉ lệ từ 90% trở lên nếu ăn thêm rau xanh. Không chỉ vậy, trong rau xanh còn có chất xơ thực vật thô đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hoá, và phòng chống ung thư ruột.

    3. Nước khoáng thay nước lọc

    Nhiều người nghĩ rằng nước khoáng có hàm lượng chất khoáng phong phú, nên có thể hoàn toàn thay thế nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, nước khoáng cũng có thể nhiễm độc từ các chất có hại trong đất.

    Một nghiên cứu gần đây về nước khoáng đóng chai của các nhà khoa học Hà Lan cho thấy nước khoáng dễ nhiễm độc khuẩn và vi sinh vật có hại. Những vi khuẩn này không thể gây hại cho cơ thể người khoẻ mạnh, nhưng lại là vấn đề lớn với những người có sức đề kháng kém.

    4. Thịt động vật thay cá

    Nhiều người có thói quen chỉ ăn thịt lợn, ít ăn hoặc không ăn cá. Dù hàm lượng protein và khả năng hấp thụ của 2 loại thịt không khác biệt nhiều, nhưng kết cấu mỡ lại có sự khác biệt lớn. Mỡ cá hàm chứa tương đối nhiều axit béo không no, rất có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ và phòng tránh các bệnh tim mạch. Trong khi đó, thịt động vật, đặc biệt là thịt dê, bò chủ yếu chứa axit béo no, nếu ăn nhiều hoàn toàn không có lợi cho sức khoẻ của bạn.

    [​IMG]

    5. Thực phẩm bổ sung thay thực phẩm tự nhiên

    Nhiều người chúng ta ngày càng coi trọng các thực phẩm bổ sung, đây là việc tốt. Nhưng nếu quá lạm dụng, việc tốt sẽ thành việc xấu.Không ít người nghĩ rằng các loại thuốc vitamin tốt cho sức khoẻ, dùng nhiều một chút cũng không sao. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải vậy.

    Quá nhiều vitamin C sẽ khiến cơ thể bị sỏi thận. Việc tăng cường chất dinh dưỡng cần thông qua điều tiết chế độ ăn uống. Nếu chế độ ăn không đủ, thật sự cần thiết phải bổ sung các chất dinh dưỡng, bạn nên xin ý kiến bác sỹ.

    Theo Phụ nữ Online
     
    Sửa lần cuối: 24/12/2012
  3. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    Những thực phẩm 'gặp nhau' là gây họa


    Ông Trần Đáng, Nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có khuyến cáo về việc không nên dùng chung một số cặp thực phẩm, vì có thể làm cho thực phẩm mất chất dinh dưỡng, khó tiêu hóa...

    Nhắc đến sữa đậu nành và trứng gà, người ta thường nghĩ đây là hai thực phẩm giàu protein, rất tốt cho những người già, người bệnh suy nhược cơ thể... Nhưng cặp thực phẩm này không nên dùng chung, vì trong sữa đậu nành có protidaza kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.

    [​IMG]

    Còn nước cam và sữa bò không nên uống liền nhau. Nếu có thời gian, bạn thử làm một thí nghiệm nhỏ bằng cách đổ ly nước cam vào sữa bò thì bạn sẽ thấy, gần như ngay lập tức, hiện tượng kết tủa sẽ xảy ra.

    Đó là kết quả của phản ứng giữa axit pectic trong nước cam, quýt với cazein trong sữa bò. Hỗn hợp kết tủa đó của sữa và nước cam sẽ rất khó được dạ dày tiêu hoá.

    Vì thế, nếu ai uống cùng lúc hai loại nước ngày thì sẽ thấy bụng ọc ạch, ấm ách rất khó chịu. Để tránh hiện tượng đó, tốt nhất nên uống riêng rẽ từng loại với khoảng thời gian cách quãng nhất định.

    Nếu bắt buộc phải uống cùng lúc thì nên uống sữa bò trước rồi uống nước cam sau. Khi đó, sữa đã bị thủy phân một phần khi hòa trộn với axit của dạ dày nên có gặp nước cam cũng không gây hại gì.

    Chất đạm với canxi cũng cần được bổ sung một cách nhịp nhàng. Nếu có quá nhiều đạm hiện diện cùng lúc với canxi trong lòng ruột, sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, đồng thời có hiện tượng tăng thải canxi qua thận.

    Ví dụ trong sữa, lượng đạm và lượng canxi ở mức cân đối để canxi hấp thu tốt nhất. Như vậy, những ai muốn giữ gìn canxi cho cơ thể không bị loãng xương thì không ăn thịt cá và uống sữa gần nhau. Tập thói quen dùng sữa và những món ăn nhẹ vào những bữa xế khoảng 9h sáng và 3h chiều.

    Phốt-pho hiện diện nhiều trong thịt đỏ (heo, bò, cừu…), các loại đậu đỗ… cũng giúp làm tăng hấp thu canxi nếu tỷ lệ trong ruột là một phốt-pho/hai canxi. Phốt-pho tăng hoặc giảm hơn tỷ lệ này đều làm sự hấp thu canxi giảm đi. Ngoài các thức ăn tự nhiên, phốt-pho còn có nhiều trong các nước uống công nghiệp.

    [​IMG]

    Vì vậy, không nên uống sữa và uống nước ngọt cách nhau dưới hai giờ. Không ít người dùng sữa để uống thuốc, điều này không nên vì sữa tạo ra môi trường kiềm, trong sữa còn có nhiều kali, sắt… gây cản trở hấp thu thuốc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

    Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa dinh dưỡng - BV Nhi đồng 1 đề nghị các bà mẹ không nên dùng nước rau quả pha chung với sữa cho trẻ uống vì về lâu dài sẽ bị bệnh Methemoglobin (một loại bệnh gây khó thở, tím tái và tử vong), và không cho trẻ ăn óc heo chung với trứng gà vì sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu dễ bị tử vong do cao huyết áp.

    Khoai lang và quả hồng là cặp thực phẩm cần tránh kết hợp. Nhiều người biết rằng, khoai lang chứa nhiều đường và tinh bột khi vào dạ dày khiến dạ dày tiết nhiều axit clohydric. Quả hồng có chứa tanin (vị chát) khi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành axit tanic.

    Nếu axit clohydric liên kết với chất chát và một số chất trong quả hồng thì tạo thành chất lắng đọng. Dưới tác dụng của axit và sự nhào nặn của dạ dày, chất này bền, không tan, gây khó tiêu và đặc biệt khó thải ra ngoài, có thể dẫn đến sỏi thận.

    Theo TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng viện dinh dưỡng, có một số loại thực phẩm cạnh tranh dinh dưỡng với nhau. Ví dụ, thực phẩm giàu canxi phối hợp với sắt (Fe) sẽ làm giảm sự hấp thu. Hoặc sau khi ăn không nên uống nước chè đặc, vì chất tanin trong chè sẽ giảm hấp thu Fe. Ăn mặn sẽ giảm hấp thu kali, ăn thừa đạm sẽ chuyển hoá canxi ra ngoài...

    Người bị táo bón thường được khuyên uống nhiều nước. Tuy nhiên, hãy tránh xa việc dùng nước chè khi ăn thịt chó. Chất axit tanic trong nước chè khi tác dụng với protein trong thịt làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột khiến ruột tích tụ nhiều chất có hại, làm cho phân khô, dễ bị táo bón.

    Ngoài ra, cũng chớ để củ cải trắng và các loại lê, táo, nho gặp gỡ nhau trong dạ dày. Khi vào dạ dày, muối axit cianogen, lưu huỳnh trong củ cải sẽ chuyển hóa thành axit cianogen gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
    Còn táo, nho có chất đồng ceton, dễ bị vi khuẩn phân giải thành axit benzoic gốc OH. Nếu ăn củ cải cùng lúc với hoa quả này, loại axit này làm tăng sức ép của cianogen lưu huỳnh gây suy tuyến giáp trạng.

    Tanin trong các loại thực vật có vị chát như trà, ổi… ngăn cản sự hấp thu của hầu hết vi khoáng như sắt, kẽm, đồng… Vì vậy, không nên uống trà đặc sau khi ăn các thức ăn giàu vi khoáng như hải sản, rong biển, thịt đỏ… ít nhất hai giờ.

    Thời gian này cần thiết để cho hai chất kỵ nhau không “ở chung” một chỗ. Nhờ vậy, chất dinh dưỡng mới được cơ thể hấp thu ở mức tối đa.

    Phytate trong tinh bột và oxalate trong các loại rau cải chưa nấu chín làm giảm hấp thu iốt trong hải sản và muối biển. Không ít người trộn gỏi cá, gỏi rong biển với các loại cải bắp, cải xanh, bông cải sống. Điều này không nên, vì lượng iốt quý giá sẽ “không cánh mà bay”. Nếu thích trộn với các loại rau này thì hãy nhúng qua nước sôi hoặc ngâm chua.

    Còn trong các vị thuốc Đông y, Lương y đa khoa Phùng Tuấn Giang, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cho biết: Có những vị thuốc, thực phẩm không dùng với nhau hay cần phải kiêng kị khi dùng thuốc. Như cam thảo không dùng với hải tảo (rong biển)

    Khi dùng thuốc Đông y không ăn rau muống, đậu xanh sẽ làm mất tác dụng của thuốc.

    Dùng Đông y để chữa đau nhức thì phải kiêng tôm, cua, thịt gà vì dễ gây động phong làm đau nhức tăng thêm.

    Theo VTC
     
  4. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa


    Trong các bệnh nhiễm khuẩn có tỉ lệ tử vong cao ở trẻ, ngoài nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp còn phải kể đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

    Thời gian gần đây, số trẻ em nhập viện mắc các bệnh đường tiêu hóa có dấu hiệu gia tăng. Theo thống kê trong 9 tháng của năm 2012 tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ có 285 ca nhập viện, 47 ca tử vong. Bệnh nhi thường tập trung ở trẻ dưới 3 tuổi, thân hình bụ bẫm. Biểu hiện ban đầu là tiêu chảy, sốt nên gia đình thường tự mua thuốc cho trẻ uống, đến giai đoạn sốc (sốt cao, xuất huyết dạ dày) mới đưa vào bệnh viện.

    Vì sao trẻ em dễ lây nhiễm?

    Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ thường do các vi khuẩn dạng campylobacter và vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng gây ra. Ðây cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy quan trọng nhất trên toàn thế giới và ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ hay mắc vì hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời còn non yếu. Ở các nước phát triển, trẻ dưới 5 tuổi và thiếu niên có tỷ lệ mắc cao nhất, còn ở các nước đang phát triển, đối tượng chủ yếu là trẻ dưới 2 tuổi.

    Con đường lây nhiễm là do tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ chứa vi khuẩn là động vật, gia súc và gia cầm. Người ta cho rằng sự gần gũi của trẻ với các dạng vật nuôi và kháng thể chưa phát triển hoàn thiện là điều kiện khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh.
    [​IMG]
    Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, cần cho trẻ ăn ít một và ăn thức ăn mềm.

    Biểu hiện phức tạp

    Thời kỳ lây truyền kéo dài suốt giai đoạn nhiễm khuẩn, thường từ vài ngày đến vài tuần. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính với các đặc điểm điển hình như tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn và nôn. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 - 5 ngày, cũng có thể là từ 1 - 10 ngày tuỳ theo thể trạng của từng người. Khi nhiễm khuẩn, trẻ đi đại tiện phân lỏng, có thể lẫn với chất nhày và có bạch cầu. Những người không được điều trị kháng sinh sẽ có thể đào thải vi khuẩn ra ngoài trong vòng từ 2-7 ngày.

    Cho trẻ ăn uống thế nào khi mắc bệnh?

    Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, một số bà mẹ không hiểu biết, khi trẻ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa lại kiêng khem quá mức khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng và khó hồi phục bệnh. Vấn đề dinh dưỡng đối với trẻ lúc này là quan trọng.

    Đối với trẻ còn bú mẹ, cần tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được, vắt sữa mẹ và cho ăn bằng thìa.

    Đối với trẻ đã ăn dặm, cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây. Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ.

    Cho trẻ uống thêm nước: nước hoa quả tươi, nước sôi để nguội và nước oresol pha đúng cách để bù nước và điện giải khi trẻ bị tiêu chảy.

    Khi nào cần đến cơ sở y tế?

    Đối với trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống bù nước, dung dịch oresol, nước trái cây pha loãng, nước cháo muối; ăn uống bình thường theo nhu cầu. Tuy nhiên, cần đi khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường hoặc bệnh nặng hơn như: tiêu chảy kèm sốt, phân có nhày lẫn máu. Hoặc trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều. Tiêu chảy nhiều lần (5-6 lần/giờ), phân toàn nước, nước phân đục, không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít... nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

    Phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu

    Để phòng bệnh, cần ăn chín, uống sôi, nấu chín kỹ các thức ăn có nguồn gốc từ gia cầm, gia súc; chỉ uống sữa đã tiệt khuẩn, tránh để thức ăn bị nhiễm khuẩn lại sau khi đã nấu chín. Khi vật nuôi bị ốm vì bất cứ nguyên nhân gì cũng không nên cho trẻ ôm ấp, gần gũi chúng. Nên thực hiện nghiêm yêu cầu bàn tay sạch, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng tiệt khuẩn. Nếu có người bị nhiễm bệnh, cần đưa đến các cơ sở y tế, tránh tự ý dùng kháng sinh mà chỉ dùng khi có chỉ định của thầy thuốc.

    Theo BS. Nguyễn Văn Dũng (Sức khỏe & Đời sống)
     
  5. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    8 dấu hiệu cần chú ý ở trẻ sơ sinh


    Nếu bạn thấy bất cứ dấu hiệu nào dưới đây kéo dài hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra nhé.

    Có thể có một vài vấn đề về thể chất xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong khoảng hai tuần sau khi ra đời, đó là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bất cứ dấu hiệu nào dưới đây kéo dài hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra:

    1. Bụng nhô cao: Hầu hết bụng của những đứa bé sơ sinh đều hơi nhô lên, đặc biệt sau khi ăn no, tuy nhiên nó thường mềm. Trong trường hợp bụng trẻ có dấu hiệu sưng phồng, cứng và tình trạng không đi cầu kéo dài lâu hơn một đến hai ngày hoặc bị nôn ói, hãy đưa trẻ tới các bác sĩ nhi khoa để kiểm tra. Sở dĩ vấn đề này xảy ra hầu hết là do trẻ bị đầy hơi, táo bón, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào đó trong đường ruột.

    2. Bị tổn thương trong lúc sinh: Nhiều đứa trẻ có thể bị tổn thương trong quá trình sinh nở, đặc biệt đối với các ca sinh kéo dài và khó, hoặc do đứa bé có thể hình quá lớn. Trong khi một số đứa bé bình phục rất nhanh, những đứa khác có thể bị tổn thương lâu dài. Những tổn thương thông thường ở trẻ sơ sinh là gãy xương đòn, tình trạng này sẽ lành lại nhanh chóng nếu cánh tay bên phần xương đòn bị gãy được giữ yên, không cử động. Và sau một vài tuần, bạn có thể thấy một khối sưng nhỏ xuất hiện ngay chỗ xương bị gãy, đừng hoảng hốt, đó là biểu hiện tốt do xương của trẻ đang phát triển để tự lành.

    3. Yếu cơ: Yếu cơ là một tổn thương thông thường nữa ở trẻ sơ sinh, gây ra bởi tình trạng ép hoặc duỗi các dây thần kinh nối với các cơ trong suốt quá trình sinh nở. Những cơ yếu này thường nằm ở phía một bên mặt, hoặc một bên vai hay cánh tay của trẻ. Thông thường, tình trạng này sẽ trở lại bình thường sau một vài tuần. Tuy nhiên, trong thời gian đó, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ nhi khoa về cách chăm sóc, giúp cho trẻ mau hồi phục.

    4. Da xanh: Tay và chân của bé sơ sinh có thể có màu hơi xanh, điều này không phải là vấn đề đáng lo. Nếu hai bàn tay và hai bàn chân trẻ có màu xanh do bị lạnh, chúng sẽ hồng trở lại ngay sau khi được giữ ấm. Thỉnh thoảng, mặt, lưỡi và môi của trẻ trở nên hơi xanh khi khóc ngặt, nhưng khi bé nín, màu sắc của các bộ phận này sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng da xanh tím tồn tại lâu, đặc biệt kèm theo tình trạng trẻ thở khó và ăn uống khó, đó có thể là dấu hiệu báo động tim và phổi của trẻ có vấn đề, dẫn đến đứa bé không nhận đủ oxy trong máu. Trong trường hợp này, bạn cần phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.

    5. Ho: Trong trường hợp đứa bé uống nước nhanh khi bắt đầu tập uống nước vào những lần đầu tiên, bé có thể bị ho và phun phì phì một lát. Tình trạng này sẽ ngừng ngay sau khi bé đã điều chỉnh để quen với việc ăn uống hàng ngày. Họăc đôi khi nguyên nhân của hiện tượng ho cũng có thể liên quan đến dòng sữa mẹ tiết ra quá mạnh và nhanh khi trẻ bú. Trong trường hợp bé ho kéo dài và thường há miệng trong lúc ăn, bạn nên tư vấn ý kiến của bác sĩ nhi khoa. Vì tình trạng này có thể chỉ ra một vấn đề nào đó ở phổi và đường tiêu hóa của bé.

    6. Khóc quá độ: Tất cả các trẻ sơ sinh khóc thường không rõ lý do. Trong trường hợp bạn bảo đảm trẻ đã được ăn no, đã ợ hơi sau khi ăn, được giữ ấm và mặc tã khô ráo mà vẫn khóc, cách tốt nhất là hãy ôm bé vào lòng và nói chuyện hoặc hát ru cho bé nghe cho tới khi ngừng khóc. Bạn không nên làm hư bé ở tuổi này bằng cách chăm sóc, lo lắng đến bé một cách thái quá. Nếu sau đó bé vẫn khóc, hãy bao bọc và giữ ấm cho bé bằng một tấm chăn.

    Có một điều lưu lý là bạn cần nhận biết được tình trạng khóc bình thường của bé. Trong trường hợp trẻ khóc một cách bất thường, ví dụ trẻ la hét, có biểu hiện bị đau và kéo dài lâu hơn bình thường, điều đó có thể bé đã bị một vấn đề nào đó về sức khỏe. Hãy đưa bé tới kiểm tra tại các bệnh viện nhi khoa.

    7. Ngủ lịm: Mọi đứa bé sơ sinh đều trải qua hầu hết thời gian để ngủ. Và ngay mỗi khi thức dậy sau vài giờ ngủ, bé thường ăn ngon, sảng khoái và lạnh lợi, tình trạng này là hoàn toàn bình thường, bạn cứ để cho bé ngủ vào các thời điểm sau đó. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ kém linh hoạt, không tự thức dậy đòi ăn, hoặc có vẻ mệt mỏi và không thèm ăn như bình thường, bạn cần đưa bé tới bác sĩ ngay. Vì trạng thái này có thể do trẻ bị chứng ngủ lịm, đặc biệt nếu đây là sự thay đổi bất thường trong giấc ngủ của trẻ, đó có thể là một triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm.

    8. Thở mệt: Trẻ phải mất một vài giờ đề hình thành thói quen hô hấp sau khi sinh, nhưng sau đó trẻ không gặp khó khăn gì trong việc hít thở. Trong trường hợp trẻ có vẻ thở khó, thông thường là do đường mũi của trẻ bị nghẹt. Bạn hãy nhỏ vài giọt dung dịch nước muối loãng vào mũi trẻ, để giúp trẻ thông mũi và quá trình hô hấp trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có bất cứ những dấu hiệu cảnh báo nào sau đây hãy đưa trẻ tới bác sĩ nhi khoa kiểm tra ngay lập tức: Thở nhanh (nhiều hơn 60 lần/một phút. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng trẻ thường thở nhanh hơn người lớn). Da trẻ xanh tái kéo dài. Có tiếng khò khè trong khi hô hấp…
     
  6. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    7 nguyên tắc ăn uống cho người cao tuổi


    Ở người cao tuổi hệ tiêu hóa bắt đầu suy giảm hiệu quả hoạt động, thị lực giảm, răng yếu, mũi kém nhạy, tuyến nước bọt tiết ít, khiến người cao tuổi cảm thấy ăn không ngon miệng, làm ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của tuổi già

    Bên cạnh đó, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ... rất cao, vì thế ngoài việc duy trì cơ thể khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ đáng kể.

    Đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng

    Hệ tiêu hóa của người lớn tuổi đã bắt đầu kém tiêu hóa, hấp thu, khả nǎng tổng hợp của cơ thể cũng giảm do đó dễ xảy ra tình trạng thiếu dinh dưỡng vì vậy cần chọn những loại thực phẩm dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa, đảm bảo đủ chất đạm những không quá nặng nề đối với đường tiêu hóa. Thịt khi tiêu hóa thường tạo ra các chất có sunfua ở đại tràng, đây là những chất độc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, người lớn tuổi nên hạn chế ǎn thịt, tăng cường ǎn cá vì cá có nhiều chất đạm quý, dễ tiêu, ít sinh khí sunfua hơn thịt lại có nhiều axit béo không no rất cần đối với người có tuổi. Các món ăn nên chế biến theo cách hấp hoặc luộc để đảm bảo hàm lượng các vitamin và khoáng chất, tránh các đồ xào, rán chứa nhiều mỡ.

    Ưu tiên các loại rau và hoa quả

    Rau xanh và hoa quả là những loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của người lớn tuổi. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại rau xanh giúp hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn. Ngoài ra, các loại vitamin, khoáng chất, các axit hữu cơ có tác dụng kích thích sự thèm ăn và duy trì sự cân bằng các chuyển hóa trong cơ thể.

    Giảm áp lực cho dạ dày về đêm

    Quá trình tiêu hóa của người lớn tuổi thường diễn ra dài hơn do sự bài tiết dịch vị trong dạ dày giảm đi, việc hấp thụ các chất như can-xi, sắt cũng kém hơn. Để không bị đầy hơi gây ra hiện tượng khó ngủ về đêm nên ăn sớm trước 7h, có những bữa lót dạ nhẹ nhanh trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng như một chút yến sào sẽ giúp dễ ngủ hơn.

    Đồ ăn cần có độ mềm

    Do khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn kém nên bữa ăn của người lớn tuổi cần có độ mềm thích hợp. Việc lựa chọn thực phẩm cũng cần chú ý tránh chọn các thực phẩm có kết cấu thô hoặc cứng. Các loại thịt mềm, thịt cá, sữa hoặc trứng là thức ăn tốt nhất cho người lớn tuổi.

    Nên ăn nhạt

    Ăn mặn có thể gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm như: tim mạch, huyết áp… Vì thế, người lớn tuổi cần ăn nhạt. Các nhà khoa học khuyên người cao tuổi nên ăn không quá 6gram muối/ngày. Thực đơn lý tưởng cho người già hàng ngày là: 150-250g ngũ cốc và tinh bột, 100g thịt nạc, cá hoặc tôm, 50g đậu và cá chế phẩm từ đậu, 300g rau xanh, 250g hoa quả tươi, 250ml sữa, 30r dầu ăn, dưới 6g muối, 25g đường và lượng 2000ml nước.

    Hạn chế chất đường

    Người cao tuổi phải hạn chế ǎn đường, uống nước ngọt và ǎn bánh kẹo. Chỉ nên dùng chất đường có nguồn gốc là chất bột như cơm, bánh mì, bún, phở... vì các chất đường này được tiêu hóa, hấp thu từ từ, dự trữ ở gan và cơ, chỉ giải phóng ra từ từ tạo năng lượng theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, nên không làm tǎng đường huyết đột ngột.

    Hạn chế chất béo

    Người cao tuổi nếu bị thừa chất béo sẽ dễ bị thừa mỡ trong máu, cholesterol trong máu tǎng gây nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, có thể bị xuất huyết não, liệt nửa người… Hạn chế mỡ trong khẩu phần ǎn, giảm mỡ động vật, ǎn dầu thực vật, bớt ăn chất đường là điều nên làm đối với người có tuổi.

    Ngoài ra theo PGS TS Nguyễn Thị Lâm người cao tuổi nếu có điều kiện nên bổ sung yến sào vì yến sào có chứa nhiều nguyên tố vi lượng quý, các axit amin thiết yếu cơ thể không tự tổng hợp được giúp tăng cường sức đề kháng phục hồi sức khỏe chống lại bệnh tật, bảo vệ cơ thể người cao tuổi một cách tốt nhất giúp người cao tuổi có một sức khỏe tốt quây quần bên con cháu.

    (Nguồn: a1vietnam.com)
     
  7. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    Thực phẩm vàng giúp chống rét


    Mùa đông lạnh lẽo, ngoài việc chú ý mặc ấm, tập thể dục thể thao, hàng ngày bạn cũng nên ăn nhiều những thực phẩm chống lạnh để nâng cao khả năng chịu rét cho cơ thể.

    Theo các chuyên gia, những thực phẩm giàu protein, carbohydrates và chất béo là sự lựa chọn đầu tiên giúp bạn chống rét.

    Thực phẩm giàu protein

    Các chuyên gia cho rằng, một số thực phẩm có thể kích thích sản sinh nhiệt tốt hơn các thực phẩm khác, chẳng hạn như thực phẩm giàu protein. Chúng giúp cơ thể tăng nhiệt tốt hơn so với những thực phẩm chứa tinh bột hoặc chứa chất béo, vì thế chúng có khả năng giữ ấm tốt hơn.

    Song, bạn nên chọn protein ít béo như các loại cá, gia cầm và thịt nạc... nhằm tránh nạp quá nhiều chất béo và calo.

    Thực phẩm giàu I- ốt

    I-ốt là nguyên liệu chính tổng hợp hormone tuyến giáp. Hormone tuyến giáp có thể thúc đẩy protein, carbohydrate, chất béo trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng, từ đó sản sinh ra nhiệt, chống lại cái rét.

    Do đó, nên ăn nhiều những thực phẩm giàu i- ốt như rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến. Ngoài ra, hạt mè đen, hạt hướng dương, các thực phẩm từ sữa, các loại rau xanh giàu axit amin cũng giúp nâng cao khả năng chịu rét của cơ thể.

    Thực phẩm giàu vitamin A, B, C và E

    Nhiệt độ thấp sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của vitamin, nên phải kịp thời bổ sung bằng chế độ ăn uống, như vitamin A có thể tăng cường khả năng chịu lạnh của cơ thể, vitamin nhóm B giúp trao đổi chất bình thường, vitamin C có thể nâng cao khả năng thích ứng với cái rét, vitamin E có thể giúp lưu thông tuần hoàn máu, điều chỉnh sự cân bằng hormone trong cơ thể.
    [​IMG]
    Do đó, bạn nên ăn nhiều những thực phẩm giàu vitamin như gan động vật, cà rốt, bí nôt, ngũ cốc thô, rau có màu xanh đậm, hoa quả, các loại hạt, cá biển và các sản phẩm từ đậu nành…

    Thực phẩm giàu khoáng chất

    Sợ lạnh có liên quan tới việc thiếu khoáng chất trong chế độ ăn uống. Magiê, kẽm, sắt… là những chất sinh nhiệt không thể thiếu. Các loại rau củ quả rất giàu khoáng chất như cà rốt, khoai tây, cải thìa, ngó sen, khoai lang... chứa các khoáng chất này nên có thể giúp bạn tăng khả năng chịu rét
    Ngoài ra, sắt là nguyên liệu quan trọng tham gia tạo máu, phụ nữ sợ lạnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt bò, cá, trứng, mộc nhĩ đen, táo tàu… có thể tăng khả năng chống lạnh.

    Trà nóng, canh nóng và cháo nóng

    Trà nóng và canh nóng giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể và giữ ẩm đường hô hấp. Nếu bị cảm lạnh hoặc cúm, đừng quên ăn súp gà. Theo một nghiên cứu, súp gà có thể đẩy nhanh dòng chảy chất nhầy trong cơ thể nhanh hơn các loại canh nóng khác.
    [​IMG]

    Ngoài ra có thể thêm một số gia vị cay vào món canh nhưng không nên cho quá nhiều. Đồ gia vị cay như gừng, hành tây, ớt, hạt tiêu, tỏi và cà ri, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu và sinh nhiệt. Ngoài ra, những nguyên liệu này có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh thường gặp ở mùa đông như cảm lạnh, cúm. Thông thường người ta thường cho thêm các gia vị truyền thống như hành, tỏi, tiêu vào món canh, sau khi bay hơi sẽ giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi.

    Mùa đông lạnh lẽo, ngoài việc chú ý mặc ấm, luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khoẻ, hàng ngày bạn cũng nên lưu ý ăn nhiều những thực phẩm chống lạnh để nâng cao khả năng chống lạnh cho cơ thể. Theo các chuyên gia, những thực phẩm giàu protein, carbohydrates và chất béo là sự lựa chọn đầu tiên giúp bạn chống rét.

    Theo Thu Hà (Tri thức trẻ)
     
  8. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    5 mối nguy đe dọa sức khỏe do giá lạnh


    Thời tiết mùa đông giá lạnh, đặc biệt gần đây khi khí hậu biến đổi kéo theo những hình thái khí hậu bất ngờ, lạnh tới mức bất thường, làm gia tăng bệnh tật.

    1. Nguy cơ hạ thân nhiệt

    Theo CDC, hàng năm tại Mỹ có tới trên 700 ca tử vong vì chứng hạ thân nhiệt (Hypotheremia), căn bệnh xảy ra khi thân nhiệt giảm dưới 35oC, nhất là khi không phát hiện và can thiệp kịp thời. Bệnh thường xuất hiện khi trời quá lạnh, rơi vào nhóm người già, sức đề kháng yếu, không thích ứng nhanh với môi trường nhiệt độ lạnh.

    - Giải pháp: Nếu thuộc nhóm người mắc bệnh hạ thân nhiệt, khi thấy run, nói lắp bắp thì nên tìm giải pháp xử lý ngay, đặc biệt khi tim đập yếu thì phải can thiệp kịp thời. Cách phòng chống, mặc đủ ấm, đi giày tất, găng tay. Khi cấp cứu trước tiên loại bỏ quần áo ướt và cho bệnh nhân dùng đồ ấm, không nên dùng đồ uống có cồn, không nên cho tắm nóng vì có thể gây sốc lạnh.

    2. Cảm cúm

    Đôi khi bệnh cảm cúm không liên quan hoàn toàn đến thời tiết mùa đông nhưng nhiệt độ lạnh được xem là thủ phạm gây bệnh rất tiềm ẩn, nhất là nhiễm trùng tế bào máu trắng trong đường không khí vào ra ở mũi, đây là nơi virút cúm trú ngụ và sinh bệnh. Như vậy thời tiết càng khô, càng lạnh thì vi rút gây bệnh càng có điều kiện phát triển mạnh.
    [​IMG]
    Thời tiết càng khô, càng lạnh thì vi rút gây bệnh càng có điều kiện phát triển mạnh.

    Việc phân biệt cúm hay cảm lạnh không hề đơn giản vì 2 căn bệnh này đều có những dấu hiệu giống nhau. Nếu bị cảm lạnh thì có dấu hiệu cổ họng khô, đau rát, hắt hơi, đau đầu, mũi đỏ, tiết dịch, chảy nước mắt, ớn lạnh và sốt. Cuối cùng là triệu chứng nghẹt mũi, ho, đau phần cơ bắp, mệt mỏi, chán ăn. Triệu chứng cuối cùng thường tồi tệ hơn, xuất hiện các dấu hiệu cảm lạnh, sốt trên 37,8-40oC kèm theo ho khan, đau cơ, nhức đầu, nghẹt mũi, đau họng và mệt mỏi.

    - Giải pháp: Nếu cảm lạnh có thể tồn tại trong vòng vài ngày, cúm thì trong một tuần có thể tự khỏi hoặc điều trị bằng thuốc. Nên tư vấn bác sĩ, bởi thuốc kháng sinh không trị được virút mà nó còn để lại phản ứng phụ. Đối với cúm nên tiêm thuốc diệt trừ vi rút, trường hợp đã từng mắc bệnh thì CDC khuyến cáo dùng Zanmivir (Relenza), đây là loại thuốc hít dùng trị bệnh cúm mùa cho nhóm người trên 7 tuổi kết hợp với dùng Oseltamivir và Rimantadine.

    3. Tê cóng

    Tê cóng (Frostbite) là chứng gây mất cảm giác và màu sắc ở một số vùng trên cơ thể như mũi, tai, má cằm, ngón tay ngón chân. Ngoài ra, tê cóng còn gây hủy hoại tế bào, nếu nặng có thể dẫn đến phải cắt cụt các chi. Tùy theo mức độ lạnh của môi trường mà khả năng tuần hoàn máu của cơ thể suy giảm nếu không có đủ các phương tiện chống lạnh. Dấu hiệu của căn bệnh này là máu lưu thông đến chân tay bị giảm, phát sinh tình trạng tê, ngứa đau nhói, da tái nhợt hoặc da có màu sáp.

    - Giải pháp: Phòng bệnh được xem là giải pháp tối ưu, mặc đủ quần áo ấm, nhất là khi phơi ra môi trường giá lạnh dài, nên duy trì quần áo luôn khô ráo. Nếu thấy có dấu hiệu bị cóng thì nên vào ngay phòng kín, đủ ấm nhúng chân tay vào nước ấm và sưởi ấm cơ thể bị giá lạnh, hoặc mát xa vùng bị giá lạnh, không nên dùng tấm sưởi tăng nhiệt, đèn sưởi hoặc lò sưởi, lò phát sóng vì nguy cơ gây bỏng mà khi sưởi bởi người trong cuộc bị mất cảm giác.

    4. Trầm cảm

    Trung bình, mỗi năm có tới 5% dân số Mỹ bị trầm cảm khi mùa đông giá lạnh, 2/3 trong số này là phụ nữ, chuyên môn gọi là bệnh SAD (Bệnh trầm cảm theo mùa). Dấu hiệu bệnh SAD tương tự như những căn bệnh cảm cúm thông thường, như buồn bã, mệt mỏi, buồn ngủ, tránh tiếp xúc cộng đồng, chậm chạp, ăn nhiều tăng cân, chán sống và thường có ý nghĩa quyên sinh.

    - Giải pháp: Nếu mắc bệnh thể nhẹ nên chăm tâm luyện tập, thể thao, ăn uống cân bằng khoa học, bổ sung thực phẩm có ích cho tâm tính, bổ sung vitamin dưỡng chất. Nếu thể nặng nên tư vấn bác sĩ áp dụng liệu pháp tâm tính- hành vi để giảm bớt suy nghĩ tiêu cực, kết hợp luyện tập và dùng thuốc.

    5. Bệnh tim mạch

    Thời tiết giá lạnh được xem là kẻ thù gây bệnh tim giấu mặt, nhất là nhóm người đã có sẵn yếu tố rủi ro như cholesterol (mỡ máu) cao, bệnh cao huyết áp, nghiện thuốc lá. Dấu hiệu thường thấy là đau tức ngực, khó thở, chóng mặt đột ngột, đổ mồ hôi, buồn nôn, nhịp tim thất thường, da tái tím.

    - Giải pháp: Trước tiên là phải mặc đủ ấm, không nên ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh, kể cả luyện tập vào buổi sáng, nên ăn uống đủ chất và một khi có dấu hiệu bất thường nên tư vấn bác sĩ để can thiệp, nhất là nhóm người có tiền sử mắc các loại bệnh về tim mạch.

    Theo Khắc Hùng (Nông nghiệp Việt Nam)
     
  9. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    12 loại thực phẩm dễ bị nhiễm độc


    Một số thực phẩm không chỉ do cách lưu trữ không khoa học mà bản thân đã tiềm tàng những chất độc. Vào mùa hè chúng ta phải rất thận trọng.

    1. Giá đỗ không có rễ
    [​IMG]

    Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số cá nhân đã ứng dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.

    2. Khoai tây nảy mầm

    [​IMG]

    Mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Nó rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngoài ra chất này còn có ở cà chua và các cây khác trong họ Solanaceae. Solanine có tính gây mê và trước đây được dùng để chữa chứng động kinh. Olanine được tạo thành từ alkaloid solanidine và carbohydrate (glyco-) mạch nhánh.

    3. Cà chua xanh

    [​IMG]

    Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

    4. Chè bị mốc

    Chè là thức uống vô cùng quý giá cho sức khỏe con người. Nhưng lưu ý, nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

    5. Hạt cà phê tươi

    Hạt cà phê tươi có thể gây ra hội chứng tán huyết, dị ứng, mệt mỏi, thiếu máu và các triệu chứng khác.

    6. Rong biển đổi màu

    Màu sắc của rong biển tiết ra chất peptide cyclic, fucose, một chất độc tố độc hại. Nếu sau khi ngâm nước lạnh, rong biển chuyển sang màu xanh tím than thì điều đó có nghĩa là rong biển đã bị nhiễm độc trước khi làm khô, đóng gói. Loại rong biển này rất có hại cho cơ thể.

    7. Bắp cải thối

    [​IMG]

    Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.

    8. Gừng héo

    [​IMG]

    Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

    9. Khoai có đốm đen trên vỏ

    [​IMG]

    Khoai có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên khi chọn mua hay khi ăn cần chú ý để tránh “rước họa”. Nếu thấy trên vỏ khoai xuất hiện những đốm đen chứng tỏ nó đã bị nhiễm nấm, ăn vào sẽ dễ trúng độc.

    10. Mộc nhĩ trắng biến chất

    Mộc nhĩ trắng (còn gọi là ngân nhĩ hay nấm tuyết) đã biến chất, biểu hiện dưới các dấu hiệu như màu ngả vàng, kém tươi, không đàn hồi, … chứng tỏ nó đã bị nhiễm khuẩn flavobacterium. Sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy…

    11. Đậu xanh không nấu chín

    Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ. Trong đậu cũng chứa hemagglutinin với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.

    12. Dưa muối chưa kỹ

    [​IMG]

    Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.

    Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

    Theo Xeko (TTVN)
     
  10. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    5 loại dầu chứa chất béo bạn nên ăn


    Dầu ăn tốt cho cho cơ thể khi bổ sung chất béo bạn mà không có hại cho sức khỏe.

    Dầu ăn tốt cho sức khỏe khi chúng bổ sung trong cơ thể bạn chất béo và chất chống oxy hóa, tuy nhiên, cần lựa chọn những loại dầu ăn lành mạnh mà vẫn đảm bảo nguyên vẹn hương vị thức ăn.

    Dưới đây là 5 loại dầu chứa chất béo bạn không nên bỏ quên.

    Dầu hạt nho

    Dầu hạt nho có vị tự nhiên, màu sắc ổn định có thể sử dụng trong hầu hết các món ăn, dù nóng hay lạnh. Có thể chịu được nhiệt độ cao lên đến 485 độ F (250 độ C), bạn có thể lưu trữ dầu hạt nho 3 tháng với nhiệt độ phòng (miễn là không vượt quá 70 độ F - 21 độ C) hoặc lâu hơn trong tủ lạnh. Dầu hạt nho giàu chất chống oxy hóa, vitamin E và thường xuyên bị thiếu hụt trong khẩu phần ăn của mọi người.

    Dầu trái hồ đào

    Trộn trong salad và thêm vào các món ăn để làm tăng hương vị, tuy nhiên dầu trái hồ đào nên ăn lạnh, không nên sử dụng khi nấu ăn. Trái hồ đào (hay quả óc chó) là một trong những nguồn cung cấp tốt nhất axit béo omega – 3, thường xuyên bổ sung thực phẩm này có thể giúp giảm nguy cơ bệnh động mạch vành.

    Dầu dừa

    Dầu dừa là món ăn chay thay thế bơ và tốt nhất bạn nên nấu ăn với nhiệt độ 350 độ F (170 độ C). Chứa khoảng 90% chất béo bão hòa, dầu dừa dễ dàng chuyển hóa hiệu quả trong cơ thể vì không có nguồn gốc từ động vật.

    Bơ tinh chế

    Dầu bơ là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn không muốn đánh mất các thành phần khác trong món ăn. Nó có hương vị hấp dẫn, thích hợp cho các món chiên, xào, quay và nướng. Cũng giống như dầu ô liu, bơ chứa thành phần lớn các chất béo không bão hòa đơn, giúp giảm cholesterol LDL xấu và tăng lượng cholesterol HDL tốt.

    Dầu vừng đen

    Sử dụng trong các loại nước sốt cho mỳ và rau trộn nhưng bạn không nên đun nóng vì nó sẽ tạo ra vị cay, đắng. Bạn nên giữ dầu vừng trong tủ lạnh, và bổ sung thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày đến tăng cường chất chống oxy hóa trong cơ thể.
     
  11. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    Thêm 1 loại vắc xin phòng ung thư phổi

    TTO - Các nhà nghiên cứu y học Cuba vừa công bố tin vui đầu năm 2013: họ đã bào chế thành công thêm một loại văcxin mới phòng bệnh ung thư phổi.
    Cuba bào chế thành công văcxin phòng bệnh ung thư phổi - Ảnh minh họa từ news.cubasi.cu

    Đó là văcxin Racotumomab đã được Trung tâm Miễn dịch học phân tử Cuba (CIM) thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt trong năm 2012, với tín hiệu khả quan khi thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi được kéo dài; ngoài ra còn cho thấy khả năng an toàn và mức độ chịu được thuốc của bệnh nhân.

    Văcxin Racotumomab tiêu diệt được tế bào ung thư và hạn chế sự xuất hiện của khối u, trích dẫn lời của Ana Maria Vazquez - nhà nghiên cứu văcxin, làm việc tại CIM.

    Racotumomab là dòng văcxin thứ hai được CIM phát triển để ngăn ngừa bệnh ung thư phổi. Trước đó, dòng văcxin CIMAvax EGF đã được điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân ở Cuba - quốc gia có khoảng 5.000 ca ở giai đoạn tiền mắc căn bệnh này.

    Giám đốc CIM Agustin Lage cho hay dự kiến văcxin Racotumomab còn sẽ được xuất khẩu sang Argentina.

    THIÊN NHIÊN (Theo cubasi.cu)
     
  12. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    Bệnh dễ "vận vào người" trong mùa đông


    Vào mùa đông lạnh giá, nhiều bệnh nhân có bệnh mạn tính như tim mạch, hen suyễn, nổi mề đay.....lại phát nặng.

    Vì vậy, hiểu biết về ảnh hưởng của thời tiết lạnh với bệnh tật sẽ giúp ích nhiều cho chúng ta phòng tránh và chăm sóc người thân có bệnh mạn tính tốt hơn, nhất là trong dịp đón xuân

    Bệnh tim mạch

    Khi thời tiết thay đổi lạnh quá sẽ tăng nguy cơ suy tim một cách đáng kể. Một nghiên cứu ở Anh cho biết, mỗi khi mùa đông tới thì cơn suy tim tăng cao hơn so với mùa hè tới 50%. Ở người trung niên, khi nhiệt độ giảm 10 độ thì nguy cơ tăng 13%. Khi trời lạnh, nhiệt độ giảm thì huyết áp tăng lên từ 12 - 18mmHg, với người khỏe mạnh thì không sao, nhưng với người đã bị tăng huyết áp thì số tăng này là đáng kể. Khi nhiệt độ giảm cũng làm máu đặc hơn vì các thành phần của máu như tiểu cầu, hồng huyết cầu, fi brinogen, cholesterol tăng lên, khi đó sự hình thành cục máu đông dễ xảy ra làm tăng nguy cơ nghẹt mạch máu ở tim (nhồi máu cơ tim), não (tai biến mạch máu não) và phổi (thuyên tắc mạch phổi). Bệnh nhân bị bệnh động mạch vành thường hay bị chứng đau thắt tim khi tiếp xúc với thời tiết lạnh và dễ đưa tới cơn suy tim khi gắng sức.
    [​IMG]
    Mạch vành bị xơ vữa

    Bệnh hô hấp

    Với những bệnh nhân hen suyễn, họ đều có kinh nghiệm nhất định khi thời tiết đổi lạnh. Cơn lạnh làm khí quản của họ co thắt, sự lưu thông của không khí bị trở ngại và cơn suyễn dễ xảy ra hơn, khó thở nhiều hơn, nhất là khi gió thổi mạnh. Ở các vùng có sương mù dày đặc thì các cơn viêm phế quản cũng trầm trọng hơn. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng Majed Koleilat cũng nhận thấy người bị suyễn thường gặp nhiều rủi ro hơn mỗi khi trời lạnh, gió mạnh, áp suất không khí lên cao.

    Bệnh nhức nửa đầu Migraine

    Nghiên cứu của Trung tâm điều trị nhức đầu ở Stanforf, Connecticutt, Mỹ cho biết: 51% bệnh nhân bị nhức đầu khi thời tiết thay đổi; 62% cảm thấy là có nhức đầu khi quá lạnh, quá khô hoặc quá ẩm ướt.

    Bệnh đau nhức xương khớp

    Nhiều bệnh nhân viêm xương khớp nói là họ thường cảm thấy cơn đau mỗi khi thời tiết thay đổi, hoặc có thể tiên đoán thời tiết sẽ ra sao khi xương đau, khớp nhức. Ðây là những người mẫn cảm với mưa, lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Một số nghiên cứu cho biết: 70% dân chúng có kinh nghiệm tương tự, nhất là ở giới phụ nữ.
    [​IMG]
    Đi lạnh nhiều cũng có thể gây trầm cảm

    BS. Terrence Starz, Giám đốc Trung tâm viêm khớp, Đại học Pittsburgh khuyên, vào mùa đông nên giữ thân thể ấm áp, tránh công việc quá sức ngoài trời lạnh.

    Dị ứng lạnh

    Khi gặp thời tiết lạnh, nhiều người bị dị ứng ngứa khắp da. Nguyên nhân là do khi tiếp xúc với lạnh, kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều chất histamin và các hóa chất hệ thống miễn dịch khác vào da gây mẩn đỏ, ngứa...

    Lạnh cóng

    Tổn thương gây ra do lạnh giá. Lạnh cóng làm mất cảm giác tạm thời hay vĩnh viễn ở bộ phận bị thương tổn. Vị trí thường gặp là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân là những nơi hay bị lạnh cóng nhiều nhất. Nguy cơ lạnh cóng tăng lên nếu máu bị cản trở hoặc không mặc quần áo đủ ấm khi trời giá lạnh. Thương tổn do lạnh giá có thể ở ngoài da hoặc nằm sâu trong tế bào dưới da. Khi nông thì da hơi đau, tái, cứng trong khi đó tế bào bên dưới lại mềm. Chứng lạnh cóng cũng là một trường hợp cấp cứu, cần được cấp cứu tại bệnh viện.

    Trầm cảm

    Một rủi ro của mùa đông, tuy không hiểm nghèo nhưng cũng làm trạng thái tinh thần của nhiều người trầm xuống, đó là “nỗi buồn mùa đông” (Blues Winter). Thông thường tâm trạng trầm buồn này xảy ra vào cùng một thời gian hàng năm, từ đầu tháng 10 tới tháng 3, trầm trọng nhất là vào tháng giêng, tháng 2. Đây là thời gian mà ngày ngắn, đêm dài.

    Lý giải cho hiện tượng này, người ta cho rằng trong thời tiết giá lạnh, chất serotonin trong não bộ thấp, mà ít serotonin là lý do khiến con người trầm buồn. Người mang “nỗi buồn mùa đông” có tất cả các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Điều trị bệnh thường dùng ánh sáng nhân tạo với các ngọn đèn đặc biệt.

    Chăm sóc và phòng tránh lạnh

    Cách chăm sóc cho bệnh nhân và phòng bệnh hiệu quả bao gồm: chăm lo cho người bệnh, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi mặc quần áo đủ ấm; nếu có điều kiện, nhà ở cần được trang bị điều hòa hai chiều nóng lạnh để sử dụng trong mùa đông; nên che kín cửa sổ ở hướng gió lạnh lùa vào nhà như hướng Bắc, Đông Bắc; mọi người, nhất là bệnh nhân cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng; không uống nhiều r*** bia khi trời lạnh; cần điều trị tích cực các bệnh mạn tính về tim, gan, tuyến giáp, bệnh nhiễm khuẩn; tránh dùng các loại thuốc gây hạ thân nhiệt; hạn chế hoặc không để cho người cao tuổi và trẻ em ở ngoài lạnh quá lâu; các tổ chức xã hội cần quan tâm chăm sóc đối với người già cả, sống cô đơn.

    Theo ThS. NGUYỄN HOÀNG LAN (Sức khỏe & Đời sống)
     
  13. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    3 lí do chăm sóc sức khỏe mỗi ngày


    Hệ xương ở người đảm nhận vai trò tạo hình cơ thể, tạo các khoang chứa cơ quan nội tạng, hỗ trợ quá trình vận động và là nơi sản sinh các tế bào máu... Vì vậy, xương cần được nuôi dưỡng liên tục trong suốt cuộc đời.

    1. Xương sẽ mất dần đi khi tuổi ngày càng cao. Cùng với quá trình xây dựng và phân hủy tự nhiên thì các tế bào xương cũng được thay thế liên tục. Từ 30 tuổi, quá trình xây dựng có phần chậm lại so với quá trình phân hủy khiến mật độ xương giảm dần đi, chức năng của khớp xương cũng suy giảm. Điều này tất yếu dẫn đến loãng xương và các bệnh liên quan đến xương khớp khác. Do đó, nếu ngay từ lúc trẻ, chúng ta xây dựng thói quen chăm sóc sức khỏe xương khớp mỗi ngày sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa, duy trì sức khỏe xương khớp khi về già.

    2. Bệnh xương khớp cũng là bệnh phát sinh do lối sống. Không chỉ bệnh tim mạch, béo phì, mà nay thoái hóa khớp (một loại bệnh phổ biến liên quan đến xương khớp) cũng được “kết nạp” vào “hàng ngũ” những chứng bệnh do lối sống. Đó là sự ít vận động và ăn uống thiếu chất của một số đối tượng. Đối tượng dễ mắc bệnh xương khớp (nhất là thoái hóa khớp) là giới văn phòng. Một nghiên cứu cho thấy trung bình dân văn phòng dành đến 5 tiếng 41 phút để ngồi một chỗ tại bàn làm việc. Đồng thời, do tính chất công việc, hiếm ai làm văn phòng có thể duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý một cách đều đặn. Họ chỉ hoặc ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít và thực phẩm cũng thiếu đa dạng. Hiển nhiên, sự thiếu vận động và thói quen ăn uống sơ sài dẫn đến thiếu hụt nhiều dưỡng chất thiết yếu là những tác nhân trực tiếp gây ra các bệnh xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp.
    [​IMG]
    Xương cần được nuôi dưỡng liên tục trong suốt cuộc đời.

    3. Xương cần được bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày

    - Ăn nhiều các loại rau quả: mỗi ngày nên ăn hơn 300g rau các loại và hơn 200g trái cây, để cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, D, E, beta-caroten (tiền vitamin A), khoáng chất kali, magiê là những chất chống ô-xy hóa có tác dụng phòng ngừa các bệnh thoái hóa.

    - Ăn vừa đủ thức ăn giàu đạm: đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nghêu, sò… và tăng đạm thực vật như tàu hủ, bột đậu nành, các loại đậu đỗ… Mỗi ngày nên ăn trung bình 50g thịt, 50 -100g cá, 100g đậu hủ, 30g đậu đỗ, trứng 3 - 4 quả/tuần. Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu cho thấy chất béo omega-3 có trong cá có thể giúp giảm viêm khớp.

    - Sữa: nên uống 2 - 3 ly/ngày. Nếu có thừa cân hoặc cholesterol máu cao thì thay bằng sữa tách béo. Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt giàu canxi rất cần thiết cho người bệnh xương khớp.

    - Ăn vừa đủ thức ăn giàu tinh bột: cơm, mì, nui, bắp, khoai, củ… để không bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Nên ăn gạo lức, thêm khoai củ, bắp để tăng chất xơ và các chất dinh dưỡng khác

    Như vậy, duy trì một nếp sống lành mạnh: tập thể dục mỗi ngày kết hợp với dinh dưỡng đa dạng, giàu vi chất tốt cho xương khớp như: canxi, vitamin D, mangan, selen, chất chống ôxy hóa… là cách phòng ngừa loãng xương và thoái hóa khớp hiệu quả.

    (Nguồn: HBL)
     
  14. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    6 thực phẩm xoa dịu chứng khó tiêu


    Một số thực phẩm gần gũi dưới đây có thể xoa dịu tình trạng khó chịu ở dạ dày và chứng khó tiêu của bạn.

    Các chất dinh dưỡng của các thực phẩm này sẽ điều chỉnh hoạt động cơ thể tốt nhất nếu bạn bổ sung chúng thường xuyên trong chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là 6 thực phẩm sẽ giúp bạn giải quyết chứng rối loạn ở dạ dày.

    1. Táo

    Táo không những trị tiêu chảy, mà còn giúp nhuận tràng. Trong táo có chứa các chất như axit tannic, bazơ hữu cơ… có tác dụng giảm tiết dịch. Ngoài ra, pectin trong táo có thể hấp thụ độc tố. Đối với chứng tiêu chảy nhẹ đơn thuần, ăn táo có thể ngừa tiêu chảy. Trong táo còn chứa cellulose có thể kích thích nhu động ruột, thúc đẩy đại tiện và giúp nhuận tràng.
    [​IMG]
    Táo không những trị tiêu chảy, mà còn giúp nhuận tràng

    2. Lúa mạch và mạch nha

    Giàu vitamin A,B, E, amylase, đường mạch nha, đường gluco, enzym invertase, allantoin, enzym phân giải chất béo, chất béo và khoáng chất… Chất allantoin trong lúa mạch có thể giúp mau lành vết loét ở đường tiêu hóa.

    3. Cà chua

    Cà chua giàu các axit hữu cơ như axit malic, axit citric, axit formic, có thể bảo vệ vitamin C để nó không bị phá hủy trong quá trình nấu ăn, tăng hiệu quả sử dụng vitamin. Trong cà chua còn chứa một thành phần đặc biệt – sắc tố cà chua giúp tiêu hóa, lợi tiểu, có thể hỗ trợ dạ dày tiêu hóa chất béo, sắc tố cà chua có thể ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và nấm, có thể trị chứng viêm miệng.

    [​IMG]
    Cà chua giúp lợi tiểu và tiêu hóa tốt

    4. Sữa chua

    Sữa chua ngoài chứa toàn bộ dinh dưỡng trong sữa, đặc điểm nổi bật trong sữa chua là giàu lactic, có thể phân hủy lactose trong sữa thành axit lactic.
    Bạn nên lựa chọn sản phẩm sữa chua thích hơp vì trong thành phần sữa chua giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của bạn, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác.

    5. Cải thảo

    Chứa một lượng lớn chất xơ thô, có thể thúc đẩy nhu động dạ dày ruột, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa sự khô phân, giảm nguy cơ táo bón, có lợi cho việc đại tiện.

    6. Vỏ cam

    Tác dụng kích thích của vỏ cam đối với tiêu hóa chủ yếu là trong đó chứa dầu dễ bay hơi có tác dụng kích thích đường tiêu hóa, làm tăng tiết dịch dạ dày, còn có thể ngừa táo bón.

    Theo Thu Hà (Tri thức trẻ
     
  15. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    10 thực phẩm giúp giảm cân nhanh


    Những ngày tết Nguyên Đán đang đến gần, kéo theo đó là nỗi lo về cân nặng của rất nhiều người thuộc mọi lứa tuổi

    Dưới đây là 10 thực phẩm giúp chị em lấy lại vóc dáng “mình hạc xương mai” nhanh nhất trước khi bước vào dịp Tết này.

    1. Cam

    Hãy tạo thành thói quen ăn ít nhất một trái cam hoặc quýt mỗi ngày bởi những trái cây họ nhà cam sẽ giúp thúc đẩy chuyển hóa và đốt cháy calo một cách hiệu quả.

    2. Dưa hấu

    Dưa hấu chứa rất nhiều chất khoáng (caroten, phospho, canxi, sắt, đồng, kẽm), những chất được biết đến với công dụng nhuận tràng trong y học. Do đó, dưa hấu thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tránh sự dự trữ năng lượng và tăng cân.

    3. Quả bơ

    Là một trong rất ít loại trái không có cholesterol lại chứa chất béo đơn không bảo hòa, đây là loại chất béo tốt cho cơ thể giúp làm giảm hàm lượng cholesterol. Ngoài ra, trái bơ còn có hàm lượng muối thấp, chất xơ cao, có hàm lượng lutein cao, có chất carotenoid tự nhiên giúp mắt sáng và duy trì một làn da đẹp.
    [​IMG]
    Quả bơ là một trong rất ít loại trái không có cholesterol lại chứa chất béo đơn không bảo hòa

    4. Dâu tây

    Dâu tây chứa nhiều aspartic acid, chất này nhẹ nhàng loại bỏ chất béo tích tụ ở vòng eo, giúp cơ thể thanh lọc độc tố.

    5. Khoai lang

    Khoai lang là sự lựa chọn số một cho những người muốn giảm cân. Năng lượng có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây.
    [​IMG]
    Khoai lang là sự lựa chọn số một cho những người muốn giảm cân

    6. Bánh mì và bơ lạc

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng ma-giê tối ưu mà mỗi người nên tiêu thụ là 320mg/ngày để duy trì tốc độ trao đổi chất tốt nhất. Bánh mỳ nguyên cám và bơ lạc là những thực phẩm giàu ma-giê mà bạn có thể đưa vào kế hoạch giảm cân trước Tết.

    7. Cá hồi tiêu mỡ

    Cá hồi có tác dụng cản trở sự tích tụ lipit không có lợi cho sức khỏe và thúc đẩy quá trình xử lý đường qua các tế bào, giúp cơ thể đốt cháy năng lượng của cơ thể.

    8. Hành tây

    Hành tây không chỉ là loại gia vị thơm ngon mà còn là một loại rau giàu Kali, Selen và vitamin C, có tác dụng rất tốt trong việc “tiêu hóa” mỡ.

    9. Sữa chua

    Men và vi khuẩn giúp sữa chua lên men có tác dụng như một loại men tiêu hóa và ổn định môi trường ruột. Do đó, sữa chua thúc đẩy quá trình chuyển hóa và làm giảm cơn đói.

    10. Trà xanh hạn chế tích trữ năng lượng

    Không những không mang lại chút năng lượng nào cho người dùng, trà xanh còn giúp làm giảm và điều chỉnh lượng glucoza-huyết. Trên thực tế, chúng thúc đẩy insulin - một loại hoóc-môn giúp quá trình đường ngấm vào các tế bào được dễ dàng và từ đó làm giảm lượng glucoza-huyết.

    Theo Tiền Phong
     
  16. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    Những thực phẩm cần kiêng kỵ sau khi ăn trứng


    1. Không ăn đường

    Ngoài việc không chế biến trứng cùng với bột ngọt, chị em cũng không nên nấu chín trứng cùng với đường và không nên dùng đường ngay sau khi ăn trứng. Một số người còn giữ thói quen dùng nước đường thắng để lấy màu khi chế biến món thịt kho trứng. Điều này sẽ làm cho protein fructose axit amin trong trứng tiếp hợp với lysine, tạo thành chất khó hấp thu trong cơ thể, gây nên nhiều hiệu ứng không tốt cho sức khỏe.

    2. Không nên ăn hồng

    Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa.

    Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.

    3. Không uống sữa đậu nành


    Mỗi buổi sáng, đa số các bà mẹ đều chuẩn bị cẩn thận bữa ăn sáng cho con. Muốn con cái đầy đủ dưỡng chất cần thiết từ sáng sớm, không ít bà mẹ có thói quen chuẩn bị trứng chiên và sữa đậu nành cho con. Trẻ con cũng thường có thói quen uống sữa ngay sau khi ăn trứng để đỡ khát.

    Sữa đậu nành có chứa nhiều protein thực vật, chất béo, carbohydrate, chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, khoáng chất… có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Nhưng sữa đậu nành cũng chứa trypsin, chất có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ của protein trong cơ thể.

    Khi ăn trứng với sữa đậu nành, protein trong trứng có thể được kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ của protein trong cơ thể. Ngoài ra, trong sữa đậu nành có protidaza gây kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng tiêu hóa.

    4. Không ăn thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa

    Không nên ăn thịt ngỗng, thịt thỏ ngay sau khi ăn trứng vì thịt thỏ, thịt ngỗng có tính hàn. Trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này và cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học, khi ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.

    Ngoài ra, việc ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa kém đôi khi cũng không phù hợp để ăn.

    5. Không dùng các loại thuốc chống viêm

    Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa.

    6. Không uống trà sau khi ăn trứng

    Không ít người có thói quen uống trà hoặc nước chè đặc sau bữa ăn vì cho rằng nước trà giúp sạch miệng và giúp hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, uống trà ngay sau khi ăn trứng là gây hại cho cơ thể.

    Trà chứa nhiều axit tannic kết hợp với protein làm chậm hoạt động của ruột, kéo dài thời gian lưu trữ phân trong ruột, không chỉ là nguyên nhân gây ra táo bón mà còn làm tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể và gây ra chất ung thư, tác động xấu đối với sức khỏe con người.



    Ngọc Lê (Theo Medicine)
     
  17. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    Sống chung với viêm họng


    Căn bệnh viêm họng sẽ trở thành một mối ám ảnh bạn trong mùa đông.

    Mùa lạnh, cũng là mùa của viêm họng. Có người tháng nào cũng phải thăm bác sĩ vì “giọng ồm ồm”. Có cách nào giúp điều trị căn bệnh dai dẳng này ngay tại nhà không?

    Tại sao mùa đông hay bị viêm họng?


    Lây nhiễm virus là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra viêm họng. Nguyên nhân là do bạn luôn sống trong tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời trong suốt mùa đông. Chính điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch, khiến hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của bạn bị giảm sút nghiêm trọng, và đây là mảnh đất màu mỡ cho các loại virus hoành hành.


    Ngoài ra, không khí mùa đông luôn khô hanh và ẩm ướt thất thường. Điều này sẽ gây khô miệng, đau họng, khó thở … Do đó, nghẹt mũi, cảm lạnh và ho đều là kết quả của quá trình bạn bị nhiễm virus và vi khuẩn.


    Đối phó như thế nào?


    Thông thường, các triệu chứng đau họng là do nhiễm virus, nó không cần đòi hỏi bất kỳ sự điều trị y tế nào. Bạn có thể làm theo các biện pháp tự nhiên đơn giản tại nhà sau đây thì tình trạng đau họng của bạn sẽ được cải thiện trong 5 – 7 ngày.- Giải pháp khắc phục hàng đầu là rửa sạch họng. Súc miệng bằng nước muối rất hiệu quả trong việc cắt giảm viêm họng, khi mà tác nhân chủ yếu do không khí khô hoặc dị ứng. Bạn cũng có thể làm một cốc nước cốt chanh ấm và đổ vào đó chút muối trắng rồi khuấy đều lên. Sau đó sử dụng hỗn hợp này để súc miệng mỗi ngày nhiều lần sẽ giúp sát khuẩn ở cổ họng rất tốt.


    - Một biện pháp rửa họng nữa khá hiệu quả là dùng giấm táo. Hãy lấy một chén nước ấm và khuấy đều ba muỗng cà phê giấm táo vào đó. Mỗi giờ, hãy súc miệng một lần và nhổ nó ra. Ngay sau đó, nuốt một ngụm nước nhỏ giấm táo. Lặp lại khi cần thiết cho đến khi nước giấm táo hết trong cốc.


    - Uống nhiều nước. Khi bị viêm họng, bạn nên uống nhiều nước để giúp cho cổ họng luôn ấm. Uống nước cũng giúp cuốn trôi vi khuẩn khỏi cổ họng. Bạn nên uống trà hoặc hỗn hợp mật ong và chanh ấm sẽ sớm khỏi viêm họng. Bạn cũng có thể tự pha nước gừng để uống, sau đó thêm chanh và muối vào cốc nước gừng vừa pha. Đây là một sự kết hợp khá tốt để làm dịu sự ngứa rát ở cổ họng.


    - Hãy ăn nhiều tỏi vì tỏi chứa hợp chất được gọi là allicin có tác dụng kháng khuẩn. Chúng hoạt động như một chất khử trùng và giúp loại bỏ các vi khuẩn. Do đó, có thể đánh bay đau họng nhanh chóng.


    - Ngậm viên giảm đau họng. Ngậm viên giảm viêm họng giúp kích thích sự tăng tiết nước bọt. Do đó, cổ họng và miệng bạn luôn được giữ ấm. Hơn nữa, phần lớn viên giảm viêm họng chứa vitamin C, protein và kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch.


    - Xông mũi họng. Viêm họng cũng thường gây ra các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi và nghẹt mũi. Nếu bạn bị các triệu trứng trên thì nên xông mũi họng để dễ thở hơn. Đây cũng là một biện pháp hiệu quả giúp bạn sớm khỏi cả viêm họng và sốt.


    Nếu sau khi làm tất cả những động tác này mà triệu chứng viêm họng vẫn kéo dài hoặc đau nhức đến khó nuốt, thì bạn nên đến bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, một lời khuyên khác là bất kỳ người hút thuốc lá nào bị đau họng dai dẳng cũng cần đến gặp bác sĩ.

    Ngăn chặn tái phát


    - Phòng ngừa là liều thuốc tốt nhất cho bệnh viêm họng do kích thích hoặc nhiễm virus.


    - Chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể đặc biệt là vitamin B và vitamin C, vì chúng giúp tăng cường sức đề kháng.


    - Trong mùa đông, không khí thường khô hơn, nhất lại là trong phòng dùng máy sưởi và ta thường bị khô miệng khi ngủ ban đêm gây ra đau cổ họng. Một chiếc máy tạo độ ẩm phun những bụi nước sẽ làm ấm không khí khô, làm cho việc thở trở nên dễ dàng hơn.


    - Hoặc nếu không có máy tạo độ ẩm, có thể đun sôi một nồi nước nóng và để cho hơi nước tự bay đi làm không khí tăng thêm độ ẩm.


    - Có thể dùng thêm vitamin D. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người uống bổ sung vitamin D mỗi ngày ba lần sẽ có khả năng tránh các triệu chứng của cảm lạnh và cúm. Nói cách khác, nếu bạn dùng loại vitamin này vào mùa đông, nó sẽ cải thiện hệ thống miễn dịch và làm giảm các triệu chứng của viêm họng.
     
  18. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    9 thực phẩm vàng cho sức khỏe


    Mỗi thực phẩm có những ưu điểm riêng, nhưng 9 thực phẩm sau được coi là tốt nhất cho sức khỏe của chị em.

    1. Pho mát: Tăng cường xương

    Canxi là "chìa khóa" để ngăn ngừa chứng loãng xương (đặc biệt là ở độ tuổi 20 trở đi). Sữa chua, pho mát có chứa nhiều canxi nên nó xứng đáng được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của bạn.

    2. Táo: Tăng cường hệ thống miễn dịch

    Táo giàu quercetin, một chất chống oxy hóa, có thể tăng cường khả năng chống lại các bệnh của cơ thể.
    [​IMG]
    Táo có chứa chất chống oxy hóa

    Trong một nghiên cứu từ Đại học Appalachian State (Mỹ), chỉ 5% những người bổ sung quercetin mỗi ngày có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trong khoảng thời gian hai tuần, so với 45% của những người không bổ sung chất này.

    3. Đậu lăng: Bổ sung sắt

    Đậu lăng có hàm lượng calo thấp nhưng lại rất giàu chất sắt. Con người, nhất là phụ nữ nếu thiếu sắt sẽ dễ dẫn đến thiếu máu. Chọn đậu lăng để vừa bổ sung sắt mà không làm tăng calo là một lựa chọn hết sức hợp lý.

    4. Bông cải xanh: Loại bỏ nếp nhăn
    [​IMG]
    Một bát bông cải xanh chứa rất nhiều vitamin C nên rất tốt cho việc sản xuất collagen giúp đàn hồi da

    Nó cũng rất giàu beta-carotene mà khi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành vitamin A. Vitamin này hỗ trợ các tế bào da được tái tạo và căng mịn, trẻ trung hơn.

    5. Khoai tây: Cung cấp hợp chất chống lại chất béo

    Khoai tây chứa một hợp chất có tác dụng chống lại chất béo. Chính bởi lý do này mà khoai tây có thể giúp giữ trọng lượng ổn định. Tuy nhiên, không nên ăn món khoai tây rán vì có thể sẽ có tác dụng ngược lại.

    Ngoài ra, khoai tây cũng giúp giữ cho huyết áp thấp và bảo vệ tim vì nó cũng có lượng kali khá nhiều.

    6. Rau bina: Giàu các chất dinh dưỡng quan trọng

    Loại rau lá xanh giàu vitamin K này còn chứa cả canxi và magiê - một sự kết hợp có thể giúp làm chậm sự phân hủy của xương khi bạn già. Ngoài ra, chất folate, một loại vitamin B, trong rau bina còn giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, các bà bầu chớ bỏ qua loại rau này nhé.

    7. Sôcôla đen: Chống lại bệnh và stress

    Các nhà nghiên cứu châu Âu phát hiện ra rằng những người ăn sôcôla đen mỗi ngày - khoảng 200 calo trong 2 tuần sẽ sản xuất ít hormone cortisol gây căng thẳng hơn những người không ăn sôcôla đen.

    Cortisol làm tăng huyết áp tạm thời, đồng thời góp phần tăng nguy cơ bị bệnh trầm cảm, béo phì, tim... Do đó, ăn sôcôla để giảm cortisol còn có tác dụng phòng những bệnh này.

    8. Nấm: Cung cấp nhiều chất chống oxy hóa

    Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ ăn nấm mỗi ngày sẽ giảm 64% nguy cơ ung thư vú. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng nấm làm giảm tác dụng của aromatase - một loại protein giúp sản xuất ra estrogen, làm tăng nguy cơ bị ung thư vú.

    Tuy nhiên, ăn nấm nào mới tốt cho mình thì bạn nên tham khảo tư vấn của các chuyên gia sức khỏe.

    9. Cá mòi: Chống lại bệnh tim

    Cá mòi là một nguồn cung cấp axit béo omega-3, có tác dụng giảm viêm và chống tắc nghẽn động mạch trong cơ thể. Nó cũng góp phần hạn chế nguy cơ bị đau tim và đột quỵ, giữ cho lưu thông máu ổn định.

    Theo T. Dương (Afamily)
     
  19. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    [B]5 bí quyết ngừa ung thư í tốn kém nhất[/B]

    Những cách dưới đây được coi là cách phòng ngừa ung thư hiệu quả nhất


    Theo báo cáo của Hiệp hội kiểm soát ung thư quốc tế (UICC - Union for International Cancer Control), mỗi năm thế giới xuất hiệm thêm 12 triệu trường hợp ung thư mới, trong đó chỉ có 40% cơ hội sống sót. So sánh với chi phí điều trị đắt đỏ sau khi phát hiện ra bệnh thì một số thói quen sinh hoạt đơn giản dưới đây có thể được coi là cách phòng ngừa ung thư ít tốn kém mà hiệu quả nhất.
    [​IMG]
    Cọ lưng bằng khăn khô

    Nhật Bản đã từng gây ra một cơn sốt dùng khăn khô để cọ lưng. Nghiên cứu của giáo sư Mizuho, Phó hiệu trưởng trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) chỉ ra rằng, việc làm này có thể giúp phòng ngừa ung thư, bởi vì mát-xa sinh nhiệt có thể kích hoạt một loại tế bào cấu trúc cơ bên dưới da có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.

    Đối với người trung và cao tuổi, dù miết, xoa hay dùng khăn khô mát-xa vùng lưng nhiều lần trong 10 phút cho tới khi da nóng đỏ, đều có tác dụng bảo vệ sức khoẻ rất tốt.

    Tắm nắng trong 15 phút

    Trong các phương pháp phòng ngừa ung thư, phơi nắng được xem là phương pháp ít tốn kém nhất, bởi vì nó giúp tăng hàm lượng vitamin D được hấp thụ cho cơ thể.

    Nếu hàm lượng nguyên tố vitamin D không đủ, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư kết tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày và ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, không nên ở ngoài trời khi ánh nắng quá gay gắt, nhất là lúc giữa trưa. Khi tắm nắng, bạn chỉ cần khoảng 15 phút là đủ.

    Uống 4 cốc trà xanh mỗi ngày

    Một cuộc điều tra của Nhật Bản phát hiện, mỗi ngày chỉ cần uống 4 cốc trà xanh có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư xuống 40%, đặc biệt là ung thư miệng, ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư gan.

    Tuy nhiên, không được uống trà quá đặc, quá nóng, nếu không sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả chống ung thư. Nhiệt độ uống trà thích hợp nhất là khoảng 60 độ C, sau khi ngâm trà trong ít nhất 5 phút.
    [​IMG]
    Uống 4 cốc trà xanh mỗi ngày giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. (Ảnh minh họa)

    Ăn ít đường

    Thực phẩm mà tế bào ung thư “thích” nhất chính là đường.

    Một tài liệu mang tên “Phòng ngừa ung thư như thế nào?” của Nhật Bản cho biết, khi lưu lượng máu đi qua khối u, 57% lượng đường huyết trong đó đều bị tế bào ung thư tiêu thụ hết, do đó chúng trở thành chất dinh dưỡng nuôi dưỡng tế bào ung thư.

    Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế ăn đường để giảm thiểu nguy cơ phát triển ung thư.

    Uống r*** vang khi ăn thịt

    Ngoài ra, theo hiệp hội nghiên cứu ung thư Mỹ, mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 500gr thịt lợn hoặc bò hoặc cừu, ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Tuy nhiên, khi ăn thịt nếu uống một cốc r*** vang, các polyphenol trong đó có thể ngăn ngừa thịt trong dạ dày phân giải thành chất có hại.

    Trong vỏ nho dùng để làm r*** vang có chứa một chất có tên là resveratrol, có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa.

    Theo Thu Hà (Tri thức trẻ)
     
  20. cuocsongviet

    cuocsongviet Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    2/7/2009
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bảo hiểm sức khỏe ,thai sản , ô tô , nhà cửa...Liberty ,Bảo việt

    Công dụng tuyệt vời từ củ tỏi


    Không chỉ đơn thuần là một loại gia vị, tỏi còn có rất nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Ngoài tác dụng chống ôxy hóa giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài sự trẻ trung.

    1. Điều trị cúm

    Trong tỏi có chứa chất rất nhiều alliin. Khi được cắt hoặc nghiền, một loại enzym trong tỏi sẽ được kích hoạt để biến đổi alliin thành allicin. Đây là một thành phần vô cùng tốt cho sức khỏe, làm bớt ho, long đờm, dễ thở và không bị nghẹt mũi.
    [​IMG]
    Tỏi có tác dụng điều trị cúm hiệu quả


    Trong dịch cúm ở Nga năm 1965, người ta đã tiêu thụ trên 500 tấn tỏi để ngừa cúm. Vào năm 1950, một bác sĩ người Đức đã công bố tinh dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại cho đường hô hấp mà không làm mất những vi sinh vật có lợi trong cơ thể.

    2. Điều trị tim mạch

    Tỏi được chứng minh là có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và lipid trong máu cũng như ức chế sự tổng hợp cholesterol ở gan. Một cuộc thử nghiệm lâm sàng 12 tuần trên 950 người có lượng cholesterol trong máu cao tại Mỹ đã cho thấy, những bệnh nhân dùng tỏi đã giảm trung bình 12% nồng độ cholesterol toàn phần và 13% nồng độ triglyceride trong huyết thanh.
    [​IMG]
    Tỏi có tác dụng chữa bệnh tim mạch

    Một cuộc thử nghiệm khác trên 432 bệnh nhân nhồi máu cơ tim được điều trị hằng ngày bằng tinh dầu tỏi liên tiếp trong 3 năm đã cho thấy, số cơn nhồi máu cơ tim giảm 35%.

    Như vậy, các bệnh nhân có vấn đề về tim mạch có thể dùng tỏi để điều trị kết hợp với các thuốc hóa dược hiện đại để tăng hiệu quả chữa bệnh.

    3. Giảm tỷ lệ ung thư

    Những nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, các hợp chất có trong tỏi có thể kìm hãm sự phát triển của các khối u. Theo đó, chất sulfur trong tỏi là một trong những chất có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của ung thư.

    Viện Nghiên cứu dược lý Mario Negri (Italia) cũng đưa ra kết luận tương tự. Nghiên cứu của họ đã chứng minh tỷ lệ mắc ung thư thực quản, tử cung và vòm họng ở những người có thói quen ăn tỏi thấp hơn nhiều so với người không ăn hoặc ít ăn tỏi.

    4. Chống ôxy hóa

    Nếu muốn cải thiện trí nhớ và giảm thiểu sự đãng trí của mình, bạn nên ăn nhiều tỏi vì loại thực phẩm này có chứa selen, một chất chống ôxy hóa, giúp tăng lưu thông ôxy khắp cơ thể và kích hoạt hoạt động não bộ.

    Hơn nữa, chất chống ôxy hóa trong tỏi còn có tác dụng bảo vệ các tế bào cơ thể nên giúp bạn trẻ trung và tươi tắn hơn.

    Ngoài những bệnh trên, tỏi còn có tác dụng trong việc chữa các bệnh về răng miệng, chữa bỏng và lở loét da hay điều trị thấp khớp… Tùy với mỗi mục đích chữa bệnh mà tỏi có thể được dùng theo những cách khác nhau.

    Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điểm khi sử dụng tỏi:

    - Không ăn nguyên cả tép tỏi: Phải cắt nhỏ tỏi ra rồi mới ăn chứ không ăn nguyên cả tép, để tỏi được tiếp xúc với không khí, giúp alliin có trong tỏi chuyển hóa thành allicin.

    - Không ăn tỏi khi dạ dày đang trống rỗng.

    - Không ăn quá 15g tỏi/ngày, nếu không thì tinh dầu trong tỏi sẽ gây hại cho dạ dày, nhất là với những người đau dạ dày sẽ càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.

    - Không đắp tỏi lên da quá 10 phút vì có thể làm da bỏng rát.

    - Không nấu tỏi quá chín vì khi đó allicin sẽ bị phân hủy.

    - Những người mắc các bệnh về gan nên kiêng ăn tỏi vì sẽ làm gan bị nóng và tổn thương.

    Theo Phan Linh (PetroTimes)
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này