Toàn quốc: Bệnh Sởi Ở Phụ Nữ Mang Thai Như Thế Nào ?

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi muoigentis, 28/7/2020.

  1. muoigentis

    muoigentis Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    31/10/2018
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh sởi. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiễm sởi khi mang thai sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và sự phát triển thai nhi. Cùng chẩn đoán trước sinh gentis tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
    Bệnh sởi ở phụ nữ mang thai như thế nào ?
    Bệnh sởi là gì?
    Sởi được coi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi virus Paramyxoviridae. Thời điểm xuất hiện bệnh chủ yếu vào mùa đông – xuân, thường gặp ở trẻ em và có cả người lớn.
    Con đường lây truyền bệnh qua không khí, vì vậy bệnh có khả năng bùng phát thành dịch.
    Triệu chứng bệnh sởi ở phụ nữ mang thai
    Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7 – 21 ngày, mẹ bầu sẽ có những biểu hiện dưới đây nếu mắc sởi:
    • Giai đoạn khởi phát
    • Biểu hiện sốt cao 39 – 40 độ C, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu
    • Viêm long đường hô hấp trên: ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi…
    • Bị khản tiếng do viêm thanh quản
    • Bề mặt niêm mạc má xuất hiện các hạt Koplik có kích thước 0,5 – 1mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên
    Giai đoạn toàn phát
    Có triệu chứng phát ban sau khi sốt cao 3 – 4 ngày, ban hồng dát sần
    Ban xuất hiện theo thứ tự từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ rồi lan dần đến thân mình và tứ chi, gan bàn chân và lòng bàn tay. Tình trạng sốt giảm dần khi ban mọc hết toàn thân.
    [​IMG]
    Triệu chứng của bệnh sởi
    Giai đoạn hồi phục

    • Những nốt ban sẽ nhạt màu dần rồi chuyển sang màu xám, bong vảy và để lại vết thâm vằn da hổ, sau đó biến mất dần dần theo thứ tự
    • Tình trạng ho vẫn tiếp tục và kéo dài 1 – 2 tuần sau khi hết ban
    • Biến chứng của bệnh sởi đối với phụ nữ mang thai
    Đối với người lớn, bệnh sởi gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm não, liệt, động kinh, ngớ ngẩn.
    Khi phụ nữ mang thai mắc bệnh sẽ dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ bị nhẹ cân hoặc thai nhiễm sởi tiên phát… đồng thời suy giảm hệ miễn dịch từ đó mắc bệnh viêm phổi, viêm đường tiết niệu…độ mờ da gáy nên đo ở tuần bao nhiêu ?
    Tùy thời điểm mẹ nhiễm sởi mà bệnh sẽ ảnh hưởng tới thai nhi như sau:
    • 3 tháng đầu: nguy cơ thai nhi dị dạng hoặc sẩy thai rất cao, sinh con bị nhẹ cân
    • 3 tháng giữa: nguy cơ thai nhi dị dạng ít hơn tuy nhiên vẫn có thể gây thai lưu, sẩy thai
    • 3 tháng cuối: nguy cơ thai nhi dị dạng thấp, nhưng tỷ lệ mẹ bầu phải đẻ non hoặc thai chết lưu cao hơn.
    Bệnh sởi vừa tác động xấu đến thai phụ và đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
    Phòng ngừa bệnh sởi như thế nào?
    • Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, cần tiêm phòng 2 mũi vắc-xin sởi trong trường hợp chưa tiêm mũi nào trước đây.
    • Đối với phụ nữ đang mang thai, không nên tiêm vắc-xin MMR (vắc-xin phòng 3 bệnh : sởi, quai bị, rubella), chỉ tiêm sau khi sinh.
    • Khi mang thai cần thận trọng khi tiếp xúc đám đông, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, sát trùng mũi họng bằng nước muối sinh lý, rửa tay bằng xà phòng.
    • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin C tăng sức đề kháng
    • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát
    • Khi bị sốt hay phát ban cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và theo dõi
    [​IMG]
    Đọc thêm: xét nghiệm sàng lọc trước sinh vào tuần thứ mấy
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi muoigentis

Chia sẻ trang này