Toàn Quốc: Các Nhiệm Vụ Chính Của Một Finance Planning & Analysis

Thảo luận trong 'Việc làm' bởi HRChannels, 3/3/2021.

  1. HRChannels

    HRChannels Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/11/2019
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    [​IMG]
    Trong các doanh nghiệp Finance Planning & Analysis giữ vai trò quan trọng trong việc lập ngân sách, dự báo và phân tích nhằm hỗ trợ CFO, CEO và Ban giám đốc đưa ra các quyết định quan trọng.

    Nếu không có kế hoạch tài chính và quản lý dòng tiền cụ thể, doanh nghiệp sẽ khó đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi và đạt được các mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra. Nhiệm vụ quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp thường do Finance Planning & Analysis và CFO phụ trách.

    Finance Planning & Analysis là gì?
    Finance Planning & Analysis (FP&A) là quá trình lập ngân sách, dự báo và phân tích nhằm đảm bảo tình hình tài chính và hỗ trợ quá trình thực hiện các chiến lược kinh doanh của công ty. Các chuyên gia, trưởng phòng và giám đốc FP&A là những người chịu trách nhiệm cung cấp các kết quả phân tích tài chính và các thông tin cần thiết khác cho các nhà quản lý cấp cao, để họ có thể đưa ra các quyết định và chiến lược hoạt động đúng đắn.

    [​IMG]

    Hàng năm, chuyên gia FP&A sẽ điều hành quy trình lập ngân sách và đưa ra các dự báo thể hiện hiệu suất hoạt động kinh doanh dự kiến trong tương lai của doanh nghiệp. Họ cũng tiến hành phân tích các kết quả đã đạt được và xu hướng kinh doanh, để có thể tư vấn cho Ban giám đốc biện pháp giúp cải thiện hiệu suất kinh doanh của công ty. Các chuyên gia FP&A có trách nhiệm báo cáo công việc trực tiếp với Ban giám đốc. Họ chịu trách nhiệm đối chiếu kết quả thực tế so với kế hoạch, cập nhật các dự báo và thông báo cho Ban giám đốc về tiến độ thực hiện các kế hoạch chiến lược của công ty.

    Các nhiệm vụ chính của Finance Planning & Analysis trong doanh nghiệp
    Nhìn chung Finance Planning & Analysis thường đảm nhiệm các nhiệm vụ chính sau đây:

    1. Đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản và các khoản đầu tư để biết được phương án sử dụng vốn lưu động hiện tại có phải là phương án tốt nhất hay không. Việc này được thực hiện bằng cách so sánh lợi tức đầu tư (ROI) với các phương án sử dụng dòng tiền khác.

    2. Đánh giá tình hình tài chính tổng thể của công ty, bằng cách tính toán các chỉ số tài chính quan trọng như: tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán lãi vay.

    [​IMG]
    >>>> Xem thêm: Cách tuyển dụng Finance Planning & Analysis Manager hiệu quả

    3. Xác định sản phẩm hoặc là dòng sản phẩm tạo ra phần lớn lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp.

    4. Xác định sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao nhất và sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất. Chỉ số này khác với chỉ số lợi nhuận ròng. Bởi vì một sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao nhất có thể không phải là sản phẩm có lợi nhuận lớn nhất. Ví dụ: sản phẩm A có tỷ suất lợi nhuận cao hơn sản phẩm B, nhưng công ty bán được nhiều sản phẩm B hơn.

    5. Dựa trên phần trăm nguồn tài chính mà mỗi bộ phận sử dụng, tiến hành kiểm tra và đánh giá hiệu quả chi phí của từng bộ phận trong công ty.

    6. Làm việc với từng bộ phận trong công ty để thiết lập ngân sách riêng cho từng bộ phận và tổng hợp tất cả để tạo thành ngân sách tổng thể của công ty.

    7. Lập các báo cáo nội bộ về tình hình tài chính cho Ban giám đốc và hỗ trợ họ đưa ra quyết định chính xác, hiệu quả.

    8. Xây dựng, cập nhật và duy trì các mô hình tài chính cũng như đưa ra các dự báo chi tiết về hoạt động trong tương lai của công ty.

    9. So sánh các kết quả đã đạt được với ngân sách và đưa ra dự báo, đồng thời thực hiện phân tích để giải thích vì sao lại có khác biệt về hiệu suất và có biện pháp cải tiến trong tương lai.

    [​IMG]

    10. Tìm kiếm các cơ hội để giúp công ty mở rộng hoạt động hoặc phát triển hơn nữa. Lập kế hoạch tăng trưởng cho từng giai đoạn, với các chỉ tiêu cụ thể về vốn và đầu tư. Đưa ra các dự báo tài chính trong thời gian từ 3 đến 5 năm.

    11. Cuối cùng, các Finance Planning & Analysis của công ty sẽ cung cấp cho các nhà quản lý cấp trên những phân tích và lời khuyên về cách sử dụng hiệu quả nhất các nguồn tài chính của công ty. Từ đó giúp gia tăng lợi nhuận và đưa công ty phát triển với tốc độ tối ưu, đồng thời không để công ty rơi vào tình trạng rủi ro tài chính nghiêm trọng.

    Làm sao để biết bạn có phù hợp với công việc FP&A hay không?
    Trước tiên, các FP&A giỏi là những cá nhân có khả năng xử lý và phân tích hàng loạt các dữ liệu tài chính và các chỉ số đánh giá tài chính một cách thông minh. Bên cạnh đó, họ cũng là những người có khả năng giải quyết vấn đề rất tốt. Họ có thể giải mã các yếu tố tạo nên bức tranh tài chính của một công ty và hình dung được khi kết hợp các yếu tố đó với nhau thì có thể xảy ra những tình huống tăng trưởng nào.

    [​IMG]
    >>>> Có thể bạn quan tâm: Làm cách nào để trở thành một Finance Planning & Analysis Manager

    Để trở thành một FP&A, bạn cần có sự yêu thích với toán học hoặc thích làm việc với các bảng tính excel. Bạn cũng cần có khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo, được rèn luyện khả năng phân tích, lập mô hình và khả năng đưa ra các dự báo tài chính.


    HRchannels - Great Solution. Great People!

    HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

    Hotline: 08. 3636. 1080

    Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com

    Website: www.hrchannels.com

    Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

    Nguồn ảnh: internet
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HRChannels
    Đang tải...


Chia sẻ trang này