Toàn quốc: Cách Làm Rau Sắn Muối Chua – Đặc Sản Phú Thọ

Thảo luận trong 'THỰC PHẨM GIA ĐÌNH' bởi Thịt Chua Trường Foods, 10/9/2020.

  1. Thịt Chua Trường Foods

    Thịt Chua Trường Foods Thành viên mới

    Tham gia:
    3/4/2020
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Với mỗi người dân Phú Thọ, rau sắn không chỉ là một món ăn, một đặc sản mà còn là cả biểu tượng quê hương. Rau sắn muối chua nấu cá là món ăn mộc mạc; đơn sơ mà thắm đượm tình người của vùng đất trung du Phú Thọ. Canh rau sắn có mùi thơm nồng đặc trưng, vị bùi bùi; chua chua của rau sắn, ngọt đậm đà của cá tươi… là món ăn rất phù hợp với những ngày thời tiết nóng nực. Hãy cùng vào bếp để nấu món ngon, lạ miệng này cho bữa cơm gia đình nhà bạn nhé.

    1. Nguồn gốc của rau sắn
    Nhắc đến củ sắn, nhiều người thường chỉ nghĩ tới những món ăn được chế biến từ củ như sắn nướng; sắn luộc mà không biết rằng lá sắn cũng ăn rất ngon.

    Chẳng biết từ đâu và khi nào người Phú Thọ nghĩ ra cách muối chua ngọn rau sắn để chế biến thành các món ăn. Có lẽ xuất phát từ những năm đói khổ; thiếu thốn nhiều bề nên người Phú Thọ phải dùng ngọn rau sắn để bổ sung cho bữa ăn hàng ngày. Và ngày nay, rau sắn đã trở thành món ăn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

    Sẽ chẳng có gì tuyệt vời hơn nếu trong những ngày hè này; được ăn bát cánh rau sắn với cà. Vị chua chua, ngon ngon,ngọt ngọt của rau sắn sẽ khiến bạn ngất ngây và không thể nào quên.

    [​IMG]
    2. Cách muối rau sắn
    Rau sắn được muối bằng lá sắn non trồng ở bờ rào hoặc bờ ruộng. Khi muối, người dân còn cho thêm khoảng 2 đến 3 lá bánh tẻ kèm theo; ngọn to, mập mạp, còn nguyên lớp phấn mịn phía đầu chồi vào cùng.

    Những lá sắn non lấy về được ngâm qua cho bớt nhựa rồi vò nát. Khi vò phải khéo léo để làm sao cho rau mềm nhưng phải giữ nguyên hình dạng của ngọn lá; không để rau nát vụn. Sau khi vò xong, lá sắn sẽ được đem rửa kĩ và để ráo nước.


    [​IMG]
    Những ngọn sắn sau khi được sơ chế sẽ bỏ vào chum sành; rắc muối đều rồi đổ nước sôi để nguội vào, bịt kín.

    Sở dĩ rau sắn có tên gọi khác là dưa sắn bởi cách muối rau cũng giống như muối dưa cải của nhiều nơi. Tuy nhiên cái khó của rau sắn là phải ước lượng muối; nước sao cho dưa ngon. Việc này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và sự khéo léo. Một số người kì công, hàng ngày còn bê vại dưa ra phơi nắng chút rồi bê vào bóng mát cho dưa nhanh ngấm. Tầm 5 đến 7 ngày, dưa ngấm muối là ăn được.

    3. Cách chế biến các món ăn với rau sắn
    Sau khi muối xong, có thể ăn rau sắn với cơm. Hoặc cũng có thể chế biến rau cùng với một số nguyên liệu khác như cá; chân giò, thịt, hoặc lạc.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Chỉ cần vắt khô rau sắn đã muối, nêm một chút gia vị, nấu nhừ cho thêm cá, chân giò hoặc thịt. Rau sắn sẽ làm hết mùi tanh của cá, thịt và làm cho món ăn đậm mùi dưa chua chua ngon ngon.

    Ngoài đặc sản rau sắn muối chua ra Phú Thọ còn rất nhiều món ăn ngon đặc sản khác như: thịt chua thanh sơn, cọ ỏm, trám kho cá, rêu đá, gà chín cựa ….

    Xem thêm: Tổng hợp các món ăn đặc sản Phú Thọ
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thịt Chua Trường Foods
  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    mình chưa ăn rau này muối bao giờ
     
  3. donghoduyanhleduan

    donghoduyanhleduan

    Tham gia:
    8/8/2013
    Bài viết:
    81,644
    Đã được thích:
    14,683
    Điểm thành tích:
    10,313
    đánh dấu
     

Chia sẻ trang này