Toàn quốc: Can Chi Là Gì? Tìm Hiểu Về Thiên Can Địa Chi

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi piagiocoll, 25/11/2020.

  1. piagiocoll

    piagiocoll Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/6/2020
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Đối với những người có am hiểu về phong thủy, hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ thiên can. Tuy nhiên, không phải ai cũng có sở thích tìm tòi về phong thủy. Có thể bạn chưa biết, thiên quan có mối quan hệ mật thiết với mỗi người. Vậy thiên can là gì, có ý nghĩa ra sao? Để hiểu rõ hơn về thiên can, hãy cùng Phong Linh Gems tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

    [​IMG]


    Nguồn Gốc Của Can Chi:

    Can Chi được nhắc tới theo dạng bảng trong sách Ngũ hành đại nghĩa. Họ phát hiện ra cách tính thiên can trên bàn tay con người dựa theo các giáp như Bính, Giáp, Ất… Nhằm đặt tên các ngày có trong năm, gọi chung với thuật ngữ Thiên can. Đối với Mão, Dần, Sửu, Tý sẽ đại diện cho tháng trong năm, gọi là Địa chi.

    Theo phong thủy, công việc nào liên quan tới trời sẽ dùng ngày (Thiên can). Còn những việc liên quan tới đất sẽ dùng tháng (Địa chi). Thiên can địa chi được bắt nguồn từ sự khác nhau luôn tồn tại của âm và dương. Trong phong thủy, ngũ hành và thiên can địa chi gồm 12 Địa chi và 10 Thiên can:
    • Địa chi: Dậu, Tuất, Thìn, Sửu, Tỵ, Ngọ, Tý, Thân, Mùi, Dần, Mão, Hợi.
    • Thiên can: Tân, Nhâm, Giáp, Kỷ, Bính, Đinh, Quý, Canh, Ất, Mậu.

    Thiên Can Địa Chi Là Gì?

    Muốn hiểu chi tiết hơn Thiên can địa chi là gì, chúng ta xét hai khía cạnh khác nhau là Địa chi và Thiên can như sau:

    * Địa Chi:

    Địa chi thuộc tứ trụ với hình, hại, hợp, xung, khắc. Chúng được ghép với nhật nguyệt, có ảnh hưởng không nhỏ tới số mệnh của sinh linh, cây cỏ, con người tùy theo sự hòa hợp hay xung khắc của Thiên can địa chi. Trong Địa chi gồm có: Dậu, Tuất, Thìn, Sửu, Tỵ, Ngọ, Tý, Thân, Mùi, Dần, Mão, Hợi.

    Những Địa chi phía trên sẽ được chia thành dương và âm như sau:

    • Địa chi thuộc âm: Tỵ, Hợi, Mùi, Sửu, Dậu, Mão.
    • Địa chi thuộc dương: Tý, Tuất, Ngọ, Thân, Dần, Thìn.
    * Thiên Can:

    Thiên can có nghĩa là Giáp, Kỷ, Bính, Đinh, Quý, Canh, Ất, Mậu, Tân, Nhâm. Những Thiên can vừa rồi cũng được phân thành căn dương và âm cụ thể như sau:
    • Can âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
    • Can dương: Canh, Giáp, Nhâm, Giáp, Mậu, Bính.
    Thiên can thuộc phương vị
    • Thuộc Đông: Giáp Ất
    • Thuộc Tây: Canh Tân
    • Thuộc Bắc: Nhâm Quý
    • Thuộc Nam: Bính Đinh
    • Thuộc Trung ương: Mậu Kỷ
    Thiên can thuộc ngũ hành
    • Thuộc Hỏa: Bính Đinh
    • Thuộc Mộc: Giáp Ất
    • Thuộc Kim: Canh Tân
    • Thuộc Thổ: Mậu kỷ
    • Thuộc Thủy: Nhâm Quý
    Thiên can thuộc bốn mùa
    • Mùa hạ: Bính Đinh
    • Mùa Xuân: Giáp Ất
    • Mùa thu: Canh Tân
    • Mùa đông: Nhâm Quý
    • Tứ quý: Mậu Kỷ
    Thiên can tương khắc
    • Ất khắc Kỷ.
    • Giáp khắc Mậu.
    • Đinh khắc Tân.
    • Bính khắc Canh.
    • Kỷ khắc Quý.
    • Mậu khắc Nhâm.
    • Tân khắc Ất.
    • Canh khắc Giáp.
    • Quý khắc Đinh.
    • Nhâm khắc Bính.
    Thiên can tương hợp
    • Ất Canh hợp Kim
    • Giáp Kỷ hợp Thổ
    • Đinh Nhâm hợp Mộc
    • Bính Tân hợp Thủy
    • Mậu Quý hợp Hỏa.

    Thiên Can Xung Hợp Là Gì?

    Thiên can tương hợp:
    • Giáp (Dương mộc), Kỷ (Âm Thổ) hợp hóa Thổ
    • Ất (Âm mộc), Canh (Dương kim) hợp hóa Kim
    • Bính (Dương hỏa), Nhâm (Dương thủy) hợp hóa Thủy
    • Mậu (Dương thổ) Quý (Âm Thủy) hợp hóa Hỏa
    Thiên can tương khắc:
    • Giáp, Ất Mộc khắc Mậu, Kỷ Thổ
    • Bính, Đinh Hỏa khắc Canh, Tân, Kim
    • Mậu, Kỷ Thổ khắc Nhâm, Quý Thủy
    • Canh, Tân Kim khắc Giáp Ất Mộc
    • Nhâm, Quý Thủy khắc Bính, Đinh Hỏa
    Thiên can tương xung:

    Giáp Canh tương xung, Ất Tân tương xung, Nhâm Bính tương xung, Quý Đinh tương xung, Mậu Kỷ Thổ ở giữa, do đó không xung.

    Canh thuộc Dương Kim (phía Tây), Giáp thuộc Dương Mộc (phía Đông). Kim và Mộc tương khắc, Dương và Dương đẩy nhau do cùng loại. Mặt khác, phương vị của cả hai trái ngược nên tương xung. Các thiên can còn lại có sự suy diễn về tương xung tương tự.

    Thiên can tương sinh

    Dương sinh Âm, Âm sinh Dương chính là ấn : Giáp Mộc sinh Bính Hỏa, Ất Mộc sinh Đinh Hỏa, Bính Hỏa sinh Mậu Thổ, Đinh Hỏa sinh Kỷ Thổ, Mậu Thổ sinh Canh Kim, Kỷ Thổ sinh Tân Kim, Canh Kim sinh Nhâm Thủy, Tân Kim sinh Quý Thủy, Nhâm Thủy sinh Giáp Mộc, Quý Thủy sinh Giáp Mộc, Quý Thủy sinh Ất Mộc.

    Dương sinh Dương, Âm sinh Âm là Thiên ấn: Giáp Mộc sinh Đinh Hỏa, Ất Mộc sinh Bính Hỏa, Bính Hỏa sinh Kỷ Thổ, Đinh Hỏa sinh Mậu Thổ, Mậu Thổ sinh Tân Kim, Kỷ Thổ sinh Canh Kim, Canh Kim sinh Quý Thủy, Tân Kim sinh Nhâm Thủy, Nhâm Thủy sinh Ất Mộc, Quý Thủy sinh Giáp Mộc.




    >> Xem Thêm: Cách Tính Thiên Can, Địa Chi
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi piagiocoll

Chia sẻ trang này