Toàn Quốc: Câu Hỏi Phỏng Vấn Và Trả Lời Cho Vị Trí Trưởng Phòng Quản Lý Chất Lượng

Thảo luận trong 'Việc làm' bởi HRChannels, 20/8/2020.

  1. HRChannels

    HRChannels Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/11/2019
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    [​IMG]


    Chức danh Trưởng phòng chất lượng nghe khá quen thuộc, được tuyển dụng nhiều trong các doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm Trưởng phòng quản lý chất lượng này mà chưa biết cách đạt được chúng thì hãy tham khảo ngay những câu hỏi cùng gợi ý trả lời hữu ích dưới đây.

    1. Bạn có kinh nghiệm như thế nào trong vai trò quản lý chất lượng?
    Ở vị trí cấp cao như Trưởng phòng thì việc đòi hỏi kinh nghiệm là điều tất yếu, bạn phải có ít nhất 3 năm đảm nhận ở chức vụ tương đương hoặc công việc liên quan.

    Hãy liên hệ với kinh nghiệm từng có để trả lời câu hỏi này một cách rõ ràng, rành mạch. Thể hiện mình là người làm việc chuyên nghiệp với việc đưa ra ví dụ cụ thể gắn liền với công việc. Nếu có thành tựu nổi bật thì đừng bỏ qua, nhấn mạnh điều đó để nhà tuyển dụng chấm điểm cao hơn.

    [​IMG]

    >>>Xem thêm: Tôi muốn được tăng lương và bí quyết của tôi là?

    2. Hãy cho biết vai trò của bạn nếu là Trưởng phòng quản lý chất lượng trong công ty chúng tôi?
    Trong câu hỏi này, nhà tuyển dụng Trưởng phòng quản lý chất lượng muốn thấy được nhận thức vai trò, trách nhiệm của bạn như thế ở vị trí này, liệu có thể đưa ra những đóng góp giá trị cho công ty hay không. Do đó, bạn cần nêu ra được những điểm chính như sau: Công tác quản lý chất lượng có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển kinh doanh. Bởi vậy công việc Trưởng phòng là phải đảm bảo được sản phẩm đáp ứng chất lượng theo tiêu chuẩn, lập kế hoạch chỉ đạo, điều phối chương trình, chính sách kiểm soát chất lượng. Đồng thời giúp cải thiện hiệu quả, lợi nhuận của tổ chức, hạn chế lãng phí ngân sách, nguyên liệu, nhân lực,... Thúc đẩy sự lớn mạnh của doanh nghiệp.

    3. Bạn biết gì về Six Sigma? Liệu bạn có thể làm điều này cho doanh nghiệp chúng tôi?
    Six Sigma là hệ phương pháp giúp giảm thiểu sản phẩm khuyết tật dựa vào việc cải tiến quy trình. Chúng không phải hệ thống quản lý, đo lường chất lượng sản phẩm như ISO 9001 hay hệ thống chứng nhận chất lượng.

    Chúng kiểm soát chất lượng, giúp doanh nghiệp duy trì thương hiệu của mình thật tốt, giảm chi phí sản xuất những sản phẩm lỗi, hỏng. Tiêu chuẩn Six Sigma kiểm soát sản xuất và chất lượng ở mức cực kì cao, lên tới 99, 99966%.

    Là một Trưởng phòng quản lý chất lượng bạn cần hiểu được thế nào là Six Sigma, có thể kết hợp nó vào vận hành. Điều này cho phép hiểu rõ hơn về khả năng thuê mướn của mình để cải thiện quy trình kiểm soát chất lượng hiện tại của tổ chức. Tuy nhiên để 99,99966% tất cả các bộ phận được sản xuất đều không có khiếm khuyết, lỗi gì thì rất khó để thực hiện, áp dụng được cho doanh nghiệp của bạn, thay vào đó vẫn có thể cải thiện chất lượng sản phẩm bằng cách giám sát nhiều hơn trong quy trình sản xuất tại nhà máy, hồ sơ theo dõi của doanh nghiệp về chất lượng điều khiển.

    [​IMG]

    4. Bạn có bất kỳ kinh nghiệm nào làm việc với kiểm toán chất lượng không?
    Muốn đáp ứng được các yêu cầu pháp lý, các sản phẩm đều được kiểm toán bởi các tổ chức bên ngoài, chúng phải được công nhận hoặc trải qua quá trình kiểm toán nội bộ thường xuyên nhằm đảm bảo tuân thủ.

    Người quản lý chất lượng cần có khả năng xử lý tình huống tốt để giúp doanh nghiệp thực hiện đúng các bước cần thiết, tránh khỏi những rắc rối pháp lý. Ví dụ trả lời: “Ở công việc trước, tôi khá thường xuyên làm việc với các kiểm toán chất lượng, tôi cung cấp tài liệu rõ ràng về các quy trình sản xuất, kinh doanh để đảm bảo công ty của chúng tôi đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp lý”.

    5. Bạn hãy phân biệt giữa ISO và CMM, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng?
    Đây là câu hỏi về kiến thức khá cơ bản trong lĩnh vực quản lý chất lượng mà bạn phải trả lời được.

    - ISO liên quan đến tiến trình, mô tả quy trình và quá xác định nhưng không đưa ra dấu hiệu về chất lượng của thiết kế. CMM liên quan đến năng lực, để phân loại các phương pháp phát triển phần mềm của tổ chức.

    - Đảm bảo chất lượng là đảm bảo, tập trung vào các tiêu chuẩn và tuân thủ đúng quy định khi phát triển, từ khâu sản xuất, tránh cho sản phẩm sai hỏng. Còn kiểm soát chất lượng là một hành động khắc phục, kiểm tra chất xem sản phẩm đó đã đúng chất lượng, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy trình hay không.

    [​IMG]

    >>> Xem thêm: Chia sẻ bí quyết làm việc với những chuyên gia săn đầu người

    6. Bạn làm thế nào chuyển từ khám phá sang hành động?
    Quá trình khám phá là tạo ra thông tin, thông báo cho các bộ phận liên quan, ban lãnh đạo để đưa ra các quyết định, phương pháp khắc phục, cải thiện chất lượng. Do đó, bạn cần phải tập trung vào cách phát triển kế hoạch đáng tin cậy cho hệ thống quản lý tổng thể, sản xuất dữ liệu chính xác, trình bày thông tin rành mạch dễ hiểu.

    Bên cạnh đó, bạn có thể nêu ra phương pháp khám phá hữu hiệu, tạo ra dữ liệu thông báo, phục vụ cho cải thiện các vấn đề quản lý, chính sách hoạt động của chương trình.

    7. Bạn làm thế nào để thích nghi với những thay đổi trong quy trình quản lý chất lượng?
    Một trong những yếu tố thay đổi quan trọng nhất trong quy trình quản lý chất lượng là sự mong đợi của người tiêu dùng vào chất lượng sản phẩm cao hơn. Đòi hỏi một người quản lý cần làm quen với những kỳ vọng này, đặc biệt là trong thời đại công nghệ luôn biến đổi không ngừng. Vì thế phải đưa ra cách xây dựng, kế hoạch mới để điều chỉnh các tiêu chuẩn phù hợp với mong đợi của khách hàng, người tiêu dùng. Trong câu trả lời bạn cần đưa ra được ý chính là xác định rõ xu hướng kiểm soát chất lượng trong lĩnh vực đề xuất, nắm bắt thị trường.

    8. Bạn làm thế nào để cải thiện quy trình QA trong công ty?
    Bạn lấy kinh nghiệm của mình trong quá khứ để trả lời một cách thuyết phục câu hỏi này, nêu lên các bước thực hiện đảm bảo chất lượng để cải thiện QA bao gồm: Nhận định, phân tích, phát triển, xây dựng, kiểm tra và thực hiện. Tập trung vào đánh giá thực tiễn, cách để bạn quyết định điều gì nên giữ lại, điều gì nên thay đổi.

    [​IMG]

    >>> Xem thêm: Bật mí những nhiệm vụ của trưởng phòng chất lượng cần thực hiện

    9. Trong khu vực không có quản lý chất lượng, bạn sẽ làm gì để giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng toàn diện Tqm?
    Mục tiêu của tqm là cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng mong đợi của khách hàng, nó cung cấp hệ thống toàn diện cho công tác quản lý ở mọi khía cạnh về chất lượng, cần có sự tham gia của các bộ phận, cá nhân để đạt được mục tiêu đã đề ra.

    Nếu các quy trình chất lượng không có sẵn, bạn có thể khuyên họ xác định rồi ghi lại từng nhiệm vụ của họ trong mỗi quy trình, những gì họ có thể làm để giải quyết sai sót của mình hoặc máy móc.

    10. Điều gì có nghĩa là rủi ro? Bạn làm thế nào để tránh các rủi ro đó?
    Trưởng phòng quản lý chất lượng tại Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác đều cần có kiến thức sâu rộng, am hiểu lĩnh vực quản lý chất lượng, đồng thời lường trước được các rủi ro có thể xảy ra, tìm biện pháp ngăn chặn kịp thời. Rủi ro là bất cứ điều gì gây hỏng, lỗi, thất bại trong quy trình, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

    Để phòng tránh rủi ro thì bạn có thể áp dụng ma trận thích hợp với tiến trình. Rủi ro ma trận cho thấy các điều khiển trong hệ thống ứng dụng, giảm thiểu và xác định được rủi ro.

    Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn Trưởng phòng quản lý chất lượng để bạn tham khảo. Công ty headhunter HRChannels của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được công việc như ý một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

    Chi tiết liên hệ:

    Website: http://hrchannels.com

    Hanoi Office 1: Floor 10, CIT Building, 15 Duy Tan str, Cau Giay, Hanoi

    Hanoi Office 2: B1 Villa - Vinhomes Botanica, Ham Nghi str, Nam Tu Liem, Hanoi

    Hai Phong Office: 108 Lach Tray Str, Ngo Quyen, Hai Phong

    HCM Office: Floor 9, Vietcomreal Building, 68 Nguyen Hue Str, District 1, HCMC

    Office Number: 84 24 32262768/ 84 24 37558453| Hotline: 08 3636 1080 |
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HRChannels
    Đang tải...


Chia sẻ trang này