Hà Nội: Địa chỉ khám chữa răng uy tín - khám, tư vấn răng miễn phí

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi nhich, 27/2/2014.

  1. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Nên trồng răng sứ hay cấy ghép implant khi bị mất răng?


    Lắp cầu răng sứ và cấy ghép implant đều là những lựa chọn tốt cho việc phục hồi răng đã mất vì tính thẩm mỹ cũng như độ bền chắc cao. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau, thêm vào đó là tình trạng răng miệng và điều kiện kinh tế của mỗi người cũng không giống nhau. Vì thế bệnh nhân và nha sĩ cần phải trao đổi phương án thực hiện tối ưu nhất trước khi đưa ra quyết định điều trị.

    Phương pháp lắp cầu răng sứ

    [​IMG]

    Ưu điểm lớn nhất trong kỹ thuật lắp cầu răng sứ là mang lại khả năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Tuổi thọ của răng sứ có thể kéo dài từ 10 đến 20 năm hoặc đến cuối đời nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này, nha sĩ buộc phải tiến hành mài hai răng kề cạnh chiếc răng đã mất thành cùi răng để làm trụ gắn cầu răng. Vì bị mài đi nên dẫn đến việc cùi răng dễ bị nứt, gãy nếu bị lực quá mạnh tác động lên. Do đó, bệnh nhân cần phải hết sức giữ gìn khi ăn nhai, tránh nhai cắn vật cứng.

    Phương pháp cấy ghép implant

    [​IMG]

    Cấy ghép implant là kỹ thuật được chỉ định cho trường hợp mất một răng, nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm. Răng implant sau khi hoàn thành sẽ tồn tại độc lập bên trong xương hàm, do đó không cần mài cũng như làm tổn thương đến mô răng và giúp bảo tồn răng tối đa. Cấy ghép implant là phương pháp có thể khôi phục được thân và chân răng đã mất dựa trên đặc tính “bám dính sinh học” của kim loại titanium cấy vào xương hàm. Nhờ đó, tình trạng tiêu xương hàm sau khi mất răng sẽ được ngăn chặn hiệu quả.

    Tuổi thọ của răng implant cao. Nếu được chăm sóc đúng cách, răng có thể tồn tại đến suốt đời mà không hề bị hư hỏng. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí thực hiện cao và thời gian thực hiện kéo dài trong khoảng 3-6 tháng.

    Để biết được chắc chắn rằng tình trạng răng miệng của mình phù hợp với phương pháp trồng răng nào, cũng như để được tư vấn mức phí phù hợp với mỗi bản thân người bệnh. Người bệnh nên trực tiếp đến phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám.
     
    Sửa lần cuối: 24/4/2018
    minhhaitran64 thích bài này.
  2. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Biến chứng có thể gặp khi mọc răng khôn

    Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, mọc khi bạn ở độ tuổi từ 17 và 25. Mỗi người thường có 4 răng khôn ở 4 phần hàm. Sở dĩ gọi là răng khôn vì răng mọc trong độ tuổi đã trưởng thành, con người đã khôn lớn và biết nhận thức. Do răng mọc sau, trong trường hợp xương hàm thiếu chỗ, răng thường lệch gây biến chứng, nhất là các răng khôn hàm dưới, thường được nói vui là "răng khôn mọc dại".

    [​IMG]

    Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm mà răng khôn gây ra:

    Nhiễm khuẩn

    Tai biến thuờng gặp nhất là sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ, răng bị nướu trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm, khiến thức ăn và vi khuẩn giắt vào túi nướu gây viêm lợi trùm, viêm quanh chân răng cấp. Khi bị sốt cao, hàm sưng do mọc răng khôn thì cần gặp bác sĩ nha khoa ngay.

    U nang

    Răng khôn mọc lệch còn có thể gây u nang xương hàm. Nang này có thể làm hỏng xương hàm, răng và dây thần kinh. Đôi khi cần phải loại bỏ mô và xương.

    Sâu răng

    Răng khôn mọc lệch gây nhiễm khuẩn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sâu răng phát triển mạnh. Khi răng đã bị sâu, lỗ sâu tăng kích thước, phá hủy cấu trúc răng quai hàm, hậu quả là làm hỏng răng quai hàm và lan rộng ra các răng khác.

    Bệnh về nướu

    Thức ăn tích tụ ở các kẽ răng khôn mọc trong cùng của hàm răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lâu dài không điều trị sẽ gây viêm nhiễm vùng nướu.

    Cách xử trí

    Bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa, điều trị ngay từ đầu khi phát hiện bất thường. Tuyệt đối tránh tình trạng để bệnh phát triển âm ỉ, lâu dài dẫn đến các tai biến nguy hiểm. Tùy theo vị trí mọc, răng có đủ chỗ hay không đủ chỗ mọc, tuổi của bệnh nhân và sự phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hoặc yêu cầu nhổ.

    Trước khi nhổ răng khôn, bệnh nhân phải trải qua các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định của nha sĩ. Bạn cũng cần thông báo các bệnh lý toàn thân cũng như loại thuốc đang sử dụng nếu có cho nha sĩ biết để tầm soát rủi ro.
     
    minhhaitran64 thích bài này.
  3. HangAnby

    HangAnby Thành viên mới

    Tham gia:
    15/9/2016
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    18
  4. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Quá trình phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn

    Sự phát triển răng được chia ra làm hai giai đoạn chính:

    – Kết thành mầm răng, ngấm vôi và sự phát triển bên trong xương hàm.

    – Mọc răng và tiếp tục ngấm vôi hoàn thành đóng chóp chân răng.

    Sự phát triển và sự mọc răng chịu tác động của mọi yếu tố như sắc tộc, dinh dưỡng, môi trường sống, bệnh lý. Cho nên, các thống kê về thời biểu mọc răng chia sẻ bởi nhiều tác giả ở các nước khác nhau đều có sự sai số phần nào.

    Để tập hợp được các tư liệu này, nhà nghiên cứu cần tìm hiểu theo dõi dài theo thời gian ở mọi thời khắc mọc răng và cả sự phát triển mầm răng ở bào thai trong bụng mẹ (bằng phim X quang). Cùng đó, kết hợp với nghiên cứu dọc (longitudinal data) và nghiên cứu ngang (cross-sectional data) các răng ở tất cả lứa tuổi.

    [​IMG]

    1. Nghiên cứu phim X quang về sự hình thành răng thường chia 3 giai đoạn lớn:

    – Ở lúc bắt đầu ngấm vôi

    – Khi hoàn tất thân răng

    – Và hoàn tất chân răng

    2. Sự hình thành răng sữa

    Sự ngấm vôi mầm răng sữa khởi nguồn từ tuần lễ thứ 13 và 16 của bào thai (khoảng 5 tháng).

    Ở tuần lễ 18-20, tất cả 20 mầm răng sữa đã có sự ngấm vôi.

    Răng sữa mọc trong thời gian từ 6 tháng tuổi đến 30 tháng tuổi. Dựa vào từng trẻ mà bộ răng sữa mọc xong lúc 2-3 tuổi.

    Bắt đầu ngấm vôi và mọc răng cửa giữa ở hàm dưới và tận cùng là răng cối thứ hai hàm trên.

    Khi trẻ mới sinh ra không có răng, trừ một số ít trường hợp lại có nhú thân răng cửa giữa hàm dưới. Lúc này, cần phải hiểu rõ với từ “nanh” được ông cha ta dùng để chỉ các hạt mụn mầu trắng trên sống hàm của trẻ, làm trẻ bú khó khăn. Các nanh này cần được gắp bỏ.

    Những công trình nghiên cứu về thời gian biểu nhú răng sữa ở các chủng tộc người khác nhau cho thấy có sự khác biệt. Mặc dù, có rất ít số liệu loại này cho người da mầu và người Âu Mỹ.

    Cũng có hạn chế số liệu về sự liên quan mọc răng sữa với các chỉ số sinh lý khác nhau: sự tạo thành xương, trọng lượng và chiều cao cơ thể, giới tính v.v…

    Cụ thể chúng ta tóm tắt thứ tự mọc răng sữa như sau:

    – Răng cửa giữa hàm dưới mọc lúc 7-8 tháng

    – Đến 1-2 tháng sau mọc răng cửa giữa hàm trên (khi 10 tháng tuổi)

    – Răng cửa bên hàm dưới mọc lúc 12-13 tháng, tiếp sau đó là răng cửa bên hàm trên.

    Ở một số ít trẻ mọc 4 răng cửa dưới trước rồi mới mọc răng cửa trên.

    – Lúc 16 tháng tuổi mọc răng cối thứ nhất, thường thì hàm trên nhú lên trước hàm dưới và có sự khác biệt giữa nam và nữ. Sự khác biệt này chưa được chứng minh và không có nguyên nhân rõ rệt.

    – Lúc 19 tháng mọc răng nanh hàm trên. Răng nanh hàm dưới mọc lúc 20 tháng.

    – Răng cối thứ 2 hàm dưới mọc lúc 27 tháng rồi khoảng 2 tháng sau (29 tháng) mọc răng cối thứ 2 hàm trên. Con trai có thể mọc sớm hơn con gái.

    Bộ răng sữa mà thưa thì có lợi cho răng vĩnh viễn mọc. Bộ răng sữa rất quan trọng trong việc ăn nhai của trẻ cho đến lúc 7 tuổi. Mất và sâu sớm răng sữa sẽ gây lệch lạc bộ răng vĩnh viễn.

    Trên hàm cho đến 11-12 tuổi vẫn còn răng sữa. Bộ răng sữa tốt và rụng đúng thời biểu góp phần bảo vệ sức khoẻ thể xác và tinh thần cho trẻ.

    Thời gian bắt đầu thay răng từ 6-7 tuổi khi mọc răng 6 và thay răng cửa dưới.

    Sự phát triển răng vĩnh viễn (Permanent Dentition)

    Theo Schouref và Smasle n (1946),bộ răng vĩnh viễn hình thành theo nhóm:

    – Nhóm đầu tiên gồm răng cối thứ nhất, răng cửa giữa và răng cửa bên, răng nanh bắt đầu hình thành thân răng lúc 1 tuổi.

    – Nhóm hai gồm răng cối nhỏ, răng cối lớn thứ hai bắt đầu hình thành thân răng lúc 2-4 tuổi.

    – Nhóm 3 răng khôn bắt đầu hình thành thân răng lúc 6-7 tuổi.

    Răng đầu tiên của bộ răng vĩnh viễn mọc trên cung hàm là răng cối lớn thứ nhất hàm dưới rồi hàm trên vào lúc 6 tuổi. Do đó, răng này còn được gọi là “răng 6 tuổi”. Nó bắt đầu hình thành thân răng ngay khi sinh và mọc lên ở phía xa răng cối sữa thứ hai. Nó có mầu ngà và trong hơn răng sữa. Thân răng to hơn hẳn răng cối sữa thứ hai, nhất là với bệnh nhân đã mất răng cối sữa trước đó.

    Răng cửa giữa hàm dưới mọc liền cùng với răng cối lớn thứ nhất lúc 6-7 tuổi. Có khoảng hơn 50% các cá thể mọc răng này lúc 6 tuổi.

    Trước khi mọc răng cửa giữa và răng cửa bên vĩnh viễn, răng sữa cùng tên phải tiêu chân răng (resorpted or exfoliated). Mầm răng vĩnh viễn phát triển lên ép vào chóp răng sữa làm tiêu chân răng sữa. Nhiều khi răng sữa bị tiêu hết chân, lung lay và tự rụng phần thân răng còn lại đúng thời điểm mọc răng vĩnh viễn.

    Mầm răng (follicles) cửa và nanh vĩnh viễn có xu hướng thiên về phía lưỡi so với chân răng sữa.

    Mầm răng cối nhỏ vĩnh viễn nằm ngay dưới chẽ chân răng cối sữa. Như vậy, răng cửa, răng nanh, răng cối nhỏ sẽ thay thế chỗ trên hàm của bộ răng sữa nên được gọi là “răng thay thế” (Succedaneous teeth).

    Trường hợp chân răng sữa không tiêu sẽ làm chậm mọc răng vĩnh viễn hoặc mọc lệch.

    Răng cửa bên mọc ngay sau răng cửa giữa hàm dưới. Rồi mọc răng cửa giữa hàm trên và răng cửa bên hàm trên (trong khoảng 1 năm sau).
    Răng cối nhỏ thứ nhất mọc tiếp theo răng cửa bên lúc 10 tuổi, thường đồng thời với răng nanh hàm dưới.
    Năm 11 tuổi mọc răng cối nhỏ thứ hai hàm dưới rồi hàm trên.
    Tiếp sau đó là răng nanh hàm trên rồi răng nanh hàm dưới, cùng vào năm 11 tuổi.
    Răng cối lớn thứ hai mọc trên cung hàm dưới trước vào lúc 12 tuổi, do vậy có tên là “răng 12 tuổi”. Bốn răng này mọc trong thời gian từ 11-13 tuổi.
    Cuối cùng là 4 răng khôn (răng cối lớn thứ 3) (wisdom teeth) mọc trong khoảng 17-25 tuổi.

    Có khoảng 10-15% cá nhân trong cộng đồng không có mầm răng khôn và khoảng 30% răng khôn hàm dưới mọc lệch, mọc chìm hay vừa lệch vừa chìm (malpositioned, impacted).

    4- Quá trình phát triển của răng

    Ở mỗi răng có 4 hoặc hơn các trung tâm phát triển, về sau làm thành các thuỳ ở thân răng.

    Các thuỳ này phát triển mạnh tạo thành hình thân răng và nối với nhau ở các huyệt (grooves). Nếu nối với nhau không rõ nét, các huyệt biến thành các rãnh (fissures) dễ gây sâu răng.

    Sau khi hình thành thân răng sẽ hình thành chân răng từ phía cổ lùi về phía chóp. Đường nối men – cement là ranh giới, được gọi là cổ răng sau này.

    Hiển thị phim X -quang cận chóp răng hay Panorama, mọi người có thể xem rõ hiện tượng tiêu chân răng sữa và hình thành răng vĩnh viễn lúc trước khi mọc lên thay thế.

    Sau khi thân răng mọc trên cung hàm, chân răng tiếp tục ngấm vôi, dài ra và khép kín dần chóp răng (apex), tạo thành lỗ chóp răng (foramen).

    Tổ chức mềm ở giữa răng gồm mạch máu, thần kinh bị thu hẹp dần trong buồng tuỷ và ống tuỷ (pulp chamber and pulp canal).

    Chỉ khi nào chóp răng đóng xong, để lại lỗ nhỏ chóp răng đi lọt mạch máu, thần kinh vào tuỷ răng thì mới kết thúc sự phát triển răng.

    Tuỷ răng sữa và răng vĩnh viễn khi còn trẻ có thể tích lớn so tỷ lệ với răng. Người càng nhiều tuổi thì ống tuỷ và buồng tuỷ càng thu hẹp dần do hiện tượng tạo ngà thứ phát và ngà sửa chữa bởi các nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu…

    Do đó, răng trẻ em và người trẻ cảm giác nhậy hơn răng người già khi khoan chữa răng.
     
    minhhaitran64 thích bài này.
  5. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Lý do răng sau khi bọc sứ bị thưa và cách khắc phục

    Răng sau khi bọc sứ bị thưa và đau nhức mức độ khác nhau tùy cơ địa mỗi người. Có thể do 1 trong những bước thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ hoặc do chính ý thức giữ gìn và bảo quản răng sứ của bệnh nhân. Vậy cụ thể đâu là lý do khiến răng bọc sứ bị thưa ra đau nhức và cách khắc phục thế nào triệt để nhất?

    1. 5 lý do khiến răng sau khi bọc sứ bị thưa ra, nhức buốt



    Nếu bọc răng sứ tại địa chỉ uy tín, được đảm bảo thì hoàn toàn không gây ra tình trạng đau nhức hay ê buốt. Nếu răng sau khi bọc sứ bị nhức, có thể do nhiều nguyên nhân, hiểu rõ những nguyên nhân này sẽ giúp bạn đề phòng tình trạng này một cách hiệu quả. Những nguyên nhân đó bao gồm:

    ∗ Nền răng yếu gây ra hiện tượng răng sau khi bọc sứ bị thưa ra đau nhức:

    Nền răng yếu mà phải mài răng thì không những đau cho bạn khi mài răng mà sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ xong, lực nhai mạnh tác động đè nén lên răng sẽ khiến cho bạn có cảm giác đau nhức.

    ∗ Điều trị tủy không dứt điểm gây ra hiện tượng răng sau khi bọc sứ bị thưa ra đau nhức:

    Tuy không phải trường hợp nào khi bọc răng sứ cũng phải điều trị tủy mà chỉ khi răng gặp phải những tổn thương ở răng như sâu răng, nha chu thì cần phải điều trị tủy sạch sẽ trước khi bọc chụp răng sứ. Vấn đề răng bọc sứ bị thưa và đau có thể do răng điều trị tủy không được tốt, 1 thời gian sau răng có thể bị ảnh hưởng từ trong ra ngoài gây đau nhức.


    ∗ Chế độ ăn không phù hợp gây nên hiện tượng sau khi bọc răng sứ bị thưa ra:


    Nếu bạn ăn đồ ăn cứng cũng là một nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị thưa ra nhức, không vệ sinh răng miệng đúng cách làm cho vi khuẩn có điều kiện sinh sản và phát triển gây ra các bệnh lý răng miệng tấn công răng sứ.


    ∗ Bệnh lý răng miệng không được điều trị triệt để trước khi thực hiện phục hình:


    Thông thường, bước đầu tiên trước khi phục hình răng sứ thẩm mỹ, bác sỹ phải kiểm tra và thăm khám tình hình răng miệng của bệnh nhân để biết được bệnh nhân có đang mắc phải bệnh lý răng miệng nào không và có phương án để điều trị kịp thời. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng là rất cần thiết giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại tới răng miệng trong quá trình phục hình.

    ∗ Kỹ thuật phục hình của bác sỹ không chuẩn làm răng sau khi bọc sứ bị thưa:


    Trong mỗi bước thực hiện của bác sỹ đảm trách đều có ý nghĩa rất lớn tới việc răng sau khi bọc sứ bị thưa hay không. Ngay từ bước đầu khi thăm khám để xác định tình trạng răng miệng cụ thể. Tiếp đó tới khâu mài răng và lấy dấu hàm. Nếu mài răng không tốt, phạm tới mô răng thật, xâm lấn quá nhiều tới răng sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy thưa răng đau nhức và ê buốt răng, ảnh hưởng trực tiếp tới việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.


    Việc thiết kế răng sứ thẩm mỹ và gắn cố định lên răng cũng có thể gây đau nhức nếu không được thực hiện bởi các bác sỹ có chuyên môn giỏi.


    2. Khắc phục triệt để tình trạng răng sau khi bọc sứ bị thưa ra đau nhức:


    – Không tự ý dùng thuốc giảm đau hay những cách giảm đau khi chưa được sử đồng ý của bác sỹ. Bởi nếu không chữa răng bọc sứ bị thưa ra và đau đúng cách sẽ còn gây ra những biến chứng khó lường.


    – Cách tốt nhất giảm tình trạng bọc răng sứ bị nhức là phải gặp ngay bác sỹ giàu kinh nghiệm để thăm khám lại tình trạng của răng, phát hiện nguyên nhân khiến đau nhức là gì để có biện pháp khắc phục kịp thời.

    + Nếu răng bị đau do chưa làm sạch tủy thì phải tiến hành tháo răng sứ đã phục hình ra và lấy tủy, đảm bảo tủy được làm sạch, không còn dấu hiệu nào làm răng bị ê buốt sau khi phục hình lại.


    + Nếu răng sau khi bọc sứ bị nhức do cộm cấn răng sứ, răng không ôm sít cùi răng và lệch lạc trục răng chuẩn thì cần thiết phải chỉnh đốn lại chiếc răng sứ cho đúng. Khi răng đã được gắn chuẩn bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau khi ăn nhai hay sinh hoạt hàng ngày.


    Việc phục hình không thành công khiến cho bệnh nhân rất hoang mang. Chính vì thế, việc lựa chọn một địa chỉ bọc răng sứ thẩm mỹ uy tín ngay từ đầu rất quan trọng. Bác sỹ thực hiện có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của ca phục hình răng sứ. Nên chọn bác sỹ có chứng chỉ hành nghề, được đào tạo bài bản về răng hàm mặt, có những kỹ thuật phục răng hiện đại giúp bệnh nhân giảm tối đa thưa răng đau nhức sau khi bọc răng sứ. Bác sỹ giỏi sẽ biết được tình trạng răng của bạn như thế nào, phát hiện kịp thời bệnh lý răng miệng để điều trị trước khi bọc răng sứ.


    Hơn nữa, công đoạn gây ra đau nhức chủ yếu là mài răng. Mài răng càng ít xâm lấn, càng nhanh chóng càng hạn chế được tối đa đau nhức răng.

    Bạn hoàn toàn có thể được phục hình bọc răng sứ thẩm mỹ không đau nhức tại Nha khoa Toàn Tâm với sự tham gia của bác sỹ Toàn - Trưởng khoa Răng hàm mặt 49 Thái Thịnh, giàu kinh nghiệm, đã thực hiện nhiều ca bọc răng sứ cho bệnh nhân và hoàn toàn không gây ra thưa răng và đau nhức. Quy trình bọc răng đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, dụng cụ được thanh trùng cẩn thận, công nghệ thiết kế răng sứ chính xác, mài răng tối thiểu chính là những minh chứng quan trọng nhất năng lực điều trị tại nha khoa.
     
    minhhaitran64 thích bài này.
  6. Quê Hải Hậu

    Quê Hải Hậu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2017
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    oánh dấu .
     
  7. mebon2015

    mebon2015 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/4/2016
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    chào bạn, tôi đã nhổ 1 răng số 8 hàm dưới bên phải rồi, bs phải cưa làm 4 mới nhổ ra được, nhưng hiện xương hàm bên phải của tôi bị to hơn. Liệu có phải do răng khôn làm lệch xương hàm của tôi không vậy? 25t mặt tôi vẫn bình thường ạ.
    Hiện tôi còn 2 răng khôn nữa cần nhổ: 1. răng số 8 hàm trên bên phải. 2. răng số 8 hàm dưới bên trái. Cả 2 đều mọc lệch, mong bạn tư vấn về chi phí giúp
     
  8. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Chào bạn, bạn đến khám trực tiếp để bs xác định nguyên nhân làm xương hàm to hơn. Về hai răng 8 còn lại: bs sẽ khám và chụp x-quang răng xem mức độ mọc lệch, có làm sâu, viêm tủy răng hoặc đâm vào răng 7 bên cạnh hay không, sau đó sẽ có chỉ định điều trị. Chi phí nhổ răng 8 mọc lệch từ 500-800k/răng. Khám và kê đơn miễn phí.
     
  9. mebon2015

    mebon2015 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/4/2016
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    có phải gọi điện đặt lịch trước không mom?
     
  10. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Bạn có thể để thẳng khoa để khám trong giờ hành chính. Trường hợp bạn muốn bs Toàn trực tiếp khám thì bạn có thể gọi điện đặt lịch trước.
     
  11. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Các bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ


    Viêm loét miệng, bệnh nha chu, sâu răng có thể phòng tránh nếu răng trẻ được chăm sóc kỹ và thăm khám thường xuyên.

    [​IMG]
    Các bác sỹ đang khám răng cho bệnh nhi


    Sở thích ăn thức ăn nhanh, đồ uống có ga và đồ ngọt khiến răng của trẻ dễ bị hư hại. Vấn đề răng miệng cho trẻ, nếu được cha mẹ chú ý đặc biệt từ sớm, sẽ giúp định hình sự phát triển thuận lợi cho bé khi bước vào tuổi trưởng thành.

    Một số bệnh răng miệng mà trẻ dễ mắc phải:

    Viêm loét miệng

    Nguyên nhân là do chấn thương nhỏ ở miệng, ăn nhiều thực phẩm chứa gia vị, có tính axit, các rối loạn đường ruột nghiêm trọng, suy giảm hệ thống miễn dịch. Thông thường, bệnh sẽ tự hết sau 1-2 tuần, nhưng có thể tái phát nếu cha mẹ không bổ sung đủ các dưỡng chất có trong thực phẩm cho bé.

    Răng vĩnh viễn mọc muộn

    Khi trẻ rụng răng sữa từ 6 tháng đến một năm vẫn chưa thấy răng vĩnh viễn mọc lên, có thể do răng mọc ngầm đã chặn hướng răng vĩnh viễn; răng mọc lạc chỗ hoặc chấn thương lúc té, tai nạn làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Nếu tình trạng này kéo dài bất thường, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp nha sĩ để chụp X-quang cung xương hàm. Từ đó bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của các mầm răng vĩnh viễn và có hướng khắc phục sớm cho trẻ.

    Sâu răng - mòn men răng

    Sâu răng là sự tiêu hủy hóa cấu trúc vôi hóa tinh thể canxi của men răng và ngà răng, tạo ra lỗ hổng do vi khuẩn gây ra dẫn đến viêm tủy răng làm bé đau nhức và có thể sốt. Sâu răng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và học tập của trẻ. Đây là bệnh mà hầu như bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng gặp phải. Cha mẹ cần đưa con tới gặp nha sĩ sớm để giúp bé giảm đau nhức, tổn thương sẽ được ngăn chặn. Điều trị mòn răng tùy thuộc vào tình trạng tổn thương mô răng.

    Bệnh nha chu

    Là bệnh viêm quanh răng, hư quanh răng và teo vùng quanh răng… Trong đó, viêm nướu và viêm răng là hai chứng bệnh quan trọng nhất. Khi mắc bệnh viêm nướu, phần nướu răng của bé trở nên sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi bé đánh răng sẽ dễ dàng để lại vết máu trên lông bàn chải. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ trở thành mãn tính và chuyển thành viêm quanh răng. Trong trường hợp không điều trị đúng mức thì xương, dây chằng quanh răng cũng bị tiêu huỷ dần và có thể dẫn đến tình trạng rụng răng ở trẻ.

    Để hạn chế bệnh răng miệng ở trẻ em, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách. Hình thành thói quen việc vệ sinh răng miệng hàng ngày, sử dụng bàn chải đúng cách, dùng kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi của. Để hiệu quả hơn, bé nên kết hợp cả kem đánh răng và nước súc miệng bằng nước muối sinh lý cho trẻ.

    Thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé, hạn chế việc ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường và axit cao. Bé nên ăn nhiều rau củ quả và những thực phẩm không gây nhiệt miệng. Đặc biệt cần bổ sung cho bé các thực phẩm giàu vitaminC và B12
     
    minhhaitran64 thích bài này.
  12. minhhaitran64

    minhhaitran64 Thành viên mới

    Tham gia:
    28/2/2014
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    Cho mình hỏi chi phí trồng răng hàm? mình bị mẻ răng hàm trên sát răng trong cùng, nhiều lúc thất rất buốt, nhất là lúc uống nước lạnh. Cảm ơn!
     
    nhich thích bài này.
  13. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Chào bạn, răng hàm bị mẻ tùy mức độ có thể hàn trám hoặc bọc răng sứ. Chi phí hàn răng từ 100-120k/ răng. Chi phí bọc răng sứ tùy thuộc vào loại mão sứ: sứ thường từ 800-1tr/răng, sứ kim loại titan từ 1,5-2tr/răng, răng sứ không kim loại cercon từ 3,5-5tr/r. Tùy thuộc vào nhu cầu thẩm mỹ và yêu cầu của bệnh nhân bs sẽ tư vấn cho bạn loại răng phù hợp.
     
  14. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Chào bạn, trường hợp răng hàm bị mất bạn nên đi làm lại răng vì khi hàm răng có khoảng trống các răng còn lại rất dễ bị xô và bị đổ. Có thể phục hình răng bằng làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant.
     
  15. mebon2015

    mebon2015 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    3/4/2016
    Bài viết:
    443
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    thanks mom. Bệnh viện chỉ chuyên răng hay còn các khoa khác mom? vì mình được 1 chị tư vấn có thể mình bị thoái hóa khớp cổ dẫn đến máu lưu thông lên não không đều, đứng lên ngồi xuống hay bị xay xẩm mặt mày, tóc bạc rất nhiều.
    Mình muốn hỏi để khám luôn thể
     
  16. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Bệnh viện Châm cứu trung ương tại 49 Thái Thịnh là bệnh viện đa khoa ngoài khoa Răng hàm mặt còn có các khoa khác như Cột sống, tai mũi họng, mắt, sản, nhi, ... có đầy đủ trang thiết bị khám chữa bệnh và xét nghiệm. Nếu bạn có bảo hiểm ban đầu tại viện thì càng tốt nhé, nếu không thì có thể làm thủ tục xin chuyển viện để được hưởng thanh toán bảo hiểm.
     
  17. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Hàn răng sữa cho bé

    Ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, không đánh răng kỹ chính là một trong những nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ nhỏ. Nhưng mẹ đừng lo, phương pháp hàn răng sẽ là giải pháp tối ưu ngăn chặn, cũng như khắc phục hiệu quả nhất tình trạng sâu răng, bảo vệ răng bé luôn chắc khỏe, ngăn vi khuẩn xâm nhập và thực hiện ăn nhai bình thường.

    Hàn răng sữa ở bé là giải pháp nha khoa sử dụng một chất trám nhân tạo để bít lên các hố rãnh trên mặt nhai của răng hàm, sau khoảng thời gian 30 phút chất trám sẽ đông cứng và trám bít hoàn toàn những lỗ hổng trên mặt răng một cách chắc chắn ổn định.

    Hàn răng sữa cho trẻ em được xem là một giải pháp an toàn, sẽ không gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh, không làm mất tổ chức cứng của răng, đặc biệt hoàn toàn không gây đau trong suốt quá trình thực hiện và sau khi hàn răng. Vì thế, cha mẹ có thể an tâm khi lựa chọn phương pháp này nhé.
    [​IMG]


    Ở trẻ, răng sữa có chức năng rất quan trọng giúp bé sinh hoạt hằng ngày dễ dàng trong ăn uống như nhai, nghiền, cắn, xé. Mặt khác, răng sữa còn đóng vai trò giữ khoảng cách tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Nhưng ở trẻ nhỏ, vì thói quen ăn nhiều thực phẩm, bánh kẹo ngọt cũng như việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, khiến răng bé dễ bị sâu răng ở trẻ.

    Khi bị sâu răng sữa sẽ tạo ra các lỗ hổng trên mặt răng, khiến răng bé đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn nhai, bé hay quấy khóc bỏ ăn, thậm chí răng sâu, hư tổn nặng bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng sữa sớm để tránh ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Chính vì thế, nha sỹ thường khuyên cha mẹ nên áp dụng phương pháp hàn răng sữa cho bé, với tác dụng:

    - Ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập: Răng sữa của bé bị thưa, hở kẽ răng khiến thức ăn đọng lại và gây ra sâu răng, viêm chân răng. Hàn răng sữa cho bé giúp bịt kín các kẽ hở từ đó thức ăn không có điều kiện bám dính và việc vệ sinh răng miệng, chải răng dễ dàng loại bỏ vi khuẩn hơn, giúp phòng ngừa được sâu răng sớm.

    [​IMG]

    Hàn răng sữa cho bé ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, phòng ngừa sâu răng sớm.

    - Hàn răng sữa cho bé giải pháp cải thiện răng sâu: Khi bị sâu răng, vi khuẩn xâm nhập và hình thành các lỗ sâu răng, khiến răng bé đau nhức khó chịu. Lúc này, sau khi bác sĩ thực hiện loại bỏ vi khuẩn, làm sạch răng cho bé sẽ tiến hành hàn răng bàng các vật liệu trám nhân tạo trám bít các hố rãnh, răng bé sẽ bằng phẳng hơn. Điều này giúp ích cho bé có thể dễ dàng ăn uống tự nhiên và ngon miệng hơn.

    [​IMG]

    Hàn răng sữa cho bé cải thiện tình trạng răng sâu, bảo tồn răng bé chắc khỏe.


    Hàn răng sữa cho bé là một giải pháp nha khoa đơn giản, thực hiện nhanh chóng, nhưng khi được chính bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm trực tiếp tiến hành cùng với đó là những trang thiết bị hiện đại sẽ giúp quá trình hàn răng sữa diễn ra an toàn, đem lại kết quả tốt hơn và cũng giúp mẹ an tâm, giúp bé thoải mái hơn.

    Quy trình hàn răng sữa ở Khoa răng hàm mặt 49 Thái Thịnh và Nha khoa Toàn Tâm 193 Vũ Hữu:

    Bước 1: Thăm khám và tư vấn răng miệng

    Trước tiên, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra răng miệng của bé một cách cẩn thận để xác định chính xác tình trạng mà bé mắc phải, từ đó có hướng điều trị tốt nhất.

    - Bước 2: Vệ sinh răng miệng và tiến hành hàn răng sữa trẻ con

    Sau khi thăm khám và tư vấn, bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách làm sạch bề mặt hố rãnh bằng chổi chuyên dụng nha khoa và bột đánh bóng. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng một loại dung dịch để xử lý bề mặt răng của bé nhằm làm tăng độ bám dính của chất trám hàn răng.

    Tiếp theo, bác sĩ tiến hành hàn răng cho bé bằng cách đặt chất trám bít lên bề mặt hố rãnh. Nếu là loại hóa trùng hợp thì chất trám này sẽ tự động đông lại. Còn nếu là loại quang trùng hợp thì bác sĩ sẽ sử dụng chiếu đèn halogen để làm cho chất trám hàn đông lại.

    - Bước 3: Bác sĩ hướng dẫn chăm sóc răng cho bé

    Sau khi hoàn tất quy trình hàn răng sữa ở trẻ em, bác sĩ sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc răng cho bé như thế nào như ăn uống, vệ sinh… để cho bé có hàm răng khỏe mạnh.
     
  18. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Chào bạn, răng bạn đã bị đau nhức khả năng đã bị viêm vào tủy. Bạn đi khám để bs kiểm tra và điều trị nhé. Trường hợp chưa viêm tủy thì tùy mức độ vỡ răng có thể hàn lại. Nếu đã viêm vào tủy thì bs sẽ điều trị tủy cho bạn (chi phí từ 300-500k) và hàn lại (cp 120k/răng). Nếu chưa viêm vào tủy thì chỉ cần hàn lại.
     
  19. Mẹ Việt Dũng

    Mẹ Việt Dũng Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    16/5/2008
    Bài viết:
    2,785
    Đã được thích:
    133
    Điểm thành tích:
    153
    Mình bẩm sinh bị mọc thiếu 2 răng cửa nhỏ ở hàm trên nên răng bị thưa, giờ răng càng ngày càng thưa, vậy có thể khác phục bằng cách nào? Năm nay mình 41, có chỉnh được k nhỉ. Xin chân thành cảm ơn.
     
    nhich thích bài này.
  20. nhich

    nhich Mẹ Cún Bông

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    1,816
    Đã được thích:
    259
    Điểm thành tích:
    173
    Chào chị, có một số giải pháp để điều trị tình trạng răng thưa của chị như:

    - Hàn thẩm mỹ: bs sẽ sử dụng vật liệu hàn để làm tăng kích thước của thân răng, giúp các răng khít vào nhau và đều hơn.
    Phương pháp này có một số ưu điểm là chi phí rẻ, thực hiện nhanh ngay trong buổi khám, không phải mài răng, phù hợp với mức độ răng thưa nhẹ. Tuy nhiên, nếu bs không đủ kinh nghiệm thì màu răng hàn sẽ không đều đẹp, chỗ hàn có khả năng bong khi ăn nhai vật cứng.

    - Bọc răng sứ: đây là phương pháp nhiều bệnh nhân lựa chọn, thích hợp khi răng thưa nhiều.
    Phương pháp này có ưu điểm là răng sẽ đều màu, có tính thẩm mỹ cao và rất bền nếu được chăm sóc tốt, bệnh nhân chỉ cần 2 lần hẹn để hoàn tất bọc răng. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là phải mài cùi răng, chi phí cao hơn so với hàn răng và răng cũng không thưa quá mới thực hiện được.

    - Niềng răng cố định: bằng mắc cài kim loại hoặc niềng răng Ivisalign.
    Đây là phương pháp hiệu quả nhất và có tác dụng vĩnh viễn. Với phương pháp này răng sẽ không bị mài cùi, bảo tồn được răng.
    Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là thời gian điều trị kéo dài từ 1-2 năm với chi phí điều trị tương đối cao so với hai phương pháp trên.
    Thời gian đầu bệnh nhân sẽ cảm thấy vướng và hàm hơi bất tiện.
    Niềng răng bằng phương pháp Invisalign sẽ khắc phục được một số nhược điểm của niềng răng bằng mắc cài (chị tham khảo bài viết ở trang 1 nhé).

    Tùy tình trạng răng của chị bác sỹ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

    Chị có thể hẹn bs Toàn - trưởng khoa theo số 0983751519 để được tư vấn và hẹn lịch khám nhé!
     

Chia sẻ trang này