Toàn quốc: Đo Độ Cần Thiết Các Giám Nghiệm Khi Đang Mang Thai

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi muoigentis, 26/9/2019.

  1. muoigentis

    muoigentis Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    31/10/2018
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Y học ngày càng phát triển, các xét nghiệm khi mang thai cũng ngày càng mở rộng hơn. Tất cả những mối nguy có thể xảy ra cho mẹ bầu và thai nhi sẽ nhanh chóng được phát hiện qua những cuộc kiểm tra hiện đại. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng thực hiện bằng hết các xét nghiệm này. Vậy khi nào nên thực hiện hoặc có thể bỏ qua? Gentis sẽ chia sẻ cho các bạn trong bài viết sau:
    Đo độ cần thiết các xét nghiệm khi mang thai
    [​IMG]

    1/ Phân loại các xét nghiệm khi mang thai
    –Xét nghiệm sàng lọc thai nhi (AFP, Triple Screen, Quad Screen): Cung cấp thông tin về chỉ số độ mờ da gáy, chẩn đoán hội chứng down ở thai nhi.
    -Chọc ối: Xét nghiệm xâm lấn này thông thường được thực hiện sau xét nghiệm sàng lọc nhằm xác định rõ hơn về tình hình dị tật của thai nhi.
    -Trắc đồ sinh vật lý (BPP): Thường được thực hiện vào tháng cuối của thai kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe của thai nhi.
    –Sinh thiết gai nhau (CVS): Hay còn gọi là xét nghiệm mô thai nhau, lấy mẫu màng nhau, thực hiện để chẩn đoán di truyền, phát hiện những bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi.
    –Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ (GTT): Thực hiện ở đầu tam cá nguyệt thứ ba để theo dõi tình hình sức khỏe cũng như phát hiện các dấu hiệu khả nghi của triệu chứng tiểu đường thai kỳ.
    -Xét nghiệm máu khi mang thai (MarteniT21PLUS): Vào tuần thứ 10 của thai kỳ, một cuộc kiểm tra được thực hiện để xác định các chỉ số xét nghiệm máu, thông qua đó tìm kiếm dấu hiệu của các hội chứng dị tật thai nhi hư down. Xét nghiệm này còn có thể cho biết giới tính của bé con trong bụng.
    -Test không đả kích (NST, Non-Stress Test): Thường được chỉ định cho tất cả các mẹ bầu để theo dõi tình trạng suy thai trong tử cung, thường kiểm tra vào tuần thứ 32 trở đi.
    -Siêu âm đo độ mờ da gáy thai nhi (Nuchal Fold Testing): Thực hiện kết hợp với xét nghiệm và siêu âm trong tháng cuối của tam cá nguyệt đầu tiên nhằm phát hiện bệnh down ở thai nhi.
    -Xét nghiệm OCT gây cơn gò tử cung bằng cách truyền oxytocin nhằm đánh giá sức chịu đựng của mẹ bầu với cơn đau đẻ.
    -Siêu âm: Giúp tầm soát nhiều loại dị tật khác nhau, xác định giới tính bé, vị trí nhau thai, kiểm tra sức khỏe bé từ khi bắt đầu mang thai đến cuối thai kỳ.
    - Xét nghiệm trước sinh NIPT tìm ra dị tật thai nhi sớm nhất
    2/ Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng đầu
    Cứ 1 tháng 1 lần, bà bầu sẽ đi khám thai định kỳ và có thể phải tiến hành các cuộc xét nghiệm sau:
    -Siêu âm.
    -Xét nghiệm máu MaterniT21PLUS.
    -Sinh thiết gai nhau.
    -Chọc ối (nếu cần).
    3/ Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng giữa
    Từ tuần 13-26 của thai kỳ, bà bầu vẫn theo lịch khám thai 1 tháng/lần như cũ, nhưng nếu có gì bất thường, các buổi khám thai có thể rất sát nhau theo yêu cầu của bác sĩ.
    -Sàng lọc thai nhi.
    -Chọc ối (nếu cần).
    -Siêu âm
    4/ Các xét nghiệm khi mang thai 3 tháng cuối
    Sau tuần thai thứ 27, 28, bà bầu sẽ phải thường xuyên đi khám thai nhiều hơn. Khoảng tuần thứ 36, lịch khám thai hằng tuần có thể được yêu cầu để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Không ít trường hợp mẹ bầu phải kiểm tra hằng ngày từ tuần 41 trở đi. Các xét nghiệm có thể được yêu cầu:
    -Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
    -Test không đả kích.
    -Trắc đồ sinh vật lý.
    -Xét nghiệm OCT.
    -Chọc ối (nếu cần).
    -Siêu âm.
    5/ Lý do một số mẹ bầu bỏ qua một vài xét nghiệm khi mang thai
    [​IMG]
    Xét nghiệm máu là cuộc kiểm tra thai kỳ cơ bản mẹ bầu không nên bỏ qua
    -Dù có bất cứ chuyện gì xảy ra với thai nhi như dị tật bẩm sinh chẳng hạn, bản thân mẹ bầu và cả gia đình đều muốn tiếp tục giữ lại. Vì vậy, không nhất thiết phải chọc ối hay làm các xét nghiệm nghiêm trọng khác chỉ để chứng minh thêm độ chính xác của độ mờ da gáy. Đôi khi niềm tin về tương lai khỏe mạnh của bé con sẽ giúp mẹ bầu vượt qua 9 tháng mang thai dễ dàng hơn, thay vì luôn lo lắng và bận tâm về kết quả không hay.
    -Dù biết rằng công nghệ hiện đại thường hiếm khi nhầm lẫn, nhưng cũng không ít mẹ bầu không muốn đặt niềm tin vào máy móc.
    -Một số mẹ bầu không nghĩ rằng mình sẽ tồn tại nguy cơ bị các vấn đề về di truyền. Có thể họ đã làm thử một vài cuộc xét nghiệm trước khi mang thai và biết rằng mình sẽ có rủi ro, nhưng thay vì từ bỏ, họ sẵn sàng chấp nhận thách thức vì niềm vui mong con vô bờ bến.
    -Theo một số tín ngưỡng, việc bỏ thai là điều cấm kỵ và không thể chấp nhận được. Vì vậy, các xét nghiệm khi mang thai liệu có cần thiết không khi có kết quả xấu, họ vẫn phải sinh đứa trẻ ra.
    -Ở những tỉnh lị nhỏ, nơi mà các xét nghiệm khi mang thai chưa đầy đủ từ A-Z, các mẹ bầu chỉ được giới hạn vài cuộc xét nghiệm. Vì vậy, những thủ thuật ngoài lề khác không phải là mối bận tâm của họ.
    Tốt nhất, khi được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm khi mang thai, mẹ bầu nên hỏi kỹ bác sĩ nguyên nhân vì sao, những hệ quả, lợi ích và cả rủi ro sau kiểm tra. Nếu bác sĩ khẳng định điều này là cần thiết, và bạn cảm nhận mình cũng cần điều đó, đừng chối từ. Phòng xét nghiệm gentis xin chúc các mẹ có 1 thai kì khỏe mạnh, tham khảo các gói xét nghiệm trước sinh tại đây : https://nipt.com.vn/goi-xet-nghiem-nipt-illumina
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi muoigentis

Chia sẻ trang này