Toàn quốc: Đo Thính Lực Là Việc Bắt Buộc Với Người Nghe Kém

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi Tiennv1286, 29/6/2021.

  1. Tiennv1286

    Tiennv1286 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/5/2020
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    [​IMG]

    Thính lực đồ là cơ sở xác định mức độ thính lực khi đo thính lực​



    ĐO THÍNH LỰC LÀ VIỆC BẮT BUỘC VỚI NGƯỜI NGHE KÉM

    I. Nguyên lý của âm thanh và bệnh mất thính lực
    1. Nguyên lý của âm thanh
    Âm thanh chia làm cường độ (độ lớn) tính bằng Decibel (db) và cao độ tính bằng Hz.

    Tai người có thể nghe trong khoảng tần số (cao độ) từ 20 hz tới 20.000 hz. Âm thanh thường gặp nằm trong khoảng tần số từ 125 hz tới 8.000 hz.

    Cường độ an toàn từ 0 db tới 80 db. Âm thanh lời nói ở mức độ thông thường từ 30 db tới 60 db. Cường độ từ 80 db trở lên sẽ gây hại cho thính giác nếu nghe trong thời gian dài. Cường độ càng lớn thời gian chịu đựng càng giảm. Âm thanh quá lớn như tiếng nổ bom có thể gây mất thính lực tạm thời hoặc mất thính lực vĩnh viễn.

    2. Đo thính lực để xác định chính xác mức độ mất thính lực.
    Bệnh mất thính lực có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể là tiếp xúc tiếng ồn lớn lâu ngày. Có thể do viêm tai giữa, biến chứng của bệnh quai bị dẫn tới mất thính lực. Có thể do va chạm giao thông. Cũng có thể là mất thính lực bẩm sinh hoặc lão hóa…

    Mất thính lực, dân gian thường gọi là điếc có nhiều mức độ và nhiều hình thức. Bệnh nhân có thể mất sức nghe ở những cường độ nhỏ. Chia làm:

    • Mức độ nhẹ: Không nghe được âm thanh nhỏ hơn 20db. Mức nhỏ nhất có thể nghe thấy từ 20db – 40db.
    • Mức độ trung bình: Mức nhỏ nhất có thể nghe thấy từ 40 db tới 70 db.
    • Mức độ nặng: từ 70 db tới 90 db.
    • Mức độ sâu: trên 90db mới bắt đầu nghe thấy.
    Mặt khác, mức độ mất thính lực ở các tần số là khác nhau. Cần biết chính xác mức độ mất thính lực ở từng tần số mới có thể lựa chọn và chỉnh máy trợ thính hiệu quả.

    [​IMG]

    Ví dụ về kết quả đo thính lực​

    II. Đo thính lực như thế nào?
    1. Nguyên lý đo thính lực:
    Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sử dụng máy móc chuyên dụng kết hợp cùng các phép đo chuyên môn để đánh giá khả năng nghe tối thiểu của bệnh nhân.

    Căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ đề nghị các phép đo khác nhau. Có thể tham khảo một số phép đo sau:

    • Đo nhĩ lượng nhằm đánh giá tình trạng của tai giữa.
    • Đo phản xạ cơ bàn đạp, đo âm phát ốc tai.
    • Đo thính lực đơn âm để xác định tình trạng mất thính lực. Người ta thường đo cả đường khí và đường xương để xác định mức độ nghe kém của người bệnh. Đây là phép đo chủ động, cần sự phối hợp từ bệnh nhân. Người đo sẽ phát âm thanh với các mức âm lượng khác nhau ở các tần số khác nhau. Người bệnh sẽ đưa ra phản ứng khi nghe được âm thanh.
    • Trường hợp bệnh nhân không hợp tác với các phép đo chủ động. Có thể áp dụng phép đo điện thính giác thân não (ABR) là phép đo ngủ.
    • Đo trường tự do (free fleid): thường dùng để xác định khả năng nghe của bệnh nhân sau khi đeo máy trợ thính.
    2. Đối tượng nào cần đo thính lực:
    • Bệnh nhân bị nghe kém cần kiểm tra mức độ mất thính lực nhằm xác định nguyên nhân và cách điều trị.
    • Trẻ sơ sinh cần tầm soát thính lực để đảm bảo trẻ nghe tốt và có thể phát triển ngôn ngữ bình thường.
    • Trẻ có dấu hiệu nghe kém, chậm nói cần đo sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
    • Đo thính lực là việc bắt buộc phải làm trước khi chọn máy trợ thính. Để đảm bảo mua được máy trợ thính có hiệu quả với tình trạng bệnh của bệnh nhân.


    [​IMG]



    3. Chi phí đo thính lực:
    Chi phí đo thực tế rất thấp. Các tổ chức y tế lớn thường xuyên tổ chức các hoạt động tầm soát thính lực cho trẻ em.

    Tại một số bệnh viện lớn hiện nay, thường có kèm dịch vụ tầm soát thính lực sau sinh.

    Đối với người lớn có khả năng nghe hiểu và hợp tác, chí phí thực hiện 1 quy trình đo chỉ vài trăm nghìn đồng. Đối với trẻ nhỏ hoặc người kém khả năng nghe hiểu và hợp tác. Chi phí sẽ cao hơn, nhưng tổng chi phí không quá 1.000.000 đồng.



    Đăng ký đo thính lực tại Trợ thính An Khang https://trothinhankhang.com/dich-vu/do-thinh-luc-chinh-xac-hien-dai/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Tiennv1286

Chia sẻ trang này