Toàn quốc: Giày- dép cho bé ( BURBERRY ,GUCCI ...) -hàng hiệu,giá rẻ ,mẫu mã dẹp

Thảo luận trong 'ĐỒ CHO BÉ' bởi mebocau08, 19/11/2009.

  1. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Em có 1 lô giày ,dép hiệu BURBERRY ,Gucci , ...đúng hàng XK, mẫu mã đẹp , mang rất êm chân .Mời cả nhà ủng hộ nhé
    Liên hệ : Nguyên: 0909239060
    YM : hanhnguyen182@yahoo.com
    ĐC:21/80 Đường số 14,p11,Q.GV
    Tài khoản : 0071002399259 - Vietcombank - CTK : Trần Vĩnh Lộc

    Ms1 : Đôi BURBERRY màu đen size 24 ----> 30 .Da mềm ,đi rất êm chân
    [​IMG]
    [​IMG]

    Ms 2 : Đôi BURBERRY màu kem size 24 ----> 30 .Da mềm ,đi rất êm chân
    [​IMG]
    [​IMG]

    Ms 3 : Đôi Gucci màu kem size 27 -rất ư là xinh nhé,1 đôi duy nhất thôi .Da mềm ,đi rất êm chân
    [​IMG]

    Ms 4 : Đôi Montana nhung đen , trang trí dây chéo màu tím --->size 1 , và 2 (size lớn) .Mềm mại,đi rất êm chân
    [​IMG]

    Ms 5 :Dép kẹp Ben 10 cho bé trai đây ----> size 10 ,trên 3 tuổi (tuỳ chân) , rẻ ...rẻ mang kg đau chân
    [​IMG]

    Ms 6 :Dép kẹp Barbie cho bé gái đây ,nhiều hình rất dễ thương ----> size 13 ,trên 5 tuổi (tuỳ chân) , rẻ ...rẻ mang kg đau chân
    [​IMG]
    [​IMG]

    Ms 7 :Dép kẹp High School musical ----> size 13 ,trên 5 tuổi (tuỳ chân) , rẻ ...rẻ mang kg đau chân
    [​IMG]

    Tạm thời post các mẫu trước .Rất mong cả nhà ủng hộ em nhé
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mebocau08
    Sửa lần cuối: 24/11/2009
  2. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Hàng đẹp,giá rẻ, các chị ủng hộ e nhé
     
  3. kutie_bong

    kutie_bong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/9/2008
    Bài viết:
    3,766
    Đã được thích:
    504
    Điểm thành tích:
    773
    TOàn sz to không bon chen được gì hết, hix
     
  4. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Phòng ngừa nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh


    Nhiễm trùng sơ sinh là gì?

    Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là nhiễm trùng mắc phải trước, trong khi sinh hoặc tháng đầu sau sinh. Nhiễm trùng có thể do virus, vi trùng.

    Tại sao trẻ bị nhiễm trùng?

    Trẻ có thể bị nhiễm trùng qua các đường sau đây:

    - Lây qua đường máu từ mẹ sang con: là đường lây truyền xảy ra trước sinh, thường gặp các tác nhân như: giang mai bẩm sinh, HIV, rubella, cytomegalo virus, toxoplasma.

    - Lây qua đường ối: do nhiễm trùng tiết niệu sinh dục mẹ, mẹ bị hở cổ tử cung, vỡ ối sớm, thăm khám âm đạo nhiều.

    - Lây qua đường tiếp xúc khi sinh: lúc thai nhi đi ngang qua tử cung, âm đạo, âm hộ khi chuyển dạ kéo dài.

    - Do môi trường: gây nhiễm trùng huyết sau sinh. Lây gián tiếp qua các vật dụng như: kim, ống chích, catheter, thông dạ dày, không rửa tay khi tiếp xúc bệnh nhân, môi trường nhiễm bẩn. Tăng nguy cơ khi nằm viện lâu, ngạt, hồi sức tại phòng sinh, non tháng, nhẹ cân.

    Làm thế nào biết trẻ bị NTSS?

    Các dấu hiệu và triệu chứng dùng cho nhận biết NTSS rất đa dạng và dễ trùng lắp với những bệnh khác. Trẻ có thể không khỏe: ít chơi, ít cử động hơn so với bình thường. Nặng hơn trẻ có thể bị sốt hay hạ thân nhiệt, vàng da, bú kém hay bỏ bú. Trẻ có thể bị thở mệt (thở nhanh, ngực bụng co lõm bất thường), bụng chướng, tiêu chảy, tiêu ra đờm máu. Trẻ có thể có biểu hiện của nhiễm trùng tại chỗ ở: da, rốn, mắt.

    Vậy khi nào mang trẻ khám bệnh?

    Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi: khó thở, co giật, sốt hoặc cảm thấy lạnh, chảy máu, tiêu chảy, quá nhẹ cân, hoàn toàn không bú được.

    Đưa trẻ đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt nếu trẻ: bú khó, mủ mắt, mụn mủ da, vàng da, rốn đỏ hoặc chảy mủ, bú dưới 5 lần trong 24 giờ.

    Phòng ngừa NTSS

    Trước khi sinh:

    - Bà mẹ được khám thai, chủng ngừa đầy đủ. Điều trị tốt các bệnh lý và nhiễm trùng tiết niệu sinh dục cho bà mẹ.

    - Cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng, phòng suy dinh dưỡng cho bà mẹ.

    - Chăm sóc vệ sinh cho bà mẹ mang thai tốt.

    - Xử trí tốt những trường hợp ối vỡ sớm, ối vỡ non. Tránh để chuyển dạ kéo dài.

    Khi sinh:

    - Bảo đảm sinh sạch. Tránh nhiễm trùng lây qua các dụng cụ, bàn tay người chăm sóc, cũng như những nhiễm trùng ở mẹ phải được điều trị tốt trước khi sinh.

    - Tránh các biến chứng sản khoa: sinh ngạt, sang chấn sản khoa cho mẹ và con.

    Sau khi sinh:

    - Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Đây là biện pháp rất quan trọng và hiệu quả trong phòng ngừa NTSS.

    - Chăm sóc vệ sinh da, rốn, mắt.

    - Phòng ốc cho trẻ sơ sinh cần thoáng, ấm, sạch và có ánh sáng đủ.

    - Cho trẻ bú sữa mẹ.
     
  5. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    hi chị

    Có size nhỏ thì chị ủng hộ e sau nhé
    thanks
     
  6. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Chế độ dinh dưỡng cho các bé mới sinh


    Để bé được bú mẹ ít nhất đến một tuổi, đưa con đi sưởi nắng vài phút mỗi ngày, chỉ giới thiệu thức ăn dặm khi trẻ 4-6 tháng tuổi... là những hướng dẫn của các nhà chuyên môn về "thực đơn" cho trẻ nhỏ.

    Nếu muốn bé yêu có được chế độ dinh dưỡng tốt nhất ngay từ khi chào đời, bạn hãy tuân thủ những hướng dẫn dưới đây:

    Bước 1: Cho bé bú mẹ đến khi ít nhất bé được một tuổi và ăn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe trong khi bú mẹ.

    Bước 2: Hãy cho bé vui đùa một chút dưới nắng. Ánh nắng ấm áp sẽ giúp da của bé tự tổng hợp vitamin D. Các bé chỉ cần một vài phút dưới nắng mỗi ngày là đủ.

    Bước 3: Cần tham khảo bác sĩ khi muốn cho bé dùng viên bổ sung chất florua. Đây là loại vi chất bổ sung có thể được khuyến nghị nếu bạn sống trong khu vực không dùng nước máy hoặc nguồn nước có chứa florua.

    Bước 4: Hãy đợi cho đến khi bé được 4-6 tháng tuổi mới cho bé ăn dặm. Dinh dưỡng quý giá và đầy đủ nhất với tất cả các bé dưới các tháng tuổi này là sữa mẹ (hoặc sữa công thức).

    Bước 5: Bắt đầu cho bé ăn dặm với các loại ngũ cốc giàu chất sắt. Bé thường có nguy cơ bị thiếu sắt khi ngoài 6 tháng tuổi.

    Bước 6: Cho bé làm quen với thực phẩm giàu protein khi bé 9 - 10 tháng tuổi. Mỗi bé cần được bổ sung 14gr protein từ sữa mẹ, đậu phụ và thịt nạc.
     
  7. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    7 trục trặc thường gặp ở bé sơ sinh


    Trong những tuần đầu tiên, cha mẹ cần kiểm tra da, tóc... cho bé. Những hiện tượng thường gặp ở bé như vàng da, mụn trứng cá, ẩn tinh hoàn… có thể tự nhiên biến mất nhưng cũng có khi cần điều trị.

    Tham khảo 7 hiện tượng sức khỏe bên ngoài ở bé sơ sinh, từ Parents:

    1. Ngực ‘phát triển’

    Nếu vòng một của bé (bé trai hoặc bé gái) nở nang như đến tuổi dậy thì, cha mẹ không cần quá lo. Tương tự dấu hiệu sưng vùng kín (hoặc tiết dịch vùng kín, tiết dịch ở núm vú), ngực phát triển là do sự thay đổi hoóc môn. Hiện tượng sưng (hoặc tiết dịch ở vú) sẽ tự nhiên biến mất trong vòng một tháng. Nếu dấu hiệu này còn tồn tại sau đó, cần đưa bé đi khám.

    2. Mảng đỏ trên mặt

    Đó là những mảng da đỏ như màu dâu tây xuất hiện ở trán, má, cằm hay một số bộ phận khác trên khuôn mặt bé. Phần lớn các mảng đỏ này sẽ tự nhiên mờ dần rồi mất hẳn khi bé lớn lên.

    Nếu mảng đỏ xuất hiện quanh mắt, ảnh hưởng đến thị giác (hoặc mảng màu đỏ lan rộng đến mí mắt hay ở trán) thì có thể bé gặp trục trặc về hệ thần kinh.

    3. Đầu hình nón

    Do xương sọ còn khá mềm nên hình dáng đầu bé trong khoảng thời gian mới chào đời có thể bị bẹp, nhọn (hình nón). Ngoài ra, cũng vì hai thóp trên đầu chưa liền nên cấu tạo đầu của bé càng dễ có hình dạng đặc biệt. Khoảng 4-6 tháng tuổi, thóp ở phía sau đầu của bé sẽ liền trước; 12-18 tháng tuổi, thóp ở phía trước đầu sẽ liền sau.

    4. Vàng da

    Khoảng thời gian ngắn sau khi chào đời, làn da của bé có màu vàng nhẹ. Cha mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này. Tình trạng vàng da có thể xảy đến với hơn một nửa số bé sơ sinh.

    Chất màu vàng này bắt nguồn từ bilirubin, một sản phẩm thừa có lẫn trong hồng cầu. Thông thường, biliburin được bài tiết bởi gan nhưng do chức năng gan ở bé sơ sinh chưa hoàn thiện nên biliburin có thể bị tích tụ lại, dẫn tới thừa.

    Phần lớn trường hợp, khi gan hoạt động tốt hơn (trong vòng 2 tuần lễ), hiện tượng vàng da ở bé cũng giảm dần và mất hẳn. Để cơ thể bé đào thải nhanh biliburin, bác sĩ khuyên nên cho con bú mẹ thường xuyên. Nếu tình trạng vàng da nặng, vàng da kéo dài hơn ba tuần, cần cho bé đi khám. Nếu chứng vàng da mất đi rồi lại tái phát, có thể bé đang gặp trục trặc về gan.

    5. Mụn trứng cá

    Mụn trứng cá ở bé sơ sinh được hình thành bởi hai yếu tố:

    - Hàm lượng androgen từ cơ thể mẹ chuyển qua cơ thể bé trong suốt thai kỳ.

    - Tuyến dầu dưới da bị tắc.

    Một vài tuần sau khi chào đời, mức androgen sẽ rút xuống, tuyến dầu hoạt động nhịp nhàng sẽ trả lại cho làn da bé vẻ mịn màng. Cần đưa bé đi khám nếu mụn trứng cá đi kèm với những vấn đề thuộc đường tiêu hóa vì có thể đó là triệu chứng của dị ứng.

    6. Nhiều lông tơ

    Những lớp lông mịn, mềm (lông tơ) bao phủ khắp mặt, ngực và thậm chí cả lưng của bé là hiện tượng bình thường. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé đã mọc lông tơ trên cơ thể. Khoảng tuần 36-40 của thai kỳ, những lớp lông này thường biến mất; điều này giải thích vì sao nhóm bé sinh non thường có nhiều lông trên người hơn nhóm bé sinh đủ tháng.

    Khoảng 4 tháng tuổi, lớp lông tơ bao phủ thân mình bé cũng rụng dần. Nếu lông tơ mọc nhiều sau thời gian này, cần đưa bé đi khám. Cũng cần trao đổi với bác sĩ nếu phát hiện bé có một túm lông ở xương sống. Đó không phải lông tơ, có thể là dấu hiệu trục trặc ở hệ thần kinh, cần được bác sĩ kiểm tra ngay tức khắc.

    7. Ẩn tinh hoàn

    Khá nhiều bé trai chào đời với hiện tượng ẩn tinh hoàn (tinh hoàn không tụt vào trong bìu như bình thường). Nguyên nhân là do tinh hoàn (cơ quan được hình thành ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ) có trục trặc (không định cư trong bìu, khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ).

    Phần lớn trường hợp, tinh hoàn sẽ tự tìm đường về đúng vị trí trong 3-6 tháng. Tuy nhiên, nếu sau khoảng 1 năm, tinh hoàn vẫn đi lạc, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật hoặc can thiệp bằng hoóc mon. Tinh hoàn ẩn làm tăng nguy cơ ung thư, trì hoãn khả năng sinh sản sau này (khi bé lớn lên).
     
  8. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Vàng da bất thường ở trẻ sơ sinh: Có thể nguy hiểm tính mạng nếu điều trị muộn


    Hầu hết trẻ sơ sinh đều có hiện tượng vàng da do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Nếu quá trình này diễn ra bình thường, lượng bilirubin trong máu trẻ được đào thải dần qua phân và nước tiểu, trẻ sẽ hết vàng da sau 7- 10 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ đi tiểu ít, nước tiểu trong, bú kém, vàng da lan xuống tay, chân là dấu hiệu của vàng da nặng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, lượng bilirubin tăng quá cao sẽ thấm vào não làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, tử vong hoặc để lại những di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.

    Trẻ sơ sinh dễ bị vàng da - Vì sao?

    Sau 9 tháng 10 ngày chờ đợi, mong ngóng, chị Nguyễn Thị H. (Hậu Lộc- Thanh Hóa) òa khóc khi lần đầu tiên đón đứa con gái bé nhỏ từ tay cô y tá. Cảm giác vừa lạ vừa quen với con gái làm chị xúc động. Nhưng đến ngày thứ hai sau khi sinh, chị phát hiện thấy con gái có biểu hiện vàng da. Qua xét nghiệm cho thấy lượng bilirubin trong máu con gái chị tăng cao trên 5mg/dl (85,5mmol/l). Các bác sĩ đã tiến hành chiếu đèn để điều trị cho con gái chị. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay để điều trị vàng da sơ sinh. Với phương pháp này, ánh sáng của đèn sẽ biến bilirubin thành chất không độc và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa và nước tiểu. May mắn là con gái chị được phát hiện và điều trị sớm, như thế con chị sẽ khỏi hẳn bệnh mà không bị di chứng gì. BSCKII. Phạm Đỗ Ngọc Diệp - Trưởng khoa Sơ sinh_ Bệnh viện đa khoa Xanh- Pôn (Hà Nội) cho biết: Trẻ sơ sinh dễ bị vàng da do khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ có lượng hồng cầu cao, khoảng 5- 6 triệu hồng cầu/mm3 (ở người lớn có 3,5- 4 triệu hồng cầu/mm3), sau khi trẻ được sinh ra, tự thở tốt được, thường ở cuối ngày thứ hai thì lượng hồng cầu thừa bị vỡ hàng loạt. Khi hồng cầu bị hủy sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn chất có sắc tố vàng, được gọi là bilirubin làm cho trẻ bị vàng da. Thông thường trẻ thải ra ngoài dễ dàng chất bilirubin này nên sau khoảng 7- 10 ngày không còn thấy vàng da sơ sinh nữa. Tuy nhiên, ở những trẻ sinh non tháng, do gan chưa làm việc tốt nên không thải được chất bilirubin qua đường tự nhiên, trẻ sẽ tiếp tục bị vàng da sơ sinh. Ngoài ra, những trường hợp sinh khó phải can thiệp, trẻ có bướu máu dưới da đầu (bướu huyết thanh) hay mẹ và con không cùng nhóm máu, bất đồng nhóm máu mẹ con Rh (-) và Rh (+) thì quá trình đào thải bilirubin cũng gặp khó khăn khiến trẻ bị vàng da sơ sinh kéo dài. Trong những trường hợp này, trẻ cần được điều trị sớm, tránh biến chứng vàng da nhân khiến trẻ bị tử vong hay di chứng vĩnh viễn về sau.

    Nhận biết trẻ bị vàng da sinh lý hay bệnh lý có khó không?

    Không khó để nhận biết trẻ sơ sinh có bị vàng da hay không. Các bà mẹ chỉ cần quan sát kỹ trẻ ở nơi đủ ánh sáng sẽ nhận thấy da của trẻ bị vàng hay không. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen) thì người mẹ có thể lấy ngón tay ấn vào phần da phía trong đùi, hoặc trên trán, mũi trẻ rồi bỏ tay ra, dấu hiệu vàng da sẽ hiện rõ trên phần ngón tay ấn. Khi phát hiện trẻ bị vàng da, các bà mẹ cũng không nên quá lo lắng và sợ hãi mà cần quan sát thêm một số hiện tượng khác của trẻ như trẻ bú có tốt không, có đi tiểu 2- 3 lần/ngày không, nước tiểu có màu vàng không, nếu câu trả lời là có thì không cần lo lắng vì đây là dấu hiệu bình thường, lượng bilirubin trong máu đang được đào thải tốt qua đường tự nhiên của bé. Nhưng khi trẻ có những dấu hiệu khác thường như bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu trong thì nên đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa sơ sinh hay bệnh viện có chuyên khoa nhi.

    Bú mẹ + tắm nắng = “thần dược”

    Đối với những trẻ có biểu hiện vàng da nhưng các chức năng khác vẫn hoạt động bình thường như bú tốt, đi tiêu, tiểu và hoạt động bình thường thì bú mẹ và tắm nắng là hai biện pháp hữu hiệu giúp trẻ nhanh chóng đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể. Các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ thường xuyên (khoảng 2- 3 giờ/lần) vì sữa mẹ có chứa nhiều chất quan trọng giúp trẻ hoàn thiện chức năng gan. Bú mẹ đều đặn sẽ giúp trẻ loại bỏ bilirubin qua nước tiểu và giảm được tình trạng vàng da. Ngoài ra, sau khi sinh, từ ngày thứ ba, thứ tư đến ngày thứ mười hay mười hai nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày khoảng 10 phút. Tắm nắng tốt nhất vào buổi sáng, trước 8 giờ, các bà mẹ nên cho bé mặc áo che ngực, để hở cổ, mặt, chân, tay (không để ánh nắng chiếu vào mắt trẻ) sẽ giúp trẻ giảm vàng da. Đối với những trường hợp vàng da nặng nên cho trẻ đến bệnh viện để được điều trị bằng các biện pháp thích hợp. BS. Diệp cho biết, điều trị vàng da sơ sinh thường áp dụng phương pháp chiếu đèn, nếu trường hợp nặng còn có thể thay máu để thải lượng bilirubin một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp chiếu đèn, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng ở mắt hay cơ quan sinh dục nên các bác sĩ sẽ thực hiện che mắt và đeo bỉm cho trẻ để hạn chế tác hại của ánh sáng đến những bộ phận này.
    àng da bất thường ở trẻ sơ sinh: Có thể nguy hiểm tính mạng nếu điều trị muộn
    Đăng ngày 18/09/2009 05:32:29 PM

    Hầu hết trẻ sơ sinh đều có hiện tượng vàng da do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Nếu quá trình này diễn ra bình thường, lượng bilirubin trong máu trẻ được đào thải dần qua phân và nước tiểu, trẻ sẽ hết vàng da sau 7- 10 ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ đi tiểu ít, nước tiểu trong, bú kém, vàng da lan xuống tay, chân là dấu hiệu của vàng da nặng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, lượng bilirubin tăng quá cao sẽ thấm vào não làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, tử vong hoặc để lại những di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.

    Trẻ sơ sinh dễ bị vàng da - Vì sao?

    Sau 9 tháng 10 ngày chờ đợi, mong ngóng, chị Nguyễn Thị H. (Hậu Lộc- Thanh Hóa) òa khóc khi lần đầu tiên đón đứa con gái bé nhỏ từ tay cô y tá. Cảm giác vừa lạ vừa quen với con gái làm chị xúc động. Nhưng đến ngày thứ hai sau khi sinh, chị phát hiện thấy con gái có biểu hiện vàng da. Qua xét nghiệm cho thấy lượng bilirubin trong máu con gái chị tăng cao trên 5mg/dl (85,5mmol/l). Các bác sĩ đã tiến hành chiếu đèn để điều trị cho con gái chị. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay để điều trị vàng da sơ sinh. Với phương pháp này, ánh sáng của đèn sẽ biến bilirubin thành chất không độc và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa và nước tiểu. May mắn là con gái chị được phát hiện và điều trị sớm, như thế con chị sẽ khỏi hẳn bệnh mà không bị di chứng gì. BSCKII. Phạm Đỗ Ngọc Diệp - Trưởng khoa Sơ sinh_ Bệnh viện đa khoa Xanh- Pôn (Hà Nội) cho biết: Trẻ sơ sinh dễ bị vàng da do khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ có lượng hồng cầu cao, khoảng 5- 6 triệu hồng cầu/mm3 (ở người lớn có 3,5- 4 triệu hồng cầu/mm3), sau khi trẻ được sinh ra, tự thở tốt được, thường ở cuối ngày thứ hai thì lượng hồng cầu thừa bị vỡ hàng loạt. Khi hồng cầu bị hủy sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn chất có sắc tố vàng, được gọi là bilirubin làm cho trẻ bị vàng da. Thông thường trẻ thải ra ngoài dễ dàng chất bilirubin này nên sau khoảng 7- 10 ngày không còn thấy vàng da sơ sinh nữa. Tuy nhiên, ở những trẻ sinh non tháng, do gan chưa làm việc tốt nên không thải được chất bilirubin qua đường tự nhiên, trẻ sẽ tiếp tục bị vàng da sơ sinh. Ngoài ra, những trường hợp sinh khó phải can thiệp, trẻ có bướu máu dưới da đầu (bướu huyết thanh) hay mẹ và con không cùng nhóm máu, bất đồng nhóm máu mẹ con Rh (-) và Rh (+) thì quá trình đào thải bilirubin cũng gặp khó khăn khiến trẻ bị vàng da sơ sinh kéo dài. Trong những trường hợp này, trẻ cần được điều trị sớm, tránh biến chứng vàng da nhân khiến trẻ bị tử vong hay di chứng vĩnh viễn về sau.

    Nhận biết trẻ bị vàng da sinh lý hay bệnh lý có khó không?

    Không khó để nhận biết trẻ sơ sinh có bị vàng da hay không. Các bà mẹ chỉ cần quan sát kỹ trẻ ở nơi đủ ánh sáng sẽ nhận thấy da của trẻ bị vàng hay không. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen) thì người mẹ có thể lấy ngón tay ấn vào phần da phía trong đùi, hoặc trên trán, mũi trẻ rồi bỏ tay ra, dấu hiệu vàng da sẽ hiện rõ trên phần ngón tay ấn. Khi phát hiện trẻ bị vàng da, các bà mẹ cũng không nên quá lo lắng và sợ hãi mà cần quan sát thêm một số hiện tượng khác của trẻ như trẻ bú có tốt không, có đi tiểu 2- 3 lần/ngày không, nước tiểu có màu vàng không, nếu câu trả lời là có thì không cần lo lắng vì đây là dấu hiệu bình thường, lượng bilirubin trong máu đang được đào thải tốt qua đường tự nhiên của bé. Nhưng khi trẻ có những dấu hiệu khác thường như bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu trong thì nên đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa sơ sinh hay bệnh viện có chuyên khoa nhi.

    Bú mẹ + tắm nắng = “thần dược”

    Đối với những trẻ có biểu hiện vàng da nhưng các chức năng khác vẫn hoạt động bình thường như bú tốt, đi tiêu, tiểu và hoạt động bình thường thì bú mẹ và tắm nắng là hai biện pháp hữu hiệu giúp trẻ nhanh chóng đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể. Các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ thường xuyên (khoảng 2- 3 giờ/lần) vì sữa mẹ có chứa nhiều chất quan trọng giúp trẻ hoàn thiện chức năng gan. Bú mẹ đều đặn sẽ giúp trẻ loại bỏ bilirubin qua nước tiểu và giảm được tình trạng vàng da. Ngoài ra, sau khi sinh, từ ngày thứ ba, thứ tư đến ngày thứ mười hay mười hai nên cho trẻ tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày khoảng 10 phút. Tắm nắng tốt nhất vào buổi sáng, trước 8 giờ, các bà mẹ nên cho bé mặc áo che ngực, để hở cổ, mặt, chân, tay (không để ánh nắng chiếu vào mắt trẻ) sẽ giúp trẻ giảm vàng da. Đối với những trường hợp vàng da nặng nên cho trẻ đến bệnh viện để được điều trị bằng các biện pháp thích hợp. BS. Diệp cho biết, điều trị vàng da sơ sinh thường áp dụng phương pháp chiếu đèn, nếu trường hợp nặng còn có thể thay máu để thải lượng bilirubin một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp chiếu đèn, trẻ có thể gặp phải một số biến chứng ở mắt hay cơ quan sinh dục nên các bác sĩ sẽ thực hiện che mắt và đeo bỉm cho trẻ để hạn chế tác hại của ánh sáng đến những bộ phận này.
     
  9. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Khi trẻ sơ sinh bị bệnh


    Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh, đôi khi không thể tránh được. Cho dù đó là cảm cúm, đau bụng, hoặc bệnh lý gì khác, các bà mẹ cần có sự chuẩn bị. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần mang trẻ đi khám ngay. Bất cứ biểu hiện nào dưới đây cũng là dấu hiệu cho biết trẻ sơ sinh bị bệnh.

    Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị bệnh

    - Thở khó (thở chậm < 30 lần/phút hoặc thở nhanh > 60 lần/phút).

    - Tím tái.

    - Li bì.

    - Bú kém hoặc bỏ bú.

    - Khóc thét.

    - Sốt trên 380C hoặc hạ thân nhiệt < 350C.

    - Tiểu ít.

    - Không đi tiêu trên 48 giờ sau sinh.

    - Vàng da đến lòng bàn tay, bàn chân hoặc vàng da xuất hiện sớm trong vòng 1 - 2 ngày đầu sau sinh.

    - Rốn chảy mủ, quầng đỏ quanh rốn > 1cm.

    - Mủ da, mủ mắt.

    - Ọc sữa trên một nửa lượng sữa trẻ bú vào.

    Mất nước

    Mất nước có thể là dấu hiệu nguy hiểm. Cần mang trẻ đi khám ngay khi trẻ có các dấu hiệu sau:

    - Trẻ tiểu ít hơn 5 lần/ngày.

    - Nước tiểu trẻ vàng sậm.

    - Bú kém.

    - Thóp trũng.

    Vàng da

    Phần lớn trẻ sơ sinh sau sinh vài ngày có vàng da, đây là hiện tượng sinh lý bình thường do các hồng cầu thai nhi bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn chất có sắc tố vàng gọi là bilirubin, làm cho trẻ bị vàng da.

    Vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng.

    Vì vậy, hàng ngày bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi đầy đủ ánh sáng, không nên nằm phòng tối.

    Mức độ vàng da:

    - Vàng da nhẹ: da vàng nhẹ ở mặt và thân, trẻ vẫn bú tốt, vàng da xuất hiện muộn sau ngày thứ ba.

    - Vàng da nặng: da vàng sậm, lan đến tay, chân, kèm bú kém, bỏ bú, hoặc vàng da xuất hiện sớm trong vòng 1 - 2 ngày đầu sau sinh.

    Trường hợp này cần đưa trẻ nhập viện ngay.

    Đau bụng cơn

    Đau bụng cơn có thể biểu hiện bằng từng đợt khóc thét, âm sắc cao, và có thể kéo dài vài giờ.

    Khoảng 20% các trường hợp trẻ đau bụng và khóc không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp đau bụng cơn do đầy hơi, bụng trẻ chướng to, và trẻ thường đánh hơi. Nên mang trẻ đi khám bác sĩ để xác định xem trẻ bị đau bụng cơn hay có vấn đề nào khác.

    Đau bụng cơn thường bắt đầu xuất hiện lúc trẻ trên 2 tuần tuổi.

    Theo thời gian, tình trạng đau bụng có thể tăng lên, tuy nhiên sẽ giảm đi lúc trẻ được 3 - 4 tháng tuổi. Cơn đau bụng thường xuất hiện lúc chiều tối, và có thể kéo dài trong vòng vài giờ. Cơn đau kết thúc đột ngột cũng như lúc xuất hiện.

    Nguyên nhân đau bụng cơn thường là: hệ tiêu hóa chưa trưởng thành, bất dung nạp sữa bò, trẻ bị mệt.

    Chúng ta không thể làm trẻ hết đau bụng ngay. Hầu hết các bác sĩ khuyên một số biện pháp giúp trẻ dễ chịu hơn:

    - Cho trẻ ngậm núm vú giả.

    - Quấn trẻ trong chăn ấm.

    - Vác đứng trẻ trên vai, xoa lưng trẻ.

    - Massage bụng trẻ.
     
  10. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh


    Cha mẹ, đặc biệt là các cha mẹ trẻ, thường rất lo lắng về cách chăm sóc rốn cho trẻ mới sinh. Lời khuyên quan trọng nhất là giữ cuống rốn khô và sạch cho đến khi rốn rụng.

    Dây rốn

    Dây rốn nối bào thai với bà mẹ qua bánh nhau từ tuần lễ thứ sáu của thai kỳ cho đến lúc sinh. Là con đường sống, dây rốn cung cấp oxy, chất bổ dưỡng cho bào thai phát triển, và mang đi các chất thải trong bào thai. Lúc sinh, bởi vì trẻ sơ sinh có khả năng thở, bú và tiêu tiểu nên dây rốn trở nên không cần thiết, vì vậy, nó được kẹp và cắt ngay sau sinh.

    Điều quan trọng là chăm sóc đúng cách phần cuống rốn còn lại này cho đến khi cuống rốn lành và rụng - thường khoảng hai tuần sau sinh. Cuống rốn sẽ đổi màu từ màu vàng xanh sang màu đen khi khô teo.

    Tự chăm sóc rốn tại nhà

    Trong ngày đầu sau sinh, thường sau khi tắm bé, nhân viên y tế bôi dung dịch sát trùng lên cuống rốn để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

    24 giờ sau sinh, khi mặt cắt rốn khô, có thể tháo kẹp rốn an toàn khỏi cuống rốn. Nên tháo kẹp rốn tại bệnh viện, trước khi trẻ sơ sinh được xuất viện về nhà. Kẹp rốn có thể cản trở trong khi thay tã tại nhà và có thể bị kéo giật lên, gây tổn thương chân rốn.

    Các bác sĩ cho phép che phủ rốn bằng một lớp gạc vô khuẩn không gòn trong 1 - 2 ngày đầu. Có nhiều nghiên cứu cho thấy bôi dung dịch cồn 700 lên rốn mỗi ngày có thể làm chậm rụng rốn. Cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

    Giữ cho cuống rốn khô, để hở, cho phép cuống rốn tiếp xúc với không khí giúp cuống rốn mau khô. Quấn tã phía dưới rốn. Sau khi trẻ tiêu, tiểu cần thay tã ngay.

    Khi rốn chưa rụng, tránh không đặt trẻ vào thau tắm. Dùng khăn nhỏ mềm lau người trẻ, sau khi lau người trẻ, dùng que gòn lau chân rốn trẻ

    Khi rốn rụng, có thể nhúng trẻ vào thau tắm.

    Một ít máu khô dính ở chân rốn có thể bình thường.

    Khi nào mang trẻ đi khám

    Khi trẻ sơ sinh sốt cần mang trẻ đi khám ngay. Có một số tình huống bệnh liên quan đến rốn cần mang trẻ đi khám:

    Nhiễm trùng rốn: nếu bạn thấy dấu hiệu đỏ, nóng, sưng hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, hoặc có nhiều dịch tiết quanh chân rốn, đặc biệt có mùi hôi, cần mang trẻ đi bệnh viện khám ngay. Đây là trường hợp trẻ bị nhiễm trùng rốn và vùng da quanh rốn, có thể nguy hiểm, cần được điều trị tại bệnh viện.

    U hạt rốn: nếu bạn thấy chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài, không kèm dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, trẻ không nóng sốt, có thể trẻ bị u hạt rốn. Tại bệnh viện, u hạt rốn được điều trị với nitrate bạc.

    Rỉ máu rốn kéo dài: nếu bạn thấy chân rốn rỉ máu nhiều và kéo dài, có thể là dấu hiệu của bệnh lý đông máu, cần đi khám bác sĩ.
     
  11. mebinsu

    mebinsu Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/5/2009
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    158
    Điểm thành tích:
    43
    đánh dấu giày đẹp để mua cho con gái
     
  12. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Mong mang như da trẻ

    Bệnh viện Nhi Đồng 2 vừa thông báo trường hợp đau lòng là một trẻ hai tháng tuổi bị hoại tử đầu ngón tay phải phẫu thuật cắt bỏ phần hư chỉ vì người thân mua kem Cortibion thoa mụn bóng nước trên da của trẻ.
    Nhiều người cứ tưởng thuốc bôi ngoài da là loại chẳng hại gì nhưng đối với trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nhiều cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh so với người lớn nên việc dùng thuốc ngoài da vẫn phải hết sức thận trọng.

    Do da của trẻ còn non nớt, dễ hấp thu dược chất vào máu nên việc dùng thuốc ngoài da không thể xem thường, có nhiều thuốc bôi tuyệt đối không dùng. Có thể kể các loại thuốc dùng ngoài da như: thuốc bôi lên da (thuốc mỡ, kem bôi da, bột nhão, gel, dung dịch), thuốc rắc (thuốc bột), thuốc xịt (dạng bơm xịt), thuốc dán lên da (lưu ý có hai loại, loại cho tác dụng tại chỗ như giảm đau ở vùng dán nhưng có loại cho tác dụng toàn thân, tức có hấp thu vào máu cho tác dụng như băng dán sau tai để chống nôn do say tàu xe).

    Trước đây khá lâu đã xảy ra trường hợp trẻ sơ sinh bị ngộ độc thần kinh do dùng xà bông chứa hexaclorophen (có tên Phisohex) gội đầu, hexaclorophen thấm qua da vào hệ thần kinh của trẻ gây độc. Hoặc đầu năm 2009, một nghiên cứu ở Mỹ đã báo cáo nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc do được bôi vùng da ở mũi dầu gió chứa tinh dầu bạc hà (menthol), tinh dầu long não (camphor) và methyl salicylat bị kích ứng mạnh làm ngưng hô hấp. Hoặc ở TP.HCM từng xảy ra một số trường hợp trẻ sơ sinh bị ngộ độc do bôi phấn rôm (bột rắc) có chứa warfarin (chất tạo mùi thơm nhưng đồng thời có tác dụng gây xuất huyết). Trước đây cũng xảy ra trường hợp khó tin là có bậc cha mẹ đã dùng thuốc súng bôi lên da trẻ để trị ghẻ ngứa với hậu quả chắc chắn xảy ra là trẻ bị ngộ độc.

    Các trường hợp nêu trên cho thấy tuyệt đối không được dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh, nhất là không bôi lên mũi trẻ (các bà mẹ sau khi sinh tránh dùng dầu gió, loại dầu dùng được là dầu bạch đàn, còn gọi là dầu khuynh diệp, dầu tràm). Còn xà bông, phấn rôm cũng phải thật thận trọng trong chọn lựa sử dụng.

    Cần chú ý khi sử dụng thuốc bôi ngoài da dạng kem thuốc (crème) hoặc thuốc mỡ (pommade) có chứa dược chất glucocorticoid (gọi tắt là corticoid). Một số biệt dược có thể kể: cortibion (gây tai biến rất đáng tiếc đã nêu trên), celestoderme, synalar, halog, hydrocortisone, flucinar, topsyne, betneval... và còn cả chục tên biệt dược khác. Đây là thuốc bôi ngoài da chứa dược chất chống viêm rất quý, nếu dùng đúng chỉ định có thể chữa khỏi một số bệnh ngoài da khó trị, nhưng ngay cả người lớn, đặc biệt là phụ nữ, có người dùng sai chỉ định, như dùng để chữa các vết lở loét, dùng trị mụn trứng cá, thậm chí dùng như kem dưỡng da(!).

    Nên lưu ý rằng các loại corticoid nếu bôi lâu ngày trên da sẽ làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Nếu bôi lên da mặt lâu ngày, da mặt mịn màng đâu chẳng thấy mà sẽ thấy bị trứng cá đỏ, phát mụn li ti khắp mặt. Không những thế, thuốc có thể thấm qua da vào máu gây tác dụng toàn thân (có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm!). Bôi ngoài da ở trẻ, thuốc chứa corticoid sẽ làm giảm sức đề kháng ở nơi bôi làm bùng phát hiện tượng nhiễm khuẩn (trường hợp bị hoại tử đầu ngón tay nêu trên là do vi khuẩn gây hoại tử nhờ corticoid có điều kiện phát triển).

    Một loại thuốc bôi ngoài da khác cũng không được dùng cho trẻ sơ sinh là dung dịch chứa iod có tên povidon-iod (Betadine) dùng ngoài da sát trùng. Dùng ở trẻ còn quá nhỏ tuổi mà lại dùng thường xuyên, iod sẽ thấm qua da vào máu gây rối loạn hoạt động tuyến giáp của trẻ.
     
  13. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Massage cho bé


    Massage là một phương pháp đơn giản vừa giúp bé thư giãn vừa có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển cơ thể trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên có một số điều bạn cần lưu ý khi massage cho bé:

    Không ấn quá nhiều hay quá mạnh lên cơ thể rất non nớt của bé. Bạn phải cắt móng tay và bỏ nhẫn hay vòng tay khi massage bé yêu.

    Trong khi massage cho bé, bạn nên giữ sự trao đổi bằng mắt với bé. Luôn nhìn bé và mỉm cười, hát cho bé nghe hoặc mở một bản nhạc êm dịu.

    Những vật dụng cần chuẩn bị là: khăn, tã, quần áo sạch, nên massage cho bé bằng dầu dành riêng cho bé hoặc tinh dầu thực vật nguyên chất.

    Hãy tìm hiểu tâm trạng của bé. Nếu bé khóc ít, cố gắng dỗ bé nín trước khi xoa bóp. Nếu bé khóc lớn, khóc nhiều thì hãy ngừng massage. Không massage khi bé không muốn, không khỏe, khi bé đói hoặc khi bé vừa ăn no.

    Không đánh thức bé dậy để massage; không bắt buộc bé chỉ ở một tư thế; tránh để dầu massage rơi vào mắt bé; nên massage cho bé vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều, tắm cho bé sau khi massage.
     
  14. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Chứng lác mắt ở trẻ sơ sinh


    Trong mấy tháng đầu kể từ khi mới chào đời, bạn có thể phát hiện ra mắt bé giống như hơi bị lác, nguyên nhân là do việc phối hợp giữa 2 mắt còn kém. Phần lớn trường hợp này, mắt bé sẽ trở lại bình thường sau đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng bé bị lác mắt kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám sớm.

    Nguyên nhân

    Bé có thể xuất hiện tình trạng lác một bên mắt từ lúc mới sinh hoặc trong giai đoạn 1-2 tuổi (hay muộn hơn).

    Do hiện tượng mất cân bằng giữa 2 mắt: 2 mắt của bé hoạt động nhịp nhàng, thông qua sự chi phối của các dây thần kinh và các cơ chéo bám vào nhãn cầu. Vì một lý do nào đó, sự phối hợp này bị trục trặc. Khi ấy, mắt bé không cùng nhìn về một hướng nên xuất hiện dấu hiệu bị lác (lé).

    Bé mắc các tật về mắt như: cận thị, viễn thị, loạn thị. Cận thị thường gây ra lác ngoài, viễn thị gây lác vào trong.

    Do bất thường ở các cơ vùng nhãn cầu.

    Bé bị tổn thương thần kinh hoặc tổn thương não.

    Mắt bé bị nhiễm khuẩn, chấn thương, đục thủy tinh thể, sụp mí…

    Lác cũng liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ của bé bị lác thì cũng có khả năng bé mắc phải chứng bệnh này.

    Điều trị

    Cha mẹ nên phát hiện dấu hiệu lác mắt và đưa bé đi khám sớm. Chữa trị càng sớm thì bé càng có cơ hội khỏi bệnh. Nếu chữa lác trước 3 tuổi, tỷ lệ thành công lên tới 92%, 6-8 tuổi là 62%. Nếu để lâu, mắt bé sẽ thành tật nên khả năng phục hồi sẽ kém.

    Bác sĩ có thể băng kín một bên mắt không bị tật, để giúp bé luyện tập hướng nhìn cho bên mắt còn lại. Hoặc, bác sĩ chỉ định cho bé đeo một loại kính đặc biệt để chỉnh hướng nhìn cho mắt của bé. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một cuộc phẫu thuật nhỏ.

    Lưu ý: phương pháp bịt mắt khi chữa lác cho bé phải được sự chỉ định của bác sĩ. Bởi tùy tình trạng bệnh, bé có thể được bác sĩ chỉ định việc bịt mắt bằng thuốc, bằng kính hay bằng miếng vải; bịt thường xuyên hay cách quãng…

    Bé có thể được bác sĩ chỉ định điều trị lác mắt bằng các trò chơi như xếp hình, xâu hạt vòng để giúp bé tăng sự phối hợp tập trung của cả 2 mắt.

    Dấu hiệu nên đưa bé đi khám sớm

    Bé thường nhìn lệch, nhìn nghiêng hoặc quay đầu mới nhìn thấy đồ vật ở bên cạnh.

    Mắt bé không có phản ứng với ánh sáng hoặc không tập trung vào một món đồ chơi.
     
  15. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Giúp bé sơ sinh phát triển mọi giác quan


    Bạn có thể treo đồ chơi trên cũi để bé quan sát. Đó có thể là những chiếc thìa, tách nhựa đủ kích cỡ và màu sắc, đĩa, bóng bằng giấy... tất cả sẽ tạo nên những âm thanh thú vị khi chạm vào.

    Vận động, khám phá giúp bé phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Dù là trẻ sơ sinh, bạn cũng nên giao tiếp với con bằng những cách khác nhau để khiến bé vận động nhiều. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn:

    - Thay vì chỉ mua cùng một chất liệu cho tất cả tã, khăn quấn bé, bạn hãy thử mua những chất liệu khác nhau. Bé có thể cảm nhận được sự khác nhau giữa các chất: mềm mại của bông, mịn màng của lụa, rồi cảm giác cứng, mềm, ẩm ướt hoặc khô.

    Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý da trẻ vẫn còn rất nhạy cảm. Vì thế bạn nên cho bé làm quen với những chất liệu vải mới từ từ và rất cẩn thận.

    - Bạn có thể giúp bé cảm nhận những chuyển động khác nhau bằng cách rất đơn giản: đặt bé nằm trên một tấm chăn hoặc khăn tắm, sau đó giữ bốn góc rồi bạn đung đưa nhẹ nhàng theo những hướng khác nhau.

    Hoặc bạn bế bé trên tay, và bạn có thể đu đưa bé, quay tròn hoặc di chuyển lên và xuống. Lúc đầu bạn hãy dựa bé vào sát cơ thể mình và di chuyển nhẹ nhàng, để bé thấy an toàn.

    - Treo nhiều đồ vật khác nhau phía trên cũi để bé có thể nhìn thấy. Đó có thể là những vật dụng trong nhà rẻ tiền mà bạn có thể thay đổi hằng ngày. Chẳng hạn, bạn có thể xen kẽ những chiếc thìa khác nhau, tách nhựa đủ kích cỡ và màu sắc, đĩa, bóng bằng giấy... tất cả sẽ tạo nên những âm thanh thú vị khi chạm vào. Bạn hãy sử dụng trí tưởng tượng của mình, để tận dụng các đồ trong nhà.

    - Sự phát triển ngôn ngữ là quan trọng. Bạn đừng cho rằng trẻ không hiểu những gì bạn nói. Bạn hãy thử nói chuyện với bé, thật gần và bạn sẽ thấy bé phản ứng lại như thế nào.

    - Khi có thể nắm những đồ vật nhỏ trong tay, bé sẽ thích khám phá hơn nữa bằng cách cho chúng vào miệng, nơi có rất nhiều đầu mút thần kinh cho phép bé cảm nhận được đồ vật rất gần.

    Vì thế, bạn hãy đảm bảo đồ chơi của bé phải sạch, an toàn, không quá nhỏ để bé có thể nuốt được, không có khả năng gây thương tích cho bé. Điều này tốt hơn việc lúc nào bạn cũng phải canh để bé không cho đồ chơi vào miệng.

    Đó có thể là những đồ chơi hoặc những vật dụng trong nhà như thìa uống trà, hộp, ly hoặc ca nhựa, khăn, chai nhỏ và quần áo với những chất liệu khác nhau. Chúng cần được làm sạch thường xuyên trước khi để trẻ chơi. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lơ là với trẻ, nhất là khi bé đang cầm một đồ vật trong tay.

    - Bạn cũng có thể bắt đầu cho bé làm quen với sách vở. Bạn có thể chọn những quyển sách bằng chất dẻo để bé có thể giữ mà không xé rách hoặc nuốt giấy.

    Bạn hãy mở các trang sách trước mặt bé và nói về những bức tranh. Bé sẽ ngay lập tức tạo những âm thanh như muốn thảo luận với bạn về những hình vẽ đó.

    - Lúc bé thức, bạn có thể đặt bé nằm ngửa hoặc úp bụng một thời gian. Bạn hãy đặt trẻ trên những chất vải khác nhau, đặt đồ chơi xung quanh bé, khuyến khích bé với lấy chúng, lật người và tập bò. Đồ chơi phải khác nhau về màu sắc, hình dáng, kích cỡ và chất liệu và một vài món có thể tạo nên âm thanh khi di chuyển, cuộn tròn hoặc ấn mạnh vào.

    Bạn hãy khuyến khích trẻ di chuyển bằng cách để đồ vật gần bàn chân của trẻ, điều này sẽ tạo âm thanh khi bé chạm vào nó. Trẻ thường thích đá khi nằm trong bồn tắm. Khi một đứa trẻ được giữ để đứng trên đôi chân của mình trong tiếng kêu phát ra, điều này sẽ làm trẻ hứng thú, thích đi hơn giúp tăng cường sự cứng cáp của đôi chân.
     
  16. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Có nên “kiêng gió” cho trẻ sơ sinh?



    Trẻ sơ sinh sẽ hạ nhiệt độ cơ thể khi môi trường xung quanh quá lạnh mà bé không được giữ ấm. Tuy nhiên không nên sợ bé nhiễm lạnh mà kiêng gió, kiêng nước hay kiêng ánh sáng cho trẻ, ngược lại trẻ rất cần một môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng.

    Sợ bé bị nhiễm lạnh thì chỉ cần cho bé mặc quần áo đủ ấm, mang vớ, đội nón, bú sữa mẹ, cho nằm cạnh mẹ để sưởi ấm bằng chính tình yêu và thân nhiệt của mẹ, không để tã ướt bằng cách thay tã ngay khi trẻ đi tiêu tiểu. Tắm rửa mỗi ngày để giúp da trẻ sạch sẽ, các tuyến mồ hôi dễ dàng hoạt động để tham gia quá trình điều chỉnh thân nhiệt.

    Khi phòng ngủ của bé sơ sinh được thông thoáng thì trẻ sẽ dễ thở hơn, chứ không phải làm trẻ ngộp thở như quan niệm xưa. Lý do đơn giản là khi thở trẻ sẽ thải ra nhiều thán khí (CO2), thán khí này sẽ không phân tán ra xung quanh nếu trong phòng không khí không lưu thông được, thán khí sẽ tập trung nhiều quanh miệng và mũi của bé làm bé thừa thán khí, thiếu dưỡng khí (O2), hậu quả nghiêm trọng nhất là gây nên hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Đây là hội chứng chết bất ngờ ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh trong lúc ngủ mà một trong những nguyên nhân có thể do thiếu thông khí. Một nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy nếu trẻ nằm trong phòng ngủ có sử dụng một chiếc quạt máy hoặc mở cửa sổ thì giảm được 27% nguy cơ đột tử khi ngủ.

    Như vậy khi chúng ta giữ ấm cho trẻ để ngăn ngừa việc hạ thân nhiệt là tốt, nhưng đồng thời cũng chú ý tạo môi trường thoáng mát, không khí lưu thông, đầy đủ ánh sáng, tức là không kiêng gió, kiêng nước, kiêng ánh sáng sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, mau lớn. Ánh sáng mặt trời giúp trẻ cứng xương, dễ ngủ, bú không ọc sữa, hết vặn mình.

    Khi mở cửa sổ của phòng sơ sinh, bà mẹ cũng không nên cho trẻ nằm nơi có gió lùa, tức là phải tránh luồng gió lùa trực tiếp qua cơ thể trẻ, nên nằm xê dịch qua một bên cửa sổ. Khi trời lạnh hoặc có gió to thì đóng bớt cửa sổ để đề phòng trẻ nhiễm lạnh hoặc khô nước do nước mau bốc hơi khi có gió nhiều.

    Nếu sử dụng quạt máy trong phòng của trẻ nên đặt chế độ quạt xoay chứ không để quạt về một hướng cố định, nhằm tránh luồng gió trực tiếp thổi qua cơ thể trẻ.
     
  17. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Tắm cho trẻ dướI 1 tuổi: có nên dùng xà phòng

    Xà phòng dành cho trẻ em là sản phẩm tốt nhất dùng để tắm cho trẻ trong 12 tháng đầu. Các sản phẩm chăm sóc da dành cho trẻ nhỏ vốn không độc hại và chúng cũng không chứa thuốc nhuộm, chất khử mùi và cồn như các loại xà phòng dành cho người lớn – một số hợp chất có thể kích ứng da trẻ (làm nổi mụn đỏ sau khi tắm)…

    Theo bà Mary Spraker, bác sĩ chuyên khoa da liễu nhi tại trường đại học Emory, đồng thời kiêm phát ngôn viên của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, “Xà phòng trẻ em được sản xuất để khử mùi cơ thể trẻ và không gây ra bất cứ vấn đề gì cho trẻ cả”.

    Nhưng trên thực tế, cũng theo bà Mary, bạn không nhất thiết phải dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa nào khi tắm cho trẻ, trừ khi bạn rửa sạch mông cho trẻ và làm sạch các phần da hay bị gấp vào như mặt sau đầu gối hoặc mặt trong của khuỷ tay.

    Khi con bạn chưa tròn một tuổi, hãy dùng các loại xà phòng dành cho trẻ nhỏ, hoặc sử dụng loại xà phòng rất nhẹ (loại không ra nhiều bọt), khi dùng chỉ xoa ở những phần cơ thể thực sự cần dùng. Viện Nhi Hoa Kỳ cũng khuyến cáo rằng chỉ nên tắm cho trẻ hai hoặc ba lần một tuần trong năm đầu tiên. Việc tắm thường xuyên có thể làm da bé bị khô, đặc biệt là vào mùa đông. Hơn nữa, ngâm trẻ trong chậu nước có xà phòng có thể dẫn đến bị viêm đường tiết niệu, nhất là ở bé gái.

    Nếu con bạn bị chàm bội nhiễm (triệu chứng là các mảng đỏ khô, có vảy xuất hiện trên da, đặc biệt là trên mặt và chỗ gấp khúc của khủy tay và đầu gối), hãy đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị và tư vấn về chế độ tắm và chăm sóc da cho bé. Trẻ bị chàm bội nhiễm có thể rất nhạy cảm với các hợp chất có trong xà phòng và các hóa chất chăm sóc da.
     
  18. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Massage cho bé

    Bé được massage sẽ bớt cáu kỉnh, có nếp ngủ ngoan và tiêu hóa tốt. Lúc massage cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để ông bố và các anh chị em trong gia đình gần gũi hơn với thành viên mới này.

    Thêm vào đó, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng massage làm tăng cường hệ miễn dịch cho những bé sinh non, giúp bé tăng trưởng và phát triển nhanh hơn.

    Nếu được massage 3 lần 1 ngày liên tục trong vòng 10 ngày, bé sinh sớm có thể tăng 50% cân nặng, năng động và tỉnh táo hơn. Thậm chí bé sẽ xuất viện sớm hơn những bé sinh non khác 6 ngày.

    Các bước chuẩn bị

    Chọn thời gian: Tốt nhất là lúc bạn đang thư giãn, không vội vã và không bị ai làm phiền. Đừng massage lúc bé vừa ăn no hoặc đang đói.

    Chọn địa điểm: Nên chọn chỗ nào mà cả bạn và bé đều cảm thấy thoải mái: ngồi trên sàn nhà hoặc trên giường. Đặt bé nằm ngửa trên một chiếc khăn bông mềm mại để bạn có thể massage đằng trước của bé, rồi mới đến phần lưng.

    Nhiệt độ lý tưởng của phòng khoảng 28-29°C. Nói hoặc hát với bé trong khi massage. Bạn có thể bật nhạc êm dịu ở trong phòng.

    Chọn dầu massge: Nên dùng loại dầu có nguồn gốc tự nhiên được chế riêng cho các bé. Những loại dầu massage có thể được tìm thấy rộng rãi ở các cửa hàng bán đồ cho bé.

    Nhỏ một vài giọt vào tay và xoa đều cho ấm. Đừng sử dụng dầu khi massage vùng mặt và vùng đầu. Dầu có thể dây vào mắt, mũi, và miệng bé.

    Tạo cho bé sự thoải mái: Tôn trọng sự tự nguyện của bé là điều dễ bị bỏ qua khi chuẩn bị massage. Hãy hỏi ý kiến bé trước, dù bé chưa thể diễn đạt bằng lời. Bạn vẫn có thể cảm nhận được thái độ khi thử một vài động tác nhè nhẹ lên người bé. Nếu bé quá kích động hay không thoải mái, bạn nên chờ một dịp khác.

    Nếu bé hơn 10 tháng thích được massage 8-10 phút thì bé sơ sinh có thể chỉ thích thú trong vòng 2-5 phút mà thôi.

    Một số động tác massage

    Bắt đầu bằng cách xoa nhẹ theo hình vòng tròn quanh đầu bé. Sau đó dùng cả hai tay vuốt trán bé từ giữa sang hai bên (tưởng tượng trán bé như hai trang của một quyển sách đang mở). “Vẽ” những hình tròn nhỏ quanh quai hàm của bé. Massge xung quanh miệng có thể làm bé dễ chịu lúc mọc răng.

    Làm ấm vài giọt dầu trong tay bạn, dùng hai bàn tay xoa nhẹ vùng ngực sang hai bên.

    Lăn cánh tay bé giữa hai lòng bàn tay bạn; mở bàn tay bé và nắn, vuốt thật dịu dàng từng ngón tay.

    Massage vùng bụng: dùng từng bàn tay một vuốt từ bên phải sang bên trái.

    Massage chân cũng làm tương tự như với cánh tay và bàn tay.

    Lật bé nằm sấp, miết nhẹ từ trên xuống dưới dọc theo lưng, sau đó miết xuống cả hai chân. Luôn để một tay chạm vào người bé rồi mới nhấc tay kia lên. Kết thúc bằng một nụ hôn.

    Riêng với vùng bụng

    Dùng mu bàn tay hoặc lòng bàn tay xoa từ trên xuống dưới, tay nọ tới tay kia; thao tác này khiến đôi tay bạn chuyển động giống như bánh xe nước đang quay.

    Đặt đầu gối bé chạm vào bụng bé và giữ, đếm đến 10.

    Massage vùng bụng với tay này nối tiếp tay kia theo chiều kim đồng hồ. Tưởng tượng và nói với bé rằng mọi khí gây đầy bụng sẽ thoát hết ra ngoài.

    Hình dung hai ngón tay bạn là một đôi chân, “đi” trên bụng bé từ phải qua trái, sau đó dọc xuống hông bên trái. Lặp lại động tác nếu cần.
     
  19. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Dỗ bé nín khóc
    Muốn dỗ bé nín khóc nhanh thì trước tiên, bạn phải đi tìm hiểu nguyên nhân làm bé 'bực mình'. Với từng nguyên nhân cụ thể, bạn có thể tham khảo cách dỗ bé từ About sau đây.

    Nguyên nhân khiến bé khóc

    Bé bị đói: Khoảng 3-4 tiếng sau lần bú cuối cùng, bạn thấy bé khóc liên tục, có thể bé đang bị đói. Lúc này, bạn nên cho bé bú thêm một lần nữa.

    Bé mệt mỏi: Nếu bạn thấy bé xuất hiện một trong số những dấu hiệu sau: giảm vận động chân tay, mắt bé lờ đờ, hay ngáp…, có thể bé đã mệt mỏi và buốn ngủ. Bạn hãy chú ý xem bé có vấn đề gì về sức khỏe hoặc bé muốn đi ngủ.

    Bé không thoải mái: Tè ướt bỉm; thời tiết quá nóng, quá lạnh; mặc đồ chật… cũng là những nguyên nhân cơ bản khiến bé quấy khóc. Vì vậy, bạn nên tìm ra lý do chính và nhanh chóng khắc phục để bé cảm thấy thoải mái nhất.

    Bé bị đau: Khi đau, bé sẽ bất chợt khóc to không dứt. Bạn tìm mọi cách dỗ nhưng bé chỉ ngưng một chút rồi lại tiếp tục khóc dai dẳng hơn. Tình huống này, bạn hãy kiểm tra thân nhiệt xem bé có bị sốt không hoặc thử thăm khám sơ qua toàn bộ cơ thể bé.

    Tác động từ môi trường xung quanh: Bạn đang bế bé trong căn phòng quá ồn ào hay có người khác muốn chìa tay bế bé, tiếng tivi mở to hết cỡ… cũng dễ khiến bé khóc. Đây là dấu hiệu bé phản ứng với môi trường xung quanh. Vì vậy, nếu bạn bế bé ra ngoài, lập tức bé sẽ ngưng khóc.

    Bé thất vọng: Giai đoạn này, những kỹ năng vận động chân tay khiến bé thích thú. Tuy nhiên, bé sẽ khóc khi cho tay vào miệng bạn mà bị từ chối hoặc khó chịu vì bạn giữ chặt chân tay bé.

    Bé phải ở một mình: Bé rất dễ khóc khi tỉnh giấc mà không thấy bạn bên cạnh. Hay khi bạn đặt bé một mình trên giường và đi qua phòng bên. Tuy còn nhỏ nhưng bé cũng dần xuất hiện dấu hiệu của sự lo lắng hay sợ hãi.

    Những cách dỗ bé khóc cơ bản

    Ôm bé vào lòng: Sự ấm áp từ vòng tay bạn sẽ khiến bé có cảm giác an toàn và được yêu thương. Hơn hết, bạn cũng có thể đong đưa bé trên tay và đi loanh quanh trong nhà.

    Cho bé ‘tu ti’: Bé sẽ ngừng khóc khi đói nếu được bú no. Hoặc thói quen “sờ ti” mẹ cũng khiến nhiều bé thích thú và qua cơn quấy khóc.

    Trò chuyện cùng bé: Bé cũng biết lắng nghe hay “hóng chuyện” khi bạn nói. Hơn nữa, giao tiếp là sợi dây gắn kết tình mẫu tử giữa bạn và bé. Khi ấy, bé sẽ tập trung sự chú ý vào những chuyển động từ phía miệng của bạn, bé sẽ quên khóc.

    Cho bé nghe nhạc: Âm nhạc có tác dụng xoa dịu và trấn an tinh thần bé. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những đĩa nhạc dành riêng cho bé sơ sinh với âm thanh dịu nhẹ và êm ái.

    Thay tã (hoặc bỉm) cho bé: Nhiều khi, bạn không để ý bé khóc là do bị ướt tã (hoặc bỉm). Vì vậy, trước tiên bạn hãy kiểm tra để biết chắc rằng bé không khó chịu vì tã ướt trước khi tìm hiểu các nguyên nhân khác khiến bé khóc.

    Massage cho bé: Bé cảm thấy rất dễ chịu và thích thú với sự tiếp xúc và chuyển động của bàn tay bạn lên cơ thể bé. Hơn nữa, massage còn khiến bé thư giãn và khỏe mạnh.

    Tập trung sự chú ý của bé vào đồ chơi: Bé sẽ bớt khóc khi bạn đưa cho bé cầm một vật gì đó. Hoặc bạn liên tục rung những loại đồ chơi phát ra âm thanh hoặc có màu sắc sặc sỡ trước mặt cũng gây được sự quan tâm của bé.

    Đọc tín hiệu ngôn ngữ cơ thể bé: Tốt nhất, hàng ngày, bạn nên để ý xem bé có gặp trục trặc gì về sức khỏe không. Nếu mỗi lần bạn chạm vào tay, chân hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bé, bé đều khóc rất to, chứng tỏ bé bị đau hoặc mắc các chứng bệnh nào đó.

    Kiểm tra và tìm ra các biện pháp chữa trị thích hợp nếu bé bị bệnh, bạn sẽ giảm thiểu được tình trạng hay quấy khóc ở bé.
     
  20. mebocau08

    mebocau08 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/3/2008
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Chăm sóc vùng kín cho trẻ sơ sinh


    Không như trẻ lớn, trẻ sơ sinh tiêu, tiểu rất nhiều trong ngày và bất kỳ lúc nào nên người chăm sóc cần phải nhận biết và xử lý kịp thời, nếu không sẽ kích ứng da và gây nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục nhất là các bé gái.

    Mỗi lần trẻ tiêu, tiểu phải thay ngay tã lót, rửa sạch phân và nước tiểu bằng nước ấm. Khi trẻ đi tiêu, trước khi rửa, dùng chỗ sạch của miếng lót lau sạch phân, lau từ trước ra sau, không để phân dính lâu vào da, không làm bẩn bộ phận sinh dục. Sau đó dùng nước ấm 37oC (thử bằng cách đổ nước lên mu bàn tay chịu được là vừa) để rửa. Dội nước rửa từ trên xương mu xuống dưới, từ trước ra sau. Rửa cả mông cho bé. Rửa đến đâu dội nước đến đó, không được đặt đít bé trong chậu nước mà rửa, tốt nhất là dùng tay để rửa. Sau đó dùng khăn xô sạch, mềm thấm khô nước, tránh chà xát mạnh làm tổn thương da của bé. Tiếp đó, bố mẹ chỉ bôi kem dưỡng da lên vùng xương mu, hai bên bẹn, xung quanh hậu môn rồi quấn tã lại cho bé.

    Trên thực tế trẻ sơ sinh tiêu, tiểu nhiều lần mà lần nào cũng phải rửa thì vất vả cho mẹ và cũng mệt cho con, nhất là vào ban đêm hoặc mùa đông giá rét cho nên cũng có thể làm sạch cho bé bằng cách lau như sau:

    Đối với bé gái: Đặt bé lên tấm nylon mềm, dùng giấy vệ sinh ướt (nếu không thì dùng gạc làm ẩm) lau vùng xương mu và vùng bụng dưới rốn. Lấy miếng giấy ướt khác lau nhẹ nhàng bộ phận sinh dục ngoài theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Bạn nhớ chỉ lau bên ngoài môi lớn, không đụng chạm bên trong. Sau đó, lấy miếng giấy ướt khác lau sạch hai bên bẹn, lau hậu môn và xung quanh. Chú ý lau từ trước ra sau để tránh dây bẩn từ hậu môn vào bộ phận sinh dục của bé.

    Cuối cùng lau sạch mông và mặt trong đùi. Lấy khăn xô sạch, khô, mềm lau toàn bộ vùng quấn tã. Dùng kem dưỡng da bôi lên vùng mu, bẹn, xung quanh hậu môn rồi quấn tã hoặc đóng bỉm cho bé.

    Đối với bé trai: Nước tiểu thường thấm nhiều ở phía trước: vùng xương mu, vùng bụng dưới rốn, thậm chí ướt cả rốn, do vậy cần làm sạch ở vùng bụng dưới rốn. Nếu rốn cũng bị ướt do nước tiểu thì phải rửa sạch rốn và thay băng rốn. Dùng giấy ướt lau vùng bụng dưới rốn, vùng xương mu, hai bên bẹn và bộ phận sinh dục. Lau theo hướng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Phải nâng bìu lên, làm sạch phần dưới bìu. Lấy giấy ướt khác lau toàn bộ bìu và lau phía dưới dương vật vì phân và nước tiểu hay đọng ở đó.

    Tiếp đến, lau sạch dương vật, lau theo hướng từ trên xuống. Tuyệt đối không tuốt ngược bao quy đầu. Sau đó lau sạch hậu môn, mông, mặt trong của đùi. Lấy khăn khô, sạch, mềm lau khô toàn bộ vùng quấn tã. Thoa kem dưỡng da lên vùng mu, bẹn, bùi, xung quanh hậu môn, mông cho bé để đề phòng hăm loét da. Cuối cùng quấn tã hoặc đóng bỉm cho bé. Phải chú ý để dương vật nằm xuôi chiều của nó trong lúc quấn tã.
     

Chia sẻ trang này