[kinh Nghiệm] Các Quy Trình Dinh Dưỡng, Trồng, Chăm Sóc, Bón Phân Cho Cây Trồng

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi ChaMeToanNang, 9/11/2016.

  1. ChaMeToanNang

    ChaMeToanNang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2015
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO CẤY, CHĂM SÓC VÀ BÓN PHÂN CHO CÂY LÚA

    Cây lúa (Oryza sativa) là một trong năm loại cây lương thực hàng đầu Thế giới, cùng với ngô, lúa mì, sắn và khoai tây. Lúa là cây lương thực chính nuôi sống con người (40% dân số thế giới coi lúa là lương thực chính).
    Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên vùng khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Mỗi giống lúa có một nhu cầu về tổng tích nhiệt nhất định và thường: những giống ngắn ngày nhu cầu tổng tích nhiệt từ 2.500-3.000°C, giống trung ngày từ 3.000-3.500°C và giống dài ngày từ 3.500-4.500°C. Căn cứ vào chỉ tiêu này mà lựa chọn giống theo cơ cấu mùa vụ cho phù hợp (Nếu thời gian mùa vụ ngắn và nền nhiệt độ thấp, nên chọn giống có tổng tích nhiệt thấp. Nếu thời gian mùa vụ dài và nền nhiệt độ cao, nên chọn giống có tổng tích nhiệt cao. Và cũng có thể căn cứ vào tổng tích nhiệt của giống để điều tiết các trà cấy trong vụ)

    1. Làm đất

    Đất lúa cần phải được cày, bừa kỹ và nên tranh thủ làm sớm sau khi thu hoạch. Tùy thuộc địa hình và chân đất mà nên làm ruộng theo kiểu (làm dầm hay làm ải). Ruộng làm dầm phải giữ được nước, ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt nên cày đảo ải và tiến hành đổ ải trước cấy 5-7 ngày. Làm ải giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng trong đất, đồng thời hạn chế các độc tố gây hại cây trồng và giúp tiêu diệt tàn dư dịch hại trong đất.

    Đất lúa phải được cày sâu, bừa kỹ cho thật nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước.

    2. Gieo cấy

    - Tuổi mạ: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi (15-18 ngày), còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá).

    - Mật độ cấy: Vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có nhiệt độ cao (cấy 1-2 dảnh/khóm); vụ xuân cấy mật độ: 40-45 khóm/m2; vụ mùa cấy mật độ: 35- 40 khóm/m2

    - Kỹ thuật cấy: Cấy thẳng hàng, cấy nông 2-3 cm, cấy sâu sẽ làm cho lúa phát sinh 2 tầng rễ, các mắt đẻ ở vị trí thấp sẽ không phân hoá được mầm nhánh, lúa đẻ nhánh kém, số nhánh hữu hiệu giảm. Vụ chiêm xuân nhiệt độ thấp cần phải cấy sâu hơn vụ mùa để hạn chế tỷ lệ chết rét “Chiêm đào sâu chôn chặt, mùa vừa đặt vừa đi”.

    3. Quy trình Bón phân:

    - Cải tạo đất:

    Độ chua và hàm lượng mùn của đất có tác động nhiều đến các đặc tính lý, hóa và sinh học đất, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dinh dưỡng khoáng của cây lúa. Nhìn chung đất trồng lúa của chúng ta có phản ứng chua, nghèo mùn (pH từ 4,5-5,5), trong khi pH thích hợp nhất cho cây lúa sinh trưởng, phát triển là 5,5-6,5. Vì vậy, cần thiết phải cải tạo pH đất bằng chất điều hòa pH đất Tiến Nông và cải thiện hàm lượng mùn cho đất bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ.

    [​IMG]

    Lượng dùng chất điều hòa pH căn cứ vào trị số pH đất

    [​IMG]

    + Phân chuồng hoai mục: 3,0-3,5 tạ/sào 360m2; 4,0-5,0 tạ/sào 500m2; 8-10 tấn/ha

    + Chất điều hoà pH đất Tiến Nông: Căn cứ độ chua đồng ruộng hiện nay lượng bón dao động từ 18-27 kg/sào 360m2; 25-37kg/sào 500m2; 500-750kg/ha (pH>5 bón mức tối thiểu; pH<5 bón mức tối đa).

    Cách bón: Bón kết hợp phân chuồng trước khi cày bừa lần cuối.

    [​IMG]

    - Cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa:

    Để tạo ra 1 tấn thóc cây lúa hút 24-28 kg N; 7- 9 kg P2O5 ; 28-32 kg K2O; 40-50 kg SiO2 và nhiều nguyên tố trung, vi lượng khác. Cây lúa có hai thời kỳ sinh trưởng quan trọng và mẫn cảm với phân bón mà nếu thiếu hụt sẽ khó có thể được bù đắp (thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ phân hóa đòng). Do vậy, phân bón cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng, đồng thời phải cung cấp đúng thời điểm mới có thể cho năng suất tối ưu.

    + Bón lót: Sử dụng sản phẩm "Dinh dưỡng Tiến Nông – Lúa 1 chuyên lót” để bón cho cây lúa trước khi gieo, cấy nhằm cung cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu dinh dưỡng khoáng cho cây, giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh bước vào thời kỳ đẻ nhánh thuận lợi hơn. Lượng dùng: 18-22kg/sào 360m2; 25-30kg/sào 500m2; 500-600kg/ha.

    [​IMG]

    + Bón thúc lần 1 (thúc đẻ nhánh): Sử dụng sản phẩm “Dinh dưỡng Tiến Nông – Lúa 2 chuyên thúc”để bón thúc đẻ nhánh (bón sau cấy 7-10 ngày), kết hợp làm cỏ sục bùn giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung, đạt tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao. Lượng dùng: 10-15kg/sào 360m2; 15-20kg/sào 500m2; 300-400kg/ha.

    [​IMG]

    + Bón thúc lần 2 (thúc phân hóa đòng): Sử dụng sản phẩm “Dinh dưỡng Tiến Nông – Lúa 2 chuyên thúc” để bón, bón vào giai đoạn lúa đứng cái (30-35 ngày sau cấy) giúp tăng số hạt và chiều dài bông lúa. Lượng dùng: 7-10kg/sào 360m2; 10-15kg/sào 500m2; 200-300kg/ha.

    4. Quản lý nước:

    Vụ xuân nên lấy nước làm áo, sau cấy luôn giữ một lớp nước nông trên mặt ruộng, vừa giữ ấm cho cây lúa giúp cây nhanh bén rễ hồi xanh đồng thời thuận lợi cho việc sử dụng thuốc trừ cỏ và ốc bươu vàng.

    Khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh thực hiện phương châm quản lý nước theo công thức: Nông - Lộ - Phơi. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp của cây, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, đẻ tập trung (không để ruộng khô nhằm hạn chế cỏ mọc nhiều). Khi lúa đẻ nhánh kín đất tháo cạn nước để lộ chân chim giúp rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và chống đổ cho cây về sau.

    5. Quản lý dịch hại:

    Quá trình chăm sóc lúa phải chú ý vấn đề cỏ dại, sâu hại và bệnh hại.
    Phòng bệnh hơn chữa bệnh, khi phát hiện có vấn đề cẩn phải có các biện pháp xử lý kịp thời.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ChaMeToanNang
  2. Huyền Jikky

    Huyền Jikky Thành viên tích cực

    Tham gia:
    28/10/2016
    Bài viết:
    994
    Đã được thích:
    242
    Điểm thành tích:
    153
    em có dự định làm 1 cái vườn rau nhỏ nhỏ ở ban công trồng ít rau sạch nhưng vẫn chưa thực hiện được:(
     
  3. ChaMeToanNang

    ChaMeToanNang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2015
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THÂM CANH CÂY NGÔ

    Ngô (Zea mays L., thuốc họ hòa thảo Gramineae) là cây trồng quan trọng đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, được trồng để làm thức ăn cho người và gia súc. Ở nước ta cây lương thực sau cây lúa là cây ngô, ngô được xem là nguồn lương thực chủ yếu cho một số bộ phận đồng bào dân tộc sống ở vùng cao và là nguyên liệu chính để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Cùng với xu hướng phát triển chung của ngành Nông nghiệp gần đây, cây ngô cũng được đầu tư phát triển theo. Thực tế, tình hình sản xuất và phát triển cây ngô thời gian qua trong cả nước luôn tăng cả về diện tích và sản lượng.

    Ngô là cây ưa nóng, nên nhu cầu nhiệt độ cao hơn nhiều cây trồng khác để hoàn thành chu kỳ sống từ gieo đến chín.

    Thuộc loại cây C4 nên cây ngô sử dụng nước hiệu quả hơn nhiều các loại cây khác. Nhu cầu nước của cây được thể hiện qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau của cây.

    Với điều kiện khí hậu Việt Nam, vụ trồng ngô càng có nhiều bức xạ càng có lợi cho cây sinh trưởng và tạo năng suất. Tuy nhiên, do nhanh đạt tổng tích ôn, số giờ chiếu sáng trong ngày ngắn. Do vậy, cần chọn giống và thời vụ gieo trồng làm sao để cây ngô nhận được ánh sáng nhiều nhất trong vụ.

    Cây ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đồi, đất bãi ven sông, đất chuyên màu và đất hai vụ lúa. Tuy nhiên, thích hợp nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, tầng canh tác dày, đất nhiều mùn và có phản ứng trung tính (pH: 6,0-7,0)

    [​IMG]

    1. Thời vụ:

    Thời vụ là yếu tố khá quan trọng liên quan đến năng suất, tùy theo từng điều kiện thời tiết cụ thể của mỗi vùng sinh thái (khí hậu, thời tiết và chế độ nhiệt) mà có lịch thời vụ khác nhau (nên bố trí thời vụ gieo trồng theo khuyến cáo của các cơ quan ban ngành địa phương để phù hợp với cơ cấu mùa vụ trong vùng).

    2. Làm đất:

    Ngô thuộc loại cây trồng có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh, sinh khôi cao. Do vậy, để tránh hiện tượng đổ ngã gây thiệt hại năng suất về sau, đất cần được cày, bừa kỹ (nên cày sâu 20-25 cm) và phay nhỏ để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng chống đổ, ngã cho cây. Là cây trồng ít chịu úng do vậy ở vụ mùa, thời tiết mưa nhiều đất trồng ngô cần được xẻ rãnh thoát nước hoặc lên luống cao để hạn chế hiện tượng ngập úng. Vụ đông, để lợi dụng tốt được khoảng thời tiết thuận lợi và chủ động thời gian cho vụ sau, trên đất hai lúa nên sử dụng phương pháp gieo ngô bầu, ngô bánh, làm đất tối thiểu, lên băng, luống để thoát nước và chống úng cho ngô giai đoạn đầu vụ.

    [​IMG] [​IMG]

    Làm đất, lên luống, bón phân, gieo hạt

    3. Chọn giống:

    Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều giống ngô có tiềm năng năng suất cao từ (7-12 tấn/ha) và một số giống ngô chuyển gen có khả năng kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ thích hợp cho sản xuất thâm canh tăng năng suất và tăng hiệu quả kinh tế. Căn cứ mùa vụ, chất đất và mức đầu tư mà chọn giống cho phù hợp theo nguyên tắc: Mùa vụ có nền nhiệt cao chọn giống trung và dài ngày, mùa vụ có nền nhiệt thấp chon giống ngắn ngày; Đất tốt, có điều kiện thâm canh chọn giống có tiềm năng năng suất cao và ngược lại.

    4. Gieo trồng:

    Lượng giống gieo trồng từ 15 – 20kg/ha (tùy giống và mật độ trồng), dự phòng một số hạt gieo vào bầu để trồng dặm.

    Mật độ là yếu tố liên quan chặt chẽ tới năng suất. Tùy thuộc vào đặc tính của giống, mùa vụ, chân đất và khả năng thâm canh để bố trí mật độ cho thích hợp. Giống dài ngày, đất tốt, nền nhiệt và độ ẩm không khí cao (vụ Hè thu, Thu đông) nên trồng mật độ thấp và ngược lại giống ngắn ngày, đất kém, nền nhiệt thấp (vụ Đông Xuân) nên trồng mật độ cao.

    - Mật độ gieo trồng phổ biến hiện nay từ 5,7- 7,1vạn cây/ha.

    - Khoảng cách có thể bố trí: hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 20 – 25cm (gieo 1 hạt), hoặc hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 25- 30cm (gieo 1 hạt).

    5. Bón phân:

    Thực tế kết quả điều tra cho thấy năng suất ngô hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng năng suất của vùng và của giống. Nguyên nhân một phần do sử dụng phân bón cho cây ngô chưa cân đối thừa đạm thiếu kali và các chất trung vi lượng.

    Bình quân năng suất 6 tấn hạt/ha, cây ngô đã lấy đi từ đất lượng dinh dưỡng đáng kể: 150kg N, 60kg P2O5, 110 kg K2O, 16kg MgO, 25kg CaO , 8kg S, 16kg SiO2, 0,5kg Zn... trong thực tiễn việc cung cấp dinh dưỡng cho ngô thông qua phân bón còn nhiều hạn chế, thông thường chỉ đạt 60-80% tùy từng yếu tố và đặc biệt là các nguyên tố trung và vi lượng còn chưa được quan tâm. Là loại cây trồng phàm ăn, chính vì vậy nếu trồng độc canh ngô liên tục nhiều năm đất trồng sẽ bị giảm độ phì rất đáng kể (độ pH đất giảm, nghèo mùn và mất cân bằng dinh dưỡng).

    Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Công ty cổ phần công nông nghiệp Tiến Nông khuyến cáo gói giải pháp “Đồng bộ Dinh dưỡng chuyên dùng Tiến Nông cho cây ngô”: Cải tạo độ chua và độ phì đất bằng chất điều hòa pH đất Tiến Nông, cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng bộ sản phẩm dinh dưỡng chuyên dùng Cây ngô “NPKSi Cây ngô chuyên lót” và “NPKSi Cây ngô chuyên thúc” nhằm cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng cho cây giúp tăng năng suất và tăng chất lượng nông sản góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

    5.1. Cải tạo pH và độ phì đất

    Kiểm tra pH của đất trước khi bón phân, căn cứ vào độ chua của đất để bón chất điều hòa pH đất tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ cây trồng phát triển tốt, nâng cao năng lực hấp thu dinh dưỡng khoáng và nước cho cây.

    Nhìn chung đất trồng ngô hiện nay có phản ứng chua (pH từ 4,5-5,5) và nghèo mùn do vậy trước khi trồng nên cải tạo độ chua và cải thiện hàm lượng mùn cho đất bằng Chất điều hòa pH đất Tiên Nông, kết hợp bón phân chuồng hoai mục hoặc dinh dưỡng Hữu cơ khoáng Vinagreen.

    [​IMG]

    - Chất điều hòa pH đất Tiên Nông:

    + Đối với đất pH< 5: Lượng dùng 750kg/ha; 35kg/sào 500 m2; 25 kg/sào 360 m2

    + Đối với đất pH> 5: Lượng dùng 500kg/ha; 25kg/sào 500 m2; 20 kg/sào 360 m2

    - Phân hữu cơ hoai mục: 8-10 tấn/ha; 400-500 kg/sào 500 m2; 300-350 kg/sào 360 m2 (hoặc thay thế bằng Hữu cơ khoáng Vinagreen: 750-1000 kg/ha; 40-50 kg/sào 500 m2; 30-35 kg/sào 360 m2).

    Cách bón: rải đều chất điều hòa pH đất Tiến Nông trên mặt luống, sau đó tiến hành cuốc hốc hoặc rạch hàng bón phân chuồng, hoặc dinh dưỡng hữu cơ khoáng Vinagreen.

    5.2. Cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng sản phẩm chuyên dùng

    Bón lót: Sử dụng dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông NPKSi: 5-10-3-3, Lượng dùng 500-600kg/ha; 25-30 kg/sào 500 m2; 18-22 kg/sào 360 m2 : Bón lót theo 2 cách:

    Bón theo hàng hoặc theo hốc: Đất trồng sau khi lên luống, rải chất điều hòa pH đất và bón phân chuồng tiến hành bón bổ sung dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông NPKSi: 5-10-3-3 xuống đáy rãnh trồng hoặc hốc trồng, lấp nhẹ một lớp đất bột trước khi tra hạt (cây con).

    [​IMG]

    Không để hạt giống, hoặc cây con tiếp xúc trực tiếp với phân tránh tình trạng gây xót hạt, thối mầm và chết cây.

    Bón thúc: Khi ngô đạt 2-3 lá sử dụng đạm vàng bón vào đất đối với đất đủ ẩm, hoặc hòa vào nước tưới nhử cho ngô đối với đất khô, đất chủ động tưới tiêu. Lượng dùng 40-60kg/ha; 2-3kg/sào 500 m2; 1,5- 2,0 kg/sào 360 m2.

    [​IMG] [​IMG]

    - Bón thúc 1: Khi ngô đạt 4-5 lá, sử dụng dinh dưỡng chuyên dùng “NPKS Cây ngô – Chuyên thúc” rải cách gốc 5-10 cm, kết hợp vun lấp nhẹ. Lượng dùng 300-400kg/ha (15-20kg/sào 500 m2 hoặc 11-15 kg/sào 360 m2).

    [​IMG]

    [​IMG] [​IMG]

    - Bón thúc 2: Khi ngô đạt 7-9 lá, sử dụng dinh dưỡng chuyên dùng “NPKS Cây ngô – Chuyên thúc” rải cách gốc 10- 15 cm, kết hợp vun cao gốc (lưu ý tránh làm ảnh hưởng rễ ngô). Lượng dùng 400-500kg/ha (20-25kg/sào 500 m2 hoặc 15-18 kg/sào 360 m2).

    6. Chăm sóc:

    - Dặm cây trường hợp ruộng ngô bị mất khoảng : Dùng bầu trồng dặm khi ngô 2-3 lá để đảm bảo mật độ.

    - Tỉa định cây lúc cây ngô 3- 5 lá và ổn định mật độ khi ngô 6-7 lá.

    - Đất khô hạn nếu có điều kiện nên tưới nước để ngô phát triển tốt cho năng suất cao ở các thời kỳ quan trọng như:

    +Thời kỳ cây 7-9 lá sau khi bón phân 2-3 ngày tưới ngập 1/3 luống.

    + Thời kỳ trước trổ cờ 10-15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.

    + Thời kỳ: Khi ngô đã héo râu tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn.

    - Nếu trời mưa to làm cho đất ướt thì cần tháo khô nước, xới xáo để ngô không bị úng nước, nhất là thời kỳ cây con.

    7. Chú ý phòng ngừa và trị sâu bênh gây hại

    8. Thu hoạch:

    Xác định thời điểm thu hoạch ngô bằng việc quan sát hạt ngô ở đầu trái và cuối trái. Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt,nếu ở chân các hạt này có lớp màu đen là hạt đủ chín để thu hoạch.

    Một số hình ảnh hướng dẫn kỹ thuật sản xuất ngô.

    [​IMG] [​IMG]

    Hình ảnh bón phân thúc 1 cho cây ngô, kết hợp xới xáo phá váng cho ngô trên đất bãi

    [​IMG] [​IMG]

    Hình ảnh bón phân thúc 1 cho cây ngô vụ Đông, kết hợp vun luống thoát nước tránh ngập úng cho cây ngô vụ Đông

    [​IMG] [​IMG]

    Hình ảnh hướng dẫn chăm sóc cho cây ngô trước trổ cờ

    [​IMG]

    Mô hình thâm canh ngô trên đất 2 lúa tại xã Xuân Hòa, Thọ Xuân
     
  4. ChaMeToanNang

    ChaMeToanNang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2015
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LẠC
    1. Đặc điểm chung về cây lạc

    - Là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, cây nguyên liệu quan trọng của công nghiệp chế biến.

    - Lạc là cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới nên có thể trồng trong phạm vi điều kiện sinh thái khá rộng. Cây lạc phát triển thuận lợi trong khoảng nhiệt độ từ 24-330C. Lạc là cây trồng chịu hạn song chỉ có khả năng chịu hạn ở một giai đoạn nhất định, nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, đặc biệt ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực

    - Cây lạc có thời gian sinh trưởng khoảng 100-130 ngày. Củ lạc là quả của cây lạc được bắt đầu từ việc ra hoa, thụ phấn thụ tinh trên mặt đất thành tia quả rồi nhanh chóng đâm xuống đất ở độ sâu 3-7 cm và phình ra theo chiều ngang mà thành củ. Trong kỹ thuật trồng lạc phải tạo điều kiện cho lạc ra hoa tập trung (thời kỳ ra hoa rộ chỉ khoảng 10-15 ngày) và tạo điều kiện thuận lợi để tia quả phát triển.

    2. Đặc điểm sinh lý dinh dưỡng của cây lạc

    2.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây lạc

    - Thời kỳ mọc: bắt đầu từ khi hạt hút nước rồi nảy mầm thành cây con. Thời kỳ này cần chú ý điều chỉnh ẩm độ đất và nhiệt độ đất cho thích hợp để đạt tỷ lệ nảy mầm cao

    - Thời kỳ cây con: từ khi cây mọc đến khi cây nở hoa đầu tiên (thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng) kéo dài 25-40 ngày. Thời kỳ này đòi hỏi đảm bảo đủ dinh dưỡng và độ ẩm để cây phát triển bộ rễ và phát triển cơ quan dinh dưỡng trên mặt đất.

    - Thời kỳ ra hoa, làm hạt: diễn ra khoảng 30-40 ngày, cây lạc đã bước vào thời kỳ sinh trưởng sinh thực nhưng vẫn cần phát triển các cơ quan sinh trưởng rất mạnh nên lạc có nhu cầu cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây sinh trưởng dinh dưỡng sớm, mạnh và ra hoa tập trung.

    - Thời kỳ chín: từ khi hạt định hình đến khi hạt chín hoàn toàn, kéo dài 30-40 ngày trước thu hoạch. Là thời kỳ tích lũy chất khô vào quả.

    2.2. Đặc điểm hệ rễ của lạc

    - Rễ lạc là rễ cọc gồm 1 rễ chính ăn sâu và các rễ bên phát triển, phân bố ở tầng đất mặt 0-30 cm.

    - Bộ rễ lạc có cấu tạo đặc biệt: không có lông hút mà nhu mô vỏ của các rễ bên trực tiếp hút nước và dinh dưỡng (nên có khả năng hút dinh dưỡng từ môi trường nghèo).

    - Đặc điểm quan trọng của bộ rễ cây lạc là có khả năng hình thành nốt sần với sự xâm nhập của vi khuẩn Rhzobium vigna, tự túc phần lớn nhu cầu đạm cho cây lạc. Nốt sần hình thành khoảng 25-30 ngày sau gieo, khi cây lạc có 4-5 lá thật, tập trung phần lớn ở vùng gốc rễ, đạt cực đại ở thời kỳ hình thành quả và hạt lạc.

    3. Chọn và làm đất : Do đặc điểm sinh lý của lạc là sự đâm tia và phát triển quả do đó ta nên chọn đất tơi, xốp, khả năng giữ nước và thoát nước tốt để thỏa mãn:

    - Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu, chiều ngang.

    - Đủ ô xy cho vi sinh vật nốt sần phát triển và hoạt động cố định đạm.

    - Tia quả đâm xuống đất dễ dàng, dễ thu hoạch không bị đứt quả..

    - Cày bừa, kỹ và nhặt cỏ dại trước khi lên luống, rạch hàng lên luống rộng 75 – 80 cm (cả rãnh), luống cao 20 – 25 cm, đảm bảo mặt luống rộng 45 – 50 cm, gieo 2 hàng dọc theo chiều dài luống.

    [​IMG]

    - Cây lạc thích hợp với pH đất khoảng 5,5 – 6 trong khi hầu hết đất trồng lạc ở Việt Nam có pH < 5, “Chất điều hòa pH đất Tiến Nông” có nhiều ưu điểm vượt trội: khử chua, hạ phèn, cải tạo nâng cao độ phì của đất và cung cấp dinh dưỡng trung, vi lượng đặc biệt canxi trong chất điều hòa pH tăng cường sự tạo nhân lạc, lạc chắc hơn, tăng năng suất và chất lượng lạc.

    Lượng dùng: Căn cứ vào pH đất để sử dụng lượng phù hợp:

    [​IMG]

    4. Mật độ và khoảng cách: Tuỳ vào từng giống, từng loại đất và mức độ thâm canh cụ thể:

    - Luống rộng 75 - 80 cm (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo luống cao 20 - 25 cm và mặt luống rộng 45 - 50 cm, gieo 2 hàng dọc theo chiều dài luống. Khoảng cách hốc cách hốc 10 cm gieo 1hạt/hốc, hoặc khoảng cách hốc cách hốc 18 - 20 cm gieo 2 hạt/hốc.

    - Luống rộng 1,3m (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo mặt luống rộng 1,0m được gieo thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống. Khoảng cách hàng cách hàng 25 cm và hốc cách hốc 10 cm gieo 1 hạt/hốc, hoặc khoảng cách hốc cách hốc 18 - 20 cm gieo 2 hạt/hốc.

    Với mật độ như trên lượng giống cần cho 1 sào 500m2 từ 7-10kg lạc vỏ.

    5. Gieo trồng và bón phân

    Lượng dinh dưỡng nguyên chất bón cho 1 ha lạc dao động: 25-40 kg N, 50-80 kg P2O5, 60-90 kg K2O.

    5.1. Đối với lạc không che phủ nilon:

    - Bón lót: Dùng Dinh dưỡng cây trồng Tiến nông chuyên Lạc, với lượng dùng: 25-30kg/sào 500m2

    [​IMG]

    Cách bón: đánh rãnh hoặc hốc, bón Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông chuyên lạc, lấp đất nhẹ.

    Cách gieo: Gieo hạt vào rãnh hoặc hốc sau đó lấp hạt. Không để hạt tiếp xúc với Dinh dưỡng.

    - Bón thúc và xới xáo

    Lần 1: Khi cây có 3- 4 lá thật (sau mọc 10- 12 ngày).

    Dùng Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông chuyên lạc, với lượng dùng: 20-25kg/sào 500m2. Kết hợp xới nhẹ, làm cỏ (không vun đất vào gốc và xới xáo sát gốc để cây phân cành cấp 1).

    [​IMG]

    Lần 2: Khi cây có 7- 8 lá thật (sau mọc 30- 35 ngày), xới giữa hàng tạo cho đất tơi xốp, thoáng khí.

    - Tưới nước: Cần đảm bảo đủ nước cho cây ở các thời kỳ: Cây con, ra hoa tạo quả. Có biện pháp tháo nước nhanh khi gặp úng.

    5.2. Đối với lạc che phủ nilon:

    Sau khi lên luống rồi rạch hàng. Bón lót Dinh dưỡng cây trồng Tiến Nông chuyên lạc, với lượng dùng: 40-50kg/sào 500m2 vào hàng đã rạch rồi lấp đất lên phân.

    [​IMG]

    - Vụ xuân:

    Bước 1: Gieo và lấp hạt rồi san phẳng mặt luống.

    Bước 2: Dùng thuốc trừ cỏ Ronstar 25EC, hoặc Dual 720 EC/ND phun lên mặt luống (nếu đất khô phải tưới đủ ẩm mới phun thuốc trừ cỏ).

    Bước 3: Dùng cuốc gạt nhẹ đất ở bên mép luống về phía rãnh.

    Bước 4: Phủ nilon, căng phẳng trên mặt luống, sau đó vét đất ở rãnh ập vào 2 bên mép luống để cố định nilon.

    Bước 5: Dùng dụng cụ đục lỗ nilon (đường kính 5- 6cm) ngay sau khi mầm nhú ra khỏi mặt đất để cây trồi ra ngoài nilon (tránh chạm vào cây)

    Vụ thu đông:

    Bước 1: Dùng thuốc trừ cỏ Ronstar 25EC hoặc Dual 720 EC/ND phun lên mặt luống (nếu đất khô phải tưới đủ ẩm mới phun thuốc trừ cỏ).

    Bước 2: Dùng cuốc gạt nhẹ đất ở bên mép luống về phía rãnh.

    Bước 3: Phủ nilon, căng phẳng trên mặt luống, sau đó vét đất ở rãnh ập vào 2 bên mép luống để cố định nilon.

    Bước 4: Dùng dụng cụ đục lỗ nilon đục theo mật độ đã hướng dẫn.

    Bước 5: Gieo hạt vào lỗ đã đục rồi lấp hạt.

    6. Phòng trừ sâu, bệnh hại

    6.1. Nhóm sâu ăn lá: sâu khoang, sâu xám, sâu cuốn lá, sâu xanh.

    6.2. Nhóm chích hút

    6.3. Sùng đất.

    6.4. Bệnh hại lạc

    - Bệnh lỡ cổ rễ:

    - Bệnh héo xanh vi khuẩn.

    7. Thu hoạch và bảo quản:

    - Cần kiểm tra độ chín để thu hoạch kịp thời, tránh lạc nảy mầm trên đồng ruộng.

    - Lạc thương phẩm thu hoạch khi quả già chiếm khoảng 80 – 85% tổng số quả trên cây.

    - Lạc giống thu hoạch sớm hơn lạc thương phẩm 5 – 7 ngày.

    - Chọn ngày nắng để thu hoạch, sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi trên sân hoặc nong, nia, cót dưới nắng nhẹ đến khi thấy vỏ lụa tróc ra là đủ tiêu chuẩn bảo quản. Sau khi phơi để nguội rồi cho vào bao nilon hoặc chum, vại đậy kín, bảo quản nơi khô, mát.
     
  5. ChaMeToanNang

    ChaMeToanNang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2015
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MÍA
    Cây mía đường Saccharum oficinarum L. thuộc họ Poaceae (Hòa thảo), được trồng ở nhiều các quốc gia trong khu vực khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Là một trong các cây nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường. Ở nước ta, mía là cây nguyên liệu duy nhất để chế biến đường ăn và được trồng nhiều ở : Miền Bắc, Bắc Miền Trung, Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL.

    [​IMG]

    Là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng. Thiếu ánh sáng mía phát triển không tốt và hàm lượng đường thấp, cây mía cần tối thiểu là 1200 giờ nắng, tốt nhất là trên 2000 giờ. Cây mía cần nhiều nước nhưng lại là cây sợ úng nước, nó có thể phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa từ 1500mm/năm. Giai đoạn sinh trưởng của mía yêu cầu lượng mưa từ 100-170mm/tháng. Khi chín cần khô ráo để có tỷ lệ đường cao (tốt nhất thời gian khô ráo trước thu hoạch khoảng 2 tháng). Mía thuộc loại cây không kén đất và có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, từ 70% sét đến 70% cát. Tuy nhiên, đất thích hợp nhất cho mía là những loại đất xốp, tầng canh tác sâu, có độ phì cao, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Người ta có thể trồng mía có kết quả trên cả những nơi đất sét rất nặng cũng như trên đất than bùn, đất hoàn toàn cát, đất chua mặn, đất đồi, khô hạn và ít màu mỡ. Điều quan trọng là đất trồng phải có tầng canh tác dày, độ thoáng nhất định và độ pH không quá chua cũng như không quá kiềm (<4 và >9), pH thích hợp là 5,5-7,5. Độ dốc địa hình không vượt quá 15°, đất không ngập úng thường xuyên. Những vùng đất đai bằng phẳng cơ giới và vận tải tương đối thuận lợi đều có thể bố trí trồng mía tốt. Những vùng địa bàn có độ dốc cần bố trí các rãnh mía theo đường đồng mức để hạn chế sói mòn, rửa trôi đất. Ngành trồng mía chỉ có thể cho hiệu quả kinh tế cao khi hình thành những vùng chuyên canh có quy mô lớn.

    1. Chuẩn bị đất trồng:

    1.1. Chọn đất:

    Cây mía không yêu cầu chọn đất khắt khe, nhưng để có điều kiện thâm canh đạt năng suất cao, yêu cầu đất có độ dốc < 10°. Tầng canh tác sâu, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, pH trung tính và thoát nước tốt.

    1.2. Làm đất:

    - Đất bãi và đất ruộng: Cày sâu 30-35 cm và bừa từ 2 đến 3 lần, rạch hàng 1 lần sâu từ 25-30 cm.

    + Để đạt năng suất cao, chất lượng tốt bà con nên áp dụng theo quy trình cày ba chảo (1-2) lần + (1-2) lần bừa + (2-3) lần cày 7 chảo. Độ sâu phải đạt trên 30 cm (sử dụng các loại máy công suất lớn). Hướng cày lần sau phải vuông góc với hướng lần trước để tránh bị lõi (chú ý để lần cày sau cùng trùng với hướng cày rạch hàng). Vùng đất thấp nhiều phèn chú ý không rạch hàng sâu đến lớp đất phèn và chủ động làm kênh mương thoát nội đồng.

    - Đất đồi: Thiết kế hàng mía theo đường đồng mức (nơi có điều kiện áp dụng cây không lật với độ sâu từ 40-50 cm) nên làm đất trước khi trồng 40-60 ngày để cho đất có thời gian phơi ải, diệt nguồn sâu bệnh.

    - Đất trũng đồng bằng sông cửu Long phải lên liếp rộng 6,0 – 20,0m, cao 25 -35 cm. Rãnh trồng mía sâu 20-25 cm, đáy rãnh phủ lớp đất xốp dày 5-10 cm.

    - Đất bị nhiễm phèn thì liếp rộng 4,5-5,0m, cao 25cm -35cm. Đấy rãnh phủ lớp đất xốp dày 5-10 cm.

    - Có thể áp dụng công nghệ cày sâu không lất (độ sâu > 35cm): Với các ưu điểm cày rất sâu, không lật đất giúp giữ ẩm tốt cho đất. Bừa quay trục đứng (làm tơi đất ở độ sâu 10-15cm) giúp đất đạt độ tơi cao, ít lượt giúp giảm độ nén đất. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng khi đất không có gốc cây, ít đá, độ ẩm đất phải phù hợp, không áp dụng với nền đất chai, cứng hoặc độ ẩm cao.

    Lưu ý: Cần thiết kế hệ thống tưới tiêu nước để kịp thời thoát nước mùa mưa và tưới bố sung khi gặp khô hạn.

    2. Chuẩn bị giống:

    2.1. Giống mía:

    Bộ giống mía đang được sử dụng nhiều ở các vùng như sau:

    - Vùng núi phía bắc: Roc 22, Roc 10, Roc 16, VĐ 93-15,My 55-14
    - Vùng Bắc Trung Bộ: VĐ 55, VĐ 93-159, Roc 22, My 55-14
    - Tây Nguyên: VĐ 93-159, LK 92-11, K84-200, K95-156
    - Duyên Hải Nam Trung Bộ: VN 84 K83-29, Suphanburi 7, LK 84-200. K88-92
    - Tây Nam Bộ: K88-92, K95-84, Roc 16, VN 84-4137, K84-200
    - Đông Nam Bộ: K95-84,K88-92,LK 92-11, Suphanburi 7…
    - Đồng bằng Sông cửu long: K88-92, K95-84 (Số liệu được dẫn theo báo cáo của các công ty mía đường tại hội nghị “Định hướng nghiên cứu và phát triển bên vững ở Việt Nam”)

    Tùy điều kiện đất đai từng vùng và nhu cầu vùng nguyên liệu cụ thể của từng nhà máy để bố trí tỷ lệ các nhóm giống chín sớm, chính trung bình và muộn cho phù hợp.

    2.2. Chuẩn bị mía giống:

    Hom mía giống phải lấy từ các ruộng đảm bảo các yếu tố sau:
    + Tuổi mía tốt nhất: 6-8 tháng tuổi.
    + Loại mía : Mía tơ hoặc mía gốc 1 là tốt nhất
    + Độ thuần : trên 98%
    + Độ khỏe: Mía sinh trưởng tốt, không bị vống lốp, căn cỗi, dưới 10% cây bị chồi nách, dưới 10% cây đỗ ngã. Chỉ lấy giống ở những ruộng không bị bệnh than, thối đỏ, không có triệu trứng các bệnh virus, vi khuẩn và nấm bệnh…

    Hom mía giống phải đạt các yêu cầu sau:
    + Có từ 2-3 mắt mầm
    + Không nhiễm sâu bệnh
    Trong trường hợp nắng hạn hom mía nên lấy từ giữa thân lên ngọn và khi trồng cần xử lý hom bằng cách ngâm qua nước vôi hoặc ngâm vào nước lã. Nếu không có điều kiện ngâm thì có thể phun nước trước khi trồng 24h để hom mía phát triển tốt nhất.

    [​IMG]

    Làm đất, chọn hom, đạt tiêu chuẩn
    (Hình ảnh chụp từ vùng mía NT Thống Nhất – Yên Định, Thanh Hóa)


    [​IMG]

    Hình ảnh một hộ dân cắt hom tương đối dài
    (Hình ảnh được chụp từ một hộ dân tại xã Thọ Sơn, Anh Sơn, Nghệ An)


    2.3. Thu hoạch , vận chuyển và bảo quản hom mía giống:

    - Thu hoạch mía giống: Dùng dao sắc chặt nguyên cây, giữ nguyên bẹ lá trên thân mía, bó thành bó dưới 15kg và buộc lại thật chặt
    - Vận chuyển và bảo quản mía giống: Mía giống cần được vận chuyển nhanh đến nơi trồng, tránh làm lẫn giống, bốc xếp giống nhẹ nhàng, hom giống phải được che mát và bảo đảm thông thoáng.
    - Kỹ thuật cắt hom: Nên ra hom ngay sau khi chặt cây giống và trồng càng sớm càng tốt.
    - Không nên để hom giống quá 7 ngày kể từ sau khi chặt. Lột bỏ bẹ lá sau đó dùng dao sắc để cắt hom giống, không làm dập nứt thân và mầm. Chỉ ngâm và ủ hom giống trong trường hợp: Giống có đặc tính moc mầm chậm và kém hoặc muốn tranh thủ mùa vu. (Nếu có điều kiên nên xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách ngâm trong nước không quá 24 giờ, sau đó xử lý bằng nước nóng 52% trong 30 phút, sau khi ngâm ủ nên trồng ngay).

    3. Cách trồng:

    3.1. Thời vụ:

    - Trung du miền núi phía bắc: 1/1 -30/4 (phụ 1/9-30/11)
    - Bắc Trung Bộ: 1/1-30/04 (phụ 1/10-15/12)
    - Duyên Hải Nam trung Bộ: 1/1-1/3 (phụ 1/6-30/8)
    - Tây Nguyên : 1/10-30/11 ( phụ 1/5 – 30/6)
    - Đông Nam Bộ 15/10-3012 (phụ 15/4-15/6)
    - Tây Nam Bộ 1/4-30/6 (phụ 15/11-30/1)

    3.2. Mật độ và cách trồng:

    Mật độ: Tùy điều kiện đất đai, loại giống để bố trí mật độ, lượng hom giống cần từ 35.000 – 40.000 hom/ha (mỗi hom có 3-5 mắt) tương đương 8-10 tấn
    Khoảng cách hàng: Tuy việc canh tác thủ công hay bằng mày để bố trí khoảng cách hàng đơn từ 0,8-1,2 m (canh tác thủ công) hoặc hàng kép 1.2-1,8m x 0,6-0,4m (canh tác bằng máy).

    3.3. Cách trồng:

    Đặt hom theo rãnh hàng đơn cách nhau 1m hoặc hàng kép (1,4m) phủ kín đất từ 3-5 cm (trồng không chính vụ) hoặc 7-10 cm (trồng chính vụ). Đất khô cần nén chặt cho hom tiếp xúc với đất. Trong vụ trồng chính nếu có điều kiện nên tưới ẩm sau khi trồng và sử dụng màng phủ nông nghiệp giữ ẩm và hạn chế cỏ dại cho mía.

    4. Chăm sóc:

    4.1. Đối với mía tơ:

    4.1.1. Trồng dặm:

    - Khoảng 15-25 ngày sau khi trồng, hoặc thu hoạch vụ trước cây mía sẽ có 1-2 lá thật và nếu thấy mất khoảng > 0,8m thì phải trồng dặm (nên trồng dặm vào buổi chiều hoặc khi thời tiết râm mát).
    - Kỹ thuật dặm: Đào rãnh sâu ngang với đáy rãnh lúc trồng, đặt cây dặm và lấp kín gốc, khi dặm đất phải đủ ẩm, cây đem dặm phải cắt bớt lá để hạn chế thoát hơi nước, lèn chặt gốc cây dặm. Nếu có điều kiện cần tưới ngay sau khi dặm.

    [​IMG]

    Ruộng mía đã được trồng dặm
    (Hình ảnh mía được chụp tại xã Cò nòi – Mai Sơn – Sơn La)


    [​IMG]

    Dặm mía, buộc lá mía để giảm bớt sử bốc thoát nước

    4.1.2. Bón phân:

    Mía là cây cao sản, mỗi hecta một năm có thể cho ta từ 150 đến 200 tấn, cá biệt còn có thể lên đến 260 tấn( Ở ĐBSCL có nhiều clb 200 tấn). Thời gian sinh trưởng của mía dài từ 10 đến 15 tháng, nên yêu cầu các chất dinh dưỡng cao hơn các cây trồng khác.

    Thông thường để tạo ra 100 tấn mía cây nguyên liệu (không kể đọt, lá...), cây cần một lượng dinh dưỡng khoảng 120 kg N, 70 kg P2O5, 200 kg K2O.

    Tỷ lệ của các yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau theo các thời kỳ sinh trưởng:

    - Thời kỳ mầm non (từ 1 đến 5 lá thật) mía yêu cầu nhiều nhất là đạm rồi mới đến kali và lân;
    - Thời kỳ đẻ nhánh và đầu thời kỳ vươn cao, mía yêu cầu nhiều nhất là kali rồi mới đến lân, sau cùng là đạm;
    - Thời kỳ mía chín (tích lũy đường) nhu cầu của mía theo thứ tự N-P-K.

    [​IMG]

    Nhu cầu về Đạm, Lân, Kali ở từng thời kì sinh trưởng và phát triển của cây mía

    Để giúp người dân trong các vùng nguyên liệu mía, sử dụng phân bón đúng cách và hiệu quả bảo đảm tăng năng suất, tăng chữ đường và tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng mía. Công ty cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông khuyến cáo đồng bộ gói giải pháp kỹ thuật chắm sóc và bón phân cho mía bằng bộ sản phẩm dinh dưỡng Tiến Nông chuyên dùng cho cây mía: Cải tạo đất bằng “Chất điều hòa pH đất” và bộ dinh dưỡng NPKSi chuyên dùng cho cây mía “Mía 1 – Nuôi chồi khỏe, đẻ nhánh tập trung, Mía 2 – Vươn lóng mạnh, tăng năng suất, tăng chữ đường”. Với bộ sản phẩm Mía 1, Mía 2 đây là những loại phân bón NPKSi tổng hợp không chỉ chứa đầy đủ và cân đối hàm lượng dinh dưỡng N-P-K cho nhu cầu cây mía mà còn có chứa các chất trung và vi lượng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, thúc đẩy quá trình hình thành đường trên cây mía : Si, Ca, Mg, S, Zn, Cu, Bo…

    Trước khi trồng mía bà con nên cải tạo đất bằng sản phẩm Chất điều hòa pH đất Tiến Nông (Đối với những vùng đất có pH ≤ 6) nhằm khử chua, hạ phèn, giải độc và nâng cao độ phì của đất, đồng thời cung cấp các nguyên tố trung vi lượng thiết yếu cho cây, giúp tăng cường phát triển bộ rễ và tăng khả năng chịu hạn và hấp thụ dinh dưỡng cho cây.

    a. Bón lót:

    - Phân hữu cơ: 10-20 tấn (phân chuồng , phân rác, bã bùn, tro…)
    - Chất điều hòa pH (với vùng đất có pH ≤ 6).

    [​IMG]

    Lượng bón: chất điều hòa pH đất (căn cứ vào trị số pH đất).

    - Nếu pH < 4 lượng dùng 1.500 kg – 2.000 kg/ha.
    - Nếu pH từ 4 – 5 lượng dùng 1000 kg – 1500 kg/ha.
    - Nếu pH từ 5 – 6 lượng dùng 500 kg – 1000 kg/ha.

    [​IMG]
    Hình ảnh sử dụng pH đất
    (Hình ảnh triển khai tại Trung tâm Nghiên cứu mía đường NASU)

    + Sản phẩm Mía 1 (NPKSi. 16-10-14+2,5 SiO2+ TE) - Chuyên lót “ Mục tiêu giúp cây mía nuôi chồi khỏe, đẻ nhánh tập trung”

    [​IMG]

    Lượng bón: (căn cứ vào từng vùng đất và mức đầu tư của bà con): 600 kg -1000kg /ha

    b. Bón thúc:

    + Sản phẩm Mía 2 (NPKSi. 18-2-22+1,5 SiO2+ TE) - Chuyên thúc “ Mục tiêu giúp cây mía vươn lóng mạnh, tăng năng suât, tăng chữ đường”

    [​IMG]

    Lượng bón: 400 – 800 kg/ha

    (Đối với đất nghèo dinh dưỡng, đất hấp thu dinh dưỡng kém như đất xám bạc màu, đất phèn cần bón ở mức cao để đạt hiệu quả tốt nhất)

    [​IMG] [​IMG]

    Hình ảnh Mía bón thúc đợt 2
    (Hình ảnh từ hộ trồng mía tại Yên Định-Thanh Hóa. Chủ hộ Bà Mai 0915679636)


    Cách bón:

    - Chất điều hòa pH:

    Bón đều trên mặt ruộng trước lần bừa cuối , trước bón phân NPK, đặt hom từ 7 -10 ngày.

    - Phân bón NPK:

    + Bón lót:
    Mía 1 – (Chuyên lót) bón vào rãnh mía đã rạch, lấp một lớp đất mỏng khoảng 2 – 3cm, sau đó mới đặt hom mía và lấp đất.
    + Bón thúc: Ngay khi kết thúc giai đoạn đẻ nhánh, cày rạch hai bên hàng cánh gốc khoảng 10 cm, sâu 15 cm, sau đó dải hạt dinh dưỡng Mía 2 – Chuyên thúc, lấp đất.

    Lưu ý: trước khi bón phải dọn sạch cỏ dại , đất phải đủ độ ẩm, phân được rải đều theo dọc hàng mía. Sau khi bón phân phải xới xáo vùi lấp phân để hạn chế bốc hơi, rửa trôi.

    4.2. Đối với Mía lưu gốc:

    4.2.1. Chọn ruộng để gốc và phương pháp thu hoạch:

    Chỉ lưu gốc những ruộng mía có năng suất cao, ít sâu bệnh, tỉ lệ mất dưới 20%.

    Sau khi thu hoạch xong phải tiến hành vệ sinh đồng ruộng ngay. Dùng cuốc , dao để bạt sát đất những gốc cao, loại bỏ cây mầm, cây bị sâu bệnh.

    Thu hoạch khi đất khô cần che phủ ruộng mía lưu gốc bằng nguồn ngọn, lá mía, gom ngọn lá mía xung quanh ruộng vào trong ruộng để tao khoảng cách phòng chống cháy.

    4.2.2. Bón phân:

    - Lượng phân bón giống như đối với trồng mía tơ.

    Cách bón:

    - Chất điều hòa pH:

    + Sau thu hoạch, bón rải đều trên bề mặt các rãnh Mía trước khibón phân NPK ít nhất 7 ngày.
    + Trường hợp nếu để lại được lá từ vụ trước cho đất thì rải đều pH đất lên mặt lá sẽ giúp lá mía phân hủy xenluloza nhanh hơn, thuận tiện cho việc chăm sóc sau này.

    [​IMG]

    Hình ảnh bón pH cho mía lưu gốc để lại lá (Hộ mía Ông Phạm Văn Chương SĐT 0914161992).
    (Triển khai tại trang trại 1 hộ dân ở Ninh Thượng – Ninh Hòa – Khánh Hòa. Có thể tham khảo cách bón pH đất cho mía sau khi trồng tại đây)


    - Phân bón NPK:

    + Bón lót: Sau thu hoạch ,tiến hành dọn vệ sinh đồng ruộng, cày phá váng hai bên luống mía cách gốc 10cm, sâu 15 cm để làm đứt bớt bộ rễ già, tạo sự ức chế sinh trưởng giúp câyMía nảy mầm nhanh hơn, sau đó tiến hành bón sản phẩmMía 1 – Chuyên lót, vào hai bên luống mía, lấp đất.
    + Bón thúc: Ngay khi kết thúc giai đoạn đẻ nhánh,(khoảng 40-60 ngày sau bón phân lần 1) cày rạch hai bên hàng cánh gốc khoảng 10 cm, sâu 15 cm, sau đó dải hạt dinh dưỡng Mía 2 – Chuyên thúc, lấp đất.

    4.2.3. Tưới tiêu nước:

    - Chỉ tiến hành tưới nước bổ sung cho mía vào giai đoạn khô hạn kéo dài. Đặc biệt là giai đoạn mọc mầm, đẻ nhánh và bắt đầu vươn lóng.

    Phương pháp tưới: Tùy điều kiện, có thể áp dụng các phương pháp tươi nước cho mía phổ biến như tưới thấm, tưới nhỏ giọt, tưới phun, tưới tràn...

    Lượng nước tưới: 40-50mm/lần tưới, tương đương 400-500 m3 /ha/lần tưới

    Tưới 1-2 lần/tháng

    Tiêu nước: Mía cần nhiều nước nhưng chịu úng rất kém đặc biệt thời kì cây con và vươn lóng. Để tránh bị úng , ruộng trồng mía phải bằng phẳng, thiết kế hệ thống tưới tiêu ngay sau khi trồng, xung quanh ruộng cần có rãnh, mương đầu nối với hệ thống thoát nước tránh bị đọng sau khi mưa to.

    4.2.4. Chăm sóc mía thủ công hoặc bằng cơ giới:

    Nơi có diện tích lớn, tập trung, ruộng bằng phẳng ,có điều kiện cơ giới có thể xới để đất tơi xốp, thoáng khí, giúp cây mía sinh trưởng tốt.

    Lần 1 khi mía kết thúc mọc mầm(sau trồng hoặc sau thu hoạch vụ trước 30-40 ngày).

    Lần 2: Khi mía kết thúc đẻ nhánh(sau trồng hoặc sau thu hoạch 60-80 ngày).

    Chỉ dùng máy xới khi đất đủ ẩm, xưới giữa 2 hàng mía cách gốc mía khoảng 20 cm.

    4.2.5. Phòng trừ cỏ dại:

    4.2.6. Phòng trừ một số sâu bệnh hại:

    5. Thu hoạch:

    Xác định mía chín để thu hoạch
    Theo cảm quan khi mía chín: lá mía sít lại ,ngả mầu hơi vàng nhạt, các đốt phần trên ngọn ngắn lại.
    Dùng máy kiểm tra : lấy ngẫu nhiên khi CCS lớn hơn 9% hoặc brix gốc – brix ngọn<1 là có thể thu hoạch.
    Mía gốc thu hoạch trước , mía tơ thu hoạch sau.
    Chặt và vận chuyển mía
    - Phải chặt sát gốc, không dập gốc, chặt ngọn ló mặt trăng, róc sạch rễ lá
    Vận chuyển sau khi thu hoạch không quá 24 tiếng , mía chưa được đưa vào nhà máy cần phải được che phủ để giảm tối đa thất thoát đường.
    + Theo nghiên cứu thu hoạch mía cao gốc từ 4-7 cm thì hệ quả là mất trung bình 7,6 tấn mía/ha , chữ đường giảm đi 0,2-0,3 CCS
    + Việc chặt sát gốc đối với mía lưu gốc cũng sẽ giúp mía tái sinh vụ mới tốt hơn, cây mía khỏe, vững chắc do bộ rễ ăn sâu trong dất. Ngược lại mía chặt quá cao ngoài việc lãng phí, mất chữ đường như nói trên thì mía tái sinh ở vụ mới sẽ kém hơn, dễ bị đổ ngã do mía được mọc từ mắt mầm trên mặt đất.

    [​IMG]

    Hình ảnh mía được chặt sát gốc. Mầm mía phát triển rất khỏe

    + Thời gian phơi bãi tồn trữ, sau thu hoạch kéo dài sau 24h, 48h, 72h, 96h sẽ mất đi tương ứng 4,5%, 6,3%, 10,6%, 14,3% về khối lượng.
    + Sau 1,3,5 ngày tồn trữ không có che phủ , chữ đường sẽ giảm tương ứng 0,15; 0,59; và 2,26 CCS.
    + Tỷ lệ mía non, chưa chín khi thu hoạch cao thì năng suất, chữ đường thấp, hiệu quả kinh tế thấp, tỷ lệ thụ hồi và hiệu quả chế biến đường thấp. (Theo Viện nghiên cứu mía đường).

    [​IMG]

    Ruộng mía sử dụng bộ dinh dưỡng chuyên dùng cho cây mía tại Đức Phổ- Quảng Ngãi (Phụ trách mô hình Ông Lê Xuân Hảo – Phó NMĐ Phổ Phong – Quảng Ngãi)
     
  6. gavang9x

    gavang9x Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    23/9/2016
    Bài viết:
    4,234
    Đã được thích:
    909
    Điểm thành tích:
    823
    oánh dấu chia sẻ cho bn nào cần
     
  7. ChaMeToanNang

    ChaMeToanNang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/7/2015
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    34
    Điểm thành tích:
    28
    QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ KINH DOANH

    [​IMG]

    - Mục tiêu: Năng suất nhân đạt 5 – 7 tấn/ha, ổn định qua nhiều năm.

    - Cơ sở khoa học: Căn cứ trên nền tảng “Đặc tính thực vật học cây cà phê; Nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển cà phê; Khoáng hóa và quá trình chuyển hóa hóa học trong đất; Độ phì đất và thực trạng đất trồng cà phê hiện nay”, kết hợp các biện pháp kỹ thuật đồng bộ trong canh tác và chăm sóc cây cà phê.

    Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một trong việc phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng Tây Nguyên. Trong vòng 30 năm qua (tính từ năm 1981) diện tích trồng cà phê Tây Nguyên đã tăng đáng kể (từ 90 nghìn ha lên khoảng 566 ngàn ha). Với một thời gian khá dài, việc chuyên canh cây cà phê trên một phạm vi tập trung và rộng lớn, đã dẫn đến hiện tượng suy giảm về sức sản xuất của cây cà phê trong vùng. Qua kết quả khảo sát, điều tra, lấy mẫu đất tại nhiều vùng trồng cà phê cho thấy: đã có sự suy thoái về chất lượng đất trồng cà phê, biểu hiện rõ nét là đặc tính hóa và sinh học đất, cùng với đó là quá trình mất cân bằng dinh dưỡng trong đất đối với nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Hậu quả là diện tích cà phê thoái hóa đang ngày một nhiều lên với các biểu hiện về bệnh như: sưng rễ, thối rễ, vàng lá, khô cành, thui hoa, rụng quả… diễn ra khá phổ biến. Không những thế, nhiều diện tích trồng cà phê mặc dù đã được đầu tư, phân bón khá cao song vẫn không cho năng suất.

    PHÂN BÓN VÀ CHĂM SÓC CÀ PHÊ

    Cà phê là một loại cây trồng có yêu cầu thâm canh cao, phân bón là một trong những yếu tố được xếp vào thứ tự hàng đầu. Trồng cà phê nếu không đảm bảo lượng phân bón cho cây sẽ dẫn tới không có hiệu quả kinh tế. Bón đúng lúc, đủ lượng cần thiết sẽ tránh được lãng phí do rửa trôi, bốc hơi và đưa lại năng suất cao.

    A. Chăm sóc cà phê mùa khô

    1. Cắt tỉa cành nhánh (nên tiến hành sau khi thu hoạch 15-25 ngày)

    Việc cắt tỉa cành nhánh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cây nhanh hồi phục, tán cây thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh, đồng thời chủ động được các cặp cành cơ bản và tạo ra hệ cành quả thứ cấp phân bố đều ở các tầng trong bộ tán. Hơn nữa việc cắt tỉa cành còn giúp tập trung được dinh dưỡng để nuôi cây.

    Nguyên tắc là cắt tỉa các cành ở phía dưới gốc trước sau đó lần lượt lên phía trên ở những năm về sau. Tùy theo mức độ ra quả trên các đốt nhiều hay ít, độ lớn của cành và sự phát sinh của cành thứ cấp mà quyết định vị trí nơi cắt cành. Ví dụ, trên cành hầu hết các đốt đã cho quả, chỉ còn lại một vài đốt ở phía ngoài của đầu cành chưa ra quả mà trên cành đã phát sinh cành thứ cấp thì sau vụ thu hoạch cần cắt bỏ cành này (vị trí cắt ở phía ngoài nơi cành thứ cấp phát sinh, nên giữ lại một đoạn gốc của cành từ 15 - 20 cm)

    2. Tưới nước

    Với đặc tính của cây cà phê, vào cuối vụ thu hoạch cây đã có quá trình phân hóa mầm hoa và mầm hoa vẫn tiếp tục phát triển vào sau vụ thu hoạch. Nếu mầm hoa phát triển đã hoàn chỉnh (dạng mỏ sẻ) khi được tưới nước hay có lượng mưa trên dưới 15 mm thì sau 5 - 7 ngày hoa sẽ nở, thời gian có thể dài hơn nếu trước đó hoa chưa phát triển đầy đủ. Do vậy, việc tưới nước mùa khô vừa đảm bảo nước cho cây sinh trưởng, phát triển tốt vừa giúp điều khiển quá trình ra hoa đồng loạt, tập trung của cây (nên tưới được hai lần trong mùa khô). Tuy nhiên do đặc thù địa hình và rẫy cà phê thường có diện tích lớn nên tưới trong mùa khô thường đòi hỏi sự đầu tư khá cao, vì vậy nhiều diện tích không được tưới chủ động sẽ không cho năng suất cao.

    - Tưới đợt 1: Sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành, để cho cây cà phê phân hóa mầm hoa hoàn chỉnh (khi thấy mần hoa dạng mỏ sẻ, hay đầu nụ bạc trắng thì tiến hành tưới). Việc tưới đợt 1 rất quan trọng, giúp cây cà phê ra hoa đồng loạt.

    - Tưới đợt 2: Nên cách đợt 1 từ 25-30 ngày, không nên tưới sớm hơn. Mục đích là để tiếp tục ép những hoa non còn lại nở hết vào đợt 2, có như vậy mới không bị non hoa và ra hết hoa trong hai lần tưới nước và sau này vào mùa mưa sẽ giảm được hiện tượng rụng trái non, đồng thời giúp cho các năm sau hoa ra tập trung (không phân tán thành nhiều đợt). Đợt 2 nên tưới nhiều nước hơn (tưới đẫm) đảm bảo độ ẩm đất cao để cây dưỡng trái non.

    3. Bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cà phê mùa khô

    Bón phân cho cây cà phê một lần trong mùa khô, kết hợp với tưới nước đợt 1 hoặc 2 (bón phân đến đâu tưới đẫm nước đến đó). Việc bón phân thời điểm này rất quan trọng giúp cây cà phê có đầy đủ dinh dưỡng kích thích quá trình phân hóa mầm hoa mạnh hơn, không bị sượng hoa, ra hoa đậu quả tập trung và và nuôi trái non.

    Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng Tiến Nông Cà phê số 1 - Mùa khô (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối và phù hợp với quá trình ra hoa, đậu quả và nuôi trái non).

    Lượng bón: 400 – 500 g/gốc.

    [​IMG]

    B. Chăm sóc cà phê mùa mưa

    1. Đầu mùa mưa

    Đầu mùa mưa cây cà phê tiếp tục phát triển cành nhánh, tuy nhiên có những cành tăm và cành mọc ngược vào thân cần phải được cắt tỉa tạo độ thông thoáng, hạn chế bệnh hại và tập trung dinh dưỡng nuôi quả, đồng thời phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây.

    Bón phân cho cây cà phê để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để cây phát triển cành nhánh mạnh, trái lớn đồng đều và không bị chèn trái, rụng trái non.

    Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng Tiến Nông Cà phê số 2 - Mùa mưa (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê giai đoạn đầu mùa mưa).

    Lượng bón: 400 – 500 g/gốc.

    [​IMG]

    2. Giữa mùa mưa

    Tiến hành phun thuốc trừ nấm để phòng chống thối cuống trái cà phê.

    Bón phân cho cây cà phê để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây nuôi trái, chống rụng trái, cành nhánh phát triển đồng đều khỏe mạnh. đồng thời cũng là để tăng cường khả năng tích lũy dinh dương cho cây.

    Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng Tiến Nông Cà phê số 3 - Giữa và cuối mùa mưa (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cây giai đoạn giữa và cuối mùa mưa).

    Lượng bón: 500 – 600 g/gốc.

    3. Cuối mùa mưa

    Cắt tỉa cành tăm, cành mọc ngược, chồi thân và cắt bớt những cành sương cá yếu để tập trung dinh dưỡng cho cành mang trái.

    Bón phân giúp tăng cường dinh dưỡng nuôi trái, trái chín đồng đều, đồng thời tích lũy thêm dinh dưỡng giúp cây thực hiện quá trình phân hóa mầm hoa được tốt và ổn định năng xuất 5-7 tấn nhân/ha. Đợt bón này nếu căn được thời gian trước khi thu hoạch 20-25 ngày là tốt nhất.

    Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng Tiến Nông Cà Phê số 3 - Giữa và cuối mùa mưa (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cây giai đoạn giữa và cuối mùa mưa).

    Lượng bón: 600 – 700 g/gốc.

    [​IMG]

    C. Một số lưu ý


    1. Bón phân cho cây cà phê tuân thủ nguyên tắc chung là rạch rãnh nông quanh mép tán và lấp đất sau khi bón.

    2. Nên bón bổ sung phân hữu cơ (khuyến khích dùng các loại phân hữu cơ tự ủ từ lá và vỏ quả cà phê kết hợp bổ sung nhóm vi sinh vật đối kháng) và thực hiện tốt các biện pháp tử gốc, ép xanh cho cây.

    3. Thường xuyên thăm vườn cà phê, phát hiện kịp thời tình hình sâu bệnh, đặc biệt bệnh tuyến trùng và nấm gây hại vùng rễ. Theo dõi sinh trưởng, phát triển của cây và có biện pháp tác động kịp thời và phù hợp.

    [​IMG]

    Hình 1. Vườn cà phê đạt trên 7 tấn nhân/ha của hộ gia đình ông Phạm Minh (bên phải), tại xã Iah Lốp-Chư Sê- Gia Lai)

    [​IMG]

    Hình 2. Ông Vũ Đình Tỳ (xã Iaglai, huyện Chư sê, tỉnh Gia lai) bên vườn cà phê đạt năng suất 6,4 tấn nhân/ha nhờ áp dụng Quy trình Tiến Nông tại niên vụ 2013-2014
     
  8. Lợn bay

    Lợn bay Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    5/12/2013
    Bài viết:
    7,763
    Đã được thích:
    1,145
    Điểm thành tích:
    823
    Em hóng mấy loại rau :)
     

Chia sẻ trang này