MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

Thảo luận trong 'THỜI TRANG, GIẦY DÉP, PHỤ KIỆN' bởi nndzung, 16/6/2011.

  1. nndzung

    nndzung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    MC Shop - MiniMart - Chuyên bán hàng xách tay

    [​IMG]
    [/QUOTE]
     

    Attached Files:


    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nndzung
    Sửa lần cuối: 4/3/2014
  2. nndzung

    nndzung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    Đây là phần danh sách các sản phẩm thực phẩm chức năng

    II. Thực phẩm chức năng:

    Updating....

    Đây là phần danh sách các sản phẩm đồ ăn và hoa quả nhập khẩu:

    III. Đồ ăn & Hoa quả:

    1. Đồ ăn


    IV. Quần áo & Giầy dép:

    1. Quần áo

    Updating....

    2. Giầy & dép


    Updating....
     
    Sửa lần cuối: 8/7/2011
  3. Mẹ Tívoi

    Mẹ Tívoi Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    31/7/2010
    Bài viết:
    5,451
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    Mẹ nó có dầu gội HS và Essential của Nhật thì pm mình qua ủng hộ
     
  4. nndzung

    nndzung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    Hàng HS và Essential của Nhật hay bị làm giả quá, em bán hàng chuẩn giá không bì được với hàng Trung Hoa Đại Lục nên đành không nhập mẹ ơi
     
  5. cốm ơi

    cốm ơi Thành viên tích cực

    Tham gia:
    7/8/2009
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    239
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    chúc vợ chồng anh đắt hàng nhé!!!!
     
  6. nndzung

    nndzung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    Cám ơn em cốm đã cổ vũ, sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu mong mỏi của các em
     
  7. nndzung

    nndzung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    Sóng ngầm hàng xách tay


    Những bộ mỹ phẩm mang về từ Pháp. Một chiếc điện thoại di động to và mỏng đưa về từ Sing. Cái laptop rẻ bất ngờ xách về từ Mỹ... Giống như những đợt sóng ngầm, bên cạnh các sản phẩm bày bán chính thức ở shop và siêu thị vẫn có một xu thế dùng hàng xách tay.

    Nhiều mặt hàng chính hãng đã có ở Việt nam, nhưng những đợt hàng xách tay vẫn "đổ" vào người tiêu dùng.


    Với giới nhân viên văn phòng, những sinh viên có điều kiện vật chất khá giả, một chiếc laptop hay điện thoại di động không chỉ là vật dụng đơn thuần. Nó chứng tỏ đẳng cấp của chủ nhân.

    Ngọc Anh, làm việc tại văn phòng kiến trúc A.S, thường khiến các bạn đồng nghiệp trầm trồ kinh ngạc. Cô thường xuyên sử dụng những món đồ vô cùng độc đáo và bắt mắt. Từ chiếc bút máy có tính năng ghi âm, cái USB hình thù ngộ nghĩnh có dung lượng lớn có đến túi xách cài khóa cảm ứng điện tử.

    Ngọc Anh rất có khiếu "săn" và sở hữu hàng độc. Khi mọi người khâm phục trầm trồ, Ngọc Anh tiết lộ: ""Hòan toàn không đắt như mọi người tưởng".

    Anh Chính, trưởng phòng ở một công ty tư vấn xây dựng tại Tân Bình, đổi điện thoại di động liên tục. Khác với mọi người bán máy cũ mua máy mới, anh chính giữ lại các máy đã sử dụng để sưu tập.

    Giải thích cho việc "sài sang" của mình anh giải thích " Tôi chơi hàng xách tay. Nếu so với hàng mua tại Việt Nam giá rẻ hơn đôi chút. Hầu hết dòng hàng tôi xài trong nước không có. Nhưng ở bên kia, chúng lại thuộc nhưng series máy vừa lỗi mốt. Vì vậy, chúng được bán rẻ hơn, thậm chí bằng một nửa so với giá ban đầu".

    Các mặt hàng độc cho người sành điệu

    Cách đây vài năm, hàng xách tay thường tập trung vào các loại đồng hồ, mỹ phẩm, rượu, hay quần áo giày dép. Hiện nay, xu thế tiêu dùng của một bộ phận thanh niên đã chuyển sang nhu cầu hàng điện tử, máy tính, máy nghe nhạc.

    Với giới nhân viên văn phòng, những sinh viên có điều kiện vật chất khá giả, một chiếc laptop hay điện thoại di động không đơn thuần là vật dụng đơn thuần. Nó chứng tỏ đẳng cấp của chủ nhân.

    Thế nên, bên cạnh yêu cầu thẩm mỹ, tính năng đa dạng, tiêu chí "hàng hiếm, hàng độc" vẫn là điều không thể thiếu. Các cửa hàng điện thoại di động, hàng điện tử đều có tối thiểu dăm ba mẫu "hàng độc" được giới thiệu là hàng xách tay. Chúng dành để phục vụ các "thượng đế sành điệu".

    Những món hàng điện thoại kiêm sổ tay điện tử O2, Nokia cực xịn, Samsung phong cách mới, iPod Nano, laptop Apple ... đang xuất hiện liên tục trên thị trường. Chúng đánh vào nhu cầu thay đổi đến chóng mặt của giới trẻ.

    Giá cả ư? Chuyện nhỏ với dân sành điệu


    Thùy Trang, kiểm toán, là khách hàng trung thành của những tay buôn hàng xách tay ở TP.HCM. Trong khi thị trường hàng hóa tràn ngập, cô cho rằng thà thêm tiền và mất công săn tìm để có hàng độc từ nguồn hàng xách tay còn "thú" hơn nhiều. Thùy Trang chia sẽ kinh nghiệm: "Tôi chơi iPod hơn một năm nay, lúc đầu tôi mua máy trong nước. Tuy nhiên, đến khi chuyển qua chơi iPod Nano, tôi mới có dịp so sánh. Hàng xách tay, pin xài lâu hơn, phụ kiện đi kèm chất lượng hơn hẳn...".

    Đấy chính là lý do quan trọng khiến nhiều người ưa chuộng hành xách tay và không quá so đo về mặt giá cả. ""Tiền nào của đấy" nếu hàng xách tay đắt hơn một chút so với hàng cùng chủng loại trong nước, người tiêu dùng vẫn chậc lưỡi chấp nhận. So với hàng chính hãng bán ở nước ngoài, hầu hết hàng xách tay thường có giá cao hơn ít nhất 20%. Thế nhưng, một khi thói quen đã biến thành ""cơn nghiện" giá cả không còn là thách thức lớn trong mắt người tiêu dùng.

    Dở khóc, dở cười những món hàng xách tay

    Hiện nay, trên thị trường có một số hàng dán nhãn "hàng xách tay". Nhưng thực chất, chúng được "xách"" từ Trung Quốc, Campuchia, từ khu bán hàng rẻ tiền ở Hồng Kông, Bangkok đem về.

    Lại có một số người buôn hàng xách tay tham lợi, sẵn sàng mua hàng nhái, hàng ăn cắp ở nước ngoài đem về Việt Nam tiêu thụ.

    Với những trường hợp này, giá nào bán cũng có lợi. Chất lượng vô chứng. Thiệt hại khách hàng gánh chịu. Nếu có hỏng hóc, khách hàng phải... tự xử. Vì người bán luôn tuyên bố thẳng thừng: "Tôi đã rao trước là không bảo hành. Tôi chỉ biết mang hàng về, thuận mua vừa bán thôi".

    Tiền mất, chuốc lấy bực mình, không ít khách hàng của những món đồ xách tay đã tự rút ra bài học xương máu: ""Biết thế này, mua hàng chính hãng có bảo hành trong nước còn hơn! Ích nước, lợi nhà".

    (Theo TGVH)
     
  8. phanmembanhang

    phanmembanhang Phần mềm quản lý bán hàng siêu thị chuyên nghiệp

    Tham gia:
    3/5/2010
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    Nguồn: http://dantri.com.vn/c25/s119-238625/ly-le-hang-xach-tay-chin-nguoi-muoi-y.htm
     
  9. nndzung

    nndzung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    [h=1]Nhà giàu phát sốt vì hạt hướng dương của Nga[/h]Với giá tiền đắt gấp 7,8 lần so với hàng thông thường, hạt hướng dương Nga đang là trào lưu mới của giới nhà giàu trong những ngày Tết năm nay.

    TIN BÀI KHÁC
    'Trang phục' ông Công, ông Táo tăng giá
    Trung thu “Xanh” thuần khiết

    Hàng xách tay 'cưỡi' máy bay về Nguyễn Sơn thế nào?

    Bánh mứt kẹo giá rẻ 'đánh gục' người tiêu dùng


    Những ngày cận Tết, nhu cầu mua bánh kẹo, các loại hạt của người dân tăng cao, trong đó một số gia đình có điều kiện kinh tế khá giả không ngần ngại chi cả triệu đồng để mua hạt hướng dương Nga thay thế các loại hạt bí, hạt dưa... về nhấm nháp trong những ngày đầu năm.

    Chị Thủy, nhân viên công ty trắc địa tài nguyên đất tại Hà Nội, thừa nhận: "Năm ngoái đến nhà người bạn được mời ăn thử loại hướng dương này, mình thấy rất ngon. Nghe nói, giá bán của nó đắt gấp nhiều lần hướng dương thông thường nhưng muốn có cái gì đó lạ một chút trong dịp Tết này nên mình sẽ cố gắng bớt tiền ăn tiêu để mua cho bằng được!" - chị Thủy quả quyết.






    [​IMG]
    Hướng dương Nga hiệu bà già đeo kính bán tại Hương Viên, HN.


    Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua hạt hướng dương Nga, chị Phương (Ngõ 10, Ao Sen, Hà Đông) cho biết, chị thường mua từ các nhà phân phối chính gốc và mua loại hướng dương đóng gói từ bên Nga sẽ ngon hơn hướng dương Nga đóng gói nội địa. "Giá cả chênh nhau nhiều nhưng hướng dương đóng gói bên Nga vẫn ngon hơn bởi loại đóng gói nội (có giá khoảng hơn 100 nghìn đồng/kg) chỉ là hướng dương loại 2, loại 3 bên Nga thôi" - chị Phương tư vấn.

    Chồng chị Bùi Thu Giang (Trung Kính, Hà Nội), học tiến sĩ tại Nga, cứ đều đặn hàng năm, thường gửi quà Tết cho vợ bằng một bịch hạt hướng dương. Năm nào, chị cũng có hướng dương Nga mang đi biếu những người thân và sếp. Một số hàng xóm còn nhờ chị đặt mua hộ rồi gửi bằng đường hàng không về. Giá trị gửi về đến Việt Nam một kg hạt hướng dương có thể lên đến gần 1 triệu đồng nhưng nhiều người vẫn muốn mua vì ngon và không sợ khé cổ.

    Theo tiết lộ của chị Phương, năm nay, chị đã bán được gần 10kg hạt hướng dương Nga cho bạn bè trong cùng công ty và hàng xóm quanh khu nhà. Giá mỗi gói 250 gram là 150 nghìn đồng, đắt hơn một chút so với giá ngoài thị trường nhưng nhiều người vẫn mua vì tin tưởng hàng xịn 100%.

    Do đó, tình trạng cháy hàng vẫn thường xuyên diễn ra, "nhiều người đặt mua hàng nhưng tôi lại không có đủ hàng để bán" - chị Phương chia sẻ.

    Theo khảo sát của phóng viên Giáo Dục Việt Nam, hướng dương nga là loại thực phẩm ngoại đắt nên ít được bày bán tại các cửa hàng, đại lý to nhỏ trên thị trường mà chủ yếu được bán trong một số siêu thị, qua mạng internet hoặc qua các shop hàng xách tay...

    Hướng dương Nga có nhiều loại trong đó thương hiệu "bà già đeo kính" là đắt khách nhất. Thương hiệu hạt hướng dương này được đánh giá là đứng vị trí số 1 ở Nga.






    [​IMG]
    Loại hướng dương Nga được ưa chuộng vì ngon và không bị khé như hướng dương bình thường.


    Theo ý kiến của một số người am hiểu về thú "nhấm nháp" này cho biết: Đây là loại hương dương hạt mẩy, không có hạt mốc, hạt lép, thêm vào đó, nó giá trị dinh dưỡng cao, vị thơm, không khé cổ và gây ho như khi ăn nhiều loại hướng dương thông thường khác.

    Hiện nay, giá của loại hướng dương này cũng vô vàn. Một số shop như Shop Mebe (Ngọc Hân, Hai Bà Trưng, Hà Nội) có giá bán là 45 nghìn đồng/gói 100 gram, tương đương với 450 nghìn đồng/kg. Nhưng tại cửa hàng tại Hương Viên, Hai Bà Trưng lại bán với giá là 350 nghìn đồng/kg loại vỏ bao bì đỏ. Trong khi đó, loại hướng dương nhập khẩu hạt, đóng gói tại Việt Nam có giá mềm hơn từ 135 đến 150 nghìn đồng/kg.

    Anh Khải, chuyên bán hướng dương Nga thương hiệu "bà già đeo kính" tại Hương Viên (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: công ty anh nhập khẩu sản phẩm này 100% từ Nga và chỉ bán duy nhất loại vỏ màu đỏ là hướng dương có vị thông thường.

    Loại hướng dương có vỏ bao bì màu trắng là hướng dương có gia vị, có sử dụng chất bảo quản nên khi đưa về Việt Nam không hợp khí hậu thường hay chảy nước, không để được lâu, do vậy, mặt hàng này có lấy về, bán ra cũng rất ế ẩm. Mặt khác, tâm lý của người Việt Nam nói đến chất bảo quản thường không mặn mà, lo sợ có độc...

    (Theo GDVN)

     
  10. nndzung

    nndzung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    [h=1]Hé lộ chiêu hàng xách tay hạ cánh về VN[/h] Theo tiết lộ của "cửu vạn" thì hầu như không có chuyến bay nào của hàng không Việt Nam từ nước ngoài mà không mang theo hàng tấn hàng về Việt Nam tùy nhu cầu thị trường và giá cả hàng ở từng nước.

    TIN BÀI KHÁC
    Đi tìm những hóa chất 'biến' bắp, đậu thành... cà phê
    Ngắm biệt thự sang trọng của Hà Kiều Anh
    Mở bán căn hộ một trong những tòa nhà đẹp nhất HN
    'Lạnh người' với trà đá, nhân trần vỉa hè
    Thu hồi thạch Taro vì chứa độc tố
    Sức hút thần kỳ của vú nàng
    Lật tẩy loại thuốc thổi giá đỗ mập



    Cô N. ở quận Tân Bình (TP Hồ Chí Minh) là một nhân viên hàng không đã nghỉ việc. Thời gian đầu, cuộc sống của cô khá khó khăn phải nay việc này, mai việc khác kiếm sống. Thế nhưng, chỉ gần hai năm sau cô thay đổi hoàn toàn. Từ chỗ làm thuê, làm mướn "ba cọc ba đồng", đời sống chật vật nay cô như một đại gia, đi xe SH, ăn vận toàn Gucci, lời ăn tiếng nói cũng sang hẳn… chỉ nhờ kinh doanh HXT.






    [​IMG]
    Một cửa hàng tại chợ “hàng xách tay” trên phố Nguyễn Sơn. (Ảnh: Hà Nội Mới)

    Theo bà con hàng xóm của N. thì nhờ có mối quen từ khi còn công tác, lúc đầu cô được đồng nghiệp cũ dành cho việc vận chuyển hàng từ sân bay về các mối (cửu vạn) mỗi chuyến kiếm được vài ba chục ngàn. Sau khi "biết mánh" cô bỏ nghề "cửu vạn" thuê một quán nhỏ ở gần sân bay Tân Sơn Nhất, lấy HXT ngay từ bạn bè, đồng nghiệp cũ về bán. Từ đó cô mua được nhà rồi xe cộ và trở thành "đại gia con".

    HXT nói chung là những loại hàng nhỏ lẻ mang theo người, không mang tính chất đại trà. Qua các vụ buôn lậu bị bắt, xử lý, tiết lộ của người trong cuộc và quan sát trên thực tế thì HXT chính là những hàng hóa do những người đi máy bay từ nước ngoài mang về bán. Vì vậy, ở khu vực Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình… ngoài tên HXT còn có tên là "hàng bay". "Hàng bay" do khách đi công tác, du lịch còn do các nhân viên công tác trên các chuyến bay quốc tế mang về.

    Với khách thường xuyên đi máy bay có kinh nghiệm, mỗi khi về Việt Nam họ tham khảo xem mang hàng gì có lời rồi tận dụng tiêu chuẩn miễn cước mua về bán. Tuy nhiên, số hàng đối tượng này cung cấp cho thị trường không đáng kể.

    Như vậy nguồn HXT ổn định, phát triển chính là từ các nhân viên hàng không phục vụ trên các chuyến bay từ nước ngoài mang về. Điều này giải thích tại sao các cửa hiệu HXT chủ yếu nằm trong khu vực "đại bản doanh" của các hãng hàng không như sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Gia Lâm…

    Theo tiết lộ của "cửu vạn" thì hầu như không có chuyến bay nào của hàng không Việt Nam từ nước ngoài mà không mang theo hàng tấn hàng về Việt Nam tùy nhu cầu thị trường và giá cả hàng ở từng nước. Hàng rất đa dạng, thường theo nhu cầu của các con buôn. Ví dụ, khi vàng, đô la, euro… trong nước cao hơn ở nước ngoài thì họ đặt vàng, USD, euro… để nhân viên bay mang về cho họ bán và ngược lại.

    Những lô hàng này thường nhỏ nhưng có giá trị rất cao được đưa về nước, tung ra thị trường rất kịp thời, mang lại siêu lãi. Nước hoa, son, phấn, giày dép, quần áo, khăn, túi xách, ví da, điện thoại cầm tay, r***, thuốc lá ngoại, sâm, sữa, thuốc tân dược, chi tiết máy móc, phụ tùng ô tô, xe máy, chip điện tử "độc"... là những mặt hàng rất ổn định. Hiện tại, các cửa hiệu ở khu vực Tân Sơn Nhất, hay đường Nguyễn Sơn (Long Biên, Hà Nội) lúc nào cũng tấp nập khách mua.

    Cũng theo người trong cuộc, "lộ trình" nguồn HXT như sau: với loại hàng đột xuất thì con buôn gọi điện hoặc email cho đối tác nước ngoài gửi những thứ mà Việt Nam đang có nhu cầu. Đối tác lập tức mang hàng ra đầu mối đường dây ở sân bay cửa khẩu giao cho nhân viên bay trên các chuyến bay chở về.

    Tại đây, họ "làm luật" cho nhân viên ngành chức năng rồi đưa hàng ra khỏi sân bay. Hàng "cập cảng" lại được "cửu vạn mặt đất" chở giao cho con buôn. "Cửu vạn" thường là chuyên nghiệp, nắm lịch bay, động thái toàn mạng bay rất chính xác. Ai hay đi qua cổng "đại bản doanh" của các hãng bay ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ "nhẵn mặt" những người ngồi trên yên xe máy chầu trực, đó chính là "cửu vạn mặt đất" chờ hàng về…

    Mặc dù chuyển một bịch hàng từ "đại bản doanh bay" đến chủ hàng và ngược lại họ chỉ được trả vài ba chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng, nhưng đó là một nghề thu nhập cao do số hàng không ít và hầu như không có đối thủ cạnh tranh do phải bảo đảm chữ "tín" với chủ hàng.

    Trong khi đó, "cửu vạn trên không" được trả thù lao vài chục, hoặc vài trăm USD một "bịch", tùy theo giá trị của khối hàng. Giáp Tết Tân Mão "cửu" một điện thoại di động cao cấp từ Pháp về có giá thù lao 60 USD… Những lô hàng có giá trị cao thì các nhân viên bay chủ yếu chỉ làm "cửu vạn".

    Với loại hàng hóa thường xuyên thì ngoài làm "cửu vạn", không ít nhân viên bỏ vốn mua hàng về kiếm lời. Mặc dù một nhân viên trong chuyến bay chỉ mang vài ba "xách, cục…" cỡ vài chục kilôgam, nhưng hằng tuần có nhiều chuyến bay từ các nước về nên nguồn hàng ngày càng dồi dào khi mạng đường bay từ Việt Nam ra nước ngoài ngày càng mở rộng và tăng tần suất khai thác.

    Sở dĩ HXT ngày càng thịnh hành vì ngoài chất lượng cao "chính gốc" giá lại "mềm" do ngoài thù lao cho "cửu vạn" trên không, mặt đất và "thuế tiêu cực", hàng này không thuế, không cước... Đặc biệt, HXT đáp ứng nhu cầu thị trường từng ngày. Có thể nói, không có hàng hóa cùng loại nào có thể cạnh tranh được vì chất lượng, uy tín, giá và tính kịp thời của nó.

    Ví dụ, một lọ nước hoa Channel của Pháp trên thị trường bán 2 triệu đồng thì cửa HXT chỉ cỡ 1,7-1,8 triệu đồng, một hộp phấn Lancom thị trường 1,2 triệu đồng/hộp thì HXT chỉ 900.000-1.000.000 đồng/hộp… Ngày thường lọ Channel giá 2 triệu đồng nhưng vào dịp 8-3, 20-11, Noel... nhiều khi lên tới 2,5-2,7 triệu đồng. Chỉ có những chuyến bay mới đáp ứng được thời gian tính ấy.

    Tuy nhiên, hiện nay đang có hiện tượng HXT bị nhái. Mặc dù giá cả mọi thứ đắt đỏ nhưng những ngày gần đây các cửa hiệu HXT ở nhiều nơi nhất là khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, Gia Lâm sầm uất, nhộn nhịp khác thường. Thắc mắc về điều này, một "cửu vạn" hé lộ: thấy hàng bán chạy bọn "nó" bắt đầu mua hàng nhái của một số nước… trộn vào hàng xịn.

    Trong khi cả nước oằn mình chống lạm phát, quản lý thị trường ngoại tệ, chống nhập siêu với những mặt hàng xa xỉ, hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thì HXT lộng hành sẽ ảnh hưởng tới các chính sách của Nhà nước và tha hóa một bộ phận cán bộ nhân viên, ảnh hưởng xấu đến an toàn bay và cuối cùng các hãng bay bị mất người (khi bị bắt), ảnh hưởng tới thương hiệu mà phải rất tốn kém với thời gian dài mới tạo dựng được…

    (Theo Hà Nội Mới)
     
  11. nndzung

    nndzung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    [​IMG][h=1]Hàng xách tay ‘cưỡi máy bay’ về phố Nguyễn Sơn như thế nào?[/h]Xuất bản: 15:45, Thứ Hai, 09/01/2012, [GMT+7]
    . Đăng lên Facebook cho bà con cùng xem Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter cho bà con cùng xem Chia sẻ In bài viết này


    .
    Nguyễn Sơn được nhiều người yêu thích và tôn sùng bởi hàng nơi đây được tiếng là có nguồn gốc xịn, trực tiếp do các hướng dẫn viên và phi công mang từ nước ngoài về.

    Chắc hẳn không hề ít người Hà Nội biết đến phố Nguyễn Sơn, một trong những địa điểm nổi tiếng với hàng xách tay ở Hà Nội.

    Sở dĩ nó được nhiều người yêu thích và tôn sùng bởi hàng nơi đây được tiếng là có nguồn gốc xịn, trực tiếp do các hướng dẫn viên và phi công mang từ nước ngoài về. Thực hư có đúng do họ mang về hay không vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn 100%, dù vậy, cũng không phải lời đồn nào vô căn cứ.

    Tại sao là Nguyễn Sơn?

    Cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 phút xe máy, con phố với bảo tàng hàng không cũng như nhiều cơ quan khác của ngành hàng không Việt Nam, đặc biệt phải kể đến trung tâm của đoàn tiếp viên hàng không, luôn tấp nập với khá nhiều người sang đây lùng mua hàng xách tay có thương hiệu.





    [​IMG]
    Quần áo hàng hiệu tại cửa hàng trên phố Nguyễn Sơn,những chiếc áo này có giá khoảng từ 3 đến 5 triệu/cái.
    Với khoảng gần 2 chục cửa hàng trải dài con phố, cả mặt đường và trong một số ngõ, ví như ngõ 115, 117, hoạt động kinh doanh hàng xách tay nếu nhìn qua khá trầm lắng nhưng khi đi vào bên trong thực sự sôi động.

    Ở nơi đây, nhiều cửa hàng có quy mô như một siêu thị mini, diện tích mặt bằng có thể lên tới 200 mét vuông, bày bán đủ chủng loại mặt hàng: sữa tắm, bimbim, socola, bàn chải đánh răng, máy đánh trứng, đũa, nồi, xoong chảo, bia, r*** ngoại, mỹ phẩm, kính mắt, dao, đũa… Tất nhiên khi đã được tiếng hàng tốt xách tay từ nước ngoài về nên giá cả cũng rất cao.

    Câu chuyện từ tiếp viên hàng không

    Qua một số cuộc tiếp xúc riêng với người làm trong nghề hàng không và cả một số người đang làm chủ cửa hàng tại Nguyễn Sơn, nguồn hàng họ nhập về đến 90% là hàng do tiếp viên và phi công xách tay. Vậy tại sao chỉ bằng con đường xách tay mà hàng hóa nhiều đến như vậy?

    Một số tiếp viên chia sẻ theo quy định họ được mang khoảng 30 kg hành lý tất cả, ngoài ra còn được mang theo một túi áo khoác và một vali bé. Như vậy nếu tận dụng tối đa để đựng hàng mang về, tổng số kg hàng mà một tiếp viên được mang theo khoảng 50kg.

    Thế nhưng vẫn có thể mang nhiều hơn bằng cách gửi bạn bè hoặc “làm luật” cùng với một số nhân viên ngành chức năng khác để tăng được số lượng hàng mang về và hai bên cùng ăn chia với tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên việc làm luật tốn bao nhiêu, nhiều hay ít và có làm được hay không còn tùy thuộc vào phía đối tác hợp tác đến đâu. Tất nhiên, khi đôi bên cùng có lợi, việc thỏa thuận không phải quá khó khăn.





    [​IMG]
    Quần áo hàng hiệu tại cửa hàng trên phố Nguyễn Sơn,những chiếc áo này có giá khoảng từ 3 đến 5 triệu/cái.
    Với đồ chất lỏng, tiếp viên nếu muốn mang về cũng phải chịu quy định rất chặt chẽ về dung tích và số lượng hàng mang về, tuy nhiên đối với mặt hàng khác như kiểu xà phòng thơm, kính, túi xách, socola…miễn không quá cân họ có thể mang về. Nếu không tính đến việc họ có “làm luật” với nhân viên ngành chức năng, mỗi chuyến về với khoảng 40 – 50 cân hành lý, lượng hàng mang về tính theo từng đầu người cũng quả thật không nhỏ.

    Nhiều người hẳn sẽ đặt câu hỏi: Tiếp viên được hưởng lợi thế nào với hàng mang về? Ai cũng biết lương tiếp viên hàng không không hề thấp và nghề tiếp viên cũng như phi công luôn được xã hội rất trọng vọng. Thế nhưng chuyện làm thêm để kiếm thêm thu nhập nếu có cơ hội cũng chẳng ai bỏ qua cả.

    Có một số con đường mà hàng của tiếp viên hoặc phi công mang về sẽ đi như sau:

    Cách 1: Khi hàng mang về đến nơi sẽ có “cửu vạn” mặt đất mang về đổ mối (mối không nhất thiết phải tại Nguyễn Sơn). “Cửu vạn” được nhận tiền vận chuyển rồi nhận và trả tiền cho tiếp viên; một đường dây chặt chẽ và đáng tin cậy được thiết lập.

    Cách 2: Tiếp viên sẽ trực tiếp bắt mối giao hàng cho chủ cửa hàng tại Nguyễn Sơn và ăn tiền công vận chuyển với từng loại mặt hàng.

    Cách 3: Người nhà, người quen tiếp viên mở cửa hàng và tiếp viên đưa hàng về trực tiếp về đó bán.





    [​IMG]
    Một số cửa hàng bán đồ xách tay trong ngõ 117 phố Nguyễn Sơn. (Ảnh: Ngọc Diệp)
    Đối với việc tiếp viên giao hàng trực tiếp cho chủ cửa hàng, nguyên tắc ăn chia được thực hiện nhìn chung theo hướng: hàng có giá trị càng cao, thương hiệu càng xịn tiếp viên sẽ được ăn chia càng nhiều, tỷ lệ ăn chia không cố định. Ví dụ, với một lọ nước hoa khi mang về đến nơi (mối sẽ xem hóa đơn tiếp viên mua bên nước ngoài) có giá khoảng 2 triệu đồng, tiếp viên được chia khoảng 2, 3 trăm nghìn.

    Tỷ lệ ăn chia sẽ cao hơn với hàng có giá trị cao hơn. Trường hợp thấp nhất với nước hoa rẻ hơn, tỷ lệ ăn chia tính theo đơn vị khoảng 100 nghìn/mặt hàng. Hoặc đối với một số mặt hàng có giá trị thấp, tiền trả cho tiếp viên tính theo số lượng kg hàng hóa mang về.





    [​IMG]
    Giày dép xách tay ở Nguyễn Sơn. (Ảnh: Ngọc Diệp)
    Theo nhiều tiếp viên, nguồn hàng mang về Nguyễn Sơn rất đa dạng, nước hoa, mỹ phẩm chủ yếu từ Pháp, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông. Đồ quần áo cũng có nhiều nguồn, tuy nhiên đồ châu Âu rất được chuộng, thương hiệu càng nổi tiếng dễ kiếm tiền.
     
  12. chipxinh07

    chipxinh07 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    22/11/2010
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    ao uniqlo nam co may mau vay e? gia ro the nao? PM cho chi nhe, cang som cang tot
     
  13. nndzung

    nndzung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    Em đã pm, chị check pm nhé

    Sau khoảng 7 ngày là có hàng
     
  14. nndzung

    nndzung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    Lý lẽ hàng “xách tay”: Chín người mười ý
    Những năm trước, hàng xách tay thường tập trung vào các loại đồng hồ, mỹ phẩm, r***, hay quần áo giày dép... Nhưng thời gian gần đây, xu hướng tiêu dùng đã chuyển sang hàng điện tử.Khi nói đến hàng điện tử xách tay thì được ngầm hiểu là có hai loại: “Hàng ngoài” và “Hàng độc”.
    “Hàng ngoài”, là những mẫu mà các nhà phân phối trong nước đã bán tại thị trường và "hàng độc" - thuộc những hàng chưa có đại diện tại Việt Nam, hoặc những model chưa được phân phối trong nước.

    Với những ai kinh tế dư giả, một chiếc laptop, hay điện thoại di động không đơn thuần là vật dụng cá nhân, mà còn chứng tỏ đẳng cấp của người sử dụng. Chính vì vậy, hàng xách tay đã phần nào đáp ứng được nhu cầu mới, lạ, độc và sành điệu đó.

    Muốn mua hàng xách tay, cũng không nhất thiết phải có dịp đi công tác, hoặc có người quen ở nước ngoài. Các trang Web chuyên bán hàng xách tay cũng đã mọc lên rất nhiều. Muốn mua một mặt hàng nào đó, chỉ cần xem hình cũng như tính năng kèm theo trên website, sau đó gọi đến số điện thoại liên hệ trên website đó để đặt hàng.

    Website hangdoc.com.vn có cửa hàng tại 46 Nguyễn Cư Trinh, Q.1 và 234 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, chủ nhân của hệ thống cửa hàng này là một người Mỹ gốc Việt. Khi có hàng mới sẽ đưa thông tin lên website.

    Sau khi có đơn đặt hàng trong nước, bộ phận kinh doanh bên Mỹ sẽ săn và gởi hàng. Tương tự, trang web hnammobile.com (có cửa hàng tại 89 Trần Quang Khải, Q.1, TP.HCM) cũng là một trong những địa chỉ mua hàng "order" chuyên về những model điện thoại di động chưa có mặt chính thức tại Việt Nam.

    Có thể nói, hàng xách tay điện tử đang trở thành một làn sóng ngầm song song tồn tại cùng hàng chính hãng và thậm chí chính nó đã không ít lần "hích" hàng chính chính hãng cả về giá cả lẫn thời gian có mặt trên thị trường.

    Chín người mười ý

    Anh Nguyễn Văn Thành, nhân viên bộ phận Online Content, công ty VinaGame, thường khiến các bạn đồng nghiệp trầm trồ kinh ngạc. Anh thường xuyên sử dụng những món đồ vô cùng độc đáo và bắt mắt. Từ chiếc bút máy có tính năng ghi âm, cái USB hình thù ngộ nghĩnh với dung lượng lớn, đến chiếc laptop đa năng có thể quay được video...

    Khi thấy tôi trầm trồ khen ngợi, anh Thành tiết lộ: "Mấy món này không đắt như em nghĩ đâu, anh nhờ bạn "xách tay" về nên giá tương đối "mềm". Anh có khá nhiều bạn ở nước ngoài. Hàng bên đó giá rẻ, mà chất lượng tốt, nên anh đặt mua.

    Cũng có nhiều mặt hàng tại Việt Nam đã có, nhưng hàng xách tay thường không có thuế, nên giá rẻ hơn chút đỉnh. Anh xem hàng trên mạng, nhờ bạn ở nước ngoài khảo giá, chất lượng, gửi tiền và chờ hàng về. Hàng này về Việt Nam không có giấy bảo hành, nhưng chính hãng thì chất lượng khỏi chê. Mua ở Việt Nam cũng giá đấy nhiều khi còn bị đổi đồ".

    Như dân trong nghề thường hay nói, Việt Nam là thị trường hạng hai, nên đa số các mẫu điện thoại, máy nghe nhạc MP3 cao cấp cho đến máy tính xách tay, máy quay phim số... thường xuất hiện sau các nước châu Âu, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản...

    Chính vì vậy, đã tạo điều kiện cho hàng xách tay phát triển. Anh Phạm Minh Hồng, đồng nghiệp của anh Thành, một trong những người sở hữu chiếc iPhone danh giá đầu tiên ở Việt Nam, vui vẻ kể: "Tôi có chiếc iPhone khoảng một tuần sau khi nó chính thức ra đời tại Mỹ, và đã mua được với giá 900USD trong khi nó vẫn chưa được mở khóa tại Việt Nam. Mặc dù chưa sử dụng được, nhưng cầm được nó trong tay cũng phần nào làm tôi hạ nhiệt".

    Hàng độc được nhiều khách hàng ưa thích, bởi nó ít "đụng hàng". Nhiều dân chơi chỉ săn hàng "độc" với những thương hiệu nước ngoài, như T-Mobile, Sidekick, BlackBerry, Vodafone, Sharp... hay iPhone.

    Thỉnh thoảng gặp Minh Hòa, trước kia học chung lớp, giờ đã là leader PR ở một công ty Truyền thông, lại thấy anh sử dụng một chú dế mới. Hỏi ra mới biết, Hòa có cả một bộ sưu tập "dế độc". Khác với mọi người hay "có mới nới cũ", Hòa giữ lại các máy đã sử dụng để sưu tập. Hòa nói: "Hòa chơi hàng xách tay. Nếu so với hàng mua tại Việt Nam giá rẻ hơn.

    Hầu hết dòng hàng mình xài trong nước không có. Nhưng ở bên kia, chúng lại thuộc những series máy vừa lỗi mốt. Vì vậy, chúng được bán rẻ hơn, thậm chí bằng một nửa so với giá ban đầu".

    Bố của Hòa là một doanh nhân trong ngành công nghệ, lại thường xuyên đi công tác nước ngoài, nên tha hồ chiều lòng cậu con trai quý tử. Đối với vài món "độc" như máy ảnh chuyên nghiệp phục vụ cho nghề của anh, cần sục sạo nguồn bán, thử máy móc, so sánh giá cả... thì bố nhiều khi không giúp được. Hòa thỉnh thoảng lại phải thân chinh xuất ngoại kiếm hàng. Mỗi lần như vậy, coi như kết hợp đi du lịch, anh nói.

    Trái "gu" với những dân "nghiền" hàng hitech như Hòa, chú Hoàng ở địa chỉ 352/39 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM, có con gái được công ty cho đi học ở Singapore 2 tháng. Nghe mọi người nói hàng điện tử ở "Sing" rẻ và chất lượng, chú Hoàng đã nhờ con gái mua một máy ảnh kỹ thuật số hiệu Panasonic. Hàng mua về chú rất thích, và đi khoe với mọi người vì mua được hàng xịn, mà rẻ hơn trong nước những 3 triệu.

    Nhưng một tuần sau, khi đi đám cưới, chú Hoàng vô tình đánh rơi máy ảnh làm vỏ máy bị móp nặng. Lọ mọ tìm đến cửa hàng bảo hành của Panasonic để mua đồ thay thì được trả lời là không có đồ vì không phải hàng chính hãng. Chú đành ngậm ngùi nhìn chiếc máy ảnh mới, nhưng "khuyết tật" và rút ra bài học xương máu: "Biết thế này, mua hàng chính hãng có bảo hành trong nước còn hơn".

    Lợi bất cập hại

    Hàng xách tay tuy có giá rẻ hơn hàng chính hãng do không phải đóng thuế, nhưng bảo hành lại không có, nên nếu có hỏng hóc gì đột xuất cũng đành bỏ tiền túi, hoặc bó tay vì không có đồ phụ tùng phù hợp để thay thế. Mặt khác, giá cả lại không ổn định.

    Tùy theo mức độ "hot" mà giá bán cũng khác nhau. Thêm vào đó, có những ngoại lệ như với các sản phẩm điện thoại di động, sự khác biệt về băng tần hoạt động khiến nhiều người mua từ nước ngoài mang về Việt Nam phải phân vân. Giải mã là phương pháp duy nhất cần phải thực hiện để hợp pháp hóa chiếc điện thoại "xách tay" nếu muốn dùng được trong nước.

    Vấn đề mà nhiều khách hàng quan tâm là giá cả cho một lần "phá khóa", thường từ 200.000 đồng đến hơn 400.000 đồng, vì thiết bị giải mã khó tìm kiếm, và nhiều khi còn phải thay đổi phần cứng cho phù hợp. Cũng có trường hợp, điện thoại lúc đầu là model này, nhưng sau khi chuyển đổi lại... biến thành model khác. Nhất là với những máy có cùng nhà sản xuất, chạy trên những phần mềm giống nhau với hình dáng bên ngoài cũng tương tự nhau.

    Đó là một nỗi khổ của người mua hàng xách tay, và có không ít trường hợp dở khóc dở cười, như chị Tú (Q.5, TPHCM). Trong một lần đi du lịch Mỹ với chồng, chị đã mua một chiếc điện thoại độc đáo mà chị rất thích.

    Nhưng nghiệt nỗi, khi về Việt Nam sạc pin cho điện thoại thì sự cố đã xảy ra dẫn đến hỏng máy và không thể sử dụng được nữa. Khi đem đi sửa mới biết được rằng bộ sạc pin này sử dụng hiệu điện thế 120V, khác với Việt Nam hay dùng điện trực tiếp là 220V.

    Bênh cạnh đó, phần lớn điện thoại xách tay về Việt Nam đều có xuất xứ từ Trung Quốc, Campuchia, hoặc từ khu bán hàng rẻ tiền ở Hồng Kông, Bangkok,... số ít còn lại được đưa về từ các nước châu Âu hay Mỹ, Singapore,...

    Vì vậy, nhiều người mắc bệnh hình thức đã phải trả giá. Một số người buôn hàng xách tay tham lợi, sẵn sàng mua hàng nhái, hàng "chôm" ở nước ngoài đem về Việt Nam tiêu thụ, hoặc mua đồ cũ, thay phụ kiện mới rồi bán ra. Với những trường hợp này, giá nào bán cũng có lợi. Chất lượng vô chứng, có sự cố gì khách hàng phải tự lo.

    Mọi việc đều có hai mặt, và có cái lý riêng của nó. Hàng xách tay đáp ứng được nhu cầu mới, độc, lạ và sành điệu, nhưng chơi hàng xách tay cũng như đùa với lửa. Phải thật cẩn thận, và "có nghề" mới có thể tránh được... 1001 điều phiền toái.

    Theo Thanh Thuý
    Tạp chí Sức mạnh số
     
  15. huda.hanoi

    huda.hanoi 01685285535

    Tham gia:
    10/5/2011
    Bài viết:
    13,540
    Đã được thích:
    2,565
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    Giá trong ảnh của sản phẩm là giá bản lẻ hay bán buôn vậy bạn ơi ?
     
  16. nndzung

    nndzung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    Giá trong ảnh là bán lẻ. Ban muốn giá buôn mặt hàng nào xin hãy gọi điện để biết thông tin chi tiết
     
  17. nndzung

    nndzung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    KINH DOANH
    > MUA SẮM
    Thứ ba, 24/8/2010, 11:57 GMT+7

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] E-mail [​IMG] Bản In
    Hàng xách tay hút khách
    Dù các cửa hàng bán đồ ở "bển" ít quảng cáo rùm beng, thậm chí không cần biển hiệu nhưng khách vẫn lui tới đều đều vì chuộng sản phẩm ngoại xách tay.
    >'Con nghiện' online shopping
    Các cửa hàng xách tay rải rác khắp nơi ở Hà Nội, tập trung đông nhất ở đường Nguyễn Sơn, quận Long Biên, gần sân bay Gia Lâm. Nhiều cửa hàng còn không có biển hiệu nhưng khách vẫn ra vào nườm nượp do người nọ truyền tai người kia.
    Sản phẩm xách tay đa dạng mọi thể loại, từ thông dụng như quần áo, túi xách đến dao kéo, đũa bát, kem đánh răng và cả... nhau thai cừu. Nói đến hàng Nhật, người sành mua sắm nghĩ ngay đến mỹ phẩm, với các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Hàng Nhật còn nổi tiếng với sữa, bỉm cho trẻ em. Nhiều bà mẹ dù xót tiền nhưng vẫn cố lùng mua bằng được sữa Wakado, Meiji hay bỉm Goon, Unicharm cho con. Ngoài ra, ai muốn mua thực phẩm chức năng như viên nhau thai cừu thì đến shop bán đồ xách tay từ Australia, tìm r*** hay chocolate thì có sản phẩm từ Scotland và Bỉ.






    [​IMG]
    Hầu hết cửa hàng bán đồ xách tay không có tên cửa hàng, chỉ cần cái biển "Hàng xách tay" là đủ hút khách. Ảnh: Thanh Bình
    Tâm lý sợ bị đụng hàng là lý do khiến nhiều người tìm đến hàng xách tay. "Thời bây giờ đồ công sở đi đến đâu cũng thấy giống nhau. Có khi mặc một bộ đồ, đi một quãng đường mà thấy đến dăm bộ hao hao", Minh Thảo, nhân viên một công ty truyền thông ở Hà Nội chia sẻ khi vừa mua về chiếc váy công sở xách tay may từ chất liệu jeans.
    Đến bộ đũa bát mà Thanh, một tín đồ khác, cũng phải đi từ nhà ở Cầu Giấy sang Long Biên lùng mua bằng được hàng Hàn Quốc, chỉ để đổi lấy vài lời trầm trồ xuýt xoa của khách khi đến ăn cơm nhà. Cũng là một lọ sữa tắm Pamolive trông như mua ngoài siêu thị nhưng cô tự hào nói: "Hàng nhập từ Pháp đấy, thơm hơn hẳn".
    Bên cạnh đó, nhiều người cho biết họ chuộng hàng xách tay vì chất lượng hơn hẳn hàng nội, thậm chí cả hàng ngoại bán chính hãng tại Việt Nam. Hiện nay, thị trường Việt Nam đã xuất hiện nhiều thương hiệu thời trang quốc tế tên tuổi. Tuy nhiên, những người sành sỏi cho biết đối với một số thương hiệu tầm trung, hàng bán tại Việt Nam có chất lượng khác so với hàng nguồn gốc Âu, Mỹ. "Cũng là cái túi da, nhưng sản phẩm xách tay về sờ mềm tay hơn hẳn mà không bị nhẽo. Túi hiệu ở Việt Nam nhiều cái dùng chỉ một tháng là phần kim loại ở khuy, móc hay quai xách xám xỉn, bay màu", cô Ngà giải thích.
    Cô Ngà - chủ shop hàng xách tay bán từ quần áo, giày dép túi xách, mỹ phẩm, kính mắt, nằm trong một con ngõ nhỏ của Hà Nội. Hàng xuất xứ từ Pháp và về Việt Nam thông qua các tiếp viên hàng không. "Do không bị đánh thuế nên giá cả mềm hơn", bà chủ giải thích. Những người như cô Ngà thuận lợi ở chỗ có người nhà ở nước ngoài và những người này hiểu biết nhất định về sản phẩm. Do đó, cô chỉ cần chờ người thân đi chọn hàng hộ, đóng gói, rồi gửi về, cứ hơn chục ngày lại có đợt hàng mới.
    Trong khi đó, cô Hạnh, chủ cửa hàng xách tay Thái Lan trên đường Thái Thịnh thì phải sang tận Bangkok lấy hàng vì ông anh trai bên đó đã 69 tuổi, không biết chọn đồ. Đến mùa đắt hàng, có khi chỉ nửa tháng là cô đi lấy hàng một lần, không thì tháng rưỡi, hai tháng. Mỗi chuyến sang Bangkok, hai vợ chồng khệ nệ vừa xách vừa kéo lê gần 100 kg hành lý. Số hàng còn lại có bao nhiêu thì chuyển phát về, khoảng 5, 6 ngày thì đến Hà Nội. "Sở dĩ cô chọn Thái Lan vì hiện nay rất nhiều người Việt chuộng loại hàng này, nhất là tầng lớp trung tuổi. Hơn nữa có người nhà bên đó nên mỗi lần đi sang có nơi ăn chốn ở đàng hoàng", cô cho biết.
    Tuy nhiên, hàng xách tay có nhiều mặt hạn chế mà các tín đồ vẫn phải chấp nhận. Hầu hết các sản phẩm, nhất là quần áo, đồ trang điểm là hàng lỗi mốt hoặc gần "hết đát". Ở nước ngoài có nhiều đợt sale off mạnh tay, có khi đến 70%. Thời gian này, chủ hàng tranh thủ đi gom một loạt những món khá khẩm nhất rồi chuyển về Việt Nam.
    Còn đối với các mặt hàng khác như thực phẩm, sữa, hóa mỹ phẩm, điện thoại, máy tính xách tay, chất lượng hàng không được ai chứng nhận ngoài lời quảng cáo của người bán. Thành thử người dùng phải tự kiểm định rồi truyền tai nhau kinh nghiệm nên mua chỗ này, tránh xa chỗ kia. Cách đây không lâu, các bà mẹ hoang mang khi trên mạng có thông tin xuất hiện sữa Meiji của Nhật và S26 của Australia giả, xuất xứ từ Đài Loan. Tuy nhiên, vì là hàng xách tay nên các bà mẹ chẳng biết hỏi ai, vừa cho con uống sữa vừa lo ngay ngáy.
    Thanh Bình
     
  18. nndzung

    nndzung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    Bán buôn an cung Hàn Quốc giá tốt xin liên hệ chữ ký

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  19. nndzung

    nndzung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    Mùng 8/3 rồi, có nhiều quà hấp dẫn cho chị em!

    Mời chị em qua cửa hàng xem đồ trực tiếp để nhận phần quà !
     
  20. nndzung

    nndzung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2010
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: MC Shop - Bán buôn, bán lẻ hàng xách tay chuẩn

    HÃY CHỌN ĐÚNG CHỖ BÁN HÀNG XÁCH TAY CHUẨN NHÉ CÁC MẸ NHÉ !





    Cảnh giác với hàng dán mác “xách tay”

    Thứ Sáu, 25.3.2011 | 06:44 (GMT + 7)

    Gần đây, việc mua “hàng xách tay” đã trở thành xu hướng của nhiều người tiêu dùng, bởi tâm lý đây là hàng “xịn” được mang từ nước ngoài về, giá cả không quá đắt... Tuy nhiên, việc mua “hàng xách tay” cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về chất lượng cũng như xuất xứ.
    Xu hướng “hàng xách tay”

    Qua tìm hiểu, chúng tôi đã sang phố “xách tay” trên phố Ngọc Lâm (quận Long Biên) bởi nơi đây sát ngay đoàn tiếp viên của Hãng hàng không VN. Tuy nằm trong ngõ nhỏ, nhưng tại đây có chục cửa hàng chuyên bán “hàng xách tay”. Có nhà chẳng đề biển hiệu, nhưng khách vẫn đến ùn ùn, lượng hàng nhập vào không đáng kể.





    [​IMG]
    Người mua khó có thể kiểm chứng được nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm khi mua hàng xách tay. Ảnh: P.L
    Chị T.H – chủ một cửa hàng chuyên bán “hàng xách tay” trên phố Ngọc Lâm – cho biết: “Toàn bộ hàng hoá của tôi từ mỹ phẩm, nước hoa, quần áo, đường sữa, cho tới các loại thực phẩm chức năng, chữa bệnh, đồ gia dụng... đều là “hàng xách tay” được tiếp viên hàng không đi nước ngoài mang về, đem qua bán lại cho cửa hàng hoặc để ký gửi, nhờ bán hộ. Vì đây là hàng “xịn”, được đảm bảo, nên khách từ khắp nơi đều đổ về đây khiến cho cửa hàng luôn trong tình trạng quá tải, nhất là những ngày cuối tuần”.

    Cũng theo chị T.H, do lượng hàng được mang về rất nhiều, nhưng lại không bị mất thuế hay phí vận chuyển, lại thường được các tiếp viên mua vào thời điểm giảm giá, nên giá các mặt hàng ở đây luôn ở mức thấp hơn so với thị trường, như một lọ nước hoa Channel ở ngoài bán hơn 2 triệu đồng thì cửa hàng bán khoảng 1,8 triệu đồng/lọ; hay các loại phấn hàng hiệu của Lancome có giá khoảng 1 triệu đồng/hộp, thì ở đây bán khoảng 600.000-700.000đ/hộp...

    Điều hấp dẫn mọi người đến những cửa hàng bán “hàng xách tay” chính là tâm lý hàng hoá ở đây đều “xịn”, được mang từ những nước có mức yêu cầu kiểm soát chất lượng hàng rất cao như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc... nên rất yên tâm khi mua hàng, nhất là chị em phụ nữ cảm thấy an toàn... Bên cạnh đó, các cửa hiệu bán “hàng xách tay” hút khách một phần cũng là do độ “độc” của sản phẩm tại đây với những mặt hàng không bao giờ xuất hiện trên thị trường, như những miếng dán chống say tàu xe, những bộ đồ trang điểm độc đáo hay các loại thực phẩm chức năng giảm cân hiệu quả...

    Chị Nguyễn Thu Hà (phố Nguyễn Công Hoan, quận Ba Đình) chia sẻ: “Tôi hay tới đây mua đồ, bởi theo quảng cáo của nhiều người thì ở đây toàn đồ chính hãng được mang từ nước ngoài về với giá bán chỉ bằng 2/3, thậm chí là một nửa so với hàng được bán ở nơi khác. Đặc biệt, những sản phẩm như sữa nhập khẩu dành cho trẻ nếu ngoài thị trường hết thì ở đây lúc nào cũng có, mua bao nhiêu cũng được”. Hiện nay, rất nhiều cửa hàng, cửa hiệu ở HN cũng đều treo biển “hàng xách tay” để hút người tiêu dùng.

    Khó tránh rủi ro khi mua “hàng xách tay”

    Bên cạnh những hiệu quả, tiện ích khi mua hàng xách tay đem lại, thì cũng không ít trường hợp bị mua phải hàng kém chất lượng, hết “đát”. Chị Hoàng Anh (phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng) bức xúc: “Tôi mua cho con hai hộp sữa bột S26 của Australia tại một cửa hàng bên đường Nguyễn Sơn, tuy nhiên, khi mang về thì phát hiện sữa có hiện tượng vón cục. Khi mang ra cửa hàng đổi thì họ bảo hàng đã đem đi rồi không được trả lại, hai vợ chồng vừa tức vì mất công sang tận đây để mua, lại mất oan cả triệu bạc mà không biết nói cùng ai”. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp khi mua nước hoa tại đây về dùng mới biết mình mua phải nước hoa “fake” (nhái), đem ra đổi thì chẳng được mà dùng cũng chẳng xong vì sợ dị ứng da; còn có người thì mua kính mắt nhãn hiệu Burberry, Channel... với giá hàng triệu đồng, tuy nhiên khi ra hàng kính hỏi thì được biết đây là kính nhái, cao nhất cũng chưa quá 200.000đ...

    Theo lời khuyên của những người có kinh nghiệm mua “hàng xách tay”, không phải sản phẩm nào cũng được mang từ Đức, Nhật, Mỹ... về mà nhiều khi đây là hàng Trung Quốc, Thái Lan được chủ hàng trộn vào để bán. Bên cạnh đó, đây chủ yếu là hàng không được nhập qua chính hãng nên chất lượng cũng rất mù mờ, khó có thể kiểm chứng được chất lượng hay nguồn gốc sản phẩm. Chính vì vậy, rủi ro dành cho người mua là điều khó tránh khỏi.
    Phi Long



     

Chia sẻ trang này