Hà Nội: Mô Tả Cụ Thể Công Việc Của Trưởng Phòng Đào Tạo

Thảo luận trong 'Việc làm' bởi HRChannels, 13/4/2021.

  1. HRChannels

    HRChannels Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/11/2019
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Không phải nhân sự nào bước vào tổ chức cũng có thể làm việc theo một guồng quay hoàn hảo và khi doanh nghiệp khởi sự một dự án mới, rất cần một bàn tay quyền lực có thể nâng cao, bồi dưỡng và đào tạo chuyên môn cho toàn bộ nhân viên tham gia dự án, nhằm đảm bảo doanh nghiệp lớn mạnh từng ngày.

    Đó là lý do vì sao chức danh Trưởng phòng đào tạo ra đời. Để tìm hiểu chi tiết về công việc của một Trưởng phòng đào tạo, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của HRchannels về các nhiệm vụ thường ngày trong doanh nghiệp của một Trưởng phòng đào tạo nhé.

    Trưởng phòng đào tạo là gì?
    Trưởng phòng đào tạo hay Training Manager là chức danh đứng đầu bộ phận Đào tạo và Phát triển, có vai trò tương hỗ cho CHRO - Giám đốc nhân sự trong công tác bồi dưỡng và phát triển trí lực cho tổ chức.

    Ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên đều do một tay CHRO – Giám đốc tuyển dụng hoặc Recruiting Manager – Trưởng phòng tuyển dụng cáng đáng. Tuy nhiên, ở doanh nghiệp lớn, bộ phận Đào tạo và Phát triển là nhánh rất nhỏ và quan trọng, ngang hàng với những nhánh khác của Phòng nhân sự như bộ phận C & B (phụ trách tiền lương và phúc lợi), bộ phận tuyển dụng (phụ trách rao tin tuyển dụng, sàng lọc CV, hẹn lịch phỏng vấn với ứng viên,…)

    Tại sao vai trò của Trưởng phòng đào tạo lại quan trọng?
    Nhân sự trong công ty là tập hợp những con người khác nhau về trình độ nên nếu được gặp người thầy tài năng và tâm huyết, chắc chắn họ sẽ phát hiện và phát triển được tiềm năng của mình.

    Nếu như không có vị trí Trưởng phòng đào tạo thì nhân sự trong công ty sẽ liên tục biến động vì lãnh đạo quá tin tưởng vào khả năng tự thích nghi của nhân viên mà không biết rằng họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, lên level nhiều hơn nếu được tham gia những khóa học nâng cao nghiệp vụ định kỳ, đặc biệt trước mỗi dự án mới.

    [​IMG]

    >> Xem thêm: 20 câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng đào tạo nhất định phải biết

    Trưởng phòng đào tạo làm những công việc gì?
    Dưới đây HRchannels đã tổng hợp các công việc mà Trưởng phòng đào tạo cần xoay vần trong suốt quãng đường sự nghiệp của mình:

    1. Phối hợp ăn ý với Trưởng phòng tuyển dụng, xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển theo chiến lược của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực
    Trưởng phòng đào tạo chịu trách nhiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, để việc đào tạo và phát triển nhân tài đạt hiệu quả, Trưởng phòng đào tạo cần phối hợp với Trưởng phòng nhân sự để nắm được quân số, kế hoạch tuyển dụng nhân sự, những điểm mạnh, điểm yếu của nhân sự từng Phòng ban. Từ đó, Trưởng phòng đào tạo có kế hoạch đề xuất và triển khai các kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn.

    Đặc biệt, Trưởng phòng đào tạo cần gợi ý cách triển khai KPI (chỉ số đo lường công việc) như thế nào cho hiệu quả bởi mỗi nhân viên trong công ty đều có quy định về KPI khác nhau. Từ đó, Trưởng phòng đào tạo sẽ báo cáo kết quả đánh giá năng lực và đầu ra của các khóa huấn luyện do mình đảm trách cho Giám đốc nhân sự hoặc CEO – Giám đốc điều hành (nếu được yêu cầu) và đề xuất các chương trình đào tạo phù hợp.

    2. Dự trù ngân sách đào tạo và huấn luyện nhân sự trong công ty
    Đào tạo nhân viên là đầu tư hay tốn kém, tất cả đều phụ thuộc vào năng lực huấn luyện và tư duy chiến lược tuyệt vời của Trưởng phòng đào tạo.

    Chịu trách nhiệm hoạch định toàn bộ kế hoạch đào tạo ứng viên của doanh nghiệp, Trưởng phòng đào tạo cần nắm chắc trong tay kế hoạch ngân sách để vừa bồi dưỡng nhân tài hiệu quả, vừa tránh mang lại gánh nặng cho tài chính doanh nghiệp.

    3. Update xu hướng đào tạo mới trên thị trường
    Xu hướng đào tạo mới cần liên tục được cập nhật để phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

    Dễ dàng thấy được, nếu chỉ “rập khuôn” phương pháp đào tạo cũ và đồng nhất cho tất cả các nhân viên và dự án thì sẽ thật máy móc bởi những xuất phát điểm và trải nghiệm của ứng viên không đồng nhất. Chưa kể rằng, giống như các nhà giáo thực thụ, Trưởng phòng đào tạo cũng cần nghiên cứu đối tượng và phát triển phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp.

    5. Tiến hành phản hồi kết quả làm việc và đề ra phương hướng cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên
    “Học” cần đi đôi với “hành”. Trưởng phòng đào tạo hay Training Manager cần “tẩy não” suy nghĩ “thầy giảng trò chép” đã ăn sâu vào tận gốc rễ từ thời đi học của nhân viên bằng việc để nhân viên bằng cách “phê và tự phê” quá trình rèn luyện tại tổ chức, những “nốt cao” của sự tiến bộ cũng như những khó khăn còn tồn đọng, cần được chỉ bảo và tôi luyện trong chặng đường kế tiếp cùng doanh nghiệp.

    Từ đó, Trưởng phòng đào tạo mới dễ dàng đưa ra những nhận xét mang tính khách quan và đề ra các phương hướng chiến lược làm nhen lên ngọn lửa nhiệt huyết với công việc và khát vọng chinh phục những thử thách mới.

    Quan trọng hơn, giống như câu chuyện “trả bài” đều đặn cho các thầy cô của học sinh thì nhân viên cũng cần trải qua các đợt đánh giá để đo lường những bước tiến trong quá trình làm việc.

    [​IMG]

    >>> Có thể bạn quan tâm: Trưởng phòng đào tạo nhất thiết phải có những kỹ năng gì?

    4. Phổ biến văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới
    Văn hóa doanh nghiệp không phải được hình thành một sớm một chiều mà đó là những giá trị được chắt lọc và truyền thụ theo thời gian. “Nhảy việc” cũng là “nhảy văn hóa công ty”, để thích nghi với môi trường doanh nghiệp mới, các tân binh cần trải qua “buổi học nội quy doanh nghiệp” để bản thân trở nên gắn kết với tập thể - chất xúc tác quan trọng bậc nhất trong quá trình làm việc nhóm.

    Ngoài ra, hẳn là bạn sẽ không quên khía cạnh “triết lý kinh doanh” trong văn hóa doanh nghiệp. Nếu như nội quy khiến nhân viên làm việc quy củ hơn thì việc lĩnh hội được các triết lý kinh doanh sẽ khiến họ luôn tràn đầy động lực tiến về phía trước bởi đó là khi lý tưởng của họ và doanh nghiệp không hẹn mà gặp.

    Làm thế nào để trở thành Trưởng phòng đào tạo?
    Nếu bạn sở hữu bằng cử nhân Chuyên ngành Quản trị nhân sự, Quản lý đào tạo, Tâm lý học, Tâm lý học hành vi,… và có X năm kinh nghiệm tại vị trí Chuyên viên đào tạo hoặc các vị trí tương đương như Trợ lý Trưởng phòng đào tạo, Trưởng phòng Nhân sự và Đào tạo, Trưởng phòng Tuyển dụng và Đào tạo,… thì vị trí Trưởng phòng đào tạo chỉ trong tầm ngắm.

    Bên cạnh đó, bạn hãy nghiên cứu trước Bản mô tả công việc của Trưởng phòng đào tạo và “thăm dò” các thế mạnh của bản thân như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý khủng hoảng, đọc hiểu tâm lý người đối diện,… Một khi bạn đã tự tin thì còn chần chừ gì nữa, hãy nhanh tay ứng tuyển việc làm Trưởng phòng đào tạo ngay từ bây giờ cùng HRchannels – kênh cung cấp việc làm nhân sự cấp cao uy tín hàng đầu Việt Nam nào.

    Trên đây là thông tin về list công việc của một Trưởng phòng đào tạo thường xuyên phải đảm đương trong doanh nghiệp. Hi vọng bài viết trên đây của HRchannels.com sẽ mang đến cho bạn những hiểu biết hữu ích khi ứng tuyển công việc của một Trưởng phòng đào tạo.

    Nếu bạn đọc có hứng thú với công việc của một Trưởng phòng đào tạo thì hãy tham gia vào phần bình luận trong comment phía dưới bài viết hoặc liên hệ ngay tới số hotline để được trợ giúp tốt nhất nhé.

    [​IMG]

    Nguồn ảnh: internet
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HRChannels
    Đang tải...


Chia sẻ trang này