Toàn quốc: Những Mẹo Nhỏ Giúp Bản In Của Bạn Chỉnh Chu Hơn

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi otakusama, 25/2/2020.

  1. otakusama

    otakusama Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    2/7/2018
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Làm thế nào để có một bản in chỉnh chu và đẹp mắt nhất? Những mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.

    1/ Định dạng tệp in liệu có cần?

    Mỗi định dạng của đều được tạo ra nhằm phục vụ những mục đích sử dụng khác nhau. Trong in ấn, chỉ có các định dạng file có thể lưu giữ được chất lượng cao nhất của bản thiết kế mới được chấp nhận.

    Hai định dạng thông dụng nhất bao gồm TIFF và PDF. Phần lớn các nhà in hiện nay đều chấp nhận hai định dạng file này. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bạn vẫn có thể sử dụng file thiết kế gốc (.AI, .PSD, .INDD,...) để in trực tiếp.

    2/ Kích thước là điều bạn cần lưu tâm

    Điều cần làm ở đây là bạn hãy đặt đúng kích thước. Tránh đặt kích thước nhỏ hơn hoặc sai tỉ lệ so với kích thước thực tế mong muốn sau khi in. Mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có kích thước phù hợp nhất, chẳng hạn như voucher sẽ có nhiều kích thước khác nhau như 7 x 15cm, 10 x 10cm, 7 x 10cm, 10 x 15cm, 10 x 20cm.

    Có thể bạn quan tâm: In voucher - Phiếu quà tặng tại TP.HCM-Báo giá in voucher giá rẻ

    Đặc biệt trong trường hợp bản thiết kế của bạn có hình ảnh, việc đặt đúng kích thước sẽ càng quan trọng hơn trong việc đảm bảo ảnh của bạn có hiển thị rõ nét hay không. Hiện nay, hầu hết các phần mềm thiết kế đều hỗ trợ làm việc với những file kích thước lớn lên tới đơn vị mét, hãy chọn cho mình một phần mềm thích hợp tùy vào kích thước bạn muốn nhé.

    3/ Đừng quên kiểm tra độ phân giải hình ảnh

    [​IMG]


    Ảnh hiển thị trên ấn phẩm có độ phân giải cao và thấp cũng tương tự như khi bạn bị cận, lúc đeo kính và bỏ kính, thế giới xung quanh bạn như ở hai trạng thái khác nhau hoàn toàn. Có phải bạn cảm thấy rất khó chịu? Không những vậy, khách hàng của bạn cũng sẽ rất khó chịu nếu phải nhìn vào một bản in như vậy.

    Ví dụ: khi in trên khổ giấy A4, hình có kích thước nhỏ 300 x 450 px vẫn đáp ứng được độ phân giải. Nhưng cũng với độ phân giải này, nếu mang đi in offset khổ A3 hoặc A2 thì hình sẽ bị vỡ tung toé. Vì vậy để hình ảnh trên thành phẩm được sắc nét, độ phân giải cần được đảm bảo ở mức 300 ppi trở lên.

    4/ Chọn đúng hệ màu là điều bắt buộc cần nhớ

    Bản thiết kế cần sử dụng hệ màu CMYK nhằm đảm bảo thành phẩm sau khi in sẽ đạt được hiển thị màu chuẩn xác nhất.

    Các máy in đều hoạt động dựa trên 4 màu mực in là xanh lơ (cyan), hồng cánh sen (magenta), vàng (yellow) và đen (key - black) Việc bạn để bản thiết kế của mình ở hệ màu cộng ba màu đỏ (red), xanh lá (green), xanh biển (blue) rồi mang đi in sẽ khiến việc máy tính không thể nhận dạng màu sắc dẫn đến sai lệch màu khi in.

    Muốn biết thêm chi tiết tham khảo ngay bài viết Lệch màu trong in ấn - Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

    5/ Nhớ tạo vùng bù xén (bleed) cho sản phẩm của mình nhé


    Một sản phẩm sau khi in ra luôn phải trải qua công đoạn cắt xén ít nhất một lần. Designer cần đặt trước một vùng trống an toàn quanh các cạnh giấy để việc xén sẽ không làm mất thông tin, hình ảnh sát các lề.

    Dù chỉ được tạo ra để xén đi nhưng vùng bleed có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo toàn cho những thông tin cho bản thiết kế của bạn. Vùng bù xén thường nằm trong khoảng từ 3 - 5mm.

    6/ Đưa chữ về dạng outline là một việc nên làm

    Đây là một công đoạn quan trọng trước khi đưa file đi in, tuy không bắt buộc nhưng vẫn được cực kỳ khuyên làm. Đưa chữ về dạng outline giúp phòng tránh các lỗi nghiêm trọng như font bị thay đổi, hiển thị sai do thiếu font.

    Ngoài ra, việc để nguyên định dạng văn bản giúp bạn dễ dàng đổi font chữ, đổi nội dung. Tuy nhiên người khác cũng sẽ làm được việc đó dễ dàng. Vì vậy, khi đã chắc chắn về nội dung thông tin của mình, hãy chuyển văn bản sang chế độ outline để đảm bảo thông tin trong bản thiết kế không bị can thiệp, chỉnh sửa ngoài mong muốn.

    7/ Nhúng (embed) hình ảnh nếu bạn không muốn bị nhà in trả về

    Trong quá trình thiết kế, các designer thường có thói quen chỉ dẫn liên kết ảnh để tránh nặng file. Tuy nhiên, nếu quên toàn bộ công đoạn nhúng toàn bộ ảnh vào sau khi đã hoàn chỉnh, file gửi đi in sẽ bị mất ảnh hoặc hiển thị với chất lượng thấp.

    Những tips nhỏ trên đây sẽ góp phần giúp cho bản in của bạn tạo cảm giác chuyên nghiệp hơn. Còn chần chừ gì mà không thực hiện ngay thôi!

    Muốn được tư vấn rõ hơn về in ấn, tham khảo ngay tại link https://promacprinting.com/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi otakusama

Chia sẻ trang này