Toàn quốc: Phân Biệt Cà Phê Arabica - Robusta

Thảo luận trong 'THỰC PHẨM GIA ĐÌNH' bởi cafethaonguyen, 12/5/2020.

  1. cafethaonguyen

    cafethaonguyen Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    18/11/2013
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Cà phê có hai giống chính khác nhau là cà phê Arabicacà phê Robusta. Như cái tên Robusta mà nó thể hiện, nó rất là robust, tức là mạnh, chứa nhiều cafeine, là mất ngủ. Cafe Arabica thì trái lại, vị đắng nhẹ, nhưng chứa nhiều hương thơm (aroma).

    Việc sản xuất cà phê bắt đầu từ cách chọn lựa hạt cà phê và pha một tỷ lệ thích hợp giữa hai giống cà phê này.



    [​IMG]

    Dưới đây là sự khác biệt giữa hai loại cà phê Arabica và Robusta



    1. Cafe Arabica



    [​IMG]

    Hạt cà phê Arabica có hình dang bầu dục, rãnh sâu, rãnh có hình chữ S



    Địa lý: Là loại cà phê có mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất cao-gấp 2-3 lần Robusta – vì trồng không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại café này.

    Vị giác: Chính vì thế, vị đắng của Arabica nhẹ, thơm tự nhiên, đây cũng được xem như một đặc điểm cảm quan của loại cà phê này.


    [​IMG]




    2. Cafe Robusta:



    [​IMG]

    Hạt Cà Phê Robusta có hình hơi tròn, không dài, rãnh thẳng



    Địa lý:

    Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối thuộc loài thực vật Coffea Canephora Pierre ex A. Froehner. Đây là giống cà phê thích nghi tốt với khí hậu và thổ nhưỡng trên vùng đất đỏ bazan – Tây Nguyên trù phú với độ cao từ 800 -1000m so với mặt nước biển. Là loại cà phê phổ biến nhất ở Việt Nam chiếm hơn 90% sản lượng hằng năm.

    Loại cây trông này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam – nhất là vùng đất bazan (Daklak) – hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới (cành thứ cấp 1, 2, 3…). để đạt được yếu tố này, người nông dân phải có vốn, một kiến thức cơ bản. Thường thì mới năm thứ hai-thời kỳ kiến thiết cơ bản-người trồng đã thu hoạch, không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ 1 kinh doanh (năm thứ 3 của cây trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp.

    Vị giác:

    Trãi qua quá trình chế biến trên dây chuyền thiết bị hiện đại với công nghệ cao tạo cho loại cà phê Robusta có mùi thơm dịu, vị đắng gắt, nước có màu nâu sánh, không chua, hàm lượng cafein vừa đủ đã tạo nên một loại cà phê đặc sắc phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi cafethaonguyen
    Sửa lần cuối: 16/6/2020

Chia sẻ trang này