Toàn quốc: Thuốc Nam Của Người Việt

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi bancaythuoc, 17/6/2016.

  1. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Tác dụng của Chè Dây Cao Bằng.
    Tác dụng cụ thể Chè Dây Cao Bằng
    ⇒Theo nghiên cứu các nhà y dược học Việt nam thì tác dụng nổi trội của Chè dây là diệt trừ vi khuẩn Heicobacter pylori., giảm tiết axít dịch vị dạ dày,giúp vết loét liền sẹo,cắt đứt cơn đau nhanh chóng và an thần.

    Bên cạnh đó hàm lượng lớn flavonoid trong Chè dây có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày.

    ⇒Bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh.

    Trung bình, chỉ sau ít ngày, rất nhiều bệnh nhân hết đau, thèm ăn và có cảm giác ngon miệng, người dễ chịu, ngủ ngon hơn.

    Các bệnh nhân nghiên cứu được nội soi trước và sau điều trị, kết quả sau khi dùng chè dây cho thấy, phần đa bệnh nhân liền sẹo. Như vậy, chè dây có tác dụng làm liền sẹo ổ loét dạ dày rất cao.

    ⇒Hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm nên chè dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày.

    Mức độ viêm dạ dày của bệnh nhân trước và sau điều trị bằng chè dây giảm xuống rõ rệt, đa số hết viêm hoặc chỉ còn viêm dạ dày mức độ nhẹ.

    Tác dụng giảm viêm dạ dày của chè dây không có ở một số các loại tân dược khác.

    [​IMG]

    Trà dây Cao bằng
    ⇒Sử dụng chè dây trị viêm loét dạ dày - hành tá tràng cũng không gây tác dụng phụ, không gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt không gây ảnh hưởng tới sự sinh sản và di truyền cũng như các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khi dùng chè trong thời gian dài.

    Cách dùng Chè Dây Cao Bằng.
    ⇒Cho chè dây vào nước sôi, khoảng 5 phút, có thể uống nóng hoặc để nguội (dùng như trà bình thường).Ngày dùng 40-50g
     
  2. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Quả táo đỏ
    Táo đỏ có tên khoa học là Malus domesticus, thuộc họ hoa hồng.

    Táo có rất nhiều loại - gần 1.500 loại và có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, cả về giá trị dinh dưỡng lẫn công dụng phòng, trị bệnh.

    Những tác dụng diệu kỳ từ táo đỏ
    - Chống táo bón: ăn mỗi ngày từ 1-2 quả táo thì tiêu hóa rất tốt, đi cầu dễ dàng.

    - Chống nhiễm khuẩn: Đặc biệt sau các bữa ăn chính, tráng miệng bằng táo tươi sẽ tránh được các bệnh về răng miệng, chống sâu răng và viêm dạ dày.

    - Nhuận mật: Dùng táo ngâm rượu uống có tác dụng lưu thông mật, chống tạo sỏi. Người có sỏi mật có thể uống rượu táo mỗi ngày 5 lần, mỗi lần ½ ly kết hợp với uống ¼ ly dầu ô liu có thể làm tan sỏi mật, đồng thời táo có thể làm giảm luợng cholesteron. Do vậy người ăn nhiều táo có thể phòng được sỏi đường mật và cholesterol máu.

    - Trong lĩnh vực thẩm mỹ: nguời ta dùng rượu táo làm làm bớt gầu tóc và làm chất thơm để khử mùi hôi của cơ thể, nhất là ở những người có mồ hôi dầu.

    - Giảm đau đầu: uống nước táo ép và xoa nhẹ nước táo lên đầu và vùng thái dương có tác dụng làm giảm căng thẳng, bớt đau đầu. 6. Tác dụng tiêu mỡ, giảm béo: Ăn mỗi ngày 2 quả có tác dụng giảm béo và chất mỡ dư thừa của cơ thể.

    - Táo làm giảm nguy cơ đột quỵ, nhất là ở những người cao tuổi. Học viện Quốc gia về cây ăn quả Nhật đã công bố một công trình nghiên cứu, theo đó ăn mỗi ngày 1-2 quả táo (400gr táo) có thể giúp hạ thấp lượng chất béo trung tính trong máu (chất này gây xơ cứng động mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ và gây tăng huyết áp).

    Ngoài ra ăn táo còn làm tăng lượng vitamin C có tác dụng gia tăng sức bền thành mạch máu và sức đề kháng của cơ thể.

    Tác dụng làm đẹp với táo đỏ

    Táo đỏ rất giàu dưỡng chất protein, chất béo… và các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, phốt pho… Những chất này rất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là mái tóc. Mỗi ngày nên ăn khoảng 50g táo sẽ giúp cho mái tóc của bạn ngày càng đen, bóng và còn có tác dụng chống dụng tóc rất hữu hiệu.

    http://********.dktcdn.net/100/099/050/files/qua-tao-do.jpg?v=1478613382404

    Táo đỏ khô
    Làm trắng và mịn da
    Bạn có thể dùng táo để đắp lên mặt có công dụng làm trắng và mịn da. Có lẽ bạn ít thấy mặt nạ với táo nhưng nó thật sự hiệu quả. Cách này còn giúp làn da se lổ chân lông, tránh kích ứng da.

    Cách làm : một trái táo xanh xắt nhỏ. Một ít nho, nha đam nghiền nhuyễn . Cho các nguyên liệu vào chén, thêm ít nước cốt chanh rồi trộn đều. Đắp trong vòng 15 phút và rửa bằng nước ấm

    Táo đỏ giúp tóc bóng đẹp
    Táo đỏ rất giàu dưỡng chất protein, chất béo… Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, phốt pho… những chất này rất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là mái tóc.

    Nếu bạn muốn có mái tóc đen mượt thì mỗi ngày nên ăn khoảng 50g táo sẽ giúp cho mái tóc của bạn ngày càng đen, bóng và còn có tác dụng chống dụng tóc rất hữu hiệu.

    Táo đỏ giúp bạn duy trì vóc dáng thon thả
    Làm đẹp với trái táo
    Táo là loại quả ngọt nhưng lại không béo
    Táo là loại quả ngọt nhưng lại không béo, không cholesterol, có chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa... Chính vì vậy, thường xuyên ăn táo sẽ giúp cho bạn có một vòng eo thon gọn và khỏe mạnh.

    Mặt nạ táo đỏ ngừa mụn
    Nghiền nát một quả táo, thêm 2 thìa sữa bò tươi hoặc dầu thực vật (nếu là da nhờn cho thêm lòng trắng trứng gà). Đắp khoảng 20 phút, rồi dùng nước ấm rửa sạch mặt.

    Làm sạch chất nhờn trên da mặt
    Chất nhờn làm da mặt bạn khó chịu, tích tụ cặn bã gây mụn. Vậy bạn sẽ dùng mặt nạ táo để kiểm soát lượng chất nhờn trên da.

    Lấy một quả táo xanh nghiền nhỏ, đắp lên mặt trong 10 phút và rửa bằng nước âm. Tuy cách này đơn giản nhưng nó rất mát là một kem dưỡng thiên nhiên tác dụng kiểm soát chất nhờn một cách hiệu quả.

    Quả táo đỏ giúp se khít lỗ chân lông
    Táo xanh một loại trái cây có thể giúp se khít lỗ chân lông khá hiệu quả. Chỉ cần nghiền nát táo xanh, thêm 2 thìa sữa bo tươi hoặc dầu thực vật và đắp lên mặt. Rửa sạch bằng nước ấm.

    Hạn chế nếp nhăn trên da
    Táo chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, là bí quyết kéo dài tuổi thanh xuân cho phụ nữ. Đắp mặt nạ táo xanh có tác dụng chống lão hóa da, chống nếp nhăn hiệu quả. Nghiền nát táo xanh va đắp lên mặt trong 15-20 phút và rửa bằng nước ấm.

    Giảm quầng thâm, sưng dưới mắt
    Nếu thường xuyên thức đêm hoặc làm việc nhiều với máy tính. Bạn có thể sử dùng 2 thìa nước táo xanh với 1 thìa khoai tây sống nghiền nhuyễn và đắp trong 10-20 phút và rửa bằng nước ấm. Nên để nguyên vỏ để tăng hiệu quả , công dụng của táo.
     
  3. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Tác dụng của hoa đào

    Hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt…

    Chính vì vậy mà từ xa xưa, sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào đem phơi khô trong bóng râm (phơi âm can) và bảo quản nơi cao ráo để làm thuốc dùng dần.

    * Để trị các chứng cước khí, đau vùng tim, người ta dùng hoa đào khô tán bột, uống với nước ấm hoặc rượu với liều từ 3 - 5g trong một ngày.

    * Để chữa chứng rụng tóc, hói đầu người ta dùng bột hoa đào trộn đều với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đ• rửa sạch bằng nước hòa với tro của rơm rạ.

    * Để chữa chứng ngược tật (sốt rét) dùng hoa đào tán bột uống, mỗi ngày 3 g với rượu ấm.

    * Để chữa chứng kiết lỵ dai dẳng, có thể dùng hoa đào 10 - 15 bông sắc uống, mỗi ngày 3 lần.

    * Để chữa chứng đại tiện táo kết, dùng hoa đào khô 10g, hoa đào tươi 30g, sắc uống.

    * Để chữa chứng tiểu tiện bất lợi, dùng hoa đào tươi 30g trộn với bột mỳ, đường làm bánh nướng ăn.


    http://********.dktcdn.net/100/099/050/files/hoa-dao-kho.jpg?v=1478611185182

    Hoa đào khô
    Hoa đào và tác dụng làm đẹp

    * Với những phụ nữ quá béo, muốn có được một thân hình thon thả, ưa nhìn, sách Thiên kim yếu phương khuyên nên uống bột hoa đào mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1g vào lúc đói.

    * Để trị các vết rám đen ở mặt, người ta dùng hoa đào 4 phần, bạch dương bì 2 phần và bạch quả tử nhân 5 phần, tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g ngay sau bữa ăn.

    * Phụ nữ muốn có được làn da trắng trẻo, nhu nhuận, mịn màng có thể dùng bài thuốc có tên gọi là Ngọc nhan tán, gồm các vị : hoa đào 200g, đông qua nhân (nhân hạt bí đao) 250g, và bạch dương bì (vỏ cây bạch dương) 100g. Các vị đều sấy hoặc phơi khô, tán bột, trộn thêm một chút đường trắng rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn.

    * Danh y Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu cũng đã ghi lại hai phương thuốc dùng hoa đào để làm đẹp da mặt cho phụ nữ.

    Phương thứ nhất: hoa đào 4 lạng ta, nhân hạt bí đao 5 lạng ta , vỏ quýt 2 lạng ta, tất cả đều phơi khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân với nước ấm sau bữa ăn. Muốn da trắng thì thêm nhân hạt bí đao, nếu muốn da đỏ hồng thì thêm hoa đào. Uống 50 ngày thì mặt trắng, uống thêm 50 ngày nữa thì da dẻ toàn thân cũng trở nên trắng trẻo.

    Phương thứ hai: vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch lấy hoa đào phơi khô, tán bột. Ngày mùng 7 tháng 7 chích lấy máu ở mào con gà, đem trộn với bột hoa đào rồi bôi lên da mặt, sau 2 - 3 ngày màng thuốc bong ra thì da mặt trở nên tươi sáng như hoa. Đây là phương thuốc làm đẹp bí truyền của Thái Bình công chúa đời nhà Đường (Trung Quốc), sau được sách Thánh tễ tổng lục chế thành một loại mỹ phẩm có tên gọi là Diện mô cao.

    * Để trị trứng ca, mụn nhọt trên da mặt, Tuệ Tĩnh khuyên nên dùng hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hòa với mật mà bôi hoặc dùng hoa đào và đan sa với liều lượng như nhau, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 đồng cân (3 - 4g) vào lúc đói trong 10 - 20 ngày. Ngoài ra, để trị mụn nhọt ở vùng lưng, sách Thánh tễ tổng lục khuyên nên dùng bột hoa đào hòa với dấm đặc mà bôi lên tổn thương nhiều lần trong ngày.

    Dùng hoa Đào làm mỹ phẩm

    Hiện nay, trên thị trường có một số loại mỹ phẩm lấy danh nghĩa là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hoặc làm giả các nhãn hiệu nổi tiếng để đánh lừa khách hàng.

    Thực chất tác dụng làm trắng da, trị mụn, chống nám, làm mịn da một cách nhanh chóng do trong sản phẩm còn ngầm có thêm thành phần Corticoides- đã bị Bộ y tế cấm sử dụng.

    Nếu dùng lâu ngày Corticoides sẽ phá huỷ làn da: gây teo da, giòn mao mạch, da nhợt nhạt, nhăn nhúm, dễ bắt nắng, sụp mi mắt, viêm da, gây mụn mủ….

    Vì vậy, bạn đọc nên cẩn thận khi sử dụng. Bạn có thể nhận biết bằng cảm quan: khi nhận thấy nhựng hiện tượng trắng nhợt bất thường thì nên ngừng sử dụng ngay và kiểm tra lại nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

    Ngày nay, các nhà khoa học đã phân tích và tìm thấy trong hoa đào có chứa những chất có tác dụng làm sạch gốc tự do 1,1-diphenylpicryl-2-hydrazyl (DPPH) và superoxide.

    Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu khảo sát thành phần hoá học, tác dụng dược lý của hoa đào trên thực nghiệm cũng như lâm sàng.

    Trên cơ sở kế thừa tinh hoa của y học cổ truyền kết hợp với kỹ thuật công nghệ hiện đại, Công ty cổ phần Sao Thái dương đã cho ra đời bộ sản phẩm Tây Thi bao gồm Nước dưỡng da, Kem dưỡng da, mặt nạ dưỡng da và Sản phẩm uống dưỡng da bằng sự phối hợp độc đáo giữa hoa đào với các dược liệu quý giá khác như nhân sâm, bí đao.

    Với đặc trưng giàu tính tự nhiên, các sản phẩm có công dụng làm khoẻ và đẹp da mặt trên cơ sở phòng chống các vết nhăn và nám da, trị liệu trứng cá, mụn nhọt và phòng ngừa những tổn thương khác trên da mặt do các tác nhân gây hại từ môi trường.

    Hoa đào có ở khắp nơi trên đất nước ta. ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang…đào mọc thành rừng.

    Thiết nghĩ, việc khuyến khích trồng đào, nghiên cứu sử dụng các bộ phận của cây đào nói chung và hoa đào nói riêng để làm thuốc và mỹ phẩm là rất cần thiết, vừa có lợi cho cảnh quan môi trường lại vừa có ích cho sắc đẹp và sức khỏe con người.
     
  4. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Câu kỷ tử
    Kỷ tử, loại quả được lấy từ cây câu kỷ, một rau ăn có tên khác là rau khởi, khủ khởi, củ khởi. Nó được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là kỷ tử hay khởi tử, câu kỷ tử.

    Quả được thu hái vào mùa hè - thu, lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh giữa trưa, trời nóng làm quả kém phẩm chất.

    Chỉ lấy những quả màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ, loại bỏ quả thâm đen. Đem tãi mỏng, phơi trong bóng râm cho se vỏ ngoài, rồi phơi tiếp chỗ nắng đến thật khô.

    Nếu sấy, cần để ở nhiệt độ 30-40 độ C. Có nơi người ta đồ chín quả rồi mới phơi khô.

    Tác dụng câu kỷ tử
    Dược liệu kỷ tử có hình trái xoan, giữa phình to, hai đầu thót lại, màu đỏ thẫm, mặt ngoài nhăn nheo, thịt mềm, vị ngọt thơm, hơi chua, tính bình, vào kinh can thận, có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, bổ tinh, ích khí, chữa thận hư, đau lưng, mỏi gối, di mộng tinh, mắt mờ, chóng mặt.

    Đặc biệt, người cao tuổi dùng kỷ tử rất thích hợp với thể trạng đang suy yếu. Có thể bào chế kỷ tử thành những dạng thuốc sau:

    - Rượu ngâm:

    Kỷ tử 300 g, giã nhỏ, ngâm với một lít rượu 35-40 độ trong 2-3 tuần, càng lâu càng tốt. Ngày uống 1-2 cốc nhỏ trước bữa ăn. Có thể ngâm thêm táo tàu, thục địa, long nhãn...

    - Thuốc sắc:

    Kỷ tử 12 g, thục địa 12 g, tục đoạn 9 g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.

    - Viên hoàn:

    Kỷ tử, hoàng tinh và thục địa với lượng mỗi thứ bằng nhau, sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, nhào với mật ong làm thành viên.

    Mỗi ngày uống 12-20 g. Hoặc kỷ tử, cúc hoa, thục địa, sơn thù du, sơn dược, trạch tả, mẫu đơn bì, phục linh (lượng bằng nhau) cũng tán bột, rây mịn, luyện với mật, làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 9 g.

    Người nóng nhiều, yếu dạ, tiêu chảy, không được dùng kỷ tử.
     
  5. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    CỎ SỮA LÁ NHỎ
    Herba Euphorbiae Thymifoliae

    Tên khoa học:
    Euphorbia thymifolia Burm., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

    Mô tả cỏ sữa lá nhỏ:

    Cây thảo sống nhiều năm, mọc bò, có lông và có nhựa mủ trắng.

    Thân và cành tỏa rộng trên mặt đất, hình sợi, màu đỏ tím, hơi có lông. Lá nhỏ mọc đối, hình bầu dục hay thuôn, tù đầu, hình tim không đều hay tù ở gốc, có răng ở mép, có lông ở mặt dưới, dài 7mm, rộng 4mm.

    Cụm hoa dạng xim co ít hoa ở nách lá. Quả nang, đường kính 1,5mm, có lông. Hạt nhẵn, có 4 góc lồi, dài 0,7mm. Cây ra hoa vào mùa hè.

    Bộ phận dùng cỏ sữa :

    Toàn cây

    Phân bố:

    Cây mọc hoang khắp nơi ở bãi cỏ, sân vườn, ở những nơi đất có sỏi đá.

    Thu hái:

    Cây quanh năm, tốt nhất vào hè thu, rửa sạch dùng tươi hay phơi khô.

    Tác dụng dược lý cỏ sữa lá nhỏ:

    Dùng dung dịch cỏ sửa đưa vào ruột sẽ ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ (Sonner, Shigella, Flexneri,...) cũng có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng.

    Cỏ sữa lá nhỏ được xem là loại thuốc kháng khuẩn tụ cầu vàng. Cỏ sữa lá nhỏ được xem là loại thuốc kháng sinh trị bệnh đường ruột và bệnh ngoài da.

    Chất nhựa mủ của nó có tính gây xót đối với niêm mạc dạ dày và độc đối với cá và chuột. Ở Ấn Ðộ, người ta xem nó như có tác dụng làm thơm, săn da, kích thích và nhuận tràng.

    Thành phần hoá học cỏ sữa:

    Trong cây có một loại tinh dầu màu xanh, mùi đặc biệt, vị kích ứng. Thành phần tinh dầu gồm cymol, carvacrol, limonen-sesquiterpen và acid salicylic. Lá và thân chứa flavonoid cosmosiin (5,7,4-trihydroxyflavon-7-glucosid). Rễ chứa taraxerol, tirucallol và myrixyl alcohol.

    Công năng:

    Thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa.

    Công dụng cỏ sữa:

    Thường dùng trị: 1. Lỵ trực trùng, viêm ruột ỉa chảy; 2. Trị xuất huyết; 3. Phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa hoặc tắc tia sữa.
    Ở Ấn Độ còn dùng làm thuốc diệt sâu bọ, giã đắp chữa bệnh ngoài da.

    Cách dùng, liều lượng cỏ sữa lá nhỏ:

    Toàn cây phơi khô, sao vàng, sắc uống, mỗi ngày 15-20g, có thể tới 50g cho trẻ em. Người lớn có thể dùng tới 100-150g.
     
  6. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Hoạt chất tốt cho tim trong cây Giảo cổ lam 5 lá
    Adenosin - hoạt chất giúp cơ thể tái tạo năng lượng nhanh chóng, điều hoà nhịp tim và kích hoạt giấc ngủ vừa được tìm thấy trong cây Giảo cổ lam 5 lá.

    - Theo suckhoe.vnexpress.net -

    Chất này vốn rất hiếm trong thực vật, thường chỉ có trong dược liệu “đông trùng hạ thảo”.

    Nghiên cứu này được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu tại Viện Hóa quốc gia do Giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Văn Sung - Nguyên Viện trưởng Viện Hóa học chỉ đạo.

    Theo Giáo sư Sung, việc tìm thấy adenosin thiên nhiên trong cây Giảo cổ lam đã làm sáng tỏ tác dụng tăng lực mạnh của cây này.

    Nhờ đó, nó thường được dùng cho các vận động viên thi đấu thành tích cao và được coi là loại doping hợp pháp. Hợp chất adenosin cũng có tác dụng tốt cho tim mạch, giúp dễ ngủ và sâu giấc.

    Adenosin chỉ tìm thấy trong loại giảo cổ lam 5 lá, không thấy hiện diện trong 3 và 7 lá.
    Hoạt chất này không chiết xuất được bằng nước nóng theo cách sắc thông thường mà phải dùng hệ dung môi ethanol: nước theo tỷ lệ 50:50 ở nhiệt độ và áp suất thích hợp.

    Việc tuân thủ quy trình chiết xuất cây Giảo cổ lam của các đơn vị sản xuất trong nước đóng vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm.

    "Việc tìm thấy chất phanosid hạ đường huyết mạnh, gypenosid chống u và bây giờ là adenosin tốt cho tim mạch chứng minh chất lượng giảo cổ lam Việt Nam rất tốt.

    Đây là loại cây đặc biệt rất cần được bảo vệ và phát triển thành những thuốc quý phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu", Giáo sư Sung nhận xét.

    http://********.dktcdn.net/100/099/050/files/gs-tran-van-sung-vietq-2690-1395217474.jpg?v=1476542638240

    Giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Văn Sung - Nguyên Viện trưởng Viện Hóa học.

    Giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Văn Sung - Nguyên Viện trưởng Viện Hóa học.
    Đề tài nghiên cứu trích ly adenosin và các dạng hoạt chất quý giá trong cây giảo cổ lam đã được chuyển giao lại cho Công ty Tuệ Linh thực hiện.

    Đây cũng là công ty duy nhất được Giáo sư, tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ, Nguyên Hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội chuyển giao đề tài cấp nhà nước về giảo cổ lam với nguồn nguyên liệu 100% được thu hái hoang dã trên những vùng núi cao của Việt nam.

    Giáo sư Phạm Thanh Kỳ đã tìm ra nhiều tác dụng của cây giảo cổ lam qua các nghiên cứu khoa học từ năm 1997. Theo giáo sư Kỳ, loại cây này làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể...

    Ngoài ra, hoạt chất gypenosid trong loại thực vật này giúp kìm hãm sự phát triển của khối u vì cơ chế giải độc mạnh và giúp điều chỉnh những rối loạn chuyển hóa ở cấp tế bào.

    Giáo sư Thanh Kỳ và cộng sự tại Hàn Quốc đã chiết tách được thành phần hoạt chất gypenosid, thử nghiệm trên khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến cho kết quả rất tốt. Hoạt chất này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

    http://********.dktcdn.net/100/099/050/files/dsc-0255-jpg-3347-1395217474.jpg?v=1476542750122

    Thầy Phạm Thanh Kỳ đang kiểm tra cây giảo cổ lam tại vườn ươm giống

    Giảo cổ lam hay còn được gọi là cỏ thần kỳ, ngũ diệp sâm, cây trường thọ
    (Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum) thuộc dạng cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt.

    Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy.

    Giảo cổ lam có nhiều loại: 3, 5, 7 và 9 lá. Quả giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen.

    Loài cây này mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2.000m so mới mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm.

    Giảo cổ lam xuất hiện nhiều nhất ở vùng núi Tây Tạng. Ngoài ra, một số vùng ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên, cũng có.

    http://********.dktcdn.net/100/099/050/files/images1033553-6.gif?v=1476542912468

    Cây Giảo cổ lam
    Giảo cổ lam Việt Nam được phát hiện lần đầu tiên tại Phan xi păng – Lào Cai trên độ cao hơn 3.000m. Các đánh giá về khoa học cho thấy giảo cổ lam Việt Nam có chất lượng tốt, hàm lượng hoạt chất rất cao.
     
  7. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Chè dây cao bằng hiện nay được nhiều người biết đến như vị thuốc trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiệu quả mà không mấy tốn kém.

    Trà dây cao bằng có tên khoa học Ampelopsis Cantoniensis Planch họ Nho (Vitacae), chè dây còn được gọi là Thau rả (theo dân tộc Tày) hay Khau rả (theo dân tộc Nùng).

    ⇒Là loại dây leo có vị ngọt, đắng, tính mát, được đồng bào dân tộc miền núi sử dụng như một vị thuốc dân gian trị các bệnh liên quan tới dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị...

    http://********.dktcdn.net/100/099/050/files/anh-2.jpg?v=1473145233172

    Hình ảnh cây chè dây
    ⇒Ngoài ra chè dây còn có tác dụng an thần, trị mất ngủ. Cách đây gần hai chục năm, chè dây đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và phát hiện ra những tác dụng tích cực trong việc điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng.

    ⇒Theo nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam, bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh. Trung bình, chỉ sau 8-9 ngày, hơn 90% bệnh nhân hết đau, thèm ăn và có cảm giác ngon miệng, người dễ chịu, ngủ ngon hơn.

    ⇒Các bệnh nhân nghiên cứu được nội soi trước và sau điều trị, kết quả sau khi dùng chè dây cho thấy, có tới gần 80% bệnh nhân liền sẹo. Như vậy, chè dây có tác dụng làm liền sẹo ổ loét dạ dày rất cao.

    ⇒Cũng theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày - hành tá tràng là làm sạch Helicobarter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này.

    ⇒Bên cạnh đó, do hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm nên chè dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày. Mức độ viêm dạ dày của bệnh nhân trước và sau điều trị bằng chè dây giảm xuống rõ rệt, đa số hết viêm hoặc chỉ còn viêm dạ dày mức độ nhẹ. Tác dụng giảm viêm dạ dày của chè dây không có ở một số các loại tân dược khác.

    ⇒Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ rõ: sử dụng chè dây trong điều trị viêm loét dạ dày - hành tá tràng cũng không gây tác dụng phụ, không gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt không gây ảnh hưởng tới sự sinh sản và di truyền cũng như các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khi dùng chè trong thời gian dài.

    ⇒Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu nhân giống, trồng chè dây để phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm cũng như bảo tồn vị thuốc quý vốn là loài cây mọc hoang này. Chè dây có thể sản xuất thành dạng viên nang, hoặc sử dụng ở dạng khô nấu như nấu nước chè mạn để dùng.

    Cây chè dây
    ⇒Ramulus Ampelopsis

    Tên khác:
    ⇒Chè hoàng gia, Song nho Quảng Đông.

    Tên khoa học:
    ⇒Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch, họ Nho (Vitaceae)

    Mô tả chè dây:
    ⇒Dây leo, cành hình trụ mảnh; tua cuốn đối diện với lá, chia 2-3 nhánh. Lá hai lần kép, mang 7-12 lá chét mỏng giòn, mép có răng thấp; gân bên 4-5 đôi; lá kèm gần tròn, dạng vẩy. Ngù hoa đối diện với lá có 3-4 nhánh; nụ hoa hình trứng; hoa mẫu 5. Quả mọng hình trái xoan to 6 x 5mm, màu đen, chứa 3-4 hạt.
     
  8. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Nấm ngọc cẩu tăng cường sinh lý giữ trọn hạnh phúc gia đình
    Nấm ngọc cẩu là một sản phẩm từ tự nhiên, mang lại cho cả phái nam và nữ một hiệu quả cực kỳ tốt trong chuyện sinh lý. Tác dụng của loại nấm này thấy rõ rệt sau khi sử dụng.

    ⇒Việc loại nấm này nổi đình, nổi đám do chính tác dụng tuyệt vời của nó mang lại. Nếu bạn là đang có nhu cầu về “chuyện ấy” dù là nam hay nữ thì đây là lựa chọn tuyệt vời cho chính bạn.



    [​IMG]

    Nấm ngọc cẩu tươi
    Công dụng nấm ngọc cẩu
    – Tác dụng trị bệnh yếu sinh lý, liệt dương

    – Tác dụng trị rối loạn cương dương

    – Tác dụng tăng cường sinh lực, nâng cao năng lực tình dục

    – Tác dụng trị nám da, tăng cường nhu cầu sinh lý ở nữ giới

    Những người nên dùng nấm ngọc cẩu
    – Đàn ông đang trục trặc về sinh lý

    – Đàn ông bị suy giảm ham muốn tình dục

    – Đàn ông lạnh nhạt chuyện chăn gối

    – Đàn ông muốn cải thiện chức năng sinh lý, đem lại hạnh phúc cho gia đình và có những giây phút thăng hoa bên người yêu.

    – Phụ nữ bị suy giảm chuyện ấy,

    – Phụ nữ muốn tăng cường khả năng tình dục

    – Phụ nữ sau khi sinh cải thiện sức khỏe

    – Người muốn bổ thận, bổ máu

    – Phụ nữ muốn trị nám da, tàn nhang làm đẹp da

    Cách chế biến và cách dùng nấm ngọc cẩu
    ⇒Cách chế biến và sử dụng Nấm ngọc cẩu rất đơn giản, chỉ cần sắc ngọc cẩu khô với nước rồi uống trực tiếp. Sau khi sắc sẽ cho thứ nước ấy có màu đen thẫm, vị hơi chát.

    ⇒Đàn ông sinh lý yếu, ngoài việc sắc uống, có thể chế biến với các món ngọc dê, ngọc cẩu, ngọc kê, ngọc bò…

    ⇒Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nấm ngọc cẩu tươi hoặc khô ngâm rượu để uống lâu dài và thường xuyên để đạt hiệu quả cao nhất.

    Mua nấm ngọc cẩu ở đâu là xịn giá cả tốt
    ⇒Hiện nay có rất nhiều cơ sở, đại lý bán nấm ngọc cẩu trên thị trường. Do đó, để có thể mua nấm ngọc cẩu tốt nhất, chất lượng do người dân trực tiếp lên núi cao thu hái các bạn nên tham khảo nhé.

    ⇒Đặc biệt, nếu có địa chỉ nào bán “quá” rẻ khách hàng cũng cần lưu ý về sản phẩm.

    ⇒Sản phẩm Nấm ngọc cẩu do Thảo Dược Tâm Đức cung cấp là sản phẩm của Việt Nam có nguồn gốc tự nhiên, được thu hái hoàn toàn từ vùng núi cao Hà Giang, Hòa Bình. Vì vậy bạn có thể yên tâm với sản phẩm mà chúng tôi mang lại với chất lượng tốt, giá hợp lý, đảm bảo.
     
  9. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Cao gắm trị bệnh gout

    Dây gắm mọc ở những vùng rừng núi hoang vu, bám lên các vách đá cheo leo. Từ lâu đã được người Tày ở Yên Bái biết đến như một thần dược cho các bệnh xương khớp. Ngay từ xa xưa, đồng bào đã biết thu hái dây gắm mọc hoang trên các núi đá quanh bản, đem về cô nấu thành cao dùng cho các bệnh về xương khớp, viêm khớp dạng ong đốt (bệnh Gút)

    [​IMG]

    Dây gắm – thảo dược quý của người Tày Yên Bái
    Cao gắm vị thuốc huyền thoại

    Chuyện kể rằng ngày xưa có một vị vua trong khi đi vi hành kiểm tra tình hình đời sống nhân dân, một hôm vì qua một bản làng ngựa xe không đi được vua phải đi bộ vài dặm, khi dừng chân ở một bản làng nọ, nhà vua không tài nào đi được nữa vì hai đầu gối của ngài đau nhức không thể cất bước.

    Có một già làng tới cầu kiến và tặng nhà vua một gói thuốc đã sao chế và bảo ngự y sắc cho vua uống. Lạ kỳ thay chỉ uống vài bát thuốc là hai đầu gối của ngài đã hết đau nhức và có thể tiếp tục đi được.

    Vua mời già làng tới cảm tạ và hỏi tên vị thuốc. Già làng thưa dân địa phương gọi là dây gắm. Vua bảo vị thuốc quý như vậy nên phổ biến cho mọi người cùng biết mà dùng. Ta muốn đặt cho nó cái tên nghe sang hơn để mọi người thêm quý trọng.

    Không cần suy nghĩ nhiều ngài đặt cho vị thuốc là Vương Tôn đằng bởi nó đã trị khỏi bệnh cho nhà vua. Từ đó dây gắm dân giã có thêm một cái tên vương giả.

    Loại cây trị bệnh Gút nổi danh của người Tày ở Lục Yên
    Dây gắm hay còn gọi là dây sót, dây mấu, dây gắm lót hay là cây vương tôn, người Tày gọi là khau mác muối. Tên khoa học là Gnetum montanum Mgf thuộc họ dây gắm Gnetaceae.

    Loại cây này là thân dây leo mọc cao, dài đến 10-12m. Thân to, phình lên ở các đốt. Lá nguyên, mọc đối, phiến lá hình trái xoan, thuôn dài.

    Hoa cây gắm gồm có hoa đực và hoa cái khác gốc, tập trung thành nón, cây ra hoa vào tháng 6-8, có quả tháng 10-12.

    Dây Gắm mọc hoang ở các vùng rừng núi cao, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Hà Giang,…

    [​IMG]

    Thảo dược dây gắm trong thiên nhiên
    Theo y học cổ truyền thì dây gắm có vị đắng, tính bình. Tác dụng khu phong, trừ thấp, thư cân hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm, sát trùng. Rễ và thân dây gắm thường dùng làm thuốc giảm đau, trị phong tê thấp, giải các chất độc. Ngoài ra dây gắm còn dùng làm thuốc trị sốt và sốt rét, huyết áp cao, sản hậu mòn, lá gắm giã để đắp vào vết thương do rắn cắn.

    Từ xa xưa, đồng bào dân tộc Tày ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã biết thu hái dây gắm mọc trong rừng, trên nương rẫy đem về cô nấu thành cao dùng cho trị các bệnh về xương khớp, bệnh gút.

    Người Tày dùng Cao Gắm chữa bệnh Gút như thế nào?
    Người Tày ở Lục Yên thu hái dây gắm trên rừng vào một thời điểm nhất định trong năm (theo đồng bào, vào thời điểm đó dây mới có hiệu quả tốt nhất). Ngoài ra dây gắm được chọn để nấu cao phải là những dây có độ tuổi từ 4-5 năm trở lên. Sau khi thu hái, dây gắm được rửa sạch, chặt nhỏ, sao khô và bảo quản thật kỹ trước khi cho vào nấu cao.

    [​IMG]

    Dây Gắm dùng nấu cao phải có độ tuổi từ 4-5 năm trở lên
    Sau khoảng thời gian 3 ngày 3 đêm được nấu nhừ, tinh lọc, cô đặc liên tục kết hợp với những kinh nghiệm cô nấu cao bí truyền từ đó mới cho ra được một mẻ cao gắm.

    Cao gắm chiết xuất hoàn toàn từ dây gắm có vị đắng ngọt, tính bình, mùi thơm dịu của thảo dược. Người Tày dùng cao pha nước uống thay trà hàng ngày hoặc ngâm với rượu uống để trị các bệnh về xương khớp, bệnh gút.

    [​IMG]

    Sản phẩm Cao Gắm cho người bệnh Gút
    Thực vậy, y học hiện đại với nhiều nghiên cứu dược lý cũng chỉ rõ:

    - Cao gắm bổ can thận, tác dụng khu phong, trừ thấp, tiêu viêm, giảm sưng đau một cách tự nhiên.

    - Hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tăng cường chuyển hóa và đào thải axit uric trong máu.

    Với tác dụng kép này, cao gắm đặc biệt hiệu quả đối với những người mắc bệnh gút. Mặt khác, sản phẩm chiết xuất 100% từ dây gắm thiên nhiên nên rất an toàn và không gây tác dụng phụ cho người bệnh.

    Hơn nữa, với việc kế thừa kinh nghiệm cô nấu cao gắm của người Tày quê hương mình, Thảo dược Kiên Minh chúng tôi đã chủ động phát triển vùng nguyên liệu chất lượng, trải qua quy trình sản xuất được kiểm định an toàn bởi Bộ y tế - cục vệ sinh an toàn thực phẩm, chính là lý do để cao gắm trở thành lựa chọn uy tín và chất lượng cho người bệnh gút.
     
  10. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Lợi ích của việc uống Chè Vằng
    ⇒ “Dây cẩm văn” thực ra là một tên gọi khác của cây “chè vằng”, cây còn có rất nhiều tên gọi khác, như “chè cước man”, “cây dâm trắng”, “dây vắng”, “mổ sẻ”, “dây vàng trắng”, “bạch hoa trà”, “giả tố hinh”, tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae).

    Cây Chè vằng là một cây nhỏ, thường thấy cây mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre, hoặc bám vào các cây lớn.

    Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, thân và cành đều nhẵn, có thể vươn cao 1-1,5m, vươn dài tới 15-20m (vì vậy một số nơi gọi nó là “dây”).

    [​IMG]

    Chè vằng
    ⇒Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt.

    Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (cỡ bằng hột ngô), khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc, mùa quả chín tháng 7-10.

    ⇒Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng, vì dây vằng vừa dẻo lại dai.

    ⇒Để sử dụng làm thuốc, có thể hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để dành.

    ⇒Đặc biệt lưu ý:

    ⇒Cần rất thận trọng, tránh nhầm lẫn cây chè vằng với cây “lá ngón” – một cây cực độc, chỉ cần ăn 3 chiếc lá ngón, là đủ chết người.

    Lá ngón còn có tên là “đoạn trường thảo” vì người ta cho rằng, ăn lá ngón đứt ruột mà chết.

    ⇒Nhìn thoáng qua, cây chè vằng và cây lá ngón hao hao như nhau, vì lá hai cây đều mọc đối, có hình trứng thuôn dài, hoa đều mọc thành xim, …

    ⇒Nhưng cây lá ngón là loại dây leo, có hoa màu vàng, còn chè vằng có hoa màu trắng. Nói chung, nếu muốn có chè vằng thứ thiệt, cần tự mình đi thu hái, dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm; hoặc mua ở những cửa hàng Đông Nam dược có uy tín.

    Về tác dụng của lá chè vằng
    ⇒ Chè vằng có vị hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết, tiêu viêm.

    ⇒ Dân gian từ xưa thường dùng lá chè vằng sắc nước cho phụ nữ uống thay nước sau khi sinh đẻ, giúp ăn ngon cơm, phòng các chứng hậu sản và mau chóng phục hồi sức khỏe.

    Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở.

    ⇒Tại miền Nam, dân gian còn dùng lá trị sưng vú, trị rắn cắn; rễ mài với giấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ.

    Một số người còn dùng lá trị viêm ruột, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa và thấp khớp hay bị thương đau nhức.

    ⇒ Bệnh viện Thái Bình từng làm kháng sinh đồ, để so sánh tác dụng của chè vằng với penixilin 1 đơn vị quốc tế trong 1ml và streptomyxin 20γ trong 1ml, cloroxit 50γ trong 1ml, nhận thấy:

    ⇒ Chè vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn tan huyết (Streptococcus hemolytique).

    ⇒Mấy năm gầy đây, chúng tôi cũng nghe nói, một số đấng mày râu đã dùng chè vằng sắc nước uống để giảm béo bụng, kết quả rất tốt.

    Tuy chè vằng có độ độc thấp, nhưng theo chúng tôi nghĩ, nếu muốn áp dụng thử, trước khi uống thuốc bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

    ⇒Sau khi uống thuốc một thời gian, dù có tác dụng hay không, cần đến kiểm tra lại, xem có xảy ra chuyện gì không?

    ⇒Dù sao thì việc sử dụng chè vằng để giảm “béo bụng” ở nam giới, mới chỉ là một kinh nghiệm, được một số người áp dụng có kết quả trong vài năm gần đây, cần tiếp tục theo dõi trong thời gian dài, mới có thể đưa ra kết luận toàn diện.
     
  11. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Lá móc mật với mùi thơm quyến rũ đã trở thành một gia vị quen thuộc với rất nhiều món ăn ngon. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một món ăn cũng sử dụng gia vị chủ yếu lá và quả móc mật đó chính là món vịt nướng lá móc mật. Món ăn này rất dễ làm, bạn cùng theo dõi hướng dẫn nấu ăn trong công thức dưới đây nhé.

    [​IMG]

    Vịt nướng lá móc mật
    Nguyên liệu vịt nướng móc mật

    – Vịt 1 con khoảng 1,2-15kg

    – 20 lá móc mật+4-5 quả móc mật

    – Gia vị gồm: tỏi, tiêu, đường, hành, ớt, hạt nêm, bột ngọt, muối, gừng, rượu.

    – Mật ong

    Cách làm vịt nướng móc mật
    – Thịt vịt khi mua về bạn xát gừng, rượu và muối lên da vịt sau đó xả lại thật sạch bằng nước lạnh để tránh mùi hôi.

    [​IMG]

    – Tiếp theo bạn rửa sạch lá móc mật rồi băm nhỏ cả lá và quả móc mật, với hành, tỏi, ớt bạn cũng băm nhỏ tương tự sau đó thêm gia vị và tiêu trộn lẫn với hỗn hợp móc mật hành, tỏi, ớt đã băm nhuyễn và nhồi vào bụng vịt, bạn có thể khâu bụng vịt kín lại bằng chỉ khâu hoặc dùng tăm nhọn để ghim.

    – Tiếp theo bạn pha mật ong với một chút nước trắng cùng hạt nêm và muối rồi đun sôi hỗn hợp này.

    – Lấy con vịt đã nhồi lá móc mật ngâm trong nước mật ong khoảng 5 phút để da vịt thấm nước mật ong rồi cho vịt vào lò nướng cho vịt chín đều, khi nướng bạn nướng vịt ở nhiệt độ 200 độ C và nướng trong vòng từ 25-35 phút nhé.

    – Sau khi vịt đã nướng xong bạn chuẩn bị một chiếc chảo lớn cho dầu ăn vào sao cho lượng dầu ăn phải ngập con vịt thì vịt mới vàng đều và ngon, lật vịt liên tục để vịt có màu vàng đều và đẹp.

    Bạn chiên vịt khoảng 5 phút khi da vịt ngả sang màu vàng rộm đẹp mắt thì vớt vịt ra để trên giấy thấm dầu để giấy thấm hết lượng dầu thừa trên vịt và làm giảm cảm giác ngấy khi ăn.

    – Chờ vịt nguội bạn mang vịt ra chặt thành từng miếng vừa ăn, lấy lá móc mật rải đều lên vịt, lưu ý bạn không chặt vịt khi còn nóng vì nếu chặt nóng thịt vịt dễ nát.

    Món vịt nướng lá móc mật ăn kèm với nước xì dầu thêm đường ớt và chút vừng rang hoặc nếu không thích xì dầu bạn cũng có thể chấm cùng nước mắm chua ngọt và tỏi ớt.

    Vịt nướng lá móc mật ăn kèm cơm hay bún cũng đều rất ngon, da vịt giòn vàng, thịt vịt ngọt dậy mùi móc mật và mật ong thơm phức chắc chắn sẽ làm cho cả gia đình bạn thích mê.

    Chúc các bạn thành công và có một đĩa thịt vịt nướng lá móc mật thơm ngon cho cả nhà cùng thưởng thức.

    Lá mắc mật : 60k/kg

    Quả khô :150k/kg
     
  12. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Công dụng trà dây

    - Theo phununet.com -

    Chè dây cao bằng hiện nay được nhiều người biết đến như vị thuốc trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng hiệu quả mà không mấy tốn kém.

    Trà dây cao bằng có tên khoa học Ampelopsis Cantoniensis Planch họ Nho (Vitacae), chè dây còn được gọi là Thau rả (theo dân tộc Tày) hay Khau rả (theo dân tộc Nùng).

    ⇒Là loại dây leo có vị ngọt, đắng, tính mát, được đồng bào dân tộc miền núi sử dụng như một vị thuốc dân gian trị các bệnh liên quan tới dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị...

    http://********.dktcdn.net/100/099/050/files/anh-2.jpg?v=1473145233172

    Hình ảnh cây chè dây
    ⇒Ngoài ra chè dây còn có tác dụng an thần, trị mất ngủ. Cách đây gần hai chục năm, chè dây đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và phát hiện ra những tác dụng tích cực trong việc điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng.

    ⇒Theo nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Việt Nam, bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh. Trung bình, chỉ sau 8-9 ngày, hơn 90% bệnh nhân hết đau, thèm ăn và có cảm giác ngon miệng, người dễ chịu, ngủ ngon hơn.

    ⇒Các bệnh nhân nghiên cứu được nội soi trước và sau điều trị, kết quả sau khi dùng chè dây cho thấy, có tới gần 80% bệnh nhân liền sẹo. Như vậy, chè dây có tác dụng làm liền sẹo ổ loét dạ dày rất cao.

    ⇒Cũng theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày - hành tá tràng là làm sạch Helicobarter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này.

    ⇒Bên cạnh đó, do hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm nên chè dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày. Mức độ viêm dạ dày của bệnh nhân trước và sau điều trị bằng chè dây giảm xuống rõ rệt, đa số hết viêm hoặc chỉ còn viêm dạ dày mức độ nhẹ. Tác dụng giảm viêm dạ dày của chè dây không có ở một số các loại tân dược khác.

    ⇒Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ rõ: sử dụng chè dây trong điều trị viêm loét dạ dày - hành tá tràng cũng không gây tác dụng phụ, không gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt không gây ảnh hưởng tới sự sinh sản và di truyền cũng như các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khi dùng chè trong thời gian dài.

    ⇒Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu nhân giống, trồng chè dây để phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm cũng như bảo tồn vị thuốc quý vốn là loài cây mọc hoang này. Chè dây có thể sản xuất thành dạng viên nang, hoặc sử dụng ở dạng khô nấu như nấu nước chè mạn để dùng.

    Cây chè dây
    ⇒Ramulus Ampelopsis

    Tên khác:
    ⇒Chè hoàng gia, Song nho Quảng Đông.

    Tên khoa học:
    ⇒Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch, họ Nho (Vitaceae)

    Mô tả chè dây:
    ⇒Dây leo, cành hình trụ mảnh; tua cuốn đối diện với lá, chia 2-3 nhánh. Lá hai lần kép, mang 7-12 lá chét mỏng giòn, mép có răng thấp; gân bên 4-5 đôi; lá kèm gần tròn, dạng vẩy. Ngù hoa đối diện với lá có 3-4 nhánh; nụ hoa hình trứng; hoa mẫu 5. Quả mọng hình trái xoan to 6 x 5mm, màu đen, chứa 3-4 hạt.

    ⇒Ra hoa tháng 6, có quả tháng 10.

    Bộ phận dùng:
    ⇒Lá, cành phơi hay sấy khô của cây Chè dây (Ampelopsis cantoniensis).

    Phân bố:
    ⇒Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc dại theo bờ bụi ở nhiều nơi: Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tây, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An... tới Lâm Đồng, Đồng Nai.

    Thu hái:
    ⇒Dây và lá tươi quanh năm, lá, loại bỏ lá sâu, già úa, phơi khô.

    Tác dụng dược lý:
    ⇒ Nghiên cứu hiện đại của các nhà khoa học Trung Quốc trên lâm sàng cho thấy, chè dây có khả năng trị liệu các bệnh như cốt tuỷ viêm, viêm hạch cấp tính, viêm tuyến vú cấp tính, nhiễm khuẩn ngoại khoa, viêm họng và Amiđan cấp tính, viêm mủ tai giữa, viêm khí phế quản cấp tính, viêm thận cấp tính, thấp khớp giai đoạn tiến triển, viêm cơ, viêm răng lợi, mụn nhọt, đinh độc, eczema, nhiễm trùng vết thương.

    Thành phần hoá học:
    ⇒Flavonoid, tanin.

    Công năng:
    ⇒Giảm đau, làm liền sẹo, diệt khuẩn Helicobacter pylori, giảm viêm dạ dày.

    Công dụng:
    ⇒Trị đau dạ dày, giải độc trong cơ thể, làm nước giải khát.

    Cách dùng, liều lượng:
    Ngày10-50g pha uống như chè, dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

    Chè dây và bệnh loét dạ dày
    ⇒Khi bị viêm loét dạ dày – tá tràng, người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, đau khi ăn các thức ăn chua, cay nhiều, hoặc khi căng thẳng thần kinh...

    ⇒Bệnh này nếu không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày – tá tràng, hẹp môn vị, ung thư dạ dày...

    ⇒Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những bệnh khá phổ biến ở nước ta (khoảng 6 - 7% dân số). Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng ở người lớn tỉ lệ mắc bệnh cao hơn trẻ em.

    ⇒Các nhà khoa học đã có nhiều giả thuyết, song mãi đến năm 1983, hai nhà khoa học Australia mới có công trình nghiên cứu, xác định nguyên nhân chính gây bệnh. Viêm loét dạ dày – tá tràng chủ yếu là do một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori.

    ⇒Ngoài ra, yếu tố phát sinh bệnh còn do thuốc lá, bia rượu, trạng thái căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, các loại thuốc kháng viêm...

    ⇒Chữa chứng viêm loét dạ dày – tá tràng không quá khó! Ngoài chế độ ăn uống hợp lí (hạn chế thức ăn chua, cay, tuyệt đối không uống bia, rượu), người bệnh cần sử dụng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.

    ⇒Hiện nay, Đông dược vẫn được nhiều người sử dụng bởi tính hiệu quả và an toàn. Chè dây được xem như một loại thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới dạ dày.

    ⇒Theo nghiên cứu của các nhà y dược học Việt Nam thì tác dụng nổi trội của Chè dây là diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori, giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp vết loét liền sẹo, cắt cơn đau nhanh chóng và an thần.

    ⇒Bên cạnh đó, hàm lượng lớn flavonoid trong Chè dây có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, sử dụng Chè dây không gây tác dụng phụ, an toàn khi sử dụng dài ngày.
     
  13. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Chức năng của gan và tác dụng cây cà gai leo.
    Gan là cơ quan chính đảm nhiệm chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Là tổng kho dự trữ và cung cấp năng lượng,một trung tâm chuyển hóa quyết định tình trạng sức khỏe của cơ thể (Glucid, Protein, Lipid, Vitamin đều được tổng hợp và dự trữ ở Gan).Vì vậy thiên nhiên gới thiệu đến quý vị loại bảo vệ gan hiệu quả cà gai leo.

    -Nguồn dân trí-

    Một chức năng rất quan trọng của Gan đó là khử độc. Hầu hết các độc tố xâm nhập vào cơ thể như rượu, thuốc lá, thuốc trị bệnh, hóa chất độc hại, độc tố sinh ra trong quá trình phân giải thức ăn trong ruột khi hấp thu vào máu đều được các tế bào gan sử lý, chuyển thành các dạng liên hợp hoặc làm biến đổi cấu trúc không độc hại và được đào thải ra ngoài.

    Có thể coi gan là một “nhà máy sử lý độc tố” của cơ thể, bảo vệ sự toàn vẹn các hoạt động của các chức năng khác.

    Có hàng tỷ tế bào gan ngày đêm cần mẫn dọn dẹp độc tố cho cơ thể vì vậy khi gan suy yếu, khả năng giải độc giảm, nồng độ các chất độc trong cơ thể tăng lên rõ rệt và là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh như ung thư, mỡ máu, tiểu đường, hôn mê gan, giảm trí nhớ, nám da, sạm da...

    Mặc dù rất quan trọng cho sức khỏe nhưng gan ít được mọi người chú ý bảo vệ, có hàng triệu người trên thế giới hàng ngày tàn phá gan bằng rượu và thuốc lá hoặc các hóa chất độc hại.

    Các tế bào gan không được bảo vệ sẽ dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Việt Nam là nước có tỷ lệ ung thư gan đứng thứ 2 thế giới.





    [​IMG]

    Cà Gai leo (Solanum hainanense Hance)
    Các nguyên nhân gây phá hủy tế bào gan do tiến trình viêm mãn tính như: Các siêu virus B, A, C, D, E và ký sinh trùng, rượu, các chất độc như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản bị cấm, thuốc…

    Nguyên nhân thường gặp nhất của xơ gan là rượu. Tất cả những người uống rượu nhiều và thường xuyên đều có nguy cơ bị xơ gan.

    Thời gian uống rượu càng lâu khả năng tổn thương tế bào gan và phát triển thành xơ gan càng cao.

    Do ảnh hưởng quan trọng của gan với sức khỏe vậy nên rất cần phải bảo vệ tế bào Gan hàng ngày bằng cách hạn chế tối thiểu các độc tố đưa vào cơ thể, nhất là các độc tố gây hại trực tiếp cho gan như rượu, thuốc lá, hóa chất bảo quản thực phẩm…

    Mặt khác phải tăng cường chức năng giải độc và bảo vệ tế bào gan.

    Có gần 50 nghiên cứu về hóa thực vật từ 101 loại cây thuốc có liên quan đến bảo vệ gan như Diệp hạ châu, Cúc gai (sylimarin), Núc nác, Sài hồ bắc, Cam thảo, Tam Thất, Nhân Sâm…

    Chúng tôi xin giới thiệu có tác dụng bảo vệ gan rất mạnh được nghiên cứu bài bản kỹ lưỡng và được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đánh giá rất cao.

    Đây là cây thuốc nam được đánh tốt nhất hiện nay về tác dụng giải độc gan. Đó là cây Cà Gai Leo (Tên khoa học: Solanum hainanense Hance Solanaceae). Còn có tên khác là Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm.
     
  14. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Dây thìa canh - Cây thuốc quý cho bệnh nhân tiểu đường
    - Theo Sức khỏe & Đời sống -

    ⇒Trong vài thập niên gần đây cùng với sự phát triển của đời sống, số người mắc bệnh tiểu đường gia tăng nhanh chóng, thực sự trở thành mối lo ngại, rất đáng báo động trên phạm vi toàn thế giới.

    ⇒Theo điều tra xã hội học toàn quốc năm 2002, tỷ lệ măc bệnh tiểu đường của người từ 30 tuổi đến 64 tuổi của Việt Nam là 2,7% (gần 2 triệu người), riêng khu vực thành thị tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường là 4,4%, trong đó tỷ lệ bệnh nhân chưa chẩn đoán bệnh và điều trị là 64,6%.

    ⇒Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, 44% người bệnh tiểu đường ở nước ta bị biến chứng thần kinh, 71% biến chứng về thận, 8% bị biến chứng về mắt, ngoài ra còn các biến chứng về tim mạch, khớp… Các biến chứng này thường tạo nên các di chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn phế suốt đời hoặc tử vong.

    Dây thìa canh - cây thuốc quý
    Dây thìa canh, có tên khoa học là gymnema sylvestre, 1 loại cây dây leo, thân gỗ, được sử dụng tại Ấn độ, Trung quốc hơn 2000 năm nay để trị bệnh nước tiểu ngọt như mật, nó còn có tên Gurmar, có nghĩa là kẻ huỷ diệt đường.

    ⇒Dây thìa canh được biết đến và sử dụng rộng rãi tại nhiều nước như Ấn độ với tên Diabeticin, Mỹ với tên Sugarest, Singapore với tên Glucos care, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc…

    ⇒Hoạt chất chính trong Dây thìa canh là gymnemic acid, với cơ chế tác dụng của đã được xác định là tăng tiết insulin của tuyến tuỵ, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường, giảm cholesterol và lipid máu.

    ⇒Đến nay đã có khoảng 70 nghiên cứu về Dây thìa canh trên thế giới, bao gồm cả nghiên cứu trên động vật và người, các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của Dây thìa canh.

    Dây thìa canh tại Việt Nam
    ⇒Tại Việt Nam, từ năm 2006 các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội do tiến sĩ Trần Văn Ơn, phụ trách bộ môn Thực vật chủ trì đã lần đầu tiên điều tra phát hiện Dây thìa canh tai 1 số tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam.

    ⇒Nhận thấy đây là 1 cây thuốc quý, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập mẫu, phân loại, nghiên cứu thành phần hoá học, tổ chức nuôi trồng để tạo nguồn dược liệu sạch, ổn định để sản xuất sản phẩm phục vụ người bệnh sản phẩm dạng viên nang tiện dùng cho người bệnh.

    [​IMG]

    Cây dây thìa canh
    ⇒Kết quả nghiên cứu đề tài được công bố trên tạp chí Dược học - Bộ y tế số 391 tháng 11/2008 cho thấy dây thìa canh tại Việt Nam cũng cho tác dụng hạ đường huyết như dây thìa canh ở nhiều nước khác.

    ⇒Tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh có những điểm tương đống như insulin nhanh: đỉnh tác dụng hạ đường huyết ở 2h và duy trì đến 4h; mức độ hạ đường huyết tương đương ở thời điểm 2h và 4h. Ngoài ra trên một số nghiên cứu khác cho thấy tác dụng giảm cholesterol máu giảm béo phì cũng rất hiệu quả.

    ⇒Như vậy dây thìa canh có thể ứng dụng điều trị cho cả bênh nhân tiểu đường týp 1 hoặc týp 2 phối hợp với các thuốc điều trị khác để kiểm soát và làm giảm đường huyết, ổn định kéo dài hàm lượng đường huyết, phòng ngừa biến chứng, giảm cholesterol và lipid trong máu, nâng cao đời sống tình dục của bệnh nhân tiểu đường Nam giới.

    ⇒ Hiệu quả sẽ rất khả quan đạt được sau đợt dùng 2-3 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn.

    ⇒Có thể nói việc tìm ra cây Dây thìa canh tại Viêt Nam - một dược liệu quý hiếm, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường và mỡ máu, mở ra triển vọng lớn ứng dụng các cây thuốc quý Việt Nam cho sức khoẻ con người - một hướng giải pháp an toàn lâu dài cho bệnh nhân tiểu đường luôn sống vui khỏe.
     
  15. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Hoạt chất chính:
    Steviosid (là một glucosid) có vị ngọt gấp 250-300 lần đường kính (saccharoza), nhưng stevioside không sinh năng lượng. Trong Cỏ ngọt khô (cả cành lá) chứa khoảng 1,5% chất ngọt steviosid (trong lá chứa khoảng 6-7% steviosid). Như vậy 100g Cỏ ngọt khô có lượng chất ngọt tương đương 400-450g đường kính.

    Trên thị trường có đường Cỏ ngọt dập viên, mỗi viên có 60mg steviosid tương đương 18g đường kính. Đường cỏ ngọt dùng để pha nước uống như nước chanh, cà phê...

    Tác dụng chữa bệnh:

    Trà cỏ ngọt và đường Cỏ ngọt không có tác dụng chữa bệnh mà là chất tạo vị ngọt (không năng lượng) dùng cho:

    - Người bệnh phải kiêng đường kính (saccharoza) là chất sinh năng lượng trong các bệnh như tiểu đường, cắt dạ dày, béo phì cần giảm cân…

    - Các trường hợp phải kiêng dùng Cam thảo Bắc: người mang thai, người có bệnh tim mạch, cao huyết áp. Người đang dùng thuốc có Digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid (ví dụ uống trà nhân trần phải bỏ Cam thảo Bắc, thay bằng Cỏ ngọt...)

    Cách dùng:

    Nếu ngửi thấy có mùi ngái, cần khử mùi ngái; phơi sấy khô, cắt nhỏ Cỏ ngọt để phối hợp với loại thuốc cần tạo vị ngọt.

    Ví dụ: Hoa hoè, Nhân trần, Actisô... khi pha trà hoặc sắc thuốc.

    Liều lượng:

    Tuỳ khẩu vị từng người mà điều chỉnh lượng Cỏ ngọt cho vừa miệng.

    Cách khử mùi ngái: Cỏ ngọt mới làm khô sau thu hoạch thường có mùi ngái, gây khó chịu cho một số người. Cách làm như sau: Phun nước vào Cỏ ngọt khô để làm ẩm đều. Cho vào túi kín, ủ trong 2-3 ngày rồi đem phơi hoặc sấy khô sẽ hết mùi ngái mà không giảm độ ngọt.

    Bảo quản:

    Phơi hoặc sấy khô rồi bảo quản trong đồ đựng sạch, khô, kín. Chú ý phòng ẩm, mốc.

    Cỏ siêu ngọt có trị được bách bệnh?
    Thời gian gần đây, dư luận xôn xao bởi sự xuất hiện của loại cỏ siêu ngọt được cho là ngọt gấp 200 - 300 lần so với đường sản xuất từ mía.

    Thông tin đồn đại về công dụng trị bách bệnh của cỏ siêu ngọt lan truyền rất nhanh khiến nhiều người săn lùng khắp nơi tìm cho bằng được…

    [​IMG]

    Giáo sư, Viện sĩ Trần Đình Long trồng cây cỏ ngọt trên sân thượng.?Ảnh: LX

    Ngọt gấp 300 lần đường sản xuất từ mía

    Trước những thông tin đồn thổi đó, PV Báo GĐ&XH Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với Giáo sư, Viện sĩ Trần Đình Long (Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam).

    Viện sĩ Trần Đình Long cho biết: "Thực chất đó là cây cỏ có tên La tinh là Stevia rebaudiana, còn ở ta thì có nhiều tên gọi khác nhau như: cỏ ngọt, cúc ngọt, cỏ mật. Đây là một loại cỏ sống lâu năm, mỗi gốc có nhiều cành, nếu để mọc tự nhiên cây có thể cao đến 100cm. Cành non và lá đều phủ lông trắng mịn, lá mọc đối, hình mũi mác, dài 30-60mm, rộng 15-30mm, có 3 gân chính xuất phát từ cuống lá. Mép lá có răng cưa ở nửa phần trên.

    Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Hoa dài 10-12mm. Có hai vòi nhụy dài thò ra ngoài. Hoa có mùi thơm nhẹ, hình dáng giống hoa cỏ Lào, nhưng nhỏ hơn nhiều. Mùa hoa từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau. Toàn thân cây có vị ngọt, nhiều nhất ở lá, lá già chết khô ở dưới nhưng cuống rất dai nên không rụng nên vẫn còn vị ngọt. Cỏ ngọt sinh sản hữu tính qua gieo hạt và vô tính qua giâm cành, là cây ưa ẩm, ưa sáng nhưng sợ úng và chết khi ngập nước. Năng suất hằng năm khoảng 2- 4 tấn lá khô trên mỗi hécta, thu hoạch 3 - 4 đợt".
     
  16. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Công dụng của nấm linh chi: Ổn định huyết áp, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, giải độc gan, hiệu quả tốt với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gam nhiễm mỡ..., nâng cao sức đề kháng, phòng trừ bệnh tật, phòng chữa bệnh tiểu đường, ngăn chặn quá trình làm lão hóa, giúp cơ thể tươi trẻ, chống ung thư tuyến tiền liệt, chống đau đầu và tứ chi, giảm mệt mỏi... Ngoài ra linh chi giúp làm sạch ruột, chống táo bón mãn tính và tiêu chảy. Đối với các bệnh về hô hấp, nấm hiệu quả tốt tới 80% giúp bệnh thuyên giảm và khỏi hắn ở các chứng viêm phế quản dị ứng, hen phế quản, chống béo phì..

    Cụ thể:

    - Tác dụng chống ung thư: Chất germanium ngăn chặn ưng thư trong cơ thể vì nó loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, đạm cần cho cơ thể.

    - Đối với hệ bài tiết: Nhóm sterois trong nấm linh chi có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp cholesterol, trung hòa vi rút ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiềm mỡ

    - Phòng chữa bệnh tiểu đường:

    Nấm có chất Polysacchanride làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản nhiều năng insulin (là nguyên nhân chín gây ra bệnh đái đường) làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.

    - Tác dụng với da:

    Giúp cơ thể bài tiết các độc tố trong cơ thể, có tác dụng loại bỏ các sắc tố lạ trên da làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá.

    - Đối với hệ thần kinh:

    Làm giảm mệt mỏi, trấn tĩnh, hỗ trợ thần kinh. Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của Caffeine và làm thư giãn bắp thịt. Dùng nấm linh chi để trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress gây lo âu căng thẳng sẽ có hiệu quả tốt.

    - Trên hệ miễn dịch:

    Tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu vi, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và lympho bào nhờ tăng chức năng sản xuất interferon trong cơ thể. Làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoảng, chất đạm cần thiết cho cơ thể.

    - Tác dụng chống dị ứng nhờ các Acid Ganoderic.

    Nấm linh chi đỏ tác dụng như một chất oxy hóa khử các gốc tự độc trong cơ thể chống lão hóa, chống ung thư, bảo vệ và chống ảnh hưởng của các tia chiếu xạ. Nấm cũng có tác dụng giúp cơ thể thoải loại nhanh các chất độc kể cả các kiềm loại nặng.

    - Đối với hệ tuần hoàn: Chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng (bệnh xơ vữa động mạch vành). Có tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.

    Làm giảm huyết áp, điều hòa và ổn định huyết áp, có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp cao. Giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hòa kinh nguyệt.

    - Đối với tiêu hóa: Linh Chi làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa, nên chống táo bón mãn tính và tiêu chảy.
     
  17. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Sâm cau, Ngải cau, Cồ nốc lan - Curculigo orchioides Gaertn., thuộc họ Tỏi voi lùn - Hypoxidaceae.

    - Theo thaythuoccuaban.com -

    Cây thảo sống lâu năm cao 30cm hay hơn. Lá 3-6, hình mũi mác xếp nếp tựa như lá Cau, phiến thon hẹp, dài đến 40cm, rộng 2-3,5cm, cuống dài 10cm.

    Thân rễ hình trụ cao, dạng củ to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, vỏ thô màu nâu, trong nạc màu vàng ngà.

    Hoa màu vàng xếp 3-5 cái thành cụm, trên một trục ngắn nằm trong những lá bắc lợp lên nhau. Quả nang thuôn dài 1,5cm, chứa 1-4 hạt.Hoa mùa hè thu.

    Bộ phận dùng sâm cau
    Thân củ sâm cau- Rhizoma Curculiginis, thường gọi là Tiên mao

    Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, có ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia, Philippin và Đông dương. Cây mọc hoang trên các đồi cỏ ven rừng núi nhiều nơi ở miền Bắc.

    Ở vùng đồi núi Lang Bian cũng có gặp. Đào củ về, rửa sạch, ngâm nước vo gạo để khử độc rồi phơi khô.

    Thành phần hoá học củ sâm cau
    Trong thân rễ có 5,7-dimethoxymricetin-3-0-a-L- xylopyranosyl-4-0-b-D-glycopyranoside.

    Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm, hơi có độc; có tác dụng bổ thận tráng dương, ôn trung táo thấp, tán ứ trừ tê, tráng gân cốt.

    http://********.dktcdn.net/100/099/050/files/12651341-960075007419154-7476518387978027428-n.jpg?v=1474818578289Củ sâm cau
    Tác dụng sâm cau
    Thường được dùng trị: nam giới tinh lạnh, liệt dương; phụ nữ đái đục, bạch đới, người già đái són lạnh dạ, thần kinh suy nhược, phong thấp, lưng gối lạnh đau, vận động khó khăn.

    Cách dùng sâm cau
    Ngày dùng 6-12g phối hợp với các vị khác dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.

    Ở Ấn Độ, người ta xem cây này có tính chất nhầy dịu, lợi tiểu, bổ, kích dục, được dùng chữa Trĩ, vàng da, hen suyễn, ỉa chảy, lậu.

    Dùng ngoài giã đắp chữa ngứa và bệnh ngoài da.

    Bài thuốc dùng sâm cau
    Trị nam giới tinh lạnh, liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh:

    - Sâm cau 6g, Thục địa, Ba kích, Phá cố chỉ, Hồ đào nhục mỗi vị 8g, Hồi hương 4g sắc uống.

    Trị phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược:

    - Sâm cau 50g ngâm trong 150ml rượu trắng trong vòng 7 ngày, dùng uống hằng ngày trước 2 bữa ăn chính.
     
  18. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Tác dụng của trà hoa hồng
    Hoa hồng được biết đến là loài hoa tượng trưng cho tình yêu, nhiều người thường chọn hoa hồng để gửi gắm những thông điệp yêu thương đến những người thân yêu của mình.

    Tuy nhiên đã bao giờ bạn tự hỏi rằng một bông hoa hồng thực sự có thể mang lại cho bạn những lợi ích khác ngoài tinh thần hay chưa?

    Ngay từ thời cổ đại, hoa hồng được sử dụng là một phương pháp làm tăng hiệu ứng tích cực cho cơ thể con người, như tác động lên tâm trí và được sử dụng để làm đẹp da.

    Trà hoa hồng trong đông y
    Trong y học cổ truyền, người ta thường dùng hoa hồng để làm thuốc, chữa mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, các bệnh viêm da, đau bụng... Nhưng những lợi ích sức khỏe dưới đây của hoa hồng đem đến cho bạn những ngạc nhiên thú vị.

    [​IMG]

    Hoa hồng hỗ trự giảm cân
    Các nghiên cứu khoa học cho biết, hoa hồng có chứa các hợp chất giúp cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp loại bỏ độc tố. Theo y học Trung Hoa, trà hoa hồng còn có tác dụng điều hòa khí huyết, cải thiện da, an thần, giảm căng thẳng, kích thích lưu thông máu ở vùng bụng. Đây là một trong những lý do khiến trà hoa hồng có thể giảm cân cho những người thừa cân, béo phì.

    Chỉ cần cho khoảng 10-15 cánh hoa hồng tươi rửa sạch vào một ly nước sôi và chờ khoảng 5 phút là bạn đã có một cốc trà hoa hồng. Bạn cũng có thể thêm một chút mật ong và một nhúm bột quế để tạo vị cho loại đồ uống này. Uống trà hoa hồng khô thường xuyên có tác dụng giảm mỡ, tốt nhất là nên uống vào buổi sáng.

    [​IMG]

    Kích thích ham muốn tình dục vời trà hoa hồng
    Hoa hồng không chỉ là một biểu tượng của của tình yêu mà còn là một loại hoa có khả năng tăng cường ham muốn tình dục tự nhiên. Theo Y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurveda) cho rằng, hoa hồng đặc biệt là tinh dầu của nó có tác dụng lên hệ thần kinh, giúp an thần, làm con người phấn chấn, tăng nhu cầu hoạt động tình dục.

    Bạn có thể cắm hoa hồng trong phòng ngủ hoặc sử dụng trà hoa hồng hàng ngày sẽ bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực, sức sống. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu tình dục của bạn cũng tăng lên.

    [​IMG]

    Trà hoa hồng làm giảm căng thẳng và trầm cảm
    Chính tác dụng an thần của tinh dầu hoa hồng đã nói ở trên sẽ làm con người giảm căng thẳng, trầm cảm. Khi xuất hiện những triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, hay mất ngủ, bồn chồn làm con người trở nên cáu kỉnh, bực tức và lãnh cảm. Hương hoa hồng tự nhiên sẽ xua tan những triệu chứng này. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa sinh lý và bệnh lý, Đại học Paraíba-Caixa, tinh chất hoa hồng có tác dụng an thần rất tốt.

    Khi bị căng thẳng, hãy tắm nước nóng có rắc một số cánh hoa hồng vào. Nhờ tác dụng của nhiệt, hương thơm của hoa hồng tỏa ra giúp bạn thư giãn tâm trí và cơ thể.

    Giúp chống lại các triệu chứng chảy máu do trĩ
    Cánh hoa hồng được biết đến như một liệu pháp tự nhiên hỗ trợ chảy máu do trĩ. Vì hoa hồng rất giàu chất xơ, nước và nhiều hợp chất giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, nó khá hiệu quả chống các trường hợp chảy máu do trĩ và có tác dụng giảm đau.

    Lấy một nắm cánh hoa hồng, thêm khoảng 50 ml nước và nghiền nát chúng trong một cái cối và chày cho đến khi nó tạo thành một dung dịch đậm. Uống vào buổi sáng trong 3 ngày để giảm triệu chứng đau rát khi bị chảy máu trĩ.

    [​IMG]

    Làm lành vết thương với hoa hồng
    Hoa hồng là một trong những loài hoa duy nhất được sử dụng làm đẹp. Nước hoa hồng giúp làm se lỗ chân lông, kể cả ở da nhạy cảm, giúp cân bằng chất dầu trên da nhờn, làm mềm và làm da tươi sáng. Ngoài ra tinh chất hoa hồng còn là một chất tẩy rửa tự nhiên hiệu quả, giúp làm da sáng hơn, tươi trẻ hơn. Cánh hoa hồng có chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất kháng khuẩn nên nó có tác dụng làm dịu da, kể cả da bị kích thích hay bị ngứa.

    Phụ nữ nên sử dụng nước hoa hồng thường xuyên hàng ngày để chăm sóc da, làm cho làn da sáng, sạch và khỏe mạnh.

    Điều trị mụn trứng cá
    Nếu bạn đang bị mụn trứng cá và đang tìm một phương pháp tự nhiên để chữa trị các loại mụn, thì chính hoa hồng sẽ là cứu cánh cho các vùng da bị mụn của bạn. Vì đặc tính kháng khuẩn của hoa hồng, nó giúp làm se các vết mụn nhanh chóng, nhưng cũng không bỏ qua việc cung cấo độ ẩm cho da. Trong hoa hồng có hợp chất phenyl ethanol, một hợp chất sát khuẩn, làm cho hoa hồng chống lại mụn rất hiệu quả.

    Ngâm vài hạt cỏ cà ri trong nước vào ban đêm và thêm nước hoa hồng. Đắp hỗn hợp này trên da mặt bị mụn trong 20 phút và rửa lại bằng nước hoa hồng lạnh. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ sau một thời gian ngắn

    Hoa hồng làm hồng môi tự nhiên
    Hoa hồng có tác dụng tuyệt vời không chỉ đối với làn da và tâm trạng, nó còn có thể làm hồng đôi môi xỉn màu của bạn do sử dụng son thường xuyên mà không được bảo dưỡng. Khi sử dụng hoa hồng cho đôi môi, nó vừa có tác dụng làm hồng môi, vừa làm mềm môi. Ngoài ra nó chất sát khuẩn nhẹ, có thể tẩy đi những tế bào chết trên môi và cung cấo độ ẩm cho môi thêm mềm mại.

    Hãy trộn các cánh hoa hồng tươi với một thìa kem sữa và vài giọt mật ong rồi áp hỗn hợp này lên môi của bạn trong khoảng thời gian 15-20 phút và sau đó rửa sạch với nước.
     
  19. bancaythuoc

    bancaythuoc Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/1/2015
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Tinh bột nghệ vàng từ lâu đã được coi là nguyên liệu quý cho chị em làm đẹp cũng như vị thuốc quý cho nhiều người, nhưng để làm ra được tinh bột nghệ đúng cách và đảm bảo chất lượng không phải ai cũng biết, sau đây mình xin bật mí cách làm để mọi người cùng tham khảo và chia sẽ.

    [​IMG]

    Tinh bột nghệ vàng
    Cách làm tinh bột nghệ
    Bước 1: Chọn củ nghệ già, chất lượng tốt
    Bước 2: Loại bỏ sạch đất , cát, gốc, rễ các loại tạp chất
    Bước 3: Nghiền thật nhuyễn số nghệ đã làm sạch trên
    Bước 4: Dùng vải lọc bỏ vỏ, xơ và những mãnh lớn nghiền chưa nhuyễn
    Bước 5: Lắng lọc cặn để loại bỏ thêm vài lần cho đảm bảo không còn sau này thu được tinh bột nghệ sạch
    Bước 6: Cho tinh bột nghệ lắng lại rồi loại bỏ tinh dầu nghệ bằng cách đổ hết nước, sau đó lại đổnước vào khuấy đều, sau đó lại để lắng tinh bột nghệ lại đổ nước đi, làm đi làm lại như vậy cho đến khi nước hết màu vàng dầu nghệ
    Bước 8: Dùng vải dày để loại bỏ nước lúc này chúng ta thu được tinh bột nghệ tinh khiết còn ướt, phơi khô hoặc sấy khô là chúng ta thu được tinh bột nghệ nguyên chất và sạch sẽ để chúng ta sử dụng
    Lưu ý : Cách làm tinh bột nghệ đen cũng như nghệ vàng các bạn đều áp dụng theo cách này để chúng ta làm ra tinh bột nghệ đen hay vàng
     
  20. thanhbinhtb

    thanhbinhtb Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    6/5/2016
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Việt nam mình có nhiều cây thuốc quý, ngay vườn nhà mình tính ra cả chục loại . Mỗi loại 1 công năng , chắc làm thư viện cây thuốc nam
     

Chia sẻ trang này