Toàn quốc: Thuốc nam

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi thuocnamsapa, 4/8/2014.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Ai dễ mắc chứng tê nhức chân tay?

    Tê nhức chân tay là chứng bệnh phổ biến, ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, ba nhóm đối tượng chính sau đây có nguy cơ cao phải đối mặt với chứng bệnh khó chịu này.

    Người cao tuổi

    Theo quy luật tất yếu của thời gian, tuổi càng cao đồng nghĩa với các bộ phận trong cơ thể trở nên “rệu rã” “già nua”. Một trong những cơ quan chịu tác động rõ rệt nhất đó chính là hệ xương khớp.

    Hệ xương khớp bị “lão hóa” là một trong những nguyên nhân dẫn đến chân tay tê nhức, đau mỏi. Không chỉ vậy, vùng vai gáy, lưng gối cũng bị “hành hạ” vì cảm giác nhức buốt, nhói đau.

    Sức đề kháng của người già vốn suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố thời tiết như phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm thấp) tác động làm kinh mạch ứ trệ, khí huyết kém lưu thông làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng vào những ngày thời tiết thất thường.

    tê nhức chân tay, xương khớp, lão hóa,

    Người mắc các bệnh mãn tính

    Tê nhức chân tay là biểu hiện của nhiều chứng bệnh mãn tính, trong đó phải kể đến là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, bệnh tiểu đường, mỡ máu cao…

    Theo nghiên cứu, những căn bệnh mãn tính này gây chèn ép các dây thần kinh và mạch máu dẫn đến tê nhức chân tay, đau mỏi vai gáy.Tùy vào vị trí và mức độ bệnh mà sẽ có các triệu chứng đau nhức, tê nhức khác nhau.

    tê nhức chân tay, xương khớp, lão hóa,

    Người ít vận động & người làm việc quá sức

    Tê nhức chân tay còn được xem là căn bệnh “thời đại” do thói quen lười vận động của một nhóm bộ phận như nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may… Do tính chất công việc, những người này buộc phải ngồi nhiều, ít đi lại, cử động tay chân hạn chế. Trải qua một thời gian kéo dài, dây thần kinh bị chèn ép, khí huyết kém lưu thông cũng dẫn đến hiện tương tê mỏi, đau nhức tứ chi.

    Ngoài ra, những ai làm việc quá sức, thường xuyên mang vác nặng cũng “lọt” vào tầm ngắm của chứng bệnh tê nhức tay chân.

    tê nhức chân tay, xương khớp, lão hóa,

    Cách đẩy lùi tê nhức

    Tăng cường vận động: Khi bị tê nhức chân tay, bạn nên vượt qua tâm lý e ngại cử động vì sợ đau nhức mà nên tăng cường tập luyện thể dục, đặc biệt là những động tác ở tay và chân.

    Tránh ngồi hoặc đừng lâu một chỗ: Không ngồi xổm, cúi xuống nhấc vật nặng cũng như đi giày dép chật, để chân tay lạnh. Bạn cũng không nên lo lắng thái quá, cố gắng giữ tinh thần thoải mải, thư giãn.

    Về chế độ dinh dưỡng: Không nên để tăng cân, kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu mắc các bệnh mãn tính, bạn nên tuân theo chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi gặp phải những cơn tê nhức cấp tính có thể sử dụng thuốc giảm đau, nhưng tuyệt đối không được lạm dụng. Vì thuốc tân dược thường có những tác dụng không mong muốn.
    Vietnamnet.vn
     
  2. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Cảnh báo bệnh viêm khớp mãn tính ở trẻ em

    PGS.TS Lê Minh Hương, Trưởng khoa Miễn dịch - dị ứng - khớp, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, số trẻ nhập viện vì viêm khớp có xu hướng ngày tăng.

    Chị Bích (Hoàng Cầu, Hà Nội) cho biết, thấy con trai 3 tuổi cứ tối đến là kêu đau mỏi chân, cho bé đi khám và ngạc nhiên nghe bác sĩ nói con bị bệnh viêm khớp mãn tính. "Lúc nghe bác sĩ nói bệnh con và yêu cầu cháu phải nhập viện 2 ngày để theo dõi, mình lo đến toát mồ hôi. Cứ nghĩ chỉ người già mới viêm khớp, ai ngờ cậu con tuổi mẫu giáo lại mang bệnh này", chị Bích kể.

    Theo chị Bích, con trai chị từ nhỏ khá khỏe mạnh, tăng cân đều đặn, bé chỉ thi thoảng bị ho, viêm họng và kêu đau chân. Sau vài ngày ở viện, hiện chị Bích cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ và theo dõi sức khỏe của bé sát sao hơn.

    Cũng như chị Bích, vợ chồng anh Đồng (Thanh Trì, Hà Nội) bất ngờ trước kết quả khám cho thấy con gái 4 tuổi của mình mắc viêm khớp mãn. Anh Đồng kể ban đêm con gái anh hay ngồi dậy khóc vì kêu đau nhức chân tay. Nghĩ do ban ngày con chạy nhảy nhiều nên tối mệt, anh chị chỉ xoa bóp chân cho con đỡ chút rồi dỗ cháu ngủ tiếp. Gần đây, tình trạng này tiếp tục, kết hợp với việc cháu ho lâu ngày không khỏi, nên bố mẹ mới đưa vào viện khám.


    Khám cho trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Ảnh minh họa)
    Khám cho trẻ tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Ảnh minh họa)


    Hầu như đa số ông bố bà mẹ khi biết có con viêm khớp mạn tính đều không khỏi bất ngờ, vì nhiều người thường nghĩ đây là bệnh của người lớn, nhất là người cao tuổi, trẻ con không thể mắc.

    PGS.TS Lê Minh Hương, Trưởng khoa Miễn dịch - dị ứng - khớp, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, số trẻ nhập viện vì viêm khớp có xu hướng ngày tăng. Đau xương khớp ở trẻ nhỏ là hiện tượng khá phổ biến, có nhiều nguyên nhân như lớn nhanh, hệ xương chưa phát triển tương xứng, viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, do lao hay sau chấn thương và một số em bị khớp mãn tính do rối loạn miễn dịch.

    Bác sĩ cho biết, viêm khớp mãn tính ở trẻ em, hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên khá phổ biến. Bệnh có thể tồn tại khoảng vài tháng đến vài năm và hay gặp nhất là 3 dạng:

    - Thể viêm ít khớp: Chỉ gây tổn thương dưới 5 khớp chủ yếu là những khớp lớn như: vai, khuỷu, gối.

    - Thể viêm đa khớp có tổn thương từ 5 khớp trở lên, thường gặp ở những khớp nhỏ bàn tay, bàn chân nhưng cũng có thể gặp ở khớp lớn.

    - Thể viêm khớp hệ thống gây tổn thương nhiều hệ cơ quan trong cơ thể (còn gọi là bệnh Still). Viêm khớp Still là một trong 3 thể lâm sàng của bệnh viêm khớp mãn tính ở trẻ em, với các biểu hiện là hay sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng aspirine liều thông thường. Trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ ở thân mình và các gốc chi, nhưng các mẩn đỏ này mất đi rất nhanh.

    Theo bác sĩ Lê Minh Hương, bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên rất nguy hiểm cho trẻ, nếu phát hiện quá muộn, gây tổn thương khớp nghiêm trọng sẽ dẫn đến tàn phế. Vì vậy khi thấy có những biểu hiện bất thường về khớp phải đưa trẻ đến khám ở các chuyên gia khớp.

    "Loại viêm khớp này diễn biến dai dẳng, chậm chẩn đoán có thể khiến trẻ bị tàn tật. Vì thế, nếu thấy trẻ kêu đau chân, tay, khớp, tình trạng kéo dài trên 6 tuần thì nhất định phải đưa con đi khám để xác định rõ nguyên nhân, từ đó áp dụng biện pháp điều trị phù hợp", bác sĩ Hương cảnh báo.

    Theo bác sĩ, viêm khớp mãn tính ở trẻ em được điều trị bằng các thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoide, ức chế miễn dịch, vật lý trị liệu... Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ có thể bảo tồn được các khớp và hạn chế đến mức tối đa sự biến dạng gây tàn phế. Tuy nhiên, các bệnh khớp tự miễn sau khi điều trị ổn định trẻ vẫn cần được tái khám và theo dõi định kỳ theo chuyên khoa để tránh trường hợp bị lại.

    Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp:

    - Đau khớp: Các khớp bị đau khi vận động và hết đau khi nghỉ ngơi. Tình trạng này thường là do bệnh viêm khớp đang âm thầm tiến triển có thể gây đau không ngớt.

    - Cứng khớp: Trẻ cảm thấy các khớp bị cứng, nhất là vào buổi sáng. Đó là triệu chứng thông thường của bệnh viêm khớp mãn tính.

    - Sưng khớp: Các khớp bị sưng hoặc biến dạng.

    - Khớp phát ra tiếng động: Các tiếng “lắc rắc” phát ra từ khớp xương trong khi vận động.

    - Yếu cơ: Có thể nhận thấy các cơ bắp xung quanh khớp tổn hại bị yếu đi. Việc ít vận động thường xuyên, lâu dài chính là nguyên nhân dẫn đến các cơ bắp ở quanh khớp bị đau đó dần yếu đi.

    Nếu các dấu hiệu trên khó xác định thì khi trẻ đi khám có thể được dùng siêu âm và một số phương pháp khác để chẩn đoán.
    Theo Minh Hải (VnMedia)
     
  3. YÊU CON LẮM

    YÊU CON LẮM Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    21/5/2013
    Bài viết:
    9,467
    Đã được thích:
    1,663
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Đánh dấu sau này cần liên hệ bạn...
     
  4. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    thanks bạn nhiều nhé có j cứ alo cho mình để mình tư vấn cho.
     
  5. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Nam đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Nguyên nhân gây ra mồ hôi chân?

    Có rất nhiều người chỉ vận động một chút thì mồ hôi cũng ra rất nhiều. Mồ hôi không những làm cho giầy rất ướt sũng mà còn làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu. Vậy vì sao mồ hôi ở chân người này thì nhiều mà ở người khác lại ít?

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mồ hôi ở chân, một số nguyên nhân chủ yếu: Một số người do di truyền, tuyến mồ hôi ở chân nhiều nên nó tiết ra mồ hôi. Có người lại do dây thần kinh ở tuyến mồ hôi chân nhiều, rất mẫn cảm nên khi đi lại, chạy nhảy, thậm chí chỉ cần thần kinh của họ căng thẳng hay bị kích động, thần kinh ở trạng thái hưng phấn cao thì chân họ cũng ra rất nhiều mồ hôi.

    Nên làm gì để giảm bớt và không bị ra mồ hôi chân? Người có nhiều mồ hôi chân thì có thể áp dụng một số cách sau để giảm bớt lượng mồ hôi tiết ra: Dùng 5% dung dịch phèn chua, 3-5% dung dịch formaldehyte hoặc 0,5% dung dịch axit axetic bôi vào chỗ ra nhiều mồ hôi. Hoặc là dùng các loại thuốc viên như probantin, astropine nghiền thành bột và bôi vào chỗ ra nhiều mồ hôi. Nếu làm như vậy có thể hấp thụ được mồ hôi ở chân.
    H.T (Theo Hỏi đáp khoa học)
     
  6. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Chân tay ra mồ hôi nhiều
    Tôi luôn bị ra nhiều mồ hôi ở bàn tay và bàn chân, cả mùa hè và mùa đông. Tôi phải phẫu thuật ở đâu để hết những bệnh khó chịu này? Tôi xin chân thành cảm ơn! (Hồng Minh - Hà Nội)

    - BS ĐÀO XUÂN DŨNG (Chuyên khoa II, Sản phụ khoa): Chứng ra mồ hôi nhiều ở gan bàn tay gây khổ sở không ít cho người bệnh, không chỉ phiền phức trong sinh hoạt riêng mà nhiều khi còn làm cho họ rất bối rối trước một cử chỉ thường thấy trong giao tiếp xã hội: cái bắt tay xã giao. Chỉ một việc lẩn tránh đáp lại hình thức giao tiếp này thôi cũng đủ làm người bệnh kém đi khả năng hoà nhập xã hội nhưng thà như thế còn hơn phải nhận thấy sự khó chịu (thậm chí ghê sợ) ở người vừa chìa tay ra với mình.

    Ra mồ hôi nhiều - ngoài nguyên nhân thời tiết nóng hay vận động - là do sự hoạt động qúa mạnh của các tuyến mồ hôi; có thể xảy ra trên khắp cơ thể hay chỉ giới hạn ở một khu vực nào đó, thường là ở cẳng tay, gan bàn tay, gan bàn chân hoặc cũng có thể ở mặt, cổ, khoeo gối, bẹn, và dưới vú. Chứng bệnh này có thể gặp ở cả nam và nữ, thường bắt đầu từ khi còn nhỏ hay từ tuổi dạy thì, nhiều người giảm bớt một cách tự nhiên vào độ tuổi 25-30.

    Người bị chứng ra mồ hôi nhiều thường có tâm lý nặng nề (lo lắng, thất vọng) và trạng thái đó lại càng làm cho họ ra mồ hôi nhiều hơn như một vòng luẩn quẩn. May mắn là hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị có hiệu quả và an toàn giúp cải thiện được chất lượng cuộc sống cho những người bị chứng bệnh khó chịu này. Lựa chọn phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào mức độ ra mồ hôi.

    Nếu bị chứng ra mồ hôi nguyên phát (nghĩa là không phải do một bệnh khác gây ra) và nhẹ thì có thể có cách chữa như sau: Xoa phấn talc hoặc những loại phấn chuyên dụng vào vùng ra mồ hôi, dùng tất (vớ) bằng sợi bông để thấm ẩm tốt. Nếu ra mồ hôi tay, chân nặng thì thày thuốc sẽ cho loại thuốc chống ra mồ hôi, tác động đến hạch thần kinh.

    Nếu vẫn không có tác dụng thì có khi phải mổ cắt thần kinh chi phối sự ra mồ hôi ở bàn tay, nách, cổ, mặt (phương pháp nội soi cắt thần kinh giao cảm qua lồng ngực), kết quả thường mỹ mãn ngay sau mổ, hết cả ra mồ hôi chân nhưng có một số nguy cơ và tác dụng phụ mà thày thuốc cần thông báo cho bệnh nhân biết trước khi quyết định chấp nhận phương pháp mổ. Mổ lấy đi tuyến mồ hôi ở nách thì chỉ làm mất hiện tượng ra mồ hôi tay.

    Gần đây, có phương pháp tiêm vào vùng ra mồ hôi nhiều độc tố của vi khuẩn botulinum để phong bế thần kinh, có thể có tác dụng được 5 tháng, sau đó tiêm nhắc lại nếu thấy mồ hôi lại ra. Bệnh viện Việt Đức cũng là địa chỉ cần đến.

    T.L thực hiện
    Việt Báo (Theo_Tuổi Trẻ)
     
    Sửa lần cuối: 11/10/2014
  7. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau


    Bệnh đau dây thần kinh liên sườn

    Đau thần kinh liên sườn là hội chứng bệnh lý hay gặp. Đau thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây nên, cũng có khi không tìm thấy nguyên nhân gọi là đau thần kinh liên sườn tiên phát.

    Thuật ngữ thần kinh liên sườn là chỉ các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1 - D12. Rễ thần kinh tủy ngực sau khi qua lỗ ghép chia thành hai nhánh: nhánh sau (còn gọi là nhánh lưng) chi phối cho da và cơ lưng; nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng) chi phối cho da, cơ phía trước bụng và ngực, đây chính là dây thần kinh liên sườn.

    Sau khi tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch, thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Vì liên quan của nó như vậy nên các bệnh lý của tủy sống, cột sống, xương sườn và thành ngực đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Hơn nữa các dây thần kinh liên sườn cũng là các dây thần kinh nằm ở nông nên dễ bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh.

    I. Triệu trứng của đau dây thần kinh liên sườn

    Căn bệnh này thường được dân gian mô tả bằng các từ "đau ngực", "tức ngực", "đau mạng sườn". Đây là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn.

    Người bệnh thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải; đau từ trước ngực (xương ức) lan theo "mạng sườn" ra phía sau ở cạnh cột sống. Có thể có điểm đau và hiện tượng tăng cảm giác ở vùng đau khi thầy thuốc khám thăm dò...

    Đau dây thần kinh liên sườn thường xuất hiện khi có các bệnh nhiễm khuẩn (cúm, lao, thấp khớp), các bệnh bên trong (phổi, màng phổi, tim, gan) hay tổn thương ở đốt sống lưng (lao, ung thư nguyên phát hay di căn, thoái hóa, u tủy).
    Đau dây thần kinh liên sườn
    Đau dây thần kinh liên sườn

    Nhiều trường hợp bệnh nhân đau từ ngoại vi (vùng ngực, xương ức) trở vào cột sống, cảm giác này tăng khi ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế. Nhiều trường hợp đau do zona liên sườn (virus tấn công vào dây thần kinh). Biểu hiện ban đầu là đau, sau đó phát ban đỏ, mụn nước ở vùng da có dây thần kinh liên sườn đi qua. Cuối cùng xuất hiện ban da hình dãy từ cột sống tới xương ức. Bệnh nhân cần chú ý không để vỡ mụn nước vì sẽ làm dải ban đỏ-mụn nước lan rộng, gây chèn ép nhiều nơi.

    Đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau, do đó cần phải theo một trình tự chẩn đoán:

    + Phát hiện sớm chứng đau của bệnh tim, phổi và bệnh nhiễm khuẩn.

    + Theo dõi kỹ, kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng.

    + Đối với zona liên sườn, nên cho người bệnh bôi acyclovir (vacrax) mỗi ngày 2-3 lần vào dải mụn nước. Để xử lý chung cho chứng đau, có thể dùng các thuốc giảm đau, nếu cần cho thêm một ít thuốc an thần.

    II. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn

    Do thoái hóa cột sống: Thường gặp ở người cao tuổi, tính chất khu trú thường không rõ ràng. Tính chất đau là ê ẩm, không cấp tính, kèm theo đau âm ỉ cột sống ngực cả khi nghỉ và khi vận động, ấn vào điểm cạnh sống hai bên (cách chính giữa cột sống 2-3cm) bệnh nhân thấy tức nhẹ và dễ chịu.

    Do lao cột sống hoặc ung thư cột sống: Thường gặp ở những người tuổi trung niên trở lên, bệnh diễn biến nặng, khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương. Tính chất đau là đau chói cả hai bên sườn, có khi đau như đánh đai, như bó chặt lấy ngực hoặc bụng bệnh nhân, dễ chẩn đoán nhầm với cơn đau thắt ngực hoặc dạ dày. Ấn cột sống sẽ có điểm đau chói, bệnh nhân đau liên tục suốt ngày đêm, tăng khi thay đổi tư thế hoặc vận động. Bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân nặng như hội chứng nhiễm độc lao (sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân...). Có thể thấy biến dạng cột sống nếu ở giai đoạn nặng...

    Do bệnh lý tủy sống: Đau dây thần kinh liên sườn thường là triệu chứng sớm của u rễ thần kinh, u ngoại tủy. Tính chất của nó thường đau một bên, khu trú rõ, đau kiểu đánh đai ở một bên sườn. Khám cột sống không thấy đau rõ ràng.

    Do chấn thương cột sống: Phải có yếu tố chấn thương.

    Đau dây thần kinh liên sườn ở các bệnh lý cột sống, tủy sống thường là các triệu chứng sớm nên nếu được phát hiện sẽ có giá trị chẩn đoán sớm các bệnh lý trên. Nếu ở giai đoạn muộn thì đau dây thần kinh liên sườn chỉ là triệu chứng phụ. Bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, người ta có thể phát hiện được sớm các bệnh lý cột sống, tủy sống.

    Đau dây thần kinh liên sườn do nhiễm khuẩn:hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona với biểu hiện qua 2 giai đoạn: giai đoạn cấp thường khởi phát bằng đau rát một mảng sườn, sau một, hai ngày thấy đỏ da, xuất hiện các mụn nước và xu hướng lan rộng theo phạm vi phân bố của dây thần kinh liên sườn. Bệnh nhân thấy ngứa và đau rát như bỏng, rất khó chịu, bệnh nhân không dám để cho vùng tổn thương tiếp xúc với quần áo, sờ mó có thể có sốt, mệt mỏi. Sau khoảng một tuần tổn thương khô, bong vảy, để lại sẹo và chuyển sang giai đoạn di chứng. Bệnh nhân thấy đau rát ở vùng tổn thương một thời gian, có khi kéo dài hàng tháng, nhất là ở người cao tuổi.

    Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát:một số tác giả cho là do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm. Bệnh nhân xuất hiện đau ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống - bả vai, có thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước, đau âm ỉ cả ngày và đêm, đau khi hít thở sâu, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi. Bệnh nhân đau tăng thường nhầm với bệnh lý của phổi. Ấn vùng cạnh sống tương ứng với khe gian đốt bệnh nhân thấy đau tức, đôi khi lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Da vùng đau không có biểu hiện tổn thương. Các xét nghiệm cho kết quả bình thường.

    - Các nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm độc, viêm đa dây thần kinh ít gặp tổn thương dây thần kinh liên sườn.
    Theo cẩm nang bệnh
     
  8. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Nam đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Nguyên nhân gây đau lưng
    tôi tên long năm nay 25 tuổi,thời gian gần đây tôi rất hay bị đau lưng,nhiêu khi do thay đổi thời tiết cũng có khi do mang vác nặng tôi muốn được tư vấn thêm về triệu chứng của bệnh và dùng thuốc gì để cải thiện tình trạng nhanh nhẫt xin cảm ơn!!!
    (nguyễn long)

    Trả lời:
    Bệnh đau lưng gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất ở lứa tuổi 30-60. Có khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu không rõ nguyên nhân, chỉ có 6 - 8% trường hợp do bị lệch đĩa đệm cột sống. Có trên 50% bệnh nhân đau lưng khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng trở lên; từ 5-10% bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mạn tính.

    Cột sống thắt lưng phải nâng đỡ sức nặng của phần trên cơ thể nên dễ bị đau do tổn thương phần mềm hoặc xương sống. Có nhiều yếu tố môi trường và xã hội ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh đau vùng thắt lưng.

    Nguyên nhân nào gây đau lưng?

    Các nguyên nhân sinh đau lưng thì nhiều, nhưng có thể phân làm hai loại. Một là nguyên nhân do xương khớp bị tổn thương như: viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, khớp bị lão hóa, thoái hóa đĩa đệm cột sống, xoắn vặn vùng giãn đốt sống, chứng gù vẹo cột sống, gãy xương, loãng xương, trượt đốt sống, hẹp ống sống, gân hay là cơ bị rách, bị căng quá mức vì tai nạn hay vì cử động quá mạnh, hoặc đĩa đệm bị xô lệch, khe đốt sống bị hẹp lại... đều có thể sinh đau lưng.

    Loại thứ hai tuy ít gặp nhưng lại đáng ngại hơn, khi đó đau lưng chỉ là triệu chứng của các bệnh như: phình động mạch, ung thư từ nơi khác di căn vào xương sống, ung thư tủy sống, bệnh ankylosing spondylitis, thường bị ở đoạn dưới thắt lưng làm cho gân quanh các đốt xương sống bị vôi hóa làm cử động không được và đau lưng; khối u, áp-xe cạnh cột sống, áp-xe ngoài màng cứng, bệnh thận, loét ống tiêu hóa...

    Các dấu hiệu thường gặp

    Do có nhiều nguyên nhân gây đau lưng nên cũng có nhiều biểu hiện bệnh tuỳ thuộc nguyên nhân. Các dấu hiệu thường gặp là: hội chứng đau cơ mạc, những điểm đau có tính chất di động, đau ở vùng xương cùng chậu và mào chậu; Căng giãn xương cùng chậu do bị đứt các sợi của khớp cùng chậu gây ra tăng nhạy cảm ở vùng lõm của lưng, đau tăng lên khi gấp cẳng chân vào, khi nâng và ấn vào giữa khớp gối bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, đau lan xuống chân; Đau cạnh cột sống lan tỏa ở cả hai phía của cột sống, có thể thấy tăng nhạy cảm đau ở giữa mỏm gai đốt sống hoặc ở vùng diện khớp của đốt sống do các nguyên nhân thường gặp như chấn thương của phần diện khớp, căng giãn cơ, hoặc là các vết rách nhỏ của vòng xơ đĩa đệm; Thoát vị đĩa đệm, triệu chứng gồm: hạn chế động tác nâng chân ở tư thế duỗi thẳng, tăng nhạy cảm đau của thần kinh tọa, giảm cảm giác mặt ngoài cẳng chân và đầu ngón cái, động tác gấp bàn chân và ngón cái yếu, hạn chế động tác nâng chân ở tư thế duỗi thẳng, giảm phản xạ gân gót, giảm cảm giác mặt sau cẳng chân và cạnh ngoài bàn chân, động tác gấp gan bàn chân và ngón cái yếu; Kinh nghiệm của nhiều thầy thuốc lâm sàng cho thấy có những triệu chứng biểu hiện nguyên nhân gây bệnh đau lưng như: chệch đĩa đệm thì đau tăng khi ho, hắt hơi, vặn mình, giảm đau khi nằm thẳng; Trượt đốt sống thì khi đứng thẳng và đi lại đau tăng nhưng lại giảm đau khi bệnh nhân ngồi; Đi mạnh đau tăng, nghỉ ngơi giảm đau gặp trong hẹp ống tủy... Xquang thường không có giá trị chẩn đoán bệnh bởi vì có nhiều nguyên nhân ở ngay cột sống mà trên phim không thấy; Ngược lại nhiều khi thấy có hình ảnh bất thường, nhưng nguyên do đích thực lại ở chỗ khác; Những người trên 40 tuổi chụp Xquang hay thấy bị thoái hóa xương, gai xương nhưng không đau lưng.
    BS thuocbietduoc
     
  9. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Đau Lưng Là Gì?

    Đau lưng có thể bao gồm nhiều loại, từ đau âm ỉ, liên tục đến cơn đau đột ngột, đau thắt gây khó khăn cho việc di chuyển. Cơn đau lưng có thể nhanh chóng bắt đầu nếu quý vị bị ngã hoặc nâng vật gì đó quá nặng, hoặc cơn đau có thể trở nên nặng dần.
    Ai Mắc Bệnh Đau Lưng?

    Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đau lưng, nhưng một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ của quý vị đó là:

    Lớn tuổi dần. Đau lưng phổ biến hơn khi tuổi tác của quý vị lớn dần. Quý vị có thể bắt đầu bị đau lưng khi ở độ tuổi 30-40.
    Ít hoạt động thể dục thể chất. Đau lưng phổ biến hơn ở những người không khỏe mạnh.
    Thừa cân. Chế độ ăn giàu calo và chất béo có thể làm cho quý vị tăng cân. Cân nặng quá lớn có thể gây áp lực lên lưng và gây ra đau lưng.
    Di truyền. Một số nguyên nhân gây đau lưng, chẳng hạn như viêm cột sống dính khớp, một dạng viêm khớp gây ảnh hưởng đến cột sống, có thể mang yếu tố di truyền.
    Các bệnh khác. Một số loại viêm khớp và ung thư có thể gây ra đau lưng.
    Công việc của quý vị. Nếu quý vị phải nâng, đẩy hoặc kéo trong khi vặn cột sống, quý vị có thể bị đau lưng. Nếu quý vị làm việc tại bàn làm việc cả ngày và không ngồi thẳng người lên, quý vị cũng có thể bị đau lưng.
    Hút thuốc lá. Cơ thể quý vị có thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng cho các đĩa đệm ở lưng nếu quý vị hút thuốc. Khi người hút thuốc bị ho cũng có thể gây đau lưng. Người hút thuốc chậm lành bệnh, do đó, đau lưng có thể kéo dài lâu hơn.

    Một yếu tố khác đó là chủng tộc. Ví dụ: khả năng bị thoát vị một phần cột sống phía dưới ở phụ nữ da đen nhiều hơn hai đến ba lần so với phụ nữ da trắng.
    Nguyên Nhân Gây Đau Lưng là Gì?

    Có nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng. Bản thân các vấn đề cơ học ở lưng có thể gây ra đau lưng. Ví dụ:

    Vỡ đĩa đệm
    Co thắt
    Căng giãn cơ
    Thoát vị đĩa đệm.

    Thương tích do bong gân, gãy xương, tai nạn và té ngã có thể dẫn đến đau lưng.

    Đau lưng cũng có thể xảy ra kèm theo một số tình trang và bệnh tật, chẳng hạn như:

    Chứng vẹo cột sống
    Trượt đốt sống
    Viêm khớp
    Chứng hẹp cột sống
    Mang thai
    Sỏi thận
    Nhiễm trùng
    Lạc nội mạc tử cung
    Đau cơ xơ hóa.

    Các nguyên nhân khác có thể gây đau lưng đó là nhiễm trùng, khối u hoặc áp lực.
    Có Thể Phòng Tránh Đau Lưng Hay Không?

    Những điều tốt nhất quý vị có thể làm để phòng tránh đau lưng đó là:

    Tập thể dục thường xuyên và giữ cho cơ lưng khỏe mạnh.
    Duy trì cân nặng khỏe mạnh hoặc giảm cân nếu cân nặng của quý vị quá lớn. Để có xương chắc khỏe, quý vị cần phải nhận được đủ canxi và vitamin D hàng ngày.
    Hãy cố gắng đứng thẳng và tránh nâng vật nặng nếu có thể. Nếu quý vị nâng vật gì đó quá nặng, hãy gập chân và giữ thẳng lưng.

    Khi Nào Tôi Nên Gặp Bác Sĩ Để Khám Đau Lưng?

    Quý vị cần đi khám bác sĩ nếu có triệu chứng:

    Tê hoặc nhoi nhói
    Đau nặng mà không đỡ sau khi nghỉ ngơi
    Đau sau khi ngã hoặc chấn thương
    Đau kèm theo bất kỳ vấn đề nào sau đây:
    Đi tiểu khó
    Cơ thể yếu
    Tê chân
    Sốt
    Sụt cân khi không ăn kiêng.

    Chẩn Đoán Đau Lưng Bằng Cách Nào?

    Để chẩn đoán đau lưng, bác sĩ sẽ xem bệnh sử của quý vị và tiến hành khám sức khỏe. Bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành các xét nghiệm khác, chẳng hạn như:

    Chụp X quang
    Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI)
    Chụp cắt lớp vi tính (CT)
    Xét nghiệm máu.

    Xét nghiệm y tế có thể không cho thấy nguyên nhân gây ra đau lưng của quý vị. Trong nhiều trường hợp, không bao giờ tìm thấy nguyên nhân gây ra đau lưng. Đau lưng có thể đỡ hơn ngay cả khi quý vị không biết nguyên nhân.
    Sự Khác Nhau Giữa Đau Cấp Tính và Đau Mãn Tính Là Gì?

    Đau cấp tính bắt đầu một cách nhanh chóng và kéo dài dưới 6 tuần. Đó là loại đau lưng thường gặp nhất. Đau cấp tính có thể gây ra do các nguyên nhân như ngã, bị cản khi chơi bóng bầu dục hoặc nâng vật gì đó nặng. Đau mãn tính kéo dài hơn 3 tháng và ít gặp hơn so với đau cấp tính.
    Điều Trị Đau Lưng Như Thế Nào?

    Điều trị đau lưng phụ thuộc vào loại đau quý vị mắc phải. Đau lưng cấp tính thường đỡ mà không cần bất kỳ điều trị nào, nhưng quý vị có thể cần sử dụng acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen để giúp giảm đau. Tập thể dục và phẫu thuật thường không được sử dụng để điều trị đau lưng cấp tính.

    Sau đây là một số loại phương pháp điều trị cho bệnh đau lưng mãn tính.

    Túi Chườm Nóng hoặc Chườm Lạnh (hoặc Cả Hai)
    Túi chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể làm giảm đau, cứng lưng. Hơi nóng làm giảm co thắt và đau cơ. Hơi lạnh giúp giảm sưng và làm tê liệt chỗ đau nặng. Việc sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể giảm đau, nhưng điều trị bằng phương pháp này không giải quyết được nguyên nhân gây ra đau lưng mãn tính.

    Tập thể dục
    Tập thể dục đúng cách có thể giúp giảm đau mãn tính nhưng không nên sử dụng cho đau lưng cấp tính. Bác sĩ hay nhà trị liệu vật lý có thể cho quý vị biết các loại thể dục tốt nhất cần tập luyện.

    Dược phẩm
    Sau đây là các loại dược phẩm chính được sử dụng để điều trị đau lưng:

    Thuốc giảm đau là các loại thuốc mua tự do không cần toa chẳng hạn như acetaminophen và aspirin hoặc thuốc giảm đau theo toa.
    Thuốc giảm đau tại chỗ là các loại kem, thuốc mỡ và thuốc sáp thoa lên da ở vị trí đau.
    Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) là các loại thuốc giảm cả đau và sưng. NSAID bao gồm các loại thuốc mua tự do không cần toa chẳng hạn như ibuprofen, ketoprofen và natri naproxen. Bác sĩ có thể kê toa các loại NSAID mạnh hơn.
    Thuốc giãn cơ và một số thuốc chống trầm cảm có thể được kê toa cho một số loại đau lưng mãn tính, nhưng các loại thuốc này không có tác dụng cho mọi loại đau lưng.

    Thay Đổi Hành Vi
    Quý vị có thể tìm hiểu cách nâng, đẩy và kéo mà gây ít áp lực lên lưng của mình. Thay đổi về cách tập thể dục, thư giãn và ngủ có thể giúp giảm đau lưng. Ăn chế độ ăn uống lành mạnh và không hút thuốc lá cũng giúp giảm đau lưng.

    Tiêm
    Bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid hoặc tiêm thuốc gây tê để làm giảm cơn đau của quý vị.

    Điều Trị Y Tế Bổ Sung và Thay Thế
    Khi đau lưng trở thành mãn tính hoặc khi các phương pháp điều trị khác không giúp giảm đau, một số người thử các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế. Các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế phổ biến nhất là:

    Thao tác bằng tay. Các chuyên gia dùng bàn tay của họ để điều chỉnh hoặc xoa bóp cột sống hoặc các mô lân cận.
    Kích thích thần kinh bằng điện xuyên qua da (TENS). Một hộp nhỏ đặt trên khu vực bị đau truyền các xung điện nhẹ tới các dây thần kinh. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng phương pháp điều trị TENS không phải lúc nào cũng hiệu quả trong việc giảm đau.
    Châm cứu. Phương pháp này của Trung Quốc sử dụng những chiếc kim mảnh để giảm đau và phục hồi sức khỏe. Châm cứu có thể hiệu quả khi được sử dụng như một phần của kế hoạch điều trị tổng thể cho bệnh đau lưng dưới.
    Bấm huyệt. Nhà trị liệu sẽ ấn vào một số nơi trên cơ thể để giảm đau. Chưa có nghiên cứu chuyên sâu về bấm huyệt cho bệnh đau lưng.

    Phẫu thuật
    Hầu hết những người bị đau lưng mãn tính không cần phẫu thuật. Phương pháp này thường được sử dụng cho bệnh đau lưng mãn tính nếu các phương pháp điều trị khác không có tác dụng. Quý vị có thể cần phải phẫu thuật nếu mắc các tình trạng:

    Thoát vị đĩa đệm. Khi một hoặc nhiều đĩa đệm giữa các xương trong cột sống bị tổn thương, phần giống như thạch ở giữa đĩa đệm bị rò rỉ, gây ra đau.
    Hẹp cột sống. Tình trạng này gây hẹp ống tủy sống.
    Trượt đốt sống. Điều này xảy ra khi một hoặc nhiều xương trong cột sống trượt khỏi vị trí.
    Gãy đốt sống. Gãy đốt sống có thể gây ra bởi một đòn giáng mạnh vào cột sống hoặc xương bị vỡ vụn do loãng xương.
    Bệnh thoái hóa đĩa đệm. Khi có tuổi, một số người bị vỡ đĩa đệm và gây ra đau nặng.

    Trong những trường hợp hiếm gặp, khi đau lưng gây ra do khối u, nhiễm trùng, hoặc vấn đề về rễ thần kinh được gọi là hội chứng chùm đuôi ngựa (“cauda equina”) cần phẫu thuật ngay lập tức để giảm đau và ngăn chặn nhiều vấn đề khác.
    Loại Nghiên Cứu Nào Đang Được Tiến Hành?

    Các điểm nổi bật của nghiên cứu gần đây bao gồm:

    So sánh về chi phí và hiệu quả của phương pháp điều trị phẫu thuật so với phương pháp điều trị không phẫu thuật cho các loại đau lưng khác nhau
    Các yếu tố liên quan đến quyết định của bệnh nhân về việc có phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm hay không
    Thống kê quốc gia về chi phí cho bệnh đau lưng
    Các yếu tố kinh tế xã hội có liên quan đến chi phí và điều trị đau lưng.

    Các mục tiêu của nghiên cứu hiện nay là:

    Hiểu về nhiều yếu tố có thể gây ra đau lưng
    Xác định các cách phòng tránh đau lưng
    Cải tiến các phương pháp điều trị phẫu thuật và không phẫu thuật cho bệnh đau lưng
    Phòng ngừa khuyết tật ở những người bị đau lưng.

    Theo vnexpress.
     
  10. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Nguyên nhân gây bệnh đau lưng
    Bị căng cơ

    Khi chúng ta bị ngã hoặc mang vác các vật nặng thì có thể gây căng cơ. Khi bị bệnh thì kể cả những cử động rất nhẹ nhàng như đứng lên hoặc ngồi xuống cũng có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Tổn thương dây chằng vùng thắt lưng xảy ra khi dây chằng ( các mô liên kết dạng sợi, rất dẻo dai, gắn kết cơ với xương và khớp) bị căng quá mức hoặc rách gây viêm khiến các cơ vùng lưng bị co lại gây ra các cơn đau dữ dội vùng thắt lưng. Điểm đau thường cố định và không lan xuống vùng chân, chỉ cần nghỉ ngơi sẽ khiến cơn đau dịu dần.
    Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

    Nguyên nhân gây bệnh đau lưng

    Khi bạn ngồi, đi đứng hoặc làm việc hoặc mang vác các vật nặng không đúng tư thế sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Các vấn đề như tuổi tác, các bệnh bẩm sinh về cột sống, thoái hóa đốt sống cũng là những nguyên nhân chính gây bệnh. Ngoài ra thoái hóa đĩa điệm cũng có thể do di truyền. Bố mẹ có đĩa đệm yếu hoặc bất thường thì con cái sinh ra sau này cũng dễ mắc phải căn bệnh này.
    Đau lưng do dây thần kinh tọa

    Bệnh đau dây thần kinh tọa gây ra phần nhiều do mang vác vật nặng, do tổn thương cột sống và thoát vị đĩa đệm. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn và dài nhất trong cơ thể người kéo dài từ hông đến giữa đùi xuống khoeo chân thì chia làm 2 nhánh chạy xuống bàn chân.

    Triệu chứng của đau dây thần kinh tọa là cảm thấy đau ở giữa lưng hay bị lệch một bên. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn mỗi khi cúi xuống hoặc va chạm mạnh khi gặp ổ gà hoặc vấp phải vật gì đó. Cảm giác đau thường làn ra rất nhanh ở rất nhiều bộ phận từ hông, mông, đùi, khoeo, gót chân hoặc đau ngược từ dưới trở lên. Chỉ cần những cử động nhẹ như nói, cười, ho cũng làm lưng đau nhức.

    Đau lưng là căn bệnh gây cản trở khá nhiều đối với những sinh hoạt hằng ngày, trên đây là 3 nguyên nhân gây bệnh đau lưng ở người già mà mọi người nên biết. Bệnh có thể tiến triển từ nhẹ cho đến rất nặng, đau khi cúi, nghiêng người, không thể bê đỡ được vật nặng…Nếu bệnh tình có chiều hường ngày một nặng hơn thì tốt nhất bạn hãy đi kiểm tra ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để kịp thời chữa trị.
    Theo sức khỏe và dinh dưỡng.
     
  11. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Đau lưng ở người trẻ tuổi

    Chứng đau lưng có thể gặp ở bất kì đối tượng nào từ già đến trẻ với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau lưng ở người trẻ tuổi do yếu tố cơ nhiều hơn là thần kinh. Đau lưng có thể xảy ra sau một động tác sai tư thế nào đó hay sau khi ngồi lâu hoặc cúi khom lưng.

    dau-lung-o-nguoi-tre-tuoi

    Nguyên nhân đau lưng ở người trẻ tuổi

    1. Nguyên nhân do xương khớp bị tổn thương như: viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, khớp bị lão hóa, thoái hóa đĩa đệm cột sống, xoắn vặn vùng giãn đốt sống, chứng gù vẹo cột sống, gãy xương, loãng xương, trượt đốt sống, hẹp ống sống, gân hay là cơ bị rách, bị căng quá mức vì tai nạn hay vì cử động quá mạnh, hoặc đĩa đệm bị xô lệch, khe đốt sống bị hẹp lại… đều có thể sinh đau lưng.

    2. Loại thứ hai tuy ít gặp nhưng lại đáng ngại hơn, khi đó đau lưng chỉ là triệu chứng của các bệnh như: phình động mạch, ung thư từ nơi khác di căn vào xương sống, ung thư tủy sống, bệnh ankylosing spondylitis, thường bị ở đoạn dưới thắt lưng làm cho gân quanh các đốt xương sống bị vôi hóa làm cử động không được và đau lưng; khối u, áp-xe cạnh cột sống, áp-xe ngoài màng cứng, bệnh thận, loét ống tiêu hóa…

    Phương pháp đẩy lùi đau lưng ở người trẻ tuổi

    -Trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, một số người thường có thói quen rụt cổ, khom lưng hoặc co hông… Những tư thế này tuy có lợi cho những công việc cụ thể nhưng do tư thế đơn điệu, một số cơ bắp nằm trong tình trạng co rút lâu, dễ dẫn đến mệt mỏi, thậm chí bị tổn thương.

    -Mỗi người ngay từ khi còn trẻ nên chú ý uốn nắn, sửa chữa tư thế làm việc sinh hoạt cho đúng. Đối với những người không thể thay đổi tư thế do tính chất công việc, giữa giờ làm việc nên nghỉ ngơi, thư giãn, làm một số động tác ngược với tư thế làm việc.

    -Khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ, không được thay đổi đột ngột. Khi bị trẹo lưng cần phải làm động tác xoay lưng nhẹ nhàng trong phạm vi có thể. Nếu cần thiết có thể đến bác sĩ để khám và điều trị, không nên xoa nắn lưng một cách tùy tiện.

    -Uống thuốc không phải là phương pháp tốt nhất trong việc phòng ngừa đau lưng. Một phương pháp khác có thể phòng ngừa đau lưng là tập luyện đi lùi.

    Bên cạnh đó quá trình điều trị giúp giảm đau lưng là:

    Dùng vật lý trị liệu không dùng thuốc như xoa bóp, yoga, bấm huyệt…

    Phẫu thuật.

    Chữa bệnh gây đau lưng: như bệnh lao, thoát vị đĩa đệm…

    Các triệu chứng đau lưng không chỉ làm giảm năng suất làm việc mà còn ảnh hưởng đến nhận thức, tâm sinh lý, lâu ngày sẽ làm thay đổi hành vi và rối loạn tâm lý. Vậy nên cần có phương pháp điều trị kịp thời.
    Viết theo Y Tổ Việt Nam
     
  12. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Nam đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Cảnh báo bệnh đau lưng gia tăng ở người trẻ tuổi

    Lý giải cho việc tỉ lệ người bị đau lưng ngày càng tăng và càng trẻ hóa, một giả thuyết cho rằng tỉ lệ trầm cảm, béo phì và căng thẳng hiện nay cao hơn so với trong quá khứ.

    Nói đến đau lưng người ta nghĩ ngay tới tuổi già hay bệnh của tuổi già. Nhưng thực tế, đau lưng là một tình trạng sức khỏe phổ biến, có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào. Hầu hết các trường hợp đau lưng có liên quan đến đau và cứng khớp ở lưng dưới.
    Có 2 kiểu đau lưng chính:

    - Đau lưng cụ thể: tức là đau ở phía lưng dưới và có thể gây nguy hiểm cho cột sống:
    - Đau lưng không cụ thể: đó là những chỗ đau do bong gân, căng thẳng cơ bắp, thương tích nhỏ, dây thần kinh bị chèn ép hay bị kích thích gây ra… Nhưng cơn đau này thường không nguy hiểm lắm và không liên quan đến vấn đề gì trầm trọng.

    Đau lưng cũng có thể được phân loại theo thời gian của các triệu chứng cuối cùng. Ví dụ:

    - Đau lưng cấp tính - đau không kéo dài hơn sáu tuần
    - Đau lưng mãn tính - cơn đau kéo dài hơn sáu tuần

    Hình ảnh Cảnh báo bệnh đau lưng gia tăng ở người trẻ tuổi số 1

    Nguyên nhân của chứng đau lưng cụ thể:

    - Đau thần kinh tọa - gây ra bởi một dây thần kinh ở phía sau (các dây thần kinh hông) đang bị kích thích hoặc đè nén.

    - Thoát vị đĩa đệm cột sống- một trong các đĩa đệm của cột sống bị chệch nhau và chất nhày bên trong các đĩa đệm này rò rỉ ra ngoài, có thể chèn vào các ống sống hay các dây thần kinh sống.

    - Cột sống dính khớp - các khớp ở chân cột sống bị viêm

    Đau lưng là một tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến người lớn ở mọi lứa tuổi. Người ta ước tính rằng một trong năm, chúng ta có thể sẽ phải đi khám bệnh đau lưng tại bất kì thời điểm nào. 80% những người trưởng thành đã từng trải qua ít nhất một lần đau lưng ở bất kì thời điểm nào trong cuộc sống của mình.

    Đau lưng mãn tính không phổ biến bằng đau lưng cấp tính, nhưng nó cũng không phải là hiếm. Ở Anh, đau lưng mãn tính là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra chứng bị tật lâu dài hoặc vĩnh viễn (sau khi viêm khớp).

    Lý giải cho việc tỉ lệ người bị đau lưng ngày càng tăng và càng trẻ hóa, một giả thuyết cho rằng tỉ lệ trầm cảm, béo phì và căng thẳng hiện nay cao hơn so với trong quá khứ, nhất là với những người trẻ làm công việc căng thẳng. Tất cả các điều kiện này lại là những yếu tố nguy cơ gây đau lưng mãn tính. Một giả thuyết khác lại cho là trước đây số người bị đau lưng cũng nhiều nhưng khác bây giờ ở chỗ họ không đi khám bác sĩ, còn ngày nay người ta quan tâm đến sức khỏe hơn nên đi khám nhiều hơn, con số thống kê cũng từ đó mà tăng lên.

    Hình ảnh Cảnh báo bệnh đau lưng gia tăng ở người trẻ tuổi số 2

    Lưu ý:

    Mỗi người mang trong mình nguy cơ tiềm ẩn bị đau lưng khác nhau. Một số người gặp phải một vài cơn đau lưng cấp tính trước khi hoàn toàn khỏe mạnh. Một số người khác lại bị những trận đau ngắn, dài hoặc trung bình xen kẽ đau nặng, nhẹ làm cho họ không thể hoạt động bình thường trong các hoạt động hàng ngày của mình.

    Tâm lý và yếu tố xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc “phát triển” bệnh đau lưng, đặc biệt đối với bệnh đau lưng mãn tính.

    Ví dụ, những người có một tư tưởng tích cực và sống vui vẻ, hạnh phúc sẽ có xu hướng hồi phục nhanh hơn so với những người bị trầm cảm hoặc không hài lòng với một hoặc nhiều mặt của đời sống.

    Các biện pháp điều trị đau lưng có thể bao gồm: thuốc giảm đau, bấm huyệt cột sống, châm cứu và tập thể dục. Một số trường hợp đau lưng mãn tính cũng có thể tham gia thêm điều trị tâm lý vì những lý do đã nói ở trên.
    Nguồn : carviet.com
     
  13. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Các chứng đau lưng thường gặp
    Đai lưng giúp làm giảm áp lực lên cột sống.
    Hiện tượng đau cột sống do chấn thương hoặc thoái hóa khớp thường trở nên trầm trọng hơn nếu cột sống vẫn tiếp tục phải làm việc. Trái lại, sự nghỉ ngơi sẽ giúp cơn đau dịu đi.

    Có rất nhiều yếu tố khiến ta đau lưng, trong đó có một nguyên nhân phổ biến là "chất liệu" của cột sống không giữ được độ bền qua năm tháng, chẳng hạn như thoái hóa sụn và đĩa đệm, xuất hiện từ tuổi 30-40. Phần trong đĩa đệm thì khô, phần ngoài bị nứt nên không còn tác dụng đệm tốt cho đốt sống. Chính trong giai đoạn này, người bệnh cảm thấy đau lưng nhưng không nặng nề. Có hai trường hợp gây đau lưng nặng:

    - Đĩa đệm không nằm trong hai mặt khớp đốt sống trên và dưới mà thoát ra ngoài, chèn ép rễ thần kinh, gọi là thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân thường gặp nhất là lao động nặng.

    - Do quá trình lao động, các mặt khớp tiếp xúc với nhau làm tổn thương xương, khiến xương dễ bị giòn, nứt sinh ra các gai xương. Khi các gai này chạm vào dây thần kinh thì sẽ gây đau.

    Chứng đau lưng mạn tính xuất hiện ở tuổi trên 40. Bệnh nhân đau ngang thắt lưng và vùng hông khiến người còng xuống. Khi đứng lâu, ngồi lâu đều đau, ngủ dậy thấy đau, sau đó cảm giác đau giảm dần trong ngày. Đau tăng khi vận động nhiều hoặc nằm lâu bất động, thay đổi thời tiết. Nguyên nhân là đĩa đệm bị thoái hóa và lồi ra ngoài.

    Đau lưng cấp thường xảy ra sau những động tác quá mạnh (mang, vác, đẩy, ngã...). Cảm giác đau xuất hiện đột ngột ở vùng thắt lưng, đau với cường độ cao một bên đốt sống, cơ cạnh cột sống bị co làm bệnh nhân không đi lại được. Mọi cử động, hắt hơi, thay đổi tư thế đều gây đau. Nguyên nhân là đĩa đệm bị rạn nứt rồi căng phồng, kích thích vào các dây thần kinh ở dọc cột sống.

    Đau dây thần kinh tọa thường bắt đầu từ vùng lưng xuống mông, qua phía sau đùi, xuống cẳng chân tới cổ chân và có thể lan đến các ngón chân. Cảm giác đau như dao đâm, kiến bò, đau nhừ. Nguyên nhân thường là đĩa đệm cuối cùng hay gần cuối cùng thoát ra ngoài.

    Các phương pháp điều trị đau lưng

    Người bị đau thắt lưng nên nằm ngửa, người hơi ưỡn, hai gối co. Khi bị đau đột ngột, dữ dội, nên nghỉ ngơi tuyệt đối. Nếu đau mạn tính, dai dẳng, nên hạn chế làm việc nặng, nghỉ ngơi nhiều hơn. Không nên hoạt động sớm khi cơn đau mới thuyên giảm.

    Có thể giảm đau bằng cách làm cho người nóng lên: dùng các loại dầu hay thuốc dạng kem bôi ngoài da. Khi cần, có thể sử dụng các dạng thuốc giảm đau kháng viêm hoặc thuốc chống co cơ với sự hướng dẫn của bác sĩ.

    Phương pháp vật lý trị liệu rất có hiệu quả trong chứng đau lưng, chẳng hạn như xoa bóp, nắn khớp, chiếu tia hồng ngoại, châm tê tại chỗ... Việc áp dụng các phương pháp trên cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.

    Ngoài ra, có thể giảm đau lưng bằng cách dùng áo nịt và đai lưng. Phẫu thuật đĩa đệm là phương pháp chữa bệnh triệt để và cuối cùng, được áp dụng khi các phương pháp trên không hiệu quả.

    Để phòng đau lưng, khi làm công việc nội trợ phải dùng dụng cụ làm phù hợp với vóc dáng và cơ thể, dùng xe đẩy khi mua sắm, không đứng lâu, đi lại nhiều. Không nên mặc quần áo ẩm ướt hay quá dày nặng, tránh dùng giày dép cao gót; gót giày phải phẳng và có độ chịu lực tốt, không nên thay đổi giày dép nhiều vì khó quen chân.

    Trong công việc hằng ngày, cần chọn tư thế thích hợp, mang vác vừa sức, khi cần mang vác nên đeo loại thắt lưng đặc biệt giúp bảo vệ cột sống. Khi ngồi lâu, nên chọn ghế chắc chắn, vừa tầm cao của cơ thể. Khi đứng làm việc, các đồ vật nên để ngang khuỷu tay, tránh tư thế với. Thỉnh thoảng nên giành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
     
  14. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Bắc đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Bệnh ra nhiều mồ hôi ở tay chân

    Ra nhiều mồ hôi ở tay chân luôn là nỗi phiền toái của bao người mắc bệnh ra nhiều mồ hôi. Đặc biệt tình trạng còn trở lên khó chịu hơn đối với những người công việc liên quan nhiều đến “bút” và “giấy”. Ra nhiều mồ hôi khiến cơ thể bị mất ước, mất muối và rất nhanh mệt mỏi.
    Bệnh ra nhiều mồ hôi ở tay chân
    Nguyên nhân của bệnh

    Mô hổi nhiều ở tay chân chủ yếu có liên quan đến một số yếu tố như cảm xúc, vị giác, hoặc phụ nữ có thai, mãn kinh, những người có bệnh về thần kinh giao cảm, người bị khối u chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt quá liều … Ngoài ra, nhiều mồ hôi tay chân còn có liên quan đến yếu tố môi trường, thời tiết. Đặc biệt, thời tiết khí hậu nhiệt đới như nước ta là điều kiện thuận lợi cho tăng tiết mồ hôi trầm trọng hơn.

    Ngoài các nguyên nhân kể trên, mồ hôi nhiều cũng có thể do chứng tăng tiết mồ hôi vị giác và toàn thân.
    Biểu hiện của chứng ra nhiều mồ hôi tay chân

    Biểu hiện của chứng ra nhiều mồ hôi tay chân chủ yếu là hiện tượng tăng tiết mồ hôi bàn tay bàn chân (còn gọi là tăng tiết mồ hôi do cảm xúc). Vào mùa hè, thời tiết nóng bức, bàn tay, bàn chân người bệnh thườn ướt sũng. Nếu để bàn tay rủ xuống có thể thấy nước nhỏ giọt ở các đầu ngón tay, bàn chân luôn ướt đôi khi xuất hiện tiêu sừng lõm lòng bàn chân là căn nguyên của chân nặng mùi.

    Mỗi khi có cảm xúc đột ngột, người bệnh thường lo lắng bồn chồn dễ bị sang chấn tinh thần, mất bình tĩnh.
    Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

    Đây là phương pháp cắt hạch giao cảm ngực để điều trị tăng tiết mồ hôi bàn tay. Ngoài ra, cũng có một số tác giả áp dụng phương pháp tiêm huyết thanh nóng để diệt hạch giao cảm ngực thay cho phương pháp phẫu thuật. Phương pháp này có tác dụng nhanh và ngừng tiết mồ hoi hoàn toàn 2 bàn tay , nhưng da lại trở lên khô ráp và rất khó chịu.

    Trong trường hợp tăng tiết mồ hôi nách, phương pháp phẫu thuật được đánh giá là ưu việt hơn. Theo đó, người ta sẽ cắt da theo hình elip để tẩy bỏ tuyến mồ hôi cách 2 bên mép cắt 2cm dựa vào sự phân bố của lông nách để cắt lọc. Phương pháp này khá đơn giản, dễ làm, hiệu quả và có thể áp dụng rộng rãi ở tuyến huyện.
    Sức khỏe và gia đình
     
  15. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Nam đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Ai dễ mắc chứng tê nhức chân tay?

    Tê nhức chân tay là chứng bệnh phổ biến, ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, ba nhóm đối tượng chính sau đây có nguy cơ cao phải đối mặt với chứng bệnh khó chịu này.

    Người cao tuổi

    Theo quy luật tất yếu của thời gian, tuổi càng cao đồng nghĩa với các bộ phận trong cơ thể trở nên “rệu rã” “già nua”. Một trong những cơ quan chịu tác động rõ rệt nhất đó chính là hệ xương khớp.

    Hệ xương khớp bị “lão hóa” là một trong những nguyên nhân dẫn đến chân tay tê nhức, đau mỏi. Không chỉ vậy, vùng vai gáy, lưng gối cũng bị “hành hạ” vì cảm giác nhức buốt, nhói đau.

    Sức đề kháng của người già vốn suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố thời tiết như phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm thấp) tác động làm kinh mạch ứ trệ, khí huyết kém lưu thông làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng vào những ngày thời tiết thất thường.

    tê nhức chân tay, xương khớp, lão hóa,

    Người mắc các bệnh mãn tính

    Tê nhức chân tay là biểu hiện của nhiều chứng bệnh mãn tính, trong đó phải kể đến là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, bệnh tiểu đường, mỡ máu cao…

    Theo nghiên cứu, những căn bệnh mãn tính này gây chèn ép các dây thần kinh và mạch máu dẫn đến tê nhức chân tay, đau mỏi vai gáy.Tùy vào vị trí và mức độ bệnh mà sẽ có các triệu chứng đau nhức, tê nhức khác nhau.

    tê nhức chân tay, xương khớp, lão hóa,

    Người ít vận động & người làm việc quá sức

    Tê nhức chân tay còn được xem là căn bệnh “thời đại” do thói quen lười vận động của một nhóm bộ phận như nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may… Do tính chất công việc, những người này buộc phải ngồi nhiều, ít đi lại, cử động tay chân hạn chế. Trải qua một thời gian kéo dài, dây thần kinh bị chèn ép, khí huyết kém lưu thông cũng dẫn đến hiện tương tê mỏi, đau nhức tứ chi.

    Ngoài ra, những ai làm việc quá sức, thường xuyên mang vác nặng cũng “lọt” vào tầm ngắm của chứng bệnh tê nhức tay chân.

    tê nhức chân tay, xương khớp, lão hóa,

    Cách đẩy lùi tê nhức

    Tăng cường vận động: Khi bị tê nhức chân tay, bạn nên vượt qua tâm lý e ngại cử động vì sợ đau nhức mà nên tăng cường tập luyện thể dục, đặc biệt là những động tác ở tay và chân.

    Tránh ngồi hoặc đừng lâu một chỗ: Không ngồi xổm, cúi xuống nhấc vật nặng cũng như đi giày dép chật, để chân tay lạnh. Bạn cũng không nên lo lắng thái quá, cố gắng giữ tinh thần thoải mải, thư giãn.

    Về chế độ dinh dưỡng: Không nên để tăng cân, kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu mắc các bệnh mãn tính, bạn nên tuân theo chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi gặp phải những cơn tê nhức cấp tính có thể sử dụng thuốc giảm đau, nhưng tuyệt đối không được lạm dụng. Vì thuốc tân dược thường có những tác dụng không mong muốn.

    Sử dụng viên uống bổ sung: Bạn có thể bố sung sử dụng viên uống có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp mạnh gân cốt, tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị hiệu quả, an toàn chứng tê nhức chân tay như sản phẩm Tê Nhức Chân Tay Bảo Nguyên
    Theo vietnamnet
     
  16. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Nam đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau


    Phương pháp phòng bệnh đau dây thần kinh liên sườn

    Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh lý gây đau đớn, khó chịu… ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày.

    Đau dây thần kinh liên sườn gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tuổi trung niên, người hoạt động thể thao quá mức…thường hay mắc phải.

    Vậy, nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn? Phương pháp khắc phục bệnh đau dây thần kinh liên sườn như thế nào?

    Thế nào là bệnh đau dây thần kinh liên sườn?

    Đau dây thần kinh liên sườn là những cơn đau kéo dài hoặc từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn.

    Đau dây thần kinh liên sườn là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau có nguyên nhân hoặc không có nguyên nhân.

    Tìm hiểu về hệ thống dây thần kinh liên sườn

    + Thần kinh liên sườn là các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1 - D12.

    + Rễ thần kinh tủy ngực sau khi qua lỗ ghép chia thành hai nhánh: nhánh sau (còn gọi là nhánh lưng) chi phối cho da và cơ lưng; nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng) chi phối cho da, cơ phía trước bụng và ngực, đây chính là dây thần kinh liên sườn.

    + Sau khi tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch, thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn.

    + Do đặc điểm dây thần kinh liên sườn nằm rất nông nên dễ bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh.



    Hệ thống dây thần kinh liên sườn (Ảnh minh họa)

    Biểu hiện khi đau dây thần kinh liên sườn

    + Những cơn đau kéo dài xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn.

    + Đau ngực: đau từ ngoại vi (vùng ngực, xương ức) trở vào cột sống, cảm giác này tăng khi ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế.

    + Người bệnh thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải, có thể có điểm đau.



    Người bệnh thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải…(Ảnh minh họa)

    Nguyên nhân

    Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát

    + Do lạnh.

    + Do vận động sai tư thế.

    + Do vận động quá sức…

    Lưu ý:

    + Bệnh nhân đau có thể nhầm với bệnh lý của phổi.

    + Da và các cơ quan vùng đau thường không có biểu hiện tổn thương.

    Đau dây thần kinh liên sườn thứ phát

    + Do bệnh lý tổn thương ở đốt sống: thoái hóa cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống...

    + Do bệnh lý tổn thương tủy sống: u rễ thần kinh, u ngoại tủy.

    + Do chấn thương cột sống: gãy cột sống, trật cột sống…chèn ép lên dây thần kinh.

    + Do nhiễm khuẩn: cúm, lao, thấp khớp, nhiễm vi-rút Herpes Simplex gây bệnh Zona thần kinh.

    + Do các bệnh về: phổi, màng phổi, đái tháo đường, nhiễm độc kim loại chì, viêm đa dây thần kinh…



    Đau dây thần kinh liên sườn thứ phát do các bệnh lý về cột sống

    Phương pháp điều trị

    Dùng thuốc giảm đau

    + Các loại thuốc: paracetamol, diclofenac… (lưu ý sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ).

    Dùng thuốc chống co giật

    + Nhóm gabapentin, có tác dụng chống co giật, giảm đau.

    Dùng thuốc giãn cơ

    + Myonal, mydocalm… (giảm đau, giảm co rút vùng sườn bị tổn thương, giãn cơ).

    Sử dụng các nhóm vitamin

    + Vitamin nhóm B: B1, B6, B12 giúp chuyển hóa các tế bào thần kinh và khôi phục tế bào bị tổn thương.

    + Phong bế cạnh sống lưng (do bác sĩ chuyên khoa thực hiện).

    Phương pháp phòng bệnh

    + Vận động đúng tư thế.

    + Không chơi thể thao quá sức.

    + Điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm khuẩn.

    + Phòng tránh loãng xương.

    + Tránh chấn thương.

    + Không lạm dụng thuốc corticoid.

    + Phát hiện sớm biểu hiện của bệnh.

    + Khi có biểu hiện đau tức ngực, đau mạng sườn cần đến bác sĩ để được khám và xác định nguyên nhân.

    + Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý: bổ sung đầy đủ chất đạm, đường, béo, hoa quả chín…



    Tránh chấn thương, loãng xương…để phòng bệnh co cơ liên sườn (Ảnh minh họa)

    Lời kết

    Đau thần kinh liên sườn là hội chứng bệnh lý thường gặp. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên: thoái hóa cột sống, ung thư cột sống, chấn thương cột sống… gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

    Ngày nay, y học đã tìm ra nhiều phương pháp chữa trị. Tuy nhiên, để phòng bệnh chúng ta cần vận động đúng tư thế, chọn những môn thể thao phù hợp, tránh chấn thương, loãng xương, bảo vệ cột sống… đặc biệt cần phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh để điều trị kịp thời.

    Benh.vn
     
  17. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Nam đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Phòng mạch online: “Giải mã” bệnh đau nhức xương khớp trong mùa lạnh


    Chuyên gia tư vấn đến từ Khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch mai và Hội Đông y Việt Nam giải đáp thắc mắc trên VOV online (www.vov.vn).

    Trong không khí se lạnh, những ngày Tết đang đến rất gần, cũng là lúc những cơn đau nhức xương khớp nặng nề, dai dẳng ám ảnh, “hành hạ” người bệnh… nhất là người cao tuổi.

    Cảm giác chân tay tê buốt, đau nhức lưng, đầu gối… khiến người cao tuổi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và làm vơi bớt niềm vui đón Tết. Điều đáng nói là càng bị đau, bệnh nhân càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, và bệnh mỗi ngày thêm nặng. Điều này tạo nên “cái vòng luẩn quẩn” mà nếu thiếu cảnh giác và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

    Với đặc tính dai dẳng và dễ tái phát, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và bệnh gút - những bệnh lý thường gặp nhất về xương khớp - đang hành hạ hàng triệu con người, mà trong đó chiếm đa số là những bệnh nhân cao tuổi. Việc điều trị bệnh xương khớp hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề đáng quan ngại. Không chỉ bản thân các bệnh nhân mà ngay cả đến các chuyên gia, bác sĩ cũng phải thừa nhận thực trạng này.

    Chương trình do báo điện tử VOV online và Bách Xà Nam Dược tổ chức, diễn ra lúc 14h chiều thứ Sáu (13/1/2012). Chuyên gia tư vấn PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc và TS Nguyễn Mai Hồng (Phó trưởng Khoa cơ xương khớp) Bệnh viện Bạch Mai và PGS.TS Nguyễn Nhược Kim, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam giải đáp thắc mắc trên VOV online ở địa chỉ www.vov.vn.

    Mời các bạn gửi câu hỏi cho chúng theo theo địa chỉ: toasoan@vovnews.vn hoặc tại website: http://vov.vn.

    Các chuyên gia về xương khớp tham gia buổi tư vấn trực tuyến tại VOV online

    ** Xin chào bác sĩ. Tôi năm nay 30 tuổi. Tôi có biểu hiện đau mỏi nửa người sau khi sinh em bé được 1 năm. Tôi hay đau đầu và đau mỏi từ phía ngoài của bàn tay chạy dọc lên bả vai, chạy xuống mông rồi chạy dọc xuống bàn chân. Mỗi tối đi ngủ, tôi phải đập bàn chân trái xoa bóp mới ngủ được. Tôi chỉ bị một bên trái mà thôi. Cho tôi hỏi, bệnh của tôi có nguy cơ liệt nửa người không? Tôi cũng chưa đi khám ở đâu cả. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên - (pham thi lam, 30 tuổi, Nữ , binh duong)

    PGS –TS Nguyễn Nhược Kim - Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: Cái thứ nhất, những biểu hiện các triệu chứng trên lâm sàng như chị như vừa mô tả, chúng tôi nghĩ tới có khả năng chị bị hội chứng thắt lưng hông. Theo tôi, chị nên đi khám chuyên khoa khoa – cơ xương khớp để có một chuẩn đóan chắc chắn. Và tùy từng trường hợp cụ thể có thể chọn dùng phương pháp điều trị y học hiện đại học hoặc y học cổ truyền.

    ** Chào bác sĩ ạ. Tôi nghe nói có nhiều dạng bệnh khớp. Xin bác sĩ giới thiệu cho tôi biết về các dạng bệnh này. Xin cảm ơn. - (Văn Dũng, 30 tuổi, Nữ , hanoi)

    TS Nguyễn Mai Hồng: Bệnh xương khớp có nhiều bệnh khác nhau như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp (bệnh thường mắc ở nam giới trẻ tuổi nếu không được điều trị tiến triển kéo dài, gây biến dạng cột sống và khớp, đặc biệt là khớp háng).

    Thấp khớp cấp, một số bệnh khớp khác như thoái hóa khớp bệnh loãng xương…. bệnh gút, các bệnh hệ thống như Luput ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm đa cơ và viêm da cơ.

    Mỗi một bệnh có chẩn đoán xác đỉnh và điều trị khác nhau và điều trị theo các phương pháp khác nhau.

    TS Mai Hồng (bìa phải), đang trả lời câu hỏi của độc giả VOV onlinhe

    ** Thưa bác sĩ, bị đau mỏi xương khớp thì chế độ ăn uống và tập luyện như thế nào ạ. Bố tôi hiện nay đã 70 tuổi rồi. Cụ bị đau xương khớp gần 20 năm nay, nhưng cụ nhất quyết không đi khám bệnh mà tự đi chữa bằng đông y. Liệu hiệu quả chữa bằng đông y có hiệu quả hay không? (Chip chip, TP HCM) - (Chip chip, 30 tuổi, Nam , TP HCM)

    TS Nguyễn Mai Hồng: Bố của bạn 70 tuổi bị đau xương khớp, bạn cần phải khuyên bố của bạn đến bác sĩ khám để xác định bố bạn mắc bệnh khớp loại nào. Ở tuổi 70, thì có thể mắc bệnh thoái hóa khớp hoặc loãng xương, hoặc một bệnh lý khác ảnh hưởng tới xương khớp (ung thư di căn vào xương). Vì bệnh xương khớp có rất nhiều nhóm bệnh.

    Bệnh thoái hóa xương khớp là một bệnh khớp của người cao tuổi. Khi cơ thể già đi, bị lão hóa thì các khớp cũng bị lão hóa theo. Đó chính là bệnh thoái hóa xương khớp. Có tới 80% các cụ trên 70 tuổi mắc bệnh thoái hóa xương khớp. Người ta chỉ nói về thoái hóa xương khớp khi người cao tuổi có các triệu chứng đau khớp, hạn chế vận động hay sưng khớp, biến dạng khớp. Nhữngngười có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao độngnặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dể mắc bệnh này.

    Một bệnh nữa ở tuổi 70 có thể gặp là bệnh loãng xương. Bệnh này cũng cần phải đến bệnh viện để đo mật độ xương để xem mức độ loãng xương và bác sĩ cho phác đồ điều trị cụ thể.

    Ở Việt Nam, tỷ lệ khá nhiều người bị bệnh loãng xương, chiếm 20%. Còn ở trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương (LX). Ở châu Âu: cứ 30 giây lại có một người bị gẫy xương do loãng xương.

    - Mỗi năm có 1/5 số trường hợp bị gẫy cổ xương đùi vàxẹp đốt sống do loãng xương bị tử vong.

    - 1/3 số phụ nữ và 1/5 số nam giới có nguy cơ loãng xương.

    - Tỷ lệ gẫy xương do loãng xương hàng năm cao hơn tỷlệ nhồi máu cơ tim cộng đột quỵ và ung thư vú. Nguy cơ gẫy cổ xương đùi ở namcao hơn nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến.

    Bố của bạn không nên tự điều trị thuốc đông y không rõ nguồn gốc. Bởi vì nhiều thuốc không rõ nguồn gốc được bổ sung thêm corticosteroid (là loại thuốc có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn). Như vậy, càng làm bệnh loãng xương trầm trọng hơn.

    Tuy nhiên, cũng phải khẳng định, thuốc đông y rất tốt cho các trường hợp bệnh xương khớp, nhất là thoái hóa xương khớp. Bạn có thể mua cho cụ một số sản phẩm có nguồn gốc từ cao xương động vật như: cao rắn hổ mang, cao xương dê (sản phẩm Bách Xà), có thể giúp phục hồi một phần các vùng xương khớp bị thoái hóa, giảm đau và ngăn chặn việc lan rộng thoái hóa sang các vùng khác.

    ** Tôi bị thoái hóa đốt sống lưng, gây tê mỏi chân trái. Vậy bây giờ tôi phải có cách tập luyện, điều trị như thế nào ạ, thưa bác sĩ? thihanh57@yahoo.com.vn - (hanh, 50 tuổi, Nữ , khuong trung, ha noi)

    PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Hiên nay, thoái hóa đốt sống lưng của bạn đã bắt đầu có biến chứng chèn ép thần kinh. Để dự phòng đau cột sống thắt lưng do thoái hóa, bạn không được mang vác vật nặng. Bạn cũng phải giữ tư thế ngồi, lao động đúng. Bạn cũng luôn cần giữ lưng thẳng, không được cúi xuống để nhấc vật nặng. Bạn cần bố trí các đồ vật ở tầm tay với của bạn. Bạn nên nghỉ ngơi thư giãn. Bạn có thể xoa bóp bấm huyệt, chiếu tia hồng ngoại, tập các động tác làm mạnh cơ lưng.

    Về chế độ ăn uống, bạn cần giữ cân nặng ở mức độ vừa phải. Bạn cần bổ sung thêm sữa và các chế phẩm của sữa. Bổ sung canxi và vitamin D để điều trị thoái hoá khớp. Bạn có thể dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ chống thoái hóa theo chỉ định của bác sỹ.

    Bạn cũng có thể bố sung thêm sản phẩm có nguồn gốc từ cao xương động vật để duy trì sự dẻo dai cho gân, cốt (bổ sung axit amin để giúp sụn khớp được linh hoạt). Hiện nay, có sản phẩm Bách Xà từ cao rắn hổ mang cũng là một gợi ý để bạn có thể tham khảo và sử dụng.

    PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc (ngoài cùng) trả lời câu hỏi của độc giả VOV online

    PGS –TS Nguyễn Nhược Kim - Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: Thoái hóa khớp hay còn gọi là hư khớp. Bản chất do sự lão hóa của xương khớp. Trong y học cổ truyền có thể sử dụng các phương pháp tập luyện như: khí công, dưỡng sinh, thái cực quyền kết hợp với dùng các chế phẩm thuốc y học cổ truyền như các loại cao được nấu từ xương động vật (cao dê, trăn, cao rắn hổ mang, cao xương dê...) nhằm bổ sung canxi và các vi lượng khác cho tái tạo cấu trúc khớp.

    ** Thưa bác sĩ, tôi năm nay đã 60 tuổi. Từ trước tới giờ tôi không bị đau khớp gì cả nhưng cách đâu một tuần tôi bị cảm cúm và sau đó thì mắt cá tay trái của tôi bị nhức. Mọi người nói với tôi là buổi tối ngâm nước nóng để cho nó đỡ đau. Và tôi đã ngâm 2 ngày rồi nhưng vẫn không thấy đỡ. Xin bác sĩ tôi phải làm gì để cải thiện cái tay đau của tôi. Xin cảm on. (Tây Hồ, Hà Nội) (Đinh Thanh Giám, 60 tuổi) - (Giam, 30 tuổi, Nam , TP HCM)

    TS Nguyễn Mai Hồng: Mắt cá tay trái (hay còn gọi là viêm mỏm chân trụ) – là một dạng viêm quanh vùng bám tận của gân vào xương. Trong trường như vậy cần phải hạn chế vận động khi tay bị đau hoặc chườm lạnh nếu có sưng nóng đỏ, nếu đau nhiều cần phải thuốc giảm đau không Steroid.

    Nếu bệnh của bác không đỡ bác nên đến Khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, tầng 2 (đường Giải Phóng – Hà Nội).

    ** Xin bác sĩ cho biết hội chứng Raynaud là gì ạ? (Trần Hạnh Nguyên, TP Ninh Bình, 35t) - (Thanh Nguyen, 35 tuổi, Nữ , Hà Nội)

    PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: Hội chứng Raynaud là co bản chất là rối loạn tuần hòan vi mạch. Khi ra lạnh, bệnh nhân thấy các ngón tay, chân của mình thay đổi màu sắc, lúc đầu trắng bệch, sau đó trở nên đỏ và tím, bệnh nhân có thể cảm thấy đau và tê buốt đầu chi. Hội chứng này có thể dẫn tới thiếu máu ngọn chi với hậu quả là tạo thành các vết loét ở đầu ngón tay, chân hay hoại tử các ngón tay, chân.

    Đây có thể là một bệnh hay cũng có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau như: Xơ cứng bì toàn thể, lupút ban đỏ hệ thống. Để điều trị được chứng này cần phải xác định được nguyên nhân của bệnh và điều trị triệu chứng kết hợp với điều trị nguyên nhân. Để dự phòng bệnh, bệnh nhân cần giữ ấm chân và tay khi ra lạnh bằng cách đeo găng và đi tất thường xuyên; cần phải sưởi ấm tay chân thường xuyên vào mùa lạnh bằng các túi sưởi. Hay bạn có thể ngâm chân và tay bằng nước muối gừng.

    ** Thưa bác sĩ, con gái tôi năm nay 6 tuổi. Cháu rất hay bị đau nhức xương khớp tay và chân. Buổi tối cháu thường nhờ tôi bóp chân và tay cho cháu. Chân tay của cháu lúc nào cũng ướt và rất khó ngủ. Tôi muốn hỏi liệu con tôi có bị bệnh khớp hay không? Tôi muốn đi khám cho cháu thì khám ở đâu ạ. Xin cảm ơn. (Nguyễn Thanh Nguyên, Đường Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội) - (Thanh Nguyen, 35 tuổi, Nữ , Ha noi)

    PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: Con gái của bạn đang ở trong độ tuổi phát triển. Vào độ tuổi này các xương khớp của trẻ phát triển nhanh (như con tằm đang lột xác) do quá trình tạo xương chiếm ưu thế. Chính vì vậy, đó là triệu chứng đau xương khớp ở tuổi phát triển. Tuy nhiên bạn cũng cần cho cháu đến khám chuyên khoa cơ xương khớp để loại trừ các bệnh khớp ở độ tuổi thiếu niên như: thấp khớp cấp, viêm khớp thiếu niên. Bạn có cho cháu đến khám bệnh viện Nhi Trung ương hoặc khoa khớp bệnh viện Bạch Mai.

    ** Xin cho hỏi, bệnh thấp khớp cấp và bệnh thấp tim có phải là một bệnh không? (Giang Kiên Giang, 20 tuổi, Nữ , Hà Nội)

    PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: Bệnh thấp khớp cấp và bệnh thấp tim thực ra là một bệnh. Bệnh có nguyên nhân nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây nên. Bệnh thường hay gặp ở trẻ em từ 5-15 tuổi.

    Bệnh thường bắt đầu bằng các triệu chứng viêm hầu họng cấp tính, họng bị sưng đỏ, amidan sưng to. Sau đó bệnh thường có biểu hiện viêm khớp, viêm tim. Trong dân gian, bệnh thường gọi là “liếm khớp đớp tim”. Bệnh nhân khi mắc bệnh này thường có biểu hiện sưng nóng, đỏ đau các khớp lớn và nhỡ như khớp gối, cổ chân, đồng thời có các biểu hiện tim mạch như khó thở khi gắng sức, môi tím tái, phù chân.

    Để phòng bệnh cần giữ ấm cho trẻ vào mùa rét, quàng khăn, ăn các đồ ăn nóng. Không cho trẻ em kem trong mùa rét. Và khi có những biểu hiện như trên thì cần phải đến khám chuyên khoa cơ xương khớp và chuyên khoa tim mạch.

    ** Mẹ tôi năm nay 55 tuổi. 3 tháng gần đây, các ngón tay của mẹ tôi xưng to, các khớp ở đốt ngón tay, cổ tay đau nhức và cảm giác cứng, khó cử động. Mẹ tôi có đi khám và bác sĩ báo bị bệnh thoái hoa đa khớp. Mẹ tôi có dùng thuốc theo đơn, hàng ngày ngâm tay nước muối ấm nhưng bệnh đỡ không đáng kể. Mong bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi cách điều trị và loại thuốc uống hiệu quả được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn! (K.Liên, Hà Nội) - (K.Liên, 31 tuổi, Nữ , Ha Noi)

    TS Nguyễn Mai Hồng: Theo như mô tả của bạn, thì mẹ bạn có thể mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

    Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis- Arthrite Rhumatoide) là bệnh được đặc trưng bởi viêmnhiều khớp đối xứng, thường kèm theo dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và sự có mặtcủa yếu tố dạng thấp trong huyết thanh. Tỉ lệ này tại miền Bắc Việt Nam,theo thống kê năm 2000 là 0,28%. Về lâm sàng, bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổitrung niên, bệnh thường diễn biến mạn tính xen kẽ các đợt viêm cấp tính.

    Trong các đợt tiến triển, các khớp sưng đau, nóng, ít khi đỏ. Đau kiểu viêm. Các khớp ngón gần thường có dạng hình thoi. Các khớp thường bị cứng vào buổi sáng. Trong các đợt tiến trển, dấu hiệu cứng khớp buổi sáng này thường kéo dài trên một giờ. Thời gian này ngắn hoặc dài tuỳ theo mức độ viêm.

    Về điều trị: Kết hợp nhiều nhóm thuốc: thuốc điều trị triệu chứng(thuốc chống viêm, thuốc giảm đau) và thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm-DMARD's ngay từ giai đoạn đầu của bệnh). Một số thuốc có nguồn gốc từ cao xương động vật như: cao rắn hổ mang, cao xương dê... cũng giúp phục hồi khớp rất tốt mà tránh được các tác dụng phụ trên dạ dày của các thuốc giảm đau thông thường. Hiện nay, Bách Xà là sản phẩm từ cao rắn hổ mang được nhiều người cao tuổi mắc bệnh xương khớp tin dùng.

    Các thuốc điều trị có thể phải duy trì nhiều năm, thậm chí phải dùng thuốc suốt đời trên nguyên tắc số nhóm thuốc và liều thuốc tối thiểu có hiệu quả. Như sản phẩm Bách Xà cũng nên được sử dụng ít nhất 2 tháng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

    Tuy nhiên, mẹ của bạn cần phải đến bệnh viện để chẩn đoán, xác định bệnh viêm khớp dạng thấp dựa theo một số xét nghiệm cơ bản (yếu tố dạng thấp RF, AntiCCP)….

    ** Xin cho hỏi, bệnh thấp khớp cấp và bệnh thấp tim có phải là một bệnh không? (Giang) - (Kiên Giang, 20 tuổi, Nữ , Hà Nội)

    PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: Bệnh thấp khớp cấp và bệnh thấp tim thực ra là một bệnh. Bệnh có nguyên nhân nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây nên. Bệnh thường hay gặp ở trẻ em từ 5-15 tuổi.

    Bệnh thường bắt đầu bằng các triệu chứng viêm hầu họng cấp tính, họng bị sưng đỏ, amidan sưng to. Sau đó bệnh thường có biểu hiện viêm khớp, viêm tim. Trong dân gian, bệnh thường gọi là “liếm khớp đớp tim”. Bệnh nhân khi mắc bệnh này thường có biểu hiện sưng nóng, đỏ đau các khớp lớn và nhỡ như khớp gối, cổ chân, đồng thời có các biểu hiện tim mạch như khó thở khi gắng sức, môi tím tái, phù chân.

    Để phòng bệnh cần giữ ấm cho trẻ vào mùa rét, quàng khăn, ăn các đồ ăn nóng. Không cho trẻ em kem trong mùa rét. Và khi có những biểu hiện như trên thì cần phải đến khám chuyên khoa cơ xương khớp và chuyên khoa tim mạch.

    ** Bác sĩ ơi, xin cho em hỏi, tại sao bệnh khớp lại phát triển vào thời tiết lạnh ạ? (Thanh Thảo) - (Thanh Thảo, 19 tuổi, Nữ , Hà Nội)

    PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: thường có sự gia tăng đột biến các trường hợp bệnh thấp khớp vào giai đoạn chuyển mùa như: Thu – Đông và Đông Xuân, đặc biệt là vào thời tiết lạnh.

    Nguyên nhân là khi thời tiết lạnh, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút nhanh chóng khiến cho các yếu tố gây bệnh như: vi khuẩn, vi rut dễ dàng tấn công cơ thể.

    Các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương. Một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp trong thời tiết lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.

    PGS. TS Nguyễn Nhược Kim

    PGS –TS Nguyễn Nhược Kim - Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: Trong y học cổ truyền, quan niệm về nguyên nhân bệnh sinh trong các bệnh khớp mạn tính là do các nguyên nhân gây bệnh bên ngoài mà y học cổ truyền gọi là ngoại nhân, trong đó chủ yếu là: Phong, hàn, thấp xâm phạm vào bì phu, kinh lạc làm cho các khí và huyết vận hành trong mạch lạc bị tắt trở mà dẫn đến bệnh, trong đó hàn (hay lạnh) đóng một yếu tố quan trọng nên khi thời tiết lạnh và ẩm làm người bệnh đau tăng lên.

    ** Chồng em bị thoái hóa đốt sống cổ,phình lồi đĩa đệm,đốt sống cổ 3 và 4 dính vào nhau.đã chữa rất nhiều nơi nhưng không khỏi,giờ ngày càng đau,ảnh hưởng rất lớn đến công việc.giờ em phải làm thế nào? - (Minh Lan, 30 tuổi, Nữ , Ha Noi)

    PGS –TS Nguyễn Nhược Kim - Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: Trong các trường hợp bị thoái hóa đốt sống cổ lại kết hợp với phình lồi đĩa đệm. Đây là một trường hợp rất phức tạp và khó khăn cho điều trị. Ngoài những phương pháp điều trị bằng y học hiện đại thì y học cổ truyền có thể đóng vai trò hỗ trợ như sử dụng các phương pháp không dùng thuốc, châm cứu để giảm đau hoặc các phương pháp dùng thuốc như sử dụng bài thuốc cổ phương: Quyên tý thang, hoặc sản phẩm Bách Xà từ cao rắn hổ mang để điều trị.

    ** Bố tôi nam nay 52 tuổi, ông đã bị thoái hóa đốt sống cổ gần mừời năm nay, đã dùng rất nhiều thuốc mà không khỏi, tôi nghe nói Bách xà có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh này, vậy tôi muốn hỏi nếu dùng Bách xà thì nên sử dụng như thế nào để có hiệu quả nhất trong việc chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ của bố tôi? Rất mong sớm nhận được hồi âm! Tôi xin chân thành cảm ơn! - (BBB, 32 tuổi, Nam , Ha noi)

    PGS –TS Nguyễn Nhược Kim - Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: Bách Xà là một chế phẩm thuốc y học cổ truyền được sản xuất dưới dạng viên nang dễ sử dụng và bảo quản gồm có: Cao rắn hổ mang, cao xương dê kết hợp với các vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng khu phong trừ thấp hoạt huyết bổ thận như: Độc hoạt, phòng phong, tang ký sinh, đỗ trọng, ngưu tất, quế chi, đương quy. Có tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp. Mỗi một ngày có thể uống từ 6 – 8 viên chia làm hai lần. Chú ý: Đây là sản phẩm có hiệu quả tốt nhất với các bệnh cơ xương khớp mạn tính.

    ** Thưa bác sỹ, thỉnh thoảng tôi hay bị mỏi lưng và mỏi vai gáy. Thậm chí có buổi tối, người tôi lâm vào tình trạng mất thăng bằng, mất ngủ. Vậy tô iphải làm để hạn chế tình trạng này hoặc đi khám ở đâu? (Bích Liên – 35 tuổi)

    PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: tình trạng đau mỏi xương khớp, mất thăng bằng, mất ngủ của bạn có thể liên quan đến sự quá tải trong công việc và cuộc sống (hay còn gọi là stress). Do vậy, bạn cần phải có chế độ làm việc hợp lý, giảm tải tránh căng thẳng trong công việc. Bạn cũng cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi, ngủ đầy đủ. Bạn cũng nên khám ở chuyên khoa cơ xương khớp hay thần kinh. Để các bác sỹ cho bạn lời khuyên tốt nhất.

    Bạn không nói rõ bạn làm nghề gì nên khó trả lời chính xác cho bạn.

    Nếu bạn làm việc kéo dài ở một tư thế có thể gây mỏi lưng, hoặc nếu bạn sử dụng máy tính nhiều hoặc stress trong công việc có thể gây mỏi vai gáy, mất ngủ. Chính vì vậy, bạn nên có chế độ làm việc và lao động hợp lý, tránh giữ cột sống ở tư thế cố định trong một thời gian dài, mỗi sau 30 phút làm việc ở một tư thế bạn nên vận động nhẹ nhàng.

    Nếu bạn lao động nặng thì cũng nên tránh cho cột sống chịu công việc quá tải (bê vác quá nặng), tránh các động tác nặng đột ngột, vặn người, nếu bạn béo phì thì phải giảm cân).

    Trong trường hợp bạn bị mất thăng bằng kéo dài và đau cột sống cổ bạn cần đến bệnh viện chụp x-quang để chẩn đoán xác định bệnh ly khác kèm theo (thoát vị, thoái hóa đĩa đệm cốt sống cổ….).

    ** Xin bác sỹ cho biết liệu chăm chỉ tập thể dục có làm giảm nguy cơ về bệnh xương khớp không và nếu có thì những môn thể thao nào phù hợp với phụ nữ. - (Lan Hương, 30 tuổi, Nữ , Ha Noi)

    TS Nguyễn Mai Hồng: Bạn chăm tập thể dục thì rất tốt vì có tác dụng làm săn chắc các cơ gần khớp, có tác dụng bảo vệ khớp, tuy nhiên bạn cần phải tập theo đúng cách, không nên tập những động tác gây tải trọng nhiều cho khớp như nhảy dây (nếu bạn 30 tuổi), đi bộ vừa phải, đạp xe, bơi lội là những môn thể thao rất tốt nhằm giảm nguy cho bệnh xương khớp về sau nay mà tránh cho khớp không bị quá tải bởi trọng lượng cơ thể.

    ** Thưa bác sỹ, thỉnh thoảng tôi hay bị mỏi lưng và mỏi vai gáy. Thậm chí có buổi tối, người tôi lâm vào tình trạng mất thăng bằng, mất ngủ. Vậy tô iphải làm để hạn chế tình trạng này hoặc đi khám ở đâu? (Bích Liên – 35 tuổi)

    PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: tình trạng đau mỏi xương khớp, mất thăng bằng, mất ngủ của bạn có thể liên quan đến sự quá tải trong công việc và cuộc sống (hay còn gọi là stress). Do vậy, bạn cần phải có chế độ làm việc hợp lý, giảm tải tránh căng thẳng trong công việc. Bạn cũng cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi, ngủ đầy đủ. Bạn cũng nên khám ở chuyên khoa cơ xương khớp hay thần kinh. Để các bác sỹ cho bạn lời khuyên tốt nhất.

    ** Xin bác sỹ cho biết, liệu chăm chỉ tập thể dục có làm giảm nguy cơ về bệnh xương khớp không và nếu có thì những môn thể thao nào phù hợp với phụ nữ?

    PGS – TS Nguyễn Vĩnh Ngọc – Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai: Tập thể dục thường xuyên là một biện pháp hữu hiệu để làm giảm nguy cơ về bệnh xương khớp. Việc tập luyện khiến cơ bắp được phát triển, các khớp linh hoạt, dịch khớp tiết ra đầy đủ làm khớp được bôi trơn. Việc tập luyện còn khiến xương tăng cường hấp thu canxi làm cho xương trở nên chăc khỏe.

    Việc tập luyện còn ảnh hưởng tốt đến các hệ tinh mạch, thần kinh giúp cho chúng ta có thể đảm bảo tốt được các hoạt động hàng ngày và lao động.

    Những môn thể thao phù hợp với phụ nữ là đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, tập thể dục thẩm mỹ, bóng bàn, cầu lông. Một khi bạn có triệu chứng đau xương khớp thì không nên chơi các môn thể thao đối kháng và mạnh như: Bóng đá, võ, cự tạ, chạy đường dài…

    ** Xin bác sỹ cho biết, tác dụng của cao ngựa bạch, cao hổ cốt và cao bách xà. Tôi nghe nói, phụ nữ sau khi sinh dùng các loại cao này rất tốt, tăng cường sức khỏe, canxi. Xin bác sỹ cho lời khuyên?

    PGS –TS Nguyễn Nhược Kim - Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: Tất cả các cao được nấu từ xương động vật trong y học cổ truyền có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị các bệnh khớp mãn tính và góp phần tăng cương sức khỏe như cao ngựa bạch, cao trăn, cao bách xà, cao dê….

    Riêng cao hổ cốt, trước có được sử dụng trong y học cổ truyền nhưng nay hổ nằm trong sách đỏ bảo vệ động vật quý hiếm của thế giới, cho nên cao hổ cốt hiện nay không được sử dụng. Chúng ta có thể sử dụng các loại cao khác nấu từ xương động vật cũng có những tác dụng rất tốt.

    Buổi tư vấn trực tuyến kết thúc lúc 15h55'. Bạn đọc quan tâm đến chủ đề này có thể gửi câu hỏi hoặc liên hệ theo số điện thoại 04.3995.3901 (trong giờ hành chính) để được giải đáp. Và có thể tham khảo thêm thông tin tại trang web http://namduoc.vn Xin trân trọng cảm ơn!/.
    VOV online
     
  18. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Nam đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    Đối phó với chứng đau nhức xương khớp

    Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT). Bệnh đa phần không gây nguy hiểm nhưng thường dai dẳng làm cản trở các sinh hoạt thường ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe NCT.

    Thủ phạm chính gây đau nhức xương khớp là gì?

    NCT bị đau nhức xương, khớp là do xương, khớp bị viêm, bị loãng xương, bị chấn thương hoặc do thiếu máu đến nuôi dưỡng tạm thời hoặc trường diễn. Trong đó, viêm khớp là hiện tượng đau nhức khủng khiếp, ngoài ra còn bị sưng nề, bầm tím ở các khớp làm cho đi lại, cử động khó khăn. Các nguyên nhân này có thể đưa đến thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp có thể do lão hóa của sụn khớp, quá trình phá hủy sụn nhiều hơn là tái tạo sụn làm cho sụn mỏng dần và gây đau đớn đặc biệt khi vận động, thay đổi tư thế, khi thời tiết thay đổi nhất là lạnh. Bởi vì lạnh sẽ làm cho mạch máu tại các vùng da co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít làm cho thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp gây kích thích làm đau nhức. Một nguyên nhân nữa là loãng xương, do thiếu canxi, vitamin D hoặc do dùng một số loại thuốc. Loãng xương gây đau nhức các đầu xương, mỏi dọc các xương dài và đau nhức như châm kim khắp toàn thân, thường tăng về đêm. Loãng xương cũng gây đau cột sống, đau dây thần kinh liên sườn. Người bệnh luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ), thường ra mồ hôi. Đau nhức xương, khớp còn có thể do bệnh Paget xương (bệnh viêm xương biến dạng), gặp chủ yếu ở nam giới có tuổi cao. Bệnh Paget gây đau nhức trong xương hoặc khớp xương. Đau nhức xương cũng có thể do thừa cân, béo phì bởi trọng lực của cơ thể có tác động mạnh vào xương, khớp xương gây đau. Ngoài ra còn do nằm ngủ sai tư thế gây thiếu máu đến nuôi màng hoạt dịch, gân, cơ, xương khớp bởi mạch máu bị chèn ép. Đau nhức xương khớp ở người cao tuổi thường rất dai dẳng (nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm), đặc biệt là nó gây mệt mỏi làm người bệnh ngại vận động, chỉ muốn nằm, ngủ hay nghỉ ngơi, do đó sẽ làm xuất hiện các bệnh khác kèm theo.

    Loãng xương là nguyên nhân chính gây đau nhức xương khớp ở người cao tuổi

    Hậu quả do đau nhức xương khớp gây ra

    Người bệnh cảm giác chân, tay tê buốt, đau nhức lưng, đầu gối, bàn tay, ngón tay khiến cho NCT gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và luôn cảm thấy buồn phiền. Một số trường hợp đau tức ngực do đau dây thần kinh liên sườn bởi thoái hóa cột sống lưng làm cho người bệnh nhầm tưởng mắc bệnh tim mạch (thiểu năng mạch vành) hoặc bệnh phổi nên càng hoang mang, lo lắng. Điều đáng nói là càng bị đau nhức xương, khớp thì người bệnh càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, khó cử động và bệnh càng ngày càng nặng thêm.

    Cần làm gì khi bị đau nhức xương khớp?

    Khi bị đau nhức khớp, NCT nên đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp để xác định nguyên nhân và có chỉ định điều trị sớm. Khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp, tê, mỏi xảy ra (nhất là khi ngủ dậy) ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách thoa dầu (dầu gió, cao sao vàng...). Với động tác này có thể làm cho các mạch máu nuôi dưỡng xương khớp, bao hoạt dịch, gân cơ giãn ra, máu dễ dàng đi đến nuôi các khớp làm giảm đau. Khi thời tiết thay đổi cần mặc ấm để tránh lạnh các xương khớp. Cần ăn uống hợp lý để tránh béo phì, thừa cân. Cần bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 (thường có trong các loại hạt); các loại quả như cam, ớt đỏ, cà chua... chứa nhiều vitamin C cũng có thể giúp làm giảm, ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau ở người cao tuổi. Các chuyên gia về xương khớp đều thống nhất, hoạt động cơ bắp là phương pháp then chốt để phòng ngừa các bệnh ở cơ quan vận động của cơ thể. Vì vậy, cần tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp với tình trạng sức khỏe, tránh các tư thế xấu trong lao động, sinh hoạt và tránh các động tác gây hại cho khớp (động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang vật nặng). Đi bộ hằng ngày là phương pháp dễ thực hiện nhất. Trong quá trình đi bộ, do bàn chân tiếp xúc với mặt đất tạo ra những kích thích có tác dụng tăng cường sức sống ở các tế bào xương, khả năng vận động ở các khớp, làm cho cơ bắp mạnh lên, giúp cho cơ thể duy trì thế cân bằng tốt hơn. Ngoài ra, có thể tham gia các hoạt động thể thao khác như bơi, đi xe đạp giúp cho sự duy trì chức năng ở các xương - khớp được tốt. Với người bị loãng xương, cần bổ sung canxi và vitamin D theo đơn của bác sĩ khám bệnh.
    www. suckhoedoisong.vn
     
  19. thuocnamsapa

    thuocnamsapa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2014
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Thuốc Nam đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau


    Biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng khi tê nhức chân tay


    Biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng khi tê nhức chân tay Khi có biểu hiện tê nhức chân tay, nhất là buổi sáng sau khi thức dậy đó là một trong những cảnh báo từ cơ thể, nhất là phần xương khớp, đang có dấu hiệu lão hóa. Và khi có triệu chứng tê nhức […]

    Biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng khi tê nhức chân tay

    Khi có biểu hiện tê nhức chân tay, nhất là buổi sáng sau khi thức dậy đó là một trong những cảnh báo từ cơ thể, nhất là phần xương khớp, đang có dấu hiệu lão hóa. Và khi có triệu chứng tê nhức chân tay, bạn hãy kiểm tra những biểu hiện dưới đây để đoán xem mình có đang là ‘nạn nhân” của các chứng bệnh sau đây hay không?

    tê nhức chân tay

    Trường hợp thứ nhất: Thoái hóa đốt sống cổ

    Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng người bệnh bị tụ canxi tại các dầy chằng dọc cổ khiến cho các dây thần kinh tê, nhức và là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm, chèn vào tủy sống.

    Triệu trứng của bệnh gồm: nhẹ thì có cảm giác chân tay hơi tê vào sáng sớm sau đó tự khỏi, hay cứng cổ, đau sang vai, cánh tay,… nhưng các triệu chứng này cũng sẽ mất đi sau một thời gian. Khi nặng hơn, bạn sẽ có cảm giác tê nhức chân tay kéo dài, đồng thời có cảm giác đau buốt ở cổ, sau gáy, đau lan nhẹ quanh vùng đầu và bả vai khiến cho việc đi lại, vận động gặp nhiều khó khăn và gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, hay cảm giác buồn nôn, chóng mặt .

    Đây là triệu chứng thường xuất hiện phổ biến ở những người làm việc văn phòng, do tính chất công việc phải ngồi lâu hàng giờ và rất ít khi vận động. Vì vậy, khi bị thói hóa đốt sống cổ, bạn nên thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng, kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

    Trường hợp thứ hai: Đau ống cổ tay

    Các triệu chứng thường gặp ở những người bị đau ống cổ tay là cảm giác đau buốt như kim chích ở đầu ngón tay, sau đó là cảm giác đau ở vùng cổ tay, trong lòng bàn tay hoặc đau khuỷu tay. Biến chứng nghiêm trọng của bệnh là bị teo cơ, khả năng cầm nắm cũng bị hạn chế. Nếu như dùng một vật gõ nhẹ vào cổ tay thì cảm giác đau tăng lên bội phần.

    Đau ống cổ tay là bệnh thường xuất hiện ở những người thường xuyên gập bàn tay lại như thợ mộc, nhà văn, nhà báo, người chơi bóng bàn, nhân viên văn phòng

    Trường hợp thứ ba: bệnh tim, mạch

    Lhi mắc các bệnh tim mạch, ngón tay sẽ bị sưng, tê, ngoài ra ở cơ mặt và bàn chân cũng sẽ bị phù nề. Nguyên nhân là do cơ tim hoạt động không được hiệu quả, ảnh hưởng đến vận chuyển cách mạch máu trong cơ thể, tê nhức chân tay cũng có thể diễn ra thường xuyên và kéo dài, lâu khỏi, khiến cho mọi hoạt động bị ngưng trệ. Nếu trên các cơ mặt hoặc đầu ngón tay cứng, mất cảm giác khi va chạm thì đó là dấu hiệu của bệnh cơ cứng bì.

    Tê nhức chân tay là dấu của nhiều chứng bệnh nghiêm trọng đối với sức khỏe, vì các biểu hiện bệnh là tương đồng nên cần phải phân biệt cho thật rõ để dùng phương pháo điều trị hiệu quả. Tránh chuẩn đoán bữa sẽ mang lại nhiều hệ lụy, không những bệnh không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng hơn.
    Theo Sức khỏe vàng
     
  20. donghoduyanhleduan

    donghoduyanhleduan

    Tham gia:
    8/8/2013
    Bài viết:
    86,214
    Đã được thích:
    14,711
    Điểm thành tích:
    10,313
    Ðề: Thuốc Nam đặc trị phong thấp, thấp khớp đau nhức chân tay, đau thần kinh ven sườn,đau

    nhà mình hầu nhu ai cũng bi đau khơp chân cổ, hông , đầu gối thì dùng thuốc nhà bạn có khỏi hẳn đựoc không ban?
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này