Toàn quốc: Tinh nghệ, chè vằng Nghệ An - Điều kỳ diệu cho phụ nữ sau sinh - Buôn, lẻ toàn quốc

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi thuy_nghean, 18/7/2012.

  1. tho con con

    tho con con Banned

    Tham gia:
    18/7/2012
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Tinh nghệ, chè vằng - điều kỳ diệu cho phụ nữ sau sinh!!!

    Lâu lắm mới ghé thăm nhà chị, dạo này topic nhà chị đẹp quá nhỉ?
    Em uống hết nghệ rồi, nghỉ sinh xong đi làm mọi người khen lấy khen để làn da của em, thích lắm.
    Em có giới thiệu cho các chị mua hàng của chị mấy lần đấy, chỗ Trần Thái Tông í, hôm nào chuyển feeback cho em nha, haha.
    Đặt tiếp chị 1 kg tinh nghệ vàng và 5 lạng nghệ đen (loại không đắng như lần trước) cho mẹ, 2 kg chè vằng loại rang nữa.
    Lần này free ship nhé, vẫn đến Trường Chinh hộ em nha, em ngại vác cồng kềnh từ cơ quan lắm,
    Lúc nào mang hàng được gọi cho em,
     
    thuy_nghean thích bài này.
  2. thuy_nghean

    thuy_nghean Cung cấp các SP Xứ Nghệ!

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    5,250
    Đã được thích:
    492
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tinh nghệ, chè vằng - điều kỳ diệu cho phụ nữ sau sinh!!!

    ÔI CẢM ƠN CÔ EM ĐỒNG NGHIỆP,
    Chị sẵn sàng phục vụ mọi người mà, cảm ơn em và các chị em cơ quan mình nhiều nhé!
     
    phanhoan.bravo thích bài này.
  3. thuy_nghean

    thuy_nghean Cung cấp các SP Xứ Nghệ!

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    5,250
    Đã được thích:
    492
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tinh nghệ, chè vằng - điều kỳ diệu cho phụ nữ sau sinh!!!

    Giờ mới uống hết nghệ cơ à em,
    Mọi người dùng hàng nhà chị xong nghe khen vây là chị vui lắm, hi vọng chị tiếp tục dc mọi người ủng hộ,
    Em cứ giới thiệu hàng giùm chị nhé, mỗi lần 1 bữa coffee? ok không?
    Hi, Mai chị giao hàng em luôn nha, hàng mới chuyển từ Nghệ An ra hôm qua này, lần này chị dặn mẹ lọc nghệ kỹ hơn, uống dễ chịu lắm!
    Có gì mai chị gọi em nghen ,
    Chúc em gái ngủ ngon!
     
    tho con con thích bài này.
  4. tho con con

    tho con con Banned

    Tham gia:
    18/7/2012
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Tinh nghệ, chè vằng - điều kỳ diệu cho phụ nữ sau sinh!!!

    Nhất trí với chị luôn, hè, thế chắc em được cafe free dài rồi, có mấy người nữa cũng đang hỏi em vụ tinh nghệ đây này,
    haha,
    Thế hẹn chị khoảng hơn 6h chiều mai nhé, chị mang x nhà giúp em,
    Cảm ơn chị

     
  5. thuy_nghean

    thuy_nghean Cung cấp các SP Xứ Nghệ!

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    5,250
    Đã được thích:
    492
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tinh nghệ, chè vằng - điều kỳ diệu cho phụ nữ sau sinh!!!

    ok em luôn,
    Mai chị gọi sau nhé...
     
  6. mưa bóng mây

    mưa bóng mây nhà có 3 con gấu

    Tham gia:
    17/6/2012
    Bài viết:
    3,494
    Đã được thích:
    610
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Bán Tinh Nghệ, chè vằng, cao ngựa bạch - các sản phẩm xứ nghệ

    C ơi e đk nhé ,
    Tên : Đỗ Thị Tuyết Nhung
    Sđt :O98. bảy 3 chín 7. 2 một 3
    Địa chỉ: Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội
    Bài viết :
    Cây chè vằng Nghệ An - Hà Tĩnh, vị thuốc thường ngày
    Ngoài chè xanh, chè vối truyền thống, vào mùa hè, người dân miền trung, đặc biệt vùng Nghệ An, Hà Tĩnh còn hay uống chè vằng.

    Cây chè vằng mọc ở dãy núi Hồng Lĩnh, nhiều nhất là núi Mồng Gà. Cây chè vằng là loại cây dây leo, bám quanh những bụi gai rậm rạp trên một độ cao nhất định, uống sương và dưỡng khí trong lành, quanh năm lá xanh.

    Ðể lấy được một gánh chè vằng, người dân các huyện Can Lộc, Ðức Thọ, Nghi Xuân... thường dậy từ ba giờ sáng và mất trọn một ngày. Cây chè vằng lấy về đem băm nhỏ khoảng 7 - 8 cm, phơi nắng, phơi sương đến khi khô nỏ, có thể cất giữ bao lâu cũng không mốc, dành uống dần. Cách nấu như nấu nước chè xanh, nhưng khác với chè xanh là được nước, không thiu. Chè vằng đun lại ba lần, uống vẫn đậm, không mang tiếng vô duyên như chè xanh - "chè hâm lại, gái ngủ trưa". Nước chè vằng thoạt uống có vị đắng, sau thấm ngọt. Trong nắng lửa miền trung, khi đi làm đồng về, mồ hôi đầm đìa lưng áo, chỉ cần uống một bát nước chè vằng là cơn khát tiêu tan, toàn thân mát mẻ, sảng khoái.

    Cây chè vằng có giá trị như cây thuốc nam, uống tiêu độc, giảm béo. Nó cũng rất phù hợp với những phụ nữ mới đẻ nhờ tính mát và lành. Chè vằng lại rất rẻ. Nhà nào người đông, uống chè vằng thường xuyên thì mỗi tháng chỉ hết khoảng mươi nghìn. Nhiều gia đình ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh ngày nay đang coi chè vằng là món quà quý, đậm đà vị quê và để giảm béo, tiêu độc, kích thích tiêu hóa trong mùa hè. Ngày nay, chè vằng được chế biến thành những túi lọc nhỏ và đóng hộp, rất tiện lợi cho người sử dụng. Nhờ đó, chè vằng cũng dễ dàng đến được nhiều miền quê khác.



    Cây Chè Vằng

    Danh pháp khoa học: Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ nhài Oleaceae, còn gọi là chè vằng, chè cước man, cẩm văn, dây vắng, mỏ sẻ, mỏ quạ, râm trắng, râm ri, lài ba gân, là một loại cây bụi nhỏ mọc hoang. Có 3 loại vằng, vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to (vằng trâu) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc.

    Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, mọc thành bụi hoặc bám vào các thân cây lớn hơn, đặc biệt nhiều ở vùng đồi núi cao, là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn cành lá càng nhỏ. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng thường nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có một hạt rắn chắc.

    Nghiên cứu dược lý chứng minh lá chè vằng có chứa terpenoit, glycosit đắng, flavonoit, nhựa và ancaloit có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương, thông huyết, điều kinh, đau bụng, hay điều trị đau khớp xương, thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, cảm hay vàng da. Theo một nghiên cứu của bệnh viện Thái Bình, cây Chè Vằng với một liều lượng nhất định có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn một số kháng sinh đối với tụ cầu khuẩn. Đặc biệt, Trường Đại học Dược Hà Nội cũng có đề tài nghiên cứu về tác dụng chống nhiễm khuẩn của cây Chè Vằng. Nghiên cứu này được áp dụng điều trị ở 254 sản phụ và cho nhiều kết quả đáng chú ý. Ví dụ như không dùng thuốc kháng sinh mà chỉ dùng chè Vằng tròng trường hợp đẻ thường, giảm 50% thuốc kháng sinh trong trường hợp đẻ khó. Người ta cũng hy vọng rằng cây Chè Vằng sẽ được ứng dụng rộng rãi trong sản khoa để giúp chống nhiễm khuẩn và giúp sản phụ sớm hồi phục sức khỏe, giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng.

    Từ lâu, nhân dân ta đã biết được tác dụng của lá Vằng và đã hái lá phơi khô sắc nước uống dùng cho phụ nữ sau khi sinh và người già. Theo kinh nghiệm Dân gian ở một số vùng, lá vằng tươi nấu nước gội đầu sẽ làm mịn tóc và chữa được nấm tóc.

    Có một số vùng người ta đã sử dụng lá vằng làm nước uống hằng ngày cho gia đình mình nhằm kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, ngủ ngon. Một phần đây là loại thực phẩm bổ đắng uống ngon, với mùi thơm và vị đắng nhưng lại ngọt đặc trưng phù hợp với sở thích đa số người dân nông thôn và sẵn có ở một số địa phương nên rất kinh tế khi sử dụng.

    Chè vằng – cây thuốc quý dành cho phụ nữ.

    Theo các thầy thuốc, lá chè vằng có chứa alcaloid, nhựa, flavonoid, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương và không độc. Đặc biệt, chè vằng cũng có thể trị nhiễm khuẩn sau sinh, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương…

    Chè vằng có hai loại: loại lá nhỏ gọi là vằng xẻ và loại lá to là vằng châu. Riêng vằng xẻ được dùng làm thuốc.

    Cây mọc rải rác ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du và đồng bằng, thường lẫn với cây bụi ở ven đồi, bờ nương rẫy, quanh làng bản. Cây còn được trồng phân tán ở các gia đình để làm hàng rào và làm cảnh.

    Bộ phận dùng làm thuốc của chè vằng là cành lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô. Dược liệu có vị hơi đắng, chát, tính ấm, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm.

    Chữa bệnh bằng chè vằng.

    - Dùng riêng:

    Phụ nữ nông thôn sau khi đẻ thường lấy cành lá chè vằng phơi khô, nấu nước uống hằng ngày cho khỏe, chóng lại sức, chống thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn. Có thể dùng dạng thuốc hãm hay thuốc sắc với liều lượng mỗi ngày là 20 – 30g.

    Chữa áp-xe vú:

    Chè vằng có tác dụng kháng khuẩn mạnh: dùng lá chè vằng để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít cồn 50 độ, cho xâm xấp, rồi đắp. Ngày làm 3 lần.

    Chữa kinh nguyệt không đều:

    Chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

    Chữa đau bụng kinh, bế kinh:

    Cành lá chè vằng cắt nhỏ, phơi khô, 1kg nấu với 3 lít nước trong 3 – 4 giờ, rút nước đầu, nấu lại với 2 lít nước trong 2 giờ rồi trộn hai nước lại, cô thành cao mềm. Mỗi ngày uống 1 – 2g với nước ấm.

    Chữa bệnh răng miệng:

    Dùng lá chè vằng tươi rửa sạch, cho bệnh nhân nhai ngậm để chữa bệnh nha chu viêm. Ngoài ra, chè vằng được đun lấy nước rửa vết thương.

    - Dùng phối hợp:

    Chữa đau gan, vàng da: chè vằng 20g, ngấy hương 20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. Hoặc chè vằng 20g; nhân trần 20g; chi tử; lá mua; vỏ núc nắc, rau má, lá bồ cu vẽ, vỏ cây đại mỗi thứ 12g; thanh bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

    - Chú ý:

    Ở một vài nơi miền núi, nhân dân đi lấy chè vằng về để làm thuốc, đã hái nhầm phải lá ngón là một cây rất độc và dùng bị ngộ độc chết người, vì chè vằng và lá ngón giống nhau về hình thái. Do đó, phải hết sức thận trọng khi sử dụng loại chè này.

    Sau đây là một vài đặc điểm phân biệt giữa chè vằng và cây ngón (cây lá ngón) để giúp nhận biết, tránh nhầm lẫn:

    * Cây ngón:

    Cây leo, thân cành mập, màu sắc cây sẫm bóng; cụm hoa dạng xim ngù, hoa màu vàng; quả riêng lẻ là quả nang, khi chín màu nâu.







    CÂY NGÓN (cây lá ngón) CÂY CHÈ VẰNG
    * Chè vằng:

    Cây nhỏ dạng bụi, màu sắc toàn cây nhạt xỉu; cụm hoa dạng chùy; hoa màu trắng, quả thường đôi một là quả mọng, khi chín màu đen. Dây cẩm văn" thực ra là một tên gọi khác của cây "chè vằng", cây còn có rất nhiều tên gọi khác, như "chè cước man", "cây dâm trắng", "dây vắng", "mổ sẻ", "dây vàng trắng", "bạch hoa trà", "giả tố hinh", tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae).

    Chè vằng là một cây nhỏ, thường thấy cây mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre, hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, thân và cành đều nhẵn, có thể vươn cao 1-1,5m, vươn dài tới 15-20m (vì vậy một số nơi gọi nó là "dây"). Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (cỡ bằng hột ngô), khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc, mùa quả chín tháng 7-10.

    Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng, vì dây vằng vừa dẻo lại dai. Để sử dụng làm thuốc, có thể hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để dành.

    Đặc biệt lưu ý: Cần rất thận trọng, tránh nhầm lẫn cây chè vằng với cây "lá ngón" - một cây cực độc, chỉ cần ăn 3 chiếc lá ngón, là đủ chết người. Lá ngón còn có tên là "đoạn trường thảo" vì người ta cho rằng, ăn lá ngón đứt ruột mà chết. Nhìn thoáng qua, cây chè vằng và cây lá ngón hao hao như nhau, vì lá hai cây đều mọc đối, có hình trứng thuôn dài, hoa đều mọc thành xim, ... Nhưng cây lá ngón là loại dây leo, có hoa màu vàng, còn chè vằng có hoa màu trắng. Nói chung, nếu muốn có chè vằng thứ thiệt, cần tự mình đi thu hái, dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm; hoặc mua ở những cửa hàng Đông Nam dược có uy tín.

    Tác dụng của lá chè vằng:

    - Theo Đông y: Chè vằng có vị hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết, tiêu viêm.

    - Dân gian từ xưa thường dùng lá chè vằng sắc nước cho phụ nữ uống thay nước sau khi sinh đẻ, giúp ăn ngon cơm, phòng các chứng hậu sản và mau chóng phục hồi sức khỏe. Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Tại miền Nam, dân gian còn dùng lá chữa sưng vú, chữa rắn cắn; rễ mài với giấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Một số người còn dùng lá chữa viêm ruột, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa và thấp khớp hay bị thương đau nhức.

    - Bệnh viện Thái Bình từng làm kháng sinh đồ, để so sánh tác dụng của chè vằng với penixilin 1 đơn vị quốc tế trong 1ml và streptomyxin 20γ trong 1ml, cloroxit 50γ trong 1ml, nhận thấy: Chè vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn tan huyết (Streptococcus hemolytique).

    Mấy năm gầy đây, chúng tôi cũng nghe nói, một số đấng mày râu đã dùng chè vằng sắc nước uống để giảm béo bụng, kết quả rất tốt. Tuy chè vằng có độ độc thấp, nhưng theo chúng tôi nghĩ, nếu muốn áp dụng thử, trước khi uống thuốc bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Sau khi uống thuốc một thời gian, dù có tác dụng hay không, cần đến kiểm tra lại, xem có xảy ra chuyện gì không?

    Dù sao thì việc sử dụng chè vằng để giảm "béo bụng" ở nam giới, mới chỉ là một kinh nghiệm, được một số người áp dụng có kết quả trong vài năm gần đây, cần tiếp tục theo dõi trong thời gian dài, mới có thể đưa ra kết luận toàn diện.

    Nguồn :http://yhocbandia.com.vn/index.php/kinh-nghiem/thien-nhien/1245-cay-che-v-ng
     
    thuy_nghean thích bài này.
  7. Mẹ Nhi Đồng

    Mẹ Nhi Đồng Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    8/7/2012
    Bài viết:
    1,130
    Đã được thích:
    128
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Bán Tinh Nghệ, chè vằng, cao ngựa bạch - các sản phẩm xứ nghệ

    Tác dụng của tinh nghệ



    Có ai dám khẳng định với bạn rằng những thứ ngon lại không tốt cho sức khỏe vậy? Curcumin là một chất có trong nghệ, loại gia vì thường được dùng trong bột cà-ri hay các món ăn có gia vị khác ở Ấn Độ, châu Á và vùng Trung Đông. Curcumin chính là chất giúp cho bột Cà-ri có màu vàng sáng xũng như có một vị đặc trưng hấp dẫn. Nếu bột cà-ri với tính chất phụ gia của nó không tốt cho dạ dày, thì bạn vẫn có thể có được những lợi ích từ nghệ nhờ dùng nó như một chất dinh dưỡng bổ sung dưới dạng viên rất tiện lợi. Hoặc, nếu thích dùng nóng, bạn có thể mở viên thuốc và trộn cùng với thức ăn của mình.

    Cũng giống như nhiều phương thuốc thảo mộc, con người lúc đầu chỉ sử dụng nghệ làm thức ăn, nhưng sau đó đã khám phá ra rằng, nó còn có những công dụng bất ngờ trong y học. Qua nhiều thế kỉ, thứ gia vị này được dùng như một loại thuốc giảm đau, chất chống viêm, giúp chống giảm đau và chống viêm da và cơ. Nó còn có khả năng chữa bệnh vàng da, rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết, bệnh đi tiểu ra máu, đau bụng, đầy hơi. Ngày nay, các cuộc nghiên cứu được tập trung vào đặc tính chống oxy hóa, chống chất sinh ung thư, chống vi khuẩn của nghệ, cũng như sử dụng nó vào việc điều trị bệnh tim mạch, rối loạn mạch máu dạ dày và các bệnh về gan.

    Thức ăn mà chúng ta tiêu hóa hàng ngày có tác động trực tiếp tới sức khỏe, cho dù đôi khi chúng chỉ đóng vai trò là các gia vị. Cuộc nghiên cứu trong các gia đình di cư từ Ấn Độ tới Mỹ có thể phản ánh tầm quan trọng của nghệ trong chế độ ăn. Có nhiều tài liệu khẳng định rằng, tỉ lệ ung thư ở Ấn Độ thấp hơn so với ở các nước phương Tây. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu đối với những di dân Ấn Độ vào các nước phương Tây lại chỉ ra rằng, tỉ lệ ung thư hay các bệnh kinh niên khác như bệnh về tim, bệnh đái đường, lại tăng mạnh sau một thế hệ trên các nước đó. Thay đổi chế độ ăn là một trong những nhân tố gây ra sự thay đổi của tỉ lệ bệnh tật. Trong một cuộc nghiên cứu do Viên Ung thư Quốc Gia Hoa Kì tiến hành, các nhà nghiên cứu đã cho biết: "một điều quan tâm đặc biệt trong phòng chống ung thư ấy là vai trò của nghệ, một thành phần có trong gia vị cà-ri hàng ngày của người Ấn Độ".

    NHỮNG LỢI ÍCH CỦA NGHỆ

    Nghệ có một số tác dụng nhất định, qua những nghiên cứu từ nhiều thế kỉ:

    1. Nghệ và bệnh Cholesterol

    Nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, nghệ có thể làm giảm LDL và tăng HDL và cân bằng lượng Cholesterol nhờ làm giảm lượng mỡ trong thành mạch máu. Theo cuộc nghiên cứu mới nhất, nghệ còn giúp giảm Cholesterol nhờ hấp thụ Cholesterol trong ruột, thúc đẩy chuyển hóa Cholesterol thành các axit mật.


    2. Nghệ chữa trị các bệnh về thận

    Các nhà nghiên cứu của Ấn Độ đã khám phá ra cách chữa trị bằng nghệ, ngăn ngừa những tổn thương của thận và phục hồi các chức năng thận trên những con chuột. Các cách chữa trị này chống lại những bệnh nước tiểu chứa protein, bệnh nước tiểu chứa anbumin, bệnh máu nhiễm mỡ.

    3. Khả năng chữa bệnh Alzheimer

    Các cuộc nghiên cứu vẫn đang tiếp tục, nhưng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng nghệ có khả năng chống lại các độc tố có hại cho hệ thân kinh cũng như cho hệ gen của con người.

    4. Nghệ và bệnh HIV

    Virus HIV có thể được điều trị bằng nghệ. Nghệ can thiệp vào quá trình tái tạo của vi-rút HIV. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng đó là những phát hiện đầu tiên và sẽ còn hứa hẹn ở nhiều cuộc nghiên cứu khác.

    NGHỆ VỚI BỆNH UNG THƯ

    Theo nghiên cứu, nghệ có tác động trực tiếp và khó thay thế đến những tế bào ung thư mới.

    1. Nghệ với bệnh ung thư phổi

    Nghệ có tác dụng nhất định đối với việc chữa trị ung thư phổi có liên quan tới việc hút thuốc. Các cuộc thí nghiệm đối với nghệ và nicotin, một chất hóa học chính gây ung thư có trong thuốc lá cho thấy, nghệ có khả năng giảm tác hại của nicotin xuống khoảng 50%.

    2. Nghệ với ung thư tuyến tiền liệt.

    Ung thư tuyến tiền liệt hiện nay khá phổ biến. Ở tuổi 80, con người phải gánh chịu nguy cơ 50% của căn bệnh ung thư này. Những phát hiện mới nhất chỉ ra rằng, nghệ có khả năng kìm hãm sản sinh tế bào ung thư, làm giảm tiến trình phát triển của bệnh.

    3. Nghệ và bệnh ung thư vú

    Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã khám phá ra rằng, nghệ tác động rất mạnh đến các tế bào ung thư vú. Vì vậy, nghệ có khả năng chữa được căn bệnh đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân này.

    4. Nghệ và bệnh ung thư dạ dày

    Các nhà khoa học cho biết, nghệ là một trong những phương thuốc ngăn ngừa và chữa trị bệnh ung thư trực tràng an toàn và hiệu quả. Việc chữa trị bằng nghệ mặc dù gây ra một số phản ứng phụ, nhưng vẫn ít hơn các phương pháp khác

    NGHỆ CHỮA BỆNH NHƯ THẾ NÀO?

    Trong cơ thể người, nghệ có chức năng làm giảm sự xuất hiện của những gốc tự do, nhằm chống lại quá trình oxy hóa. Tính năng chống lại căn bệnh ung thư của Nghệ xuất phát từ khả năng không cho các tế bào thần kinh kết dính phát triển. Nghẹ triệt tiêu họat động oxy hóa lipid. Về cơ bản, Nghệ có khả năng tập hợp các tế bào ung thư, ngăn chặn trước khi chúng phát triển và lan ra các phần tế bào còn lại.

    CHỐNG CHỈ ĐỊNH

    Các mặt hạn chế của Nghệ không có nhiều và cũng không phổ biến, và thường là gây đau dạ dày nhẹ. Có nhiếu chứng cứ chỉ ra rằng, nếu dùng quá liều trong một thời gian dài chiết xuất nghệ, có thể có hại cho gan. Vì thế, nghệ được khuyến cáo không nên dùng cho những người mắc bệnh liên quan tới gan, những người nghiện r***.

    Lượng sử dụng an toàn được đưa ra đối với các bệnh nhân là 10g/ ngày. Không nên sử dụng cho những bà mẹ mang thai bị mắc bệnh sỏi mật. Nghệ cũng có thể gây ra chứng viêm da di ứng ở người sử dụng.


    từ nguồn : http://nanaductan.com.vn/tac-dung-cua-tinh-nghe/a60456.html

    em đăng ký xin mẫu dùng thử nhé .
    tên : Đỗ Ngọc Phương
    sdt : 0974397826
    đ/c : số 2 ngõ 113 thái thịnh - thịnh quang - đống đa - hà nội
    chị ship tận nơi giúp em nhé . thank chị
     
    thuy_nghean thích bài này.
  8. mưa bóng mây

    mưa bóng mây nhà có 3 con gấu

    Tham gia:
    17/6/2012
    Bài viết:
    3,494
    Đã được thích:
    610
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Bán Tinh Nghệ, chè vằng, cao ngựa bạch - các sản phẩm xứ nghệ

    Tác dụng chữa bệnh của củ nghệ vàng


    Không chỉ tốt trong trị bỏng, làm liền sẹo, củ nghệ vàng còn chữa viêm đường mật, đái ra máu và nhất là an thai khi phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng.




    Củ nghệ vàng còn có các tên gọi như khương hoàng, uất kim... Theo y học cổ truyền, khương hoàng (thân rễ củ nghệ) vị cay, đắng, tính bình tâm, can, tỳ, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu ứ và giảm đau, bụng trướng đầy, cánh tay đau, bế kinh, sau đẻ đau bụng do ứ trệ, vấp ngã, chấn thương, ung thũng...


    Trong nhân dân, nghệ dùng bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mụn mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Mới đây, các nhà khoa học nghiên cứu và xác định được nghệ còn có tác dụng hưng phấn và co bóp tử cung; chống viêm loét dạ dày do tác dụng tăng bài tiết chất nhày mucin; lợi mật, thông mật, kích thích tế bào gan và co bóp túi mật; làm giảm lượng cholesterol trong máu; tác dụng kháng sinh cả trên vi khuẩn gram (+); tác dụng kháng viêm tương đương hydrocortison và phenylbutazon. Tác dụng giảm tỷ lệ mắc ung thư như ung thư vú, tuyền tiền liệt, phổi và ruột kết nếu chế độ dinh dưỡng có nhiều chất nghệ.
    Chữa bỏng nhẹ, thông thường: Lá chè tươi 100g, nghệ vàng 50g, đem lá chè tươi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội rồi vò lấy nước đặc. Củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước. Trộn lẫn hai thứ với nhau thành một dung dịch sền sệt, chấm thuốc bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. Cứ bôi từng lượt như vậy cho đến khi chỗ bỏng hết đau rát, lấy gạc sạch che vết bỏng lại. Những ngày sau, bôi thuốc mỗi ngày 2 - 3 lần. Nếu vết bỏng nhẹ, chỉ 2 - 3 ngày chỗ bị bỏng sẽ tróc vảy, lên da non. Lấy nghệ tươi chấm vào chỗ da non để tránh sẹo.
    Phòng và chữa các bệnh sau khi đẻ: Dùng một củ nghệ nước, nhai ăn, uống với r*** hay đồng tiện (nước tiểu trẻ em khoẻ mạnh). Chữa sau khi đẻ, máu xấu xông lên tim: Dùng nghệ đốt tồn tính, tán bột, uống 2 đồng cân (8g với giấm).

    Chữa đau vai gáy: Khương hoàng, cam thảo, khương hoạt đều 1 lạng, thêm bạch truật 2 lạng. Tán nhỏ, mỗi lần dùng 1 lạng sắc nước uống.
    Chữa bệnh phụ nữ có thai bị ra máu, đau bụng (dọa sẩy thai): Khương hoàng, đương quy, thục địa, lá ngải cứu sao qua, lộc giác giao (sừng hươu) mỗi vị 1 lạng sao khô vàng. Tất cả các vị trên đem tán nhỏ, mỗi lần uống 4 đồng cân, thêm gừng tươi nửa phân, táo 3 quả, sắc với nước, bỏ bã uống trước bữa ăn khi uống thuốc còn ấm.

    Những công dụng bất ngờ của củ nghệ

    Y học hiện đại đã chứng minh chiết xuất curcumin (sắc tố màu vàng trong củ nghệ) có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa, giải độc, bảo vệ gan, ngăn chặn tình trạng suy nhược và suy giảm miễn dịch kéo dài… Đặc biêt, curcumin có thể ngăn ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, chứng phì đại tim, hồi phục chức năng tim và giảm việc hình thành sẹo.

    Củ nghệ có những công dụng bất ngờ đối với sức khỏe.
    Chị Nguyễn Thị Thúy (57 tuổi, ở Nguyễn Du, Q.1, Tp.HCM) vừa trải qua một cuộc phẫu thuật hở van tim gay go. Mấy người bạn đến thăm đã mách chị dùng nghệ để vết mổ nhanh phục hồi và tim cũng được khỏe hơn. Từ trước đến giờ chị Thúy chỉ nghe nói nghệ chữa lành sẹo và giúp phụ nữ lấy lại nguyên khí sau khi sinh, chứ chưa nghe ăn nghệ lại tốt cho tim, nên không dám ăn. Chị chỉ dùng nghệ xoa lên vết mổ để mau lành sẹo mà thôi.
    Đến hôm đi tái khám, chị tranh thủ hỏi ý kiến bác sỹ việc dùng nghệ chữa tim thì được bác sỹ khẳng định nghệ tốt cho tim và chị nên sử dụng thêm nghệ trong bữa ăn hàng ngày. Nghe thế về nhà, chị Thúy thực hiện theo lời bác sỹ, bổ sung nghệ trong các món ăn như nghệ rang thịt, nghệ kho cá, nghệ nấu các loại canh… Sau một thời gian kiên trì theo cách này, chị Thúy thấy những cơn đau dần dần ít đi, cơ thể và tinh thần cũng tươi tỉnh, khỏe khoắn.
    Công hiệu bất ngờ cho tim
    Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bác sỹ Lê Thị Sen (Phòng khám Đông y Thái Dương, Trần Duy Hưng) cho biết: Nghệ vàng vị cay đắng, tính bình- từ lâu đã được Đông y coi là một vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, làm tan máu và giảm đau. Nghệ chủ trị bụng chướng đầy, bế kinh sau sinh nở, chấn thương, trị mụn nhọt, sưng, ngăn chặn tình trạng suy nhược và suy giảm miễn dịch kéo dài… Đồng thời, nghệ còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, tốt cho tim, thận, khớp, gan…
    Y học hiện đại cũng đã chứng minh chiết xuất curcumin (sắc tố màu vàng trong củ nghệ) có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa, giải độc, bảo vệ gan, kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ngăn chặn tình trạng suy nhược và suy giảm miễn dịch kéo dài… Đặc biêt, curcumin có thể ngăn ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, chứng phì đại tim, hồi phục chức năng tim và giảm việc hình thành sẹo. Ngoài ra, curcumins còn tác dụng trực tiếp lên tế bào bằng cách ngăn ngừa việc sản sinh quá nhiều protein bất thường, chống lão hóa hiệu quả và giảm được cholestorol trong máu.
    Gần đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pharmacology của Mỹ cho thấy, chiết xuất từ nghệ giúp giảm 65% nguy cơ đau tim ở những người mới trải qua phẫu thuật tim. Trong quá trình phẫu thuật kéo dài làm thiếu lưu lượng máu, cơ tim có thể bị hư hỏng do thiếu nguồn cung cấp máu, chiết xuất curcumin từ nghệ đã được đưa vào sử dụng cho những bệnh nhân này để hỗ trợ chống viêm, làm giảm các cơn đau và co thắt ở tim.
    Trước đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học ở ĐH Chiang Mai, Thái Lan đã cho thấy chiết xuất của nghệ là một chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Nó có thể ngăn ngừa cơn đau tim ở những người đã trải qua phẫu thuật. Hay nghiên cứu của ĐH Y dược, Ấn ĐỘ cho thấy, curcumins trong rễ củ nghệ, có hoạt tính kháng sinh rất mạnh, đặc biệt curcumins có tác dụng điều trị cơn đau, giúp phòng ngừa chứng suy tim.
    Bạn có biết?
    - Nghệ còn được sử dụng làm thuốc chữa các bệnh về mật và gan.
    - Phụ nữ sau sinh bị đau bụng thường được uống nước chất của nghệ để chữa trị.
    - Nghệ có tác dụng chống loét dạ dày, làm giảm tiết dịch vị, giảm độ acid của dịch vị và có tác dụng chống viêm.
    - Để trị viêm loét, nghệ thường được người bệnh uống dưới dạng nước ép trong một thời gian dài.
    - Khi dùng ngoài da, nghệ được bôi lên mụn nhọt, vết thương mới để chống gây sẹo.
    3 điều tốt cho tim
    BS. Lê Thị Sen cho biết: Với những kết quả tìm thấy đó, nghệ đúng là vị thuốc hữu ích cho bệnh nhân tim mạch. Đặc biệt là đối với các bệnh nhân bị các chứng bệnh về tim sau:
    - Bị xơ vữa động mạch: Nghệ có khả năng ngừa sự oxy hóa của chất béo, bao gồm cà cholesterol (cholesterol “oxy già” này đóng vào thành vách của những động mạch). Hơn nữa, nghệ giúp giảm tỷ lượng cholesterol trong máu bằng cách giảm sự tái hấp thu ở ruột, tăng sự chuyển hóa cholesterol thành acid mật và gia tăng sự bài tiết mật.
    - Bị tĩnh mạch viêm thuyên tắc: Nhờ tác dụng chống viêm sưng và làm lỏng máu (giảm sự kết tập tiểu cầu, nên nghệ giữ máu lỏng ) mà nghệ giúp ngừa viêm tắc tĩnh mạch (tắc tĩnh mạch nguyên nhân do sự đông cục máu nơi viêm).
    - Bị đột quỵ: Giã nhuyễn nghệ, vắt lấy nước (đó chính là tính chất curcumin có màu vàng của nghệ) để uống. Cách này sẽ làm giảm những khuyết tật về cử động sau đột quỵ, giúp các bệnh nhân có thể phục hồi chức năng vận động nhanh hơn.
    Lưu ý:
    - Không nên xem đây là thần dược, vì nghệ chỉ có tác dụng khi bạn sử dụng đều đặn và vừa phải trong thời gian dài.
    - Chất curcumin được biết đến với khả năng giảm viêm và giảm độc tính của oxy. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là củ nghệ có thể là vị thuốc thay thế các loại thuốc khác trong điều trị.
    - Chất curcumin cũng là con dao hai lưỡi. Nếu bạn sử dụng curcumin từ 2-12 g có thể thấy các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa sắt, chặn protein hepcidin, có khả năng gây ra thiếu sắt ở các bệnh nhân mẫn cảm.
    - Khi sử dụng với liều cao, curcumin sẽ kích thích tuyến thượng thận bài tiết ra cortisone. Cortisone chính là chất có hiệu lực rất mạnh để ức chế sự kháng viêm.


    Nghệ hay nghệ vàng – Curcuma longa L. (C. domestica Valeton), thuộc họ gừng - Zingiberaceae. Cây thảo cao khoảng 1 m. Thân rễ to, hình củ tròn, có các nhánh hình trụ hay hình thoi, thịt màu vàng da cam. Thân mang lá mọc hàng năm. Lá có cuống dài, hình trái xoan mũi mác, dài 25 - 45 cm, rộng tới 15 - 18 cm, nhẵn cả hai mặt, màu lục nhạt, cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành những bông hình trụ, cánh hoa và cánh môi đều màu vàng, các lá bắc màu lục, những cái ở ngọn màu tím. Quả nang chia ba ô.
    Ở nước ta, nghệ mọc hoang và được trồng khắp nơi, mỗi gia đình nông thôn thường trồng ít nhiều để dùng.
    Chế biến làm thực phẩm: người ta dùng củ nghệ làm gia vị trong ăn uống, chủ yếu lấy màu vàng gây cảm giác ngon và béo. Đem phơi và nghiền ra, nghệ là thành phần của bột cà ri. Nghệ là loại gia vị khử mùi tanh của cá, ốc, lươn.
    Sử dụng làm thuốc: nghệ cho những vị thuốc thông dụng trong y học dân tộc. Thân rễ của nghệ gọi là khương hoàng. Trong củ nghệ có nhựa, curcumin (0,76 - 1,1%), tinh dầu (trên 1,5%), chất béo, tinh bột. Curcumin và tinh dầu có tính chất thông mật, lợi mật; ở nồng độ thấp, tinh dầu còn có tính kháng khuẩn.
    Nghệ được sử dụng làm thuốc giúp cho tiêu hóa, chữa các bệnh về mật và gan, phụ nữ sinh đẻ xong bị đau bụng. Nghệ có tác dụng chống loét dạ dày, làm giảm tiết dịch vị, làm giảm độ acid của dịch vị và có tác dụng chống viêm (ta thường dùng thuốc viên nghệ, kim truật, melamin). Nghệ dùng ngoài, bôi lên mụn nhọt, vết thương mới khỏi làm cho chóng lên da non và tránh làm sẹo. Nghệ là loại thuốc trị loét tốt (dùng dưới dạng nước ép trong một thời gian dài).
    Trong y học dân tộc, người ta dùng nghệ rất nhiều. Để phòng bệnh sau khi sinh đẻ, người ta cho sản phụ ăn một củ nghệ nướng, uống với một ít r***. Sau khi đẻ, nếu máu xông lên tim, người ta dùng nghệ đốt tồn tính, tán bột cho uống 8 g mỗi ngày với giấm. Trẻ em lên cơn suyễn, đờm kéo lên tắc nghẹt cổ, khó thở, dùng một gram nghệ giã nát, hòa với đồng tiện vắt lấy nước cốt uống.
    Ở nước ta, còn có một số loài nghệ khác như nghệ vàng (Curcuma xanthorrhiza Roxb.) dùng như nghệ, nghệ bột (Curcuma pierreana Gagnep.) trồng lấy bột ở củ. Còn có hai loài nghệ trắng (Curcuma aromatica Salisb.) và nghệ xanh, nghệ tím (C. zedoaria (Berg.) Roscoe) đều được sử dụng làm thuốc.


    Chữa một số bệnh nan y từ nghệ


    Hiện nay có khá nhiều bài báo viết về tác dụng của Viên nang nghệ vàng Curcumin. Chất có trong củ nghệ vàng là hoạt chất Curcumin. Nó có tác dụng sinh học rất quí, được các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam cho là vũ khí mới trong phòng ngừa, điều trị ung thư và nhiều bệnh nan y khác. Viên nang curcumin là thực phẩm chức năng được sản xuất đóng thành viên rất thuận tiện cho người sử dụng hàng ngày để phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh.
    Khả năng chữa bệnh nan y của nghệ vàng
    Nghệ vàng còn có tên gọi là khương hoàng. Nghệ vàng vị đắng, tính bình có tác dụng hoạt huyết, làm tan máu và giảm đau. Củ con của nghệ vàng còn được gọi là uất kim, vị cay ngọt, tính mát làm an thần và tan máu tụ. Nghệ vàng được coi là vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa một số bệnh tùy thuộc vào cách dùng đơn thuần hoặc phối hợp nghệ với một số chất khác
    Bệnh ung thư và bệnh AIDS đang là những bệnh hiểm nghèo của thời đại. Nhiều nhà khoa học trên thế giới vẫn đang cố gắng tìm kiếm các thuốc để điều trị bệnh này bất kể là bằng hóa chất hay bằng dược thảo.
    Một số đề tài được thực hiện bởi một số nhà khoa học của Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia là tìm ra tác dụng kỳ diệu của hoạt chất curcumin trong củ nghệ vàng đối với các bệnh nan y. Curcumin là hoạt chất chính của nghệ vàng, chiếm tỷ lệ 0,3% hoạt chất curcumin (tinh nghệ) đã được công nhận là có độ an toàn cao, không chứa tác nhân độc hại (LD50 > 8g/kg thể trọng) và cũng đạt độ tinh khiết cao > 92%. Nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng đã nghiên cứu tường tận về cấu trúc hóa học cũng như hoạt tính sinh học của curcumin và khẳng định một số ưu việt nổi bật sau:
    1. Curcumin là chất hủy diệt tế bào ung thư vào loại mạnh nhất theo cơ chế hủy diệt bước (Apoptosis) các tế bào ác tính. Chúng làm vô hiệu hóa tế bào ung thư và ngăn chặn không cho hình thành các tế bào ung thư mới mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào lành tính bên cạnh. Đây là ưu điểm nổi bật không như một số loại thuốc khác diệt tế bào ác tính cũng diệt luôn cả tế bào lành tính làm cho cơ thể suy kiệt, chán ăn, rụng tóc, buồn nôn. Thậm chí nhiều bệnh nhân tử vong trước khi bệnh tiến triển tốt. Curcumin được coi là chất tiêu biểu nhất cho thế hệ mới các chất chống ung thư vừa rất hiệu lực vừa an toàn và không gây tác dụng phụ.Curcumin có khả năng mạnh mẽ loại bỏ gốc tự do và các loại men gây ung thư có trong thức ăn, nước uống sử dụng hàng ngày cũng như do các loại khác gây nên. Bởi thế curcumin giúp cơ thể vừa phòng ngừa vừa chống ung thư một cách tích cực chứ không phải chỉ dùng khi chữa bệnh. Curcumin rất cần cho người cao tuổi và người có thể trạng kém.
    2. Curcumin có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn rất cao trong đó đáng chú ý là khả năng kháng virus HIV/AIDS. Người ta nhận thấy curcumin có khả năng “chặt đứt” một trong các mắt xích của quá trình nhiễm HIV. Curcumin là một chất có triển vọng lớn trong điều trị viêm gan B, C, HIV với giá rẻ.
    3. Các tác dụng khác:Curcumin còn có khả năng giải độc và bảo vệ tế bào gan, làm tăng hồng cầu, hạ mỡ máu, xóa bỏ trứng cá, giúp chóng mọc tóc và giảm rụng tóc. Curcumin còn là chất chống viêm và chống oxy hóa điển hình, có thể sử dụng curcumin như một corticoid trong điều trị bệnh mà không sợ gây loãng xương, không gây loét dạ dày.
    Trên thế giới hiện nay ở nhiều nước curcumin được coi như vừa là thuốc vừa là thực phẩm. Trên 20 loại ung thư khác nhau đã được hãng dược phẩm Sabina (Mỹ) bào chế thuốc có curcumin để điều trị. Riêng đối với ung thư máu curcumin mới chỉ làm tăng hồng cầu và chống suy kiệt sức lực.


    Công dụng của nghệ vàng tươi

    Củ nghệ không chỉ có công dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích khác đối với sức khỏe con người.

    Trong đó đáng chú ý là bốn công dụng nổi bật của củ nghệ:
    + Giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu;
    + Giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa;
    + Giúp chống ung thư, kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng;
    + Giúp khử trùng, mau lành vết thương.
    Khi sử dụng cần lưu ý phải đúng cách để nghệ phát huy hết tác dụng.
    Đề phòng nguy cơ ung thư ruột: Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột.
    Hiện nay, các chuyên gia sức khỏe Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ.
    Chữa bệnh viêm khớp: Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu. Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê bột nghệ vào rồi khuấy đều. Mỗi ngày uống ba lần, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
    Khi gặp rắc rối với tiêu hóa: Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hóa và giải phóng ra các emzim tiêu hóa, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo. Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
    Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt: Ăn nhiều rau xanh kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
    Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.
    Đề phòng bệnh tim: Bạn có thể giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng củ nghệ.
    Giảm nguy cơ với người hút thuốc: Bằng cách "nạp" vào cơ thể 1,5g nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư.


    Củ nghệ có tác dụng trị sỏi mật

    Ngoài được coi là một gia vị quyến rũ trong nhiều món ăn, nghệ còn được biết đến là một loại thuốc nhuộm và đặc biệt là 1 loại thuốc kháng sinh chống viêm nhiễm.
    1. Nghệ là một trong những thành phần quan trọng mà các bà nội trợ thường cho nó vào trong nhiều món ăn ngon. Với thành phần curcumin, nghệ luôn làm cho món ăn có màu sắc bắt mắt vì màu vàng của nó. Ngoài ra, Curcumin cũng được cho là chất chống oxy hoá, chất kháng khuẩn và chống viêm.
    2. Trong nhiều nghiên cứu, chất curcumin có tác dụng chống viêm nhiễm trong nghệ còn được so sánh với các loại thuốc chống viêm mạnh, kể cả thuốc theo toa và không kê toa.





    Các nghiên cứu cho thấy chất kháng viêm curcumin có thể được sử dụng như một loại thuốc kháng sinh mà không tốn kém và lại giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm ruột như Crohn và viêm đại tràng loét.
    Trong các nghiên cứu khác, curcumin có trong nghệ còn được nhiều bác sĩ chỉ định điều trị cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và giảm sưng khớp.
    3. Nghệ luôn luôn là một cây thuốc quan trọng của Trung Quốc và Ấn Độ bởi vì các thầy thuốc dân gian luôn xem nghệ là một loại thuốc hiệu quả do tính chất chống viêm của nó.
    Vì thế, nghệ được sử dụng để điều trị nhiều loại bao gồm đầy hơi, vàng da, các vấn đề kinh nguyệt, đau răng, vết bầm tím, xuất huyết, đau ngực và đau bụng. Trong y học Trung Quốc, nghệ là một loại thuốc phổ biến được sử dụng như một chất bổ dạ dày và có tác dụng lọc máu.
    4. Hiện nay, nghệ đang được nghiên cứu về khả năng ngăn chặn các khối u cho những bệnh nhân bị ung thư. Qua các nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm tại Đại học Texas thì nghệ có thể hữu ích trong việc phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của một số bệnh ung thư tế bào bao gồm các khối u ác tính, u vú và ruột kết.
    Những nghiên cứu mới tiến hành còn cho thấy rằng ngay cả khi ung thư vú đã được hình thành thì chất curcumin có trong nghệ vẫn có thể làm chậm lại sự lây lan của các tế bào ung thư vú tránh di căn đến phổi.
    Ngoài ra, những nghiên cứu được trình bày tại hội nghị về bệnh bạch cầu ở trẻ em được tổ chức tại London còn chứng minh nếu trẻ em ăn nhiều các loại thực phẩm chế biến từ nghệ có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu ở trẻ em.
    5. Nhiều chiết xuất từ nghệ còn được báo cáo giúp cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe cho con người bao gồm việc mang đến làn da khỏe mạnh, gan và túi mật. Ngoài ra chúng còn hỗ trợ giảm đau và chống viêm, chống oxy hóa.

    Lưu ý:
    Cục Quản lý dược phẩm Mỹ (FDA) đã công nhận nghệ là một thực phẩm an toàn cho sức khỏe khi dùng liều không được vượt quá khuyến cáo. Như với bất kỳ các thực phẩm nào khác, bạn nên luôn luôn đọc và làm theo hướng dẫn trên nhãn khi sử dụng.
    Nhiều bác sỹ hoặc thầy thuốc hành nghề y tế cho rằng chiết xuất từ nghệ có thể giúp nhiều bệnh nhân bị sỏi mật. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dùng nghệ dưới sự giám sát của bác sĩ và không nên dùng nghệ cho phụ nữ có thai.
    Ngoài ra, nghệ có tác dụng làm loãng máu, vì thế những người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nghệ.

    Nguồn :http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=13297
     
    thuy_nghean thích bài này.
  9. khuhaduyen

    khuhaduyen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    1/2/2013
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    142
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Bán Tinh Nghệ, chè vằng, cao ngựa bạch - các sản phẩm xứ nghệ

    Chè vằng


    Tên khác:
    Chè cước man, Dây vàng.
    Tên khoa học:
    Jasminum subtriplinerve Blume, họ Nhài (Oleaceae).
    Cây mọc hoang ở nhiều địa phương trong nước ta.
    Bộ phận dùng:
    Lá (Folium Jasmini subtriplinervis)
    Thành phần hoá học chính:
    Flavonoid, coumarin…
    Công dụng, cách dùng:
    Lá phơi khô pha nước uống hàng ngày cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Chữa rắn cắn. Lá giã nát hoặc giã với cồn 90° đắp vào nơi áp xe.
    Chú ý:
    Cây Chè vằng có một số đặc điểm giống cây Lá ngón, cần chú ý tránh nhầm lẫn khi thu hái
    (nguồn: http://tuelinh.vn/che-vang-286)
    Họ tên: Nguyễn Việt hà, phòng Kho vận, công ty xi măng Tam Điệp, đường Chi Lăng, xã Quang Sơn, thị xã tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
    SĐT:0988076180
     
    thuy_nghean thích bài này.
  10. bokho

    bokho Thành viên tích cực

    Tham gia:
    15/11/2012
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Bán Tinh Nghệ, chè vằng, cao ngựa bạch - các sản phẩm xứ nghệ

    Chị ơi e đăng kí ạ
    Tên: Nguyễn Thị Trang
    Địa chỉ: Ngõ 43 - chợ Phùng Khoang - Hà Nội
    Số ĐT: 0982..396..012
    Bài viết:
    Nghệ là một loại gia vị rất quen thuộc trong các món ăn cũng như trong đời sống hằng ngày. Tuy thế, nghệ còn có những tính năng làm đẹp kỳ diệu, các công thức làm đẹp từ củ nghệ mang lại hiệu quả nhanh chóng và rất an toàn.





    Trong rất nhiều loại thảo dược có tác dụng tốt cho da, nghệ vẫn là loại thảo mộc có tiêu chuẩn vàng để giữ cho làn da mịn màng và tươi trẻ.

    Nghệ có tác dụng để điều trị mụn, làm sáng da, phòng chống nám má, trứng cá, tàn nhang và chống lại những tác hại của ánh nắng.



    Y học phương Tây đã bắt đầu quan tâm đến loại thảo dược này và trong tương lai, nghệ sẽ trở thành nguyên liệu chính trong những sản phẩm chăm sóc da. Dưới đây là một số cách để bạn tận dụng tác dụng chăm sóc da của loại thảo dược dễ tìm này.
    Mặt nạ giúp da khỏe



    Chuẩn bị:

    Hai thìa bột mì
    1/4 thìa bột nghệ
    Vài giọt sữa và mật ong

    Trộn đều bột mì cùng bột nghệ trong một chiếc bát nhỏ, sau đó thêm vài giọt sữa và mật ong vào hỗn hợp sao cho chúng tạo thành một hỗn hợp bột nhão. Rửa sạch da mặt bằng sữa rửa mặt và nước, hãy chắc chắn là các lỗ chân lông trên da mặt được thông thoáng và không còn dính bụi bẩn hay những loại mỹ phẩm trang điểm.

    Dùng hỗn hợp đã chế thoa đều lên mặt, tránh để vương vào mắt. Nằm thư giãn khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Loại mặt nạ này có tác dụng làm sạch da mặt, giúp da khỏe mạnh, thông thoáng, giảm nguy cơ bị mụn trứng cá.



    Dưỡng thể



    Thật sai lầm nếu như bạn chỉ quan tâm chăm sóc da mặt mà lãng quên làn da cơ thể, muốn chăm sóc không khó, chỉ cần trộn bột nghệ với dầu dừa thành hỗn hợp bột nhão, sau đó đắp lên da trước khi tắm khoảng 15 phút.

    Những dưỡng chất có trong nghệ và dầu dừa sẽ ngấm sâu trong da để bổ sung độ ẩm và dưỡng chất.











    Dưỡng da vùng khủy tay, đầu gối





    Những vùng da ở khủy tay và đầu gối thường dễ bị thô ráp hoặc sậm màu hơn những vùng da khác, trông rất phản cảm. Một loại mặt nạ với nguyên liệu chính từ nghệ sẽ giúp bạn khắc phục nhanh chóng tình trạng này.

    Trộn bột nghệ với sữa đông để tạo thành hỗn hợp bột nhão, sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên vùng khủy tay hoặc đầu gối. Nửa tiếng sau rửa lại bằng nước sạch, thực hiện đều đặn bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng. Ngoài ra, cũng xin nhắc bạn không nên dùng xà bông có hoạt tính mạnh để vệ sinh những vùng da nhạy cảm này.



    Trị nếp nhăn



    Bước vào tuổi trung niên, những nếp nhăn và vết chân chim xuất hiện càng nhiều trên da, bạn lo lắng bối rối và thường “cầu cứu” bằng những loại mỹ phẩm cực đắt tiền với hi vọng mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, không nhất thiết phải chi một khoản tiền lớn để là “chủ nhân” của những loại mỹ phẩm đó mà đơn giản bằng công thức sau bạn cũng có thể cải thiện tình hình.

    Trộn hai thìa bột nghệ với ba thìa kem sữa, sau đó thoa đều lên vùng da có nếp nhăn, đặc biệt là vùng da mắt. Công thức mặt nạ này không những có tác dụng khắc phục nếp nhăn mà còn có thể làm giảm quầng thâm mắt nhanh chóng.

    Thêm vào đó, để hạn chế quá trình lão hóa của cơ thể, trong thực đơn ăn uống hằng ngày bạn cũng nên bổ sung các món ăn được chế biến với nghệ. Trong nghệ người ta tìm thấy curcumin là một chất chống ôxy hóa, chống lão hóa điển hình. Một số nghiên cứu chứng minh khả năng này của curcumin cao gấp 300 lần vitamin E. Nó có tác dụng xóa bỏ tàn nhang, ngăn ngừa các nếp nhăn, làm cho da dẻ hồng hào, mịn màng, chống rụng tóc, giúp mau chóng mọc tóc, ngăn ngừa béo phì, điều hòa huyết áp.



    Chăm sóc mọi loại da



    Da nhờn: trộn hai thìa bột gỗ đàn hương, sữa tươi, vài giọt dầu chanh và một thìa bột nghệ. Đánh đều các thành phần với nhau thoa lên mặt rồi rửa sạch bằng nước lạnh.











    Da khô: dùng một lòng trắng trứng, thêm vào 2-3 giọt dầu ôliu, nước cốt chanh tươi và nước hoa hồng. Trộn đều các thành phần này với nhau, sau đó thêm một thìa bột nghệ đánh đều, thoa lên vùng da mặt, cổ và cả vùng sau tai. 15 phút sau rửa sạch lại bình thường.

    Da thường: dùng 3-4 quả dâu tây chín đánh nhuyễn, sau đó cho thêm bột ngô và bột nghệ mỗi loại một thìa. Thoa hỗn hợp lên mặt, đợi đến khi khô thì rửa sạch lại.



    Trị mụn



    Muốn các đốm mụn trứng cá nhanh chóng bị “khuất phục” hãy dùng một thìa bột nghệ trộn với một thìa nước ép dưa chuột và vài giọt tinh dầu dừa, sau đó thoa lên vùng da bị mụn khoảng 20 phút hoặc cũng có thể để qua đêm rồi rửa sạch da mặt. Cách làm này cũng giúp da nhanh chóng tái tạo tế bào mới, giảm thiểu nguy cơ xuất hiện sẹo mụn trứng cá trên da.



    Xóa mờ vết sẹo



    Một trong những lợi ích nổi trội của nghệ là làm lành vết sẹo, lý giải cho điều này là bởi gần đây người ta còn tìm thấy thêm các chất cyclocurcumin, curcumon, turmeron, turmerin trong nghệ. Những chất này cùng với curcumin ức chế men cyclo-oxygenase, lipo-oxygenase của quá trình gây viêm nên có tính kháng viêm, nhanh chóng làm liền sẹo cho da.

    Chỉ cần dùng nghệ tươi thoa lên vùng da bị sẹo hoặc dùng bột nghệ trộn lẫn nước dừa tươi đắp lên vùng da bị sẹo đều có tác dụng làm mờ vết sẹo nhanh chóng.



    Duy trì vóc dáng chuẩn



    Một công trình nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Mỹ (ARS) cho hay củ nghệ có khả năng giúp bạn giảm béo hiệu quả, đó là nhờ chất curcumin trong nghệ có thể giúp làm giảm quá trình tăng mô mỡ trong cơ thể con người.

    Công trình nghiên cứu được tiến hành trên chuột với khoảng thời gian 12 tuần, các chú chuột được chia thành hai nhóm chính với hai chế độ ăn uống khác nhau. Cụ thể như sau:

    Nhóm A gồm những con chuột được cho ăn chế độ ăn ít chất béo (khoảng 4% trong thức ăn), còn nhóm B được cho ăn chế độ ăn giàu chất béo (với 22% chất béo trong thức ăn) có kèm theo chất curcumin với lượng 1,5-1,75mg/ ngày. Kết quả sau 12 tuần cho thấy mặc dù ăn nhiều chất béo hơn song nhóm B có tỉ lệ phát triển cân nặng và mô mỡ thấp hơn nhóm A.

    Kết quả này đã mang lại hi vọng giảm cân cho những người bị mắc chứng béo phì.


    2. Cách lựa chọn nghệ để phát huy tối đa công dụng




    - Bạn nên dùng nghệ để chế biến những món ăn hàng ngày, bột nghệ có rất nhiều ở những cửa hàng thực phẩm. Nếu bắt buộc phải chọn một loại thực phẩm gia vị cho những món ăn hàng ngày, chúng ta nên chọn nghệ.

    Ngoài những tác dụng có lợi cho sức khỏe, nghệ còn có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm trên da, nghệ có tác dụng tuyệt vời để chăm sóc da khi ta ăn thường xuyên.

    - Dùng những loại thực phẩm chức năng được chế biến từ nghệ. Mặc dù chúng ta thường dùng nghệ để chế biến trong những món ăn hàng ngày, dùng những thực phẩm chức năng từ nghệ vẫn là một ý hay.

    Một làn da đẹp là phản ánh một cơ thể khỏe mạnh. Nghệ có tác dụng tốt cho gan và cải thiện những chức năng tiêu hóa.







    - Dùng nghệ như một loại mĩ phẩm làm sạch da mặt. Trộn bột đậu hoặc bột gạo với bột nghệ theo tỉ lệ cân bằng và giữ trong một lọ kín. Mỗi lần dùng cho thêm một chút sữa chua, sữa tươi hoặc sữa đậu nành vào một thìa bột và trộn thành hỗn hợp.

    Bôi đều hỗn hợp này lên da mặt và chờ cho đến khi gần khô. Sau đó rửa mặt bằng nước sạch. Hàng nghìn phụ nữ Ấn Độ dùng biện pháp này để làm sạch da mặt và giúp da luôn sáng và mịn màng.

    - Bạn nên thêm một nhúm bột nghệ vào những sản phẩm dưỡng da hàng ngày của bạn. Dùng nghệ vào buổi tối rất tốt vì nó có tác dụng tái tạo da, làm mờ vết thâm của bạn.


    Tham khảo thêm công dụng của bột nghệ, sữa chua



    Sau mỗi chuyến đi công tác ngắn hoặc dài ngày, làn da của tôi thường nổi nhiều mụn, sạm hẳn đi và đầy vẻ mệt mỏi. Cơ thể tôi sau chuyến công tác cũng dường như kiệt sức và kéo theo làn da tôi cũng vậy.

    Do công việc quá bận rộn trong những ngày này mà tôi không có thời gian hoặc quên luôn cả việc mang kem chống nắng hoặc kem dưỡng da như bình thường. Chính vì thế, làn da của tôi sau chuyến đi thường khô và không mịn màng, chúng lại xỉn màu hơn bình thường.










    Tôi đã thử nghiệm khá nhiều với những sản phẩm chăm sóc da, các sản phẩm làm đẹp đang có bán trên thị trường. Tuy nhiên, việc tìm mua chúng mất khá nhiều thời gian và đôi khi hiệu quả không được như mong đợi.

    Chính vì thế, sau nhiều ngày tìm hiểu công dụng của các loại mặt nạ dưỡng da tự chế tôi thấy rất tâm đắc với công thức làm đẹp và hồi sinh làn da mệt mỏi chỉ bằng bột nghệ và sữa chua.

    Và sau khi áp dụng biện pháp làm đẹp đơn giản chẳng hề tốn kém này, thành thật mà nói tôi thấy da tôi được hưởng lợi rất nhiều. Chỉ cần tận dụng các nguyên liệu có sẵn trong tủ lạnh, bạn có thể dễ dàng tự chế loại mặt nạ này và cho làn da trắng sáng, khỏe mạnh hơn.










    Với tôi, củ nghệ hay bột nghệ luôn là một loại gia vị yêu thích của tôi cho mỗi món ăn tôi chế biến. Bởi vì khi cho thứ gia vị này vào các món ăn, những thực phẩm sẽ được khoác lên chiếc áo vàng đẹp đẽ và hấp dẫn. Ngoài ra, nhận thấy lợi ích của củ nghệ với sức khỏe như chống viêm nhiễm, chống lão hóa và là chất khử trùng tốt nhất nên tôi đã càng có thêm động lực để áp dụng làm mặt nạ cho làn da mình.

    Tôi cũng nhớ ngày còn nhỏ, mẹ tôi thường sử dụng nghệ tươi bôi hoặc dán chúng trên những vết bầm tím, vết sẹo non trên da của tôi và nó đã giúp chữa lành và ngăn ngừa nhiễm trùng.

    Tôi cũng tìm hiểu những công dụng của mật ong và nhận thấy những chất dinh dưỡng có trong mật ong cũng là một trong các tác nhân chống oxy hóa giúp chống lại tổn thương cho làn da. Và mật ong làm cho làn da mềm mại và sáng da hơn.

    Còn về sữa chua thì giúp giữ ẩm cho da. Sữa chua cũng giúp loại bỏ các tế bào da chết. Nó làm cho làn da mịn màng và như được trẻ hóa.










    Đến thực hành làm đẹp và cho kết quả bất ngờ

    Qua quá trình tìm hiểu những công dụng của bột nghệ, sữa chua và mật ong, tôi nghĩ rằng, tại sao mình lại không thử áp dụng chúng cho mặt tiền nhỉ. Và sau 1 tháng chăm chỉ áp dụng, da mặt tôi không còn dấu hiệu mệt mỏi, xỉn màu của chuyến công tác nữa. Nó thật sự đã sáng hơn, hết mụn và đặc biệt mịn màng, hồng hào hơn.

    Thực ra, cách thức tự làm mặt nạ nghệ và sữa chua, mật ong rất đơn giản các bạn gái à, lại chẳng hề tốn kém và mất nhiều thời gian hàng ngày đâu nhé.


    Thành phần:

    - 1 chén sữa chua lạnh (sữa chua mua về để ngăn mát tủ lạnh)

    - 2 muỗng canh mật ong

    - 2 muỗng cà phê bột nghệ hữu cơ (bạn mua củ nghệ tươi về, rửa sạch, phơi khô rồi sau đó đem nghiền mịn làm thành bột nghệ)

    Những thứ bạn sẽ cần:

    - Một bát sạch để trộn và thìa để khuấy

    - Một lọ thủy tinh tiệt trùng để lưu trữ nếu bạn lười không muốn ngày nào cũng phải trộn.

    Cách làm:

    - Cho sữa chua, mật ong và bột nghệ với tỉ lệ như trên và trộn chúng trong một chiếc bát sạch. Sau đó khuấy cho đến khi chúng thành một hỗn hợp mịn. Lúc này hãy cho hỗn hợp trên vào bình và để chúng trong ngăn mát tủ lạnh.

    - Dùng hỗn hợp này tối đa trong 1 tuần. Hết 1 tuần, bạn hãy chịu khó làm hỗn hợp mới nhé.

    Cách sử dụng

    - Rửa sạch mặt bằng xà phòng dịu nhẹ với nước ấm và vỗ cho làn da tự khô.

    - Áp dụng thoa hỗn hợp trên thành mặt nạ trên mặt và giữ chúng trên mặt trong 15 phút.

    - Rửa chúng với nước lạnh và thoa kem dưỡng ẩm của bạn thường xuyên ngay sau đó.


    Lưu ý:

    Mặt nạ bột nghệ, sữa chua sẽ khá mát lạnh và dịu nhẹ. Mùi tự nhiên của mật ong và sữa chua giúp bạn thư giãn tối đa trong quá trình đắp mặt nạ.

    Da trở nên mềm mại và giàu sức sống nhanh chóng. Bạn có thể cảm nhận được sự khác biệt này sau khi rửa mặt.

    Đặc biệt, các loại mặt nạ này không có hại, không lo dị ứng và nó rất tiện lợi vì dễ tìm mua hoặc chế biến.

    Nguồn: http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=10560
     
    thuy_nghean thích bài này.
  11. Oanhktxd

    Oanhktxd Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    21/8/2012
    Bài viết:
    1,513
    Đã được thích:
    83
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Bán Tinh Nghệ, chè vằng, cao ngựa bạch - các sản phẩm xứ nghệ

    E cũng đăng ký:
    Nguyễn Thị Oanh
    SĐT: 0912.930.621 (SĐT chồng: 0945.668.304)
    Địa chỉ: Phòng 302 Nhà số 05, ngách 111/10, ngõ 111 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Trong nhân gian nghệ vàng được sử dụng như một dược liệu thần thánh để đắp vào các vết thương lên da non, chữa một số các bệnh về viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm túi mật . Nghệ tươi thực sự khó ăn đối với rất nhiều người. Cách tốt nhất để có thể hấp thụ hết những hoạt chất có lợi từ nghệ mà không gặp khó khăn khi sử dụng, chúng ta có thể sử dụng tinh bột nghệ vàng. Vậy tinh bột nghệ vàng có phải là nghệ tươi nghiền nát bỏ nước không ? Nó có công dụng ra sao ?
    Theo Đại tá, BS Hoàng Văn Sỹ, Phó Giám đốc Viện Y học Cổ truyền Quân đội thì: tinh bột nghệ không phải là bột nghệ nghiền cả củ như ta vẫn nghĩ. Nó chính là tinh chất cao cấp được tinh chế từ củ nghệ vàng và chứa hoạt chất chính là curcumin. Đây là chất đã được Bộ Y tế kiểm định và xác nhận đạt trình độ tinh khiết trên 92%, vượt mức yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế (90%).
    Với sựa lựa chọn kỹ càng từ những củ nghệ chứa nhiều hoạt chất curcumin nhất Tinh bột nghệ vàng của BeautyMom có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, loại bỏ các men gây ung thư, giải độc, bảo vệ tế bào gan, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra sản phẩm tinh bột nghệ vàng của BeautyMom còn được sử dụng để trị mụn, tái tạo làn da, giúp cho phụ nữ sau sinh lấy lại làn da trắng hồng rạng rỡ.
    Tính năng của hoạt chất Curcumin – Tinh bột nghệ vàng
    Trong 100kg củ nghệ chỉ chiết xuất được 1,5 – 2,5kg tinh bột nghệ. Người ta thường chọn củ nghệ vào tháng 1 và tháng 2 có chứa nhiều curcumin. Hoạt chất này cũng đã đựơc Học viện Quân Y (Bộ Quốc Phòng) kiểm tra “độ an toàn & hiệu lực”. Curcumin đã được các nhà khoa học nghiên cứu tuờng tận về mặt cấu trúc hoá học cũng như hoạt tính sinh học.




    Các nhà khoa học nghiên cứu và xác định được các ứng dụng đa dạng của tinh bột nghệ như sau:
    - Tác dụng hưng phấn và co bóp tử cung.
    - Tác dụng chống viêm loét dạ dày do tác dụng tăng bài tiết chất nhày mucin.
    - Tác dụng lợi mật, thông mật, kích thích tế bào gan và co bóp túi mật.
    - Làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
    - Tác dụng kháng sinh cả trên vi khuẩn gram (+) lẫn gram (-) và tác dụng kháng nấm ngoài da.
    - Ngăn chặn sự phát triển vi trùng lao nhờ làm rối loạn chuyển hóa men của chúng.
    - Tác dụng kháng viêm tương đương hydrocortison và phenylbutazon.
    Đặc biệt, với phụ nữ sau khi sinh, nếu sử dụng đều đặn nghệ kết hợp với mật ong có thể mang lại làn da trắng trẻo, mịn màng.
    Điểm khác biệt giữa tinh bột nghệ với tinh bột nghệ đơn thuần ở chỗ:
    Để có được tinh bột nghệ, cần phải rửa sạch và gọt hết vỏ nghệ. Đặc biệt là công đoạn chắt lọc dầu và các chất không cần thiết, các chất bã có trong nghệ. Sản phẩm cuối cùng là nghệ mịn, có khả năng hấp thụ cao và đặc biệt dễ uống hơn rất nhiều so với bột nghệ và nghệ tươi
    Hướng dẫn sử dụng Tinh bột nghệ vàng BeautyMom :



    Sử dụng tinh bột nghệ vàng Beautymom rất đơn giản, không quá phức tạp. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.
    - Hòa tan 1-2 thìa cafe ( 5-10g ) vào khoảng 100ml nước, khuấy đều trước khi uống. Có thể bổ sung 1 vài giọt mật ong đối với bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng, hành tá tràng.
    - Mỗi ngày uống 2 lần trước hoặc sau bữa ăn. Dùng liên tục trong vòng từ 6 đến 12 tháng
    - Rất dễ uống do đã được loại bỏ hoàn toàn chất xơ và các tạp chất không cần thiết.
    Lưu ý khi sử dụng tinh bột nghệ:
    - Tuyệt đối không được uống chung tinh nghệ với thuốc tây cùng 1 lúc.
    - Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng tinh bột nghệ vì nghệ có tính nóng.
    - Phụ nữ sau khi sinh nên sử dụng tinh bột nghệ vàng hàng ngày , giúp bổ máu, làm đẹp da, nhanh chóng hồi phục sức khỏe và nhan sắc, tránh hậu sản.
    - Nữ giới bị rong kinh kéo dài không nên sử dụng tinh bột nghệ vì tinh bột nghệ có tác dụng khai thông khí huyết, vì vậy chỉ có tác dụng chữa tích huyết, bế kinh chứ không thể chữa rong kinh.
    - Những người bị bệnh về dạ dày, đường ruột nên uống tinh bột nghệ đen (tinh bột nghệ đen mật ong nước lọc) trước bữa ăn.
    - Các bạn nữ nên dùng tinh nghệ vàng hàng ngày để có làn da sáng đẹp, hồng hào, phòng ngừa ung thư vú.
    Nguồn: http://lamdepsausinh.com/chi-tiet-san-pham/127/tinh-bot-nghe-vang-beautymom.html

    Nghệ - Người thầy thuốc vàng

    Từ thời cổ đại, các vị thiền sư và thầy thuốc Ấn Độ đã xem nghệ là “thầy thuốc vàng” bởi những đặc tính trị liệu tuyệt vời của nó.
    Nghệ thuộc họ gừng, khi được sấy khô, nghiền thành bột mịn, có màu vàng tươi và được sử dụng trong rất nhiều công thức nấu ăn của Ấn Độ. Trong thương mại, nghệ được sử dụng như là một gia vị tạo màu và là chất độn như mù tạt vàng, các loại súp đóng hộp, nhiều loại thức ăn chế biến sẵn khác đều dùng bột nghệ làm gia vị. Dù được sử dụng phổ biến nhưng số người biết đến công dụng tuyệt vời của nó rất ít.
    Nghệ còn có tên gọi khác là “nghệ tây của người nghèo” (nghệ tây là một loại gia vị đắt nhất thế giới, chiết xuất từ nhụy của hoa nghệ tây, được phơi khô và sơ chế) vì nó cũng có màu vàng và những đặc tính của một gia vị. Trong thành phần của củ nghệ có chứa chất curcumin có thể chữa lành những tổn thương trong gan, dạ dày đồng thời thúc đẩy màng nhầy và da phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn có tác dụng hỗ trợ các khớp xương bị thoái hóa hay bị viêm khớp, giúp tăng cường hệ tiêu hóa, làm giảm cholesterol, đào thải chất độc, làm khô và giúp vết thương mau lành.
    Tuy nghệ có vị khá đắng nhưng hãy học cách sử dụng nghệ hàng ngày để giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ trị bệnh.

    Đầu tiên, bạn có thể chế biến nghệ thành món ăn. Cho nước ép nghệ tươi vào trong nước và đun sôi từ 8 đến 10 phút để cô đặc thành dung dịch sền sệt (nước nghệ cô đặc) hay chế biến thành món sữa vàng (Golden Milk), hoặc trộn nước ép nghệ tươi với một chút bơ hoặc dầu ô-liu khoảng 20-30 giây. Cách chế biến này sẽ làm hết vị đắng, đồng thời cũng giải phóng ra tinh chất bột nghệ vào dầu hoặc nước. Nước nghệ cần phải được nấu chín.
    Bạn cũng có thể sử dụng nghệ ở dạng viên nang có bán sẵn trong các cửa hàng thực phẩm. Thông thường, nghệ ở dạng viên nang có nồng độ hoạt chất curcumin cao hơn so với củ nghệ ở dạng tự nhiên.
    Dưới đây là vài cách dùng nghệ chữa bệnh của các thiền sư:
    Đau họng (đặc biệt với trường hợp có đờm ở cổ họng): Lấy ½ thìa cà phê nước nghệ cô đặc như nói ở trên viên tròn lại rồi uống với một ly nước. Làm như vậy ngày vài lần hoặc mỗi giờ làm lại một lần nếu muốn.
    Thoái hóa khớp: Uống ít nhất 1 cốc sữa vàng (Golden Milk) mỗi ngày, uống trong vòng 40 ngày.
    Bệnh dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa: Sữa chua vàng (Golden Yogurt), uống ít nhất 1 ly/ngày. Nó rất tốt đối với sự phát triển của nấm candida ở ruột; loại sữa chua này còn tạo ra các loại vi khuẩn giúp cho hệ vệ sinh đường ruột khỏe mạnh bởi vì trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin chống nấm tự nhiên, nó hạn chế sự phát triển quá mức của nấm men.
    Nếu bạn bị stress: Lời khuyên của các thiền sư dành cho bạn là hãy dùng hỗn hợp sữa chua, chuối cùng với một muỗng cafê nước nghệ cô đặc. Hỗn hợp này giúp bạn dễ dàng vượt qua các căng thẳng.
    Và bạn có thể ăn kèm nghệ với rất nhiều thức ăn khác. Hãy giữ một lọ nước nghệ cô đặc trong tủ lạnh (có thể dùng trong vài tuần). Cho thêm một thìa nước nghệ cô đặc vào ngũ cốc, nước sinh tố dành cho bữa sáng. Thậm chí, bạn có thể phết nước nghệ này cùng với một chút mật ong lên bánh mì. Rất đơn giản, bạn cũng có thể nêm nước nghệ cô đặc vào các món đồ ăn như cơm, đậu hũ hay trộn thêm vào các đĩa rau.
    Ngoài ra, nghệ có tác dụng rất tốt đối với các vùng da bị bệnh và các vết thương bên ngoài.

    Tác dụng tốt cho da: Nước ép nghệ tươi được xem như là một liều thuốc trị bệnh hay thuốc giảm đau cho nhiều tình trạng da kể cả da bị chàm, thủy đậu, zona hay bị bệnh vẩy nến/á sừng và ghẻ. Nước nghệ cô đặc sẽ là một giải pháp tuyệt vời! Bôi nước nghệ đó lên vùng da bị bệnh, dùng gạc hoặc bông băng nhẹ. Nghệ có tác dụng làm khô những chỗ phồng rộp và tăng cường quá trình hồi phục của những vùng da bị tổn thương. Đối với bệnh zona, cách áp dụng là dùng dầu mù tạt bôi vào vùng da nổi mụn trước, sau đó xoa trùm nước nghệ cô đặc lên.
    Chỗ đau, vết thương: Trong hộp dụng cụ cứu thương của bạn cần có bột nghệ. Nghệ giúp cầm máu rất nhanh, hơn nữa nó lại có thể kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi bị các vết đâm hay đứt tay chân… đổ bột nghệ vào chỗ vết thương, sau đó dùng gạc băng lại và ép nhẹ vào chỗ bị thương để cầm máu. Tất nhiên trong những trường hợp nghiêm trọng ngay lập tức cần phải có các biện pháp chăm sóc y tế kịp thời.
    Tác dụng vệ sinh phụ nữ: Làm dung dịch vệ sinh phụ nữ từ sữa chua nguyên chất, nghệ và nước. Dung dịch vệ sinh này đặc biệt có ích trong việc chống lại mùi hôi và nấm men, nó là dung dịch vệ sinh tốt nhất cho phụ nữ sau thời kì kinh nguyệt. Dùng 8 đến 10 phần nước, 1 phần sữa chua (bắt buộc phải dùng loại sữa chua có chứa hoạt chất acidophilus) và 2-3 muỗng nước nghệ. Trộn đều hỗn hợp này và đánh nhuyễn để tạo thành dung dịch vệ sinh.
    Nguồn: http://www.tienduoc.com/nghe/262-nghe-nguoi-thay-thuoc-vang-.html

    Công dụng đặc biệt của bột nghệ với sức khỏe


    Bột nghệ không chỉ có công dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích khác đối với sức khỏe con người.
    Bốn công dụng nổi bật của tinh bột nghệ
    + Giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu
    + Giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa
    + Giúp chống ung thư, kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng
    + Giúp khử trùng, mau lành vết thương
    Khi sử dụng cần lưu ý phải đúng cách để nghệ phát huy hết tác dụng.
    Công dụng đặc biệt của nghệ với sức khỏe, Y tế - thiết bị, Suc khoe, y hoc co truyen, bai thuoc dan gian, cu nghe, tieu hoa, ung thu
    Đề phòng nguy cơ ung thư ruột
    Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột.
    Hiện nay, các chuyên gia sức khỏe Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ.
    Chữa bệnh viêm khớp
    Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu. Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê bột nghệ vào rồi khuấy đều. Mỗi ngày uống ba lần, bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
    Khi gặp rắc rối với tiêu hóa
    Công dụng đặc biệt của nghệ với sức khỏe, Y tế - thiết bị, Suc khoe, y hoc co truyen, bai thuoc dan gian, cu nghe, tieu hoa, ung thu
    Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hóa và giải phóng ra các emzim tiêu hóa, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo.
    Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
    Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt

    Ăn nhiều rau xanh kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
    Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.
    Đề phòng bệnh tim
    Bạn có thể giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng củ nghệ.
    Giảm nguy cơ với người hút thuốc
    Bằng cách “nạp” vào cơ thể 1,5g nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư.
    Các bằng chứng thuyết phục đã cho thấy, thậm chí những người hút thuốc lá có sử dụng nghệ cũng có thể đạt được hiệu quả bất ngờ, giảm nguy cơ ung thư.
    Nguồn: http://thaoduocviet.net/bot-nghe-den/cong-dung-dac-biet-cua-bot-nghe-voi-suc-khoe.html
     
    Sửa lần cuối: 2/5/2013
    thuy_nghean thích bài này.
  12. Hyun Hyhy

    Hyun Hyhy Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/4/2013
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Bán Tinh Nghệ, chè vằng, cao ngựa bạch - các sản phẩm xứ nghệ

    Tên: Hà Thị Thu Hiền
    Địa chỉ: (nhà em hơi xa nên chi tiết này bỏ qua, nếu được chọn thì em sẽ đến chỗ chị lấy hàng, hoặc hẹn chị ở một chỗ nào đó tiện cho cả 2)
    Sđt: 01672526169


    Công dụng trắng mịn da của củ nghệ


    Làn da của bạn sẽ nhẵn mịn và trắng hồng lên nhờ tác dụng của mặt nạ nghệ.


    Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định công dụng của nghệ đối với da như: tẩy tế bào chết; trị mụn; hạn chế các vết chàm (eczema) trên da nhờ tác dụng sát khuẩn đặc biệt; giảm và chống sẹo, thu nhỏ lỗ chân lông, chống nhờn. Nhiều nghiên cứu khẳng định tác dụng đáng kể của nghệ đối với các vết thương nhỏ và vết thương do mụn để lại.

    Với những công dụng này, nghệ được sử dụng để chăm sóc da tại nhà. Tuy nhiên, do tác dụng tẩy da chết rất mạnh nên trong thời gian sử dụng nghệ, cần phải bảo vệ da khi ra nắng bằng cách bôi kem chống nắng và che kín những vết thương đang được bôi nghệ để chống đen da và thâm da. Nếu không được bảo vệ, vùng da non do tác dụng tẩy tế bào chết mạnh sẽ dễ ăn nắng hơn gây ra tình trạng tăng sắc tố da và làm thâm các vết mụn hoặc sẹo. Khi đã bảo vệ da tốt rồi thì việc chăm sóc da bằng nghệ sẽ mang lại nhiều hiệu quả.


    Mặt nạ nghệ: Củ nghệ gọt vỏ, rửa sạch, nghiền nhuyễn rồi lọc lấy nước, dùng miếng bông cotton (bông tẩy trang) thấm nước nghệ thoa lên da đã rửa sạch và để trong khoảng 30 phút, sau đó thực hiện các bước chăm sóc da như bình thường.

    Bạn cũng có thể chuẩn bị 1 thìa hỗn hợp gồm bột nghệ và bột đậu (hoặc bột gạo) theo tỉ lệ 1:1; sau đó cho thêm sữa tươi hoặc sữa chua, rồi trộn đều. Bôi đều hỗn hợp này lên da mặt và chờ cho đến khi gần khô thì rửa sạch. Mặt nạ này làm sạch da mặt, giúp da luôn sáng và mịn màng.


    Với phụ nữ mang thai: Dùng bột nghệ trộn với mật ong, vo thành từng viên và mỗi ngày uống vài viên. Sử dụng sau 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt với làn da trắng mịn như em bé.


    Nguồn: http://www.vietgiaitri.com/dep-xinh/lam-dep/2010/07/cong-dung-trang-min-da-cua-cu-nghe/








    Uống trà Vằng để giảm béo bụng


    "Dây cẩm văn" thực ra là một tên gọi khác của cây "chè vằng", cây còn có rất nhiều tên gọi khác, như "chè cước man", "cây dâm trắng", "dây vắng", "mổ sẻ", "dây vàng trắng", "bạch hoa trà", "giả tố hinh", tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae).

    Chè vằng là một cây nhỏ, thường thấy cây mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre, hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, thân và cành đều nhẵn, có thể vươn cao 1-1,5m, vươn dài tới 15-20m (vì vậy một số nơi gọi nó là "dây"). Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (cỡ bằng hột ngô), khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc, mùa quả chín tháng 7-10.

    Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng, vì dây vằng vừa dẻo lại dai.
    Để sử dụng làm thuốc, có thể hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để dành.

    Đặc biệt lưu ý: Cần rất thận trọng, tránh nhầm lẫn cây chè vằng với cây "lá ngón" - một cây cực độc, chỉ cần ăn 3 chiếc lá ngón, là đủ chết người. Lá ngón còn có tên là "đoạn trường thảo" vì người ta cho rằng, ăn lá ngón đứt ruột mà chết. Nhìn thoáng qua, cây chè vằng và cây lá ngón hao hao như nhau, vì lá hai cây đều mọc đối, có hình trứng thuôn dài, hoa đều mọc thành xim, ... Nhưng cây lá ngón là loại dây leo, có hoa màu vàng, còn chè vằng có hoa màu trắng. Nói chung, nếu muốn có chè vằng thứ thiệt, cần tự mình đi thu hái, dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm; hoặc mua ở những cửa hàng Đông Nam dược có uy tín.

    Về tác dụng của lá chè vằng:

    - Theo Đông y: Chè vằng có vị hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết, tiêu viêm.

    - Dân gian từ xưa thường dùng lá chè vằng sắc nước cho phụ nữ uống thay nước sau khi sinh đẻ, giúp ăn ngon cơm, phòng các chứng hậu sản và mau chóng phục hồi sức khỏe. Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Tại miền Nam, dân gian còn dùng lá chữa sưng vú, chữa rắn cắn; rễ mài với giấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Một số người còn dùng lá chữa viêm ruột, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa và thấp khớp hay bị thương đau nhức.

    - Bệnh viện Thái Bình từng làm kháng sinh đồ, để so sánh tác dụng của chè vằng với penixilin 1 đơn vị quốc tế trong 1ml và streptomyxin 20γ trong 1ml, cloroxit 50γ trong 1ml, nhận thấy: Chè vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn tan huyết (Streptococcus hemolytique).

    Mấy năm gầy đây, chúng tôi cũng nghe nói, một số đấng mày râu đã dùng chè vằng sắc nước uống để giảm béo bụng, kết quả rất tốt. Tuy chè vằng có độ độc thấp, nhưng theo chúng tôi nghĩ, nếu muốn áp dụng thử, trước khi uống thuốc bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Sau khi uống thuốc một thời gian, dù có tác dụng hay không, cần đến kiểm tra lại, xem có xảy ra chuyện gì không?

    Dù sao thì việc sử dụng chè vằng để giảm "béo bụng" ở nam giới, mới chỉ là một kinh nghiệm, được một số người áp dụng có kết quả trong vài năm gần đây, cần tiếp tục theo dõi trong thời gian dài, mới có thể đưa ra kết luận toàn diện.

    Nguồn: http://www.thegioithaoduoc.com/che-vang/314-uong-tra-vang-de-giam-beo-bung-.html
     
    Sửa lần cuối: 2/5/2013
    thuy_nghean thích bài này.
  13. hoangoclan17

    hoangoclan17 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    24/5/2009
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Bán Tinh Nghệ, chè vằng, cao ngựa bạch - các sản phẩm xứ nghệ

    Cho mình đăng ký nhé!
    Đào Thị Phương Thảo
    Địa chỉ: Số 11 ngõ 12 ngách 52 Lương Khánh Thiện, tổ 60 phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội
    Điện thoại: 0983.811.606

    Lợi ích khi uống Chè Vằng
    Chè vằng còn gọi là chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ. Tên khoa học Jasminum subtriplinerve Blume. Thuộc họ nhài Oleaceae.

    Chè vằng là một cây nhỏ, mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng chia thành từng đốt, đường kính 5-6 mm, chia thành nhiều cành, có thể vươn cao 1-1,5 m và vươn dài tới 15-20 m, thân và cành đều nhẵn. Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng.

    Cây chè vằng hiện nay mọc hoang ở khắp nơi trên nước ta, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam, đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng vì dây vằng vừa dẻo vừa dai. Nhân dân thường hái lá quanh năm làm thuốc hay để đun nước tắm ghẻ. Dùng tươi hay phơi khô để dành.

    Nhân dân nhiều tỉnh dùng lá vằng phơi khô nấu hay pha nước uống hàng ngày hay cho phụ nữ sau khi sinh uống. Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Tại miền Nam, nhân dân dùng lá chữa sưng vú, cho phụ nữ mới sinh uống, còn dùng chữa rắn cắn, rễ mài với giấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Liều uống hàng ngày: 20-30 g lá khô. Dùng ngoài không kể liều lượng.



    Kinh nghiệm dùng lá chè vằng của bệnh viện Thái Bình: Dùng lá chè vằng giã nát đắp vào nơi áp xe vú hoặc giã lá với cồn 50 độ rồi đắp vào nơi áp xe. Ngày 3 lần, đêm 2 lần. Thời gian điều trị thường là 1 ngày đến 1 tuần tùy theo bệnh nặng hay nhẹ và được bắt đầu chữa bằng lá chè vằng sớm hay muộn, trung bình 1,5 đến 2 ngày. Bệnh nhân điều trị bằng chè vằng thường hết sốt sau 2 giờ dùng thuốc, sau khi khỏi bệnh, công thức và số lượng bạch cầu trở lại bình thường, sữa cũng trở lại bình thường.

    GS Đỗ Tất Lợi, Sức Khỏe & Đời Sống

    Nguồn: http://www.caythuocquy.com/che-vang/166-loi-ich-khi-uong-che-vang.html


    Trong cuộc sống, nhân dân ta thường dùng nghệ vàng để bôi lên da, non cho mau liền da không bị nhiễm khuẩn, nhiều người dùng bột nghệ vàng mật o­ng để chữa bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, các bệnh về viêm túi mật, sỏi mật

    Nghệ vàng - Vị thuốc quý

    Trong cuộc sống, nhân dân ta thường dùng nghệ vàng để bôi lên da, non cho mau liền da không bị nhiễm khuẩn, nhiều người dùng bột nghệ vàng mật o­ng để chữa bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, các bệnh về viêm túi mật, sỏi mật



    Trong cuộc sống, nhân dân ta thường dùng nghệ vàng để bôi lên da, non cho mau liền da không bị nhiễm khuẩn, nhiều người dùng bột nghệ vàng mật o­ng để chữa bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, các bệnh về viêm túi mật, sỏi mật. Tuy nhiên, nhiều người chưa có dịp để hiểu sâu hơn ở góc độ khoa học về tác dụng của nghệ vàng.



    Một hôm, tôi đến chơi nhà ông bạn trước kia là nhà giáo mà gia đình có nghề lang gia truyền, đã bỏ nghề dạy học đi học Đông y, nay hành nghề Đông y cũng có tiếng, tham gia thường trực trong Hội đồng Đông y Việt Nam, tôi chứng kiến cả nhà thường xuyên nấu cơm bằng nước nghệ vàng, hấp nghệ vàng để ăn như ăn khoai để nhấn mạnh và chứng tỏ rằng “nghệ vàng” là một “thần dược” trong Đông y và khuyến khích tôi nên thường xuyên dùng nghệ vàng. Từ đó tôi bắt đầu quan tâm tìm hiểu sâu hơn về nghệ vàng, sử dụng nghệ vàng thường xuyên hơn.



    Qua tìm hiểu, tôi thấy cần tóm tắt phổ biến rộng rãi cho nhiều người cùng quan tâm: Tiến sĩ Phạm Đình Tỵ cùng các đồng nghiệp ở Viện Hóa học và Hợp chất tự nhiên thuộc Trung tâm KHCN&CNQG đã chiết tách thành công từ nghệ vàng được 2 chất. Đó là TN-999 và TN-999-AC. Nhiều bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đại tràng, thiểu năng gan, mật, thấp khớp, huyết áp... đã dùng thử TN-999 và thấy kết quả khả quan. Chế phẩm TN-999-AC có đặc tính chống ung thư não, dạ dày, phổi, gan, da... Đến nay, các nhà khoa học chưa ghi nhận bất kỳ một trường hợp nào có biểu hiện tác dụng phụ như nhiều chất chống ung thư khác, thậm chí tinh nghệ vàng còn giúp cho người bệnh nâng cao thể lực, hạn chế chán ăn, không tích độc ở các cơ quan nội tạng và bệnh nhân không bị rụng tóc hay kiệt sức. Tinh nghệ đã được Viện kiểm nghiệm Bộ Y tế công nhận “tương đương tiêu chuẩn quốc tế JECFA”. Đối với người bệnh thì đây là “thần dược”. Thành phần chính của tinh nghệ là hợp chất curcumin. Chất này có hoạt tính sinh học khá độc đáo như giải độc gan, chống xơ gan cổ chướng, bảo vệ tế bào hồng cầu, làm thông mật, có tác dụng phá cholesterol trong máu, ngăn sự phát triển vi khuẩn lao, chống viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đường tiết niệu. Curcumin còn là chất chống ôxy hóa mạnh, có khả năng tiêu diệt các gốc tự do và các loại men hại gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hằng ngày. Chúng có thể tách tế bào ung thư ra khỏi các phân tử AND, làm vô hiệu hóa và ngăn chặn sự hình thành mới của tế bào bệnh mà các tế bào thường không bị ảnh hưởng. Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy nó còn có tác dụng kháng HIV.



    Trong thí nghiệm của mình, Bharat Aggarwal và các đồng nghiệp đã làm thí nghiệm trên chuột có đối chứng về ung thư vú thì thấy curcumin kiềm chế sự phát triển của một protein và loại protein có vai trò then chốt trong việc hình thành và lan tỏa u di căn. Các nhà khoa học cũng chứng minh khả năng chữa ung thư da của curcumin. Trong việc phòng bệnh Alzheimer, chất curcumin cũng tỏ ra có hiệu quả.



    Gia đình tôi bước đầu nghe lời khuyên của thầy giáo, lang y kết hợp sự tìm hiểu sâu hơn về nghệ vàng, quan tâm thường xuyên sử dụng nghệ vàng chủ yếu để phòng bệnh mà chẳng có hại gì vì không có tác dụng phụ. Để tiết kiệm tiền không phải mua tinh bột nghệ vì mục đích phòng bệnh là chính, chúng tôi mua củ nghệ vàng về thái, phơi khô rồi xay (dùng máy xay sinh tố, bộ phận chuyên xay bột, xay cà phê...) độ 1 phút là thành bột dùng dần, dùng không hạn chế như cho vào cháo, cho vào thức ăn, ăn cùng mật o­ng. Mới đầu dùng ít để làm quen dần với mùi hăng khó ăn, sau tăng dần cho phù hợp khẩu vị. Bây giờ chúng tôi còn dùng nghệ tươi thái nhỏ cho vào nấu cơm, thường xuyên ăn cơm nghệ vàng để phòng bệnh.



    Tóm lại, nghệ vàng là vị thuốc quý, có tác dụng phòng nhiều bệnh, chữa được nhiều bệnh và một số bệnh ung thư. Mọi người nên thường xuyên ăn nghệ vàng, nhất là người trung niên, người cao tuổi lại càng cần tăng cường hơn để phòng bệnh, chữa bệnh mà chưa thấy các tác dụng phụ có hại gì; nữ giới nên dùng để phòng ngừa ung thư vú, khi bị ung thư rồi cũng nên dùng để phòng ngừa di căn.



    Người sưu tầm đã thường xuyên áp dụng thấy tốt, thực tế đã bị ung thư da phải cắt bỏ tại Bệnh viện K Hà Nội, không thấy tái phát đã 2 năm nay, chẳng có hại gì, xin thành tâm phổ biến để cùng ứng dụng.

    BS. Phạm Thị Tuyết Nhung - Nhà giáo Nguyễn Đức Thuần
    Nguồn: http://duoconline.com/bvct/com-vi-s...-hoan-nao/26/tinh-nghe-vang-vi-thuoc-quy.html
     
    Sửa lần cuối: 2/5/2013
    thuy_nghean thích bài này.
  14. anna.nguyen

    anna.nguyen Ba mẹ

    Tham gia:
    30/1/2013
    Bài viết:
    1,364
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    48
    Ðề: Bán Tinh Nghệ, chè vằng, cao ngựa bạch - các sản phẩm xứ nghệ

    cho e xin 1 slot ạ. 0924 247 347
     
    thuy_nghean thích bài này.
  15. metengcha

    metengcha 094-508-7070

    Tham gia:
    14/3/2010
    Bài viết:
    12,508
    Đã được thích:
    2,736
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Bán Tinh Nghệ, chè vằng, cao ngựa bạch - các sản phẩm xứ nghệ

    ko biết còn suất được tặng quà ko nhưng mà mình vẫn đăng ký, gửi kèm 1 bài viết về tác dụng của chè vằng nhé:
    Nguyễn Thị Thắng
    địa chỉ: số 6 chùa bộc, đống đa, HN
    ĐT: 0945087070


    Cây chè vằng Nghệ An - Hà Tĩnh, vị thuốc thường ngày

    Lượt xem: 4401
    In bài này
    Gửi Email bài này

    Share

    Ngoài chè xanh, chè vối truyền thống, vào mùa hè, người dân miền trung, đặc biệt vùng Nghệ An, Hà Tĩnh còn hay uống chè vằng.

    Cây chè vằng mọc ở dãy núi Hồng Lĩnh, nhiều nhất là núi Mồng Gà. Cây chè vằng là loại cây dây leo, bám quanh những bụi gai rậm rạp trên một độ cao nhất định, uống sương và dưỡng khí trong lành, quanh năm lá xanh.

    Ðể lấy được một gánh chè vằng, người dân các huyện Can Lộc, Ðức Thọ, Nghi Xuân... thường dậy từ ba giờ sáng và mất trọn một ngày. Cây chè vằng lấy về đem băm nhỏ khoảng 7 - 8 cm, phơi nắng, phơi sương đến khi khô nỏ, có thể cất giữ bao lâu cũng không mốc, dành uống dần. Cách nấu như nấu nước chè xanh, nhưng khác với chè xanh là được nước, không thiu. Chè vằng đun lại ba lần, uống vẫn đậm, không mang tiếng vô duyên như chè xanh - "chè hâm lại, gái ngủ trưa". Nước chè vằng thoạt uống có vị đắng, sau thấm ngọt. Trong nắng lửa miền trung, khi đi làm đồng về, mồ hôi đầm đìa lưng áo, chỉ cần uống một bát nước chè vằng là cơn khát tiêu tan, toàn thân mát mẻ, sảng khoái.

    Cây chè vằng có giá trị như cây thuốc nam, uống tiêu độc, giảm béo. Nó cũng rất phù hợp với những phụ nữ mới đẻ nhờ tính mát và lành. Chè vằng lại rất rẻ. Nhà nào người đông, uống chè vằng thường xuyên thì mỗi tháng chỉ hết khoảng mươi nghìn. Nhiều gia đình ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh ngày nay đang coi chè vằng là món quà quý, đậm đà vị quê và để giảm béo, tiêu độc, kích thích tiêu hóa trong mùa hè. Ngày nay, chè vằng được chế biến thành những túi lọc nhỏ và đóng hộp, rất tiện lợi cho người sử dụng. Nhờ đó, chè vằng cũng dễ dàng đến được nhiều miền quê khác.

    cay chè vằng 2

    Cây Chè Vằng

    Danh pháp khoa học: Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ nhài Oleaceae, còn gọi là chè vằng, chè cước man, cẩm văn, dây vắng, mỏ sẻ, mỏ quạ, râm trắng, râm ri, lài ba gân, là một loại cây bụi nhỏ mọc hoang. Có 3 loại vằng, vằng lá nhỏ (vằng sẻ) dùng tốt hơn cả, vằng lá to (vằng trâu) cũng được dùng, còn vằng núi không dùng làm thuốc.

    Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, mọc thành bụi hoặc bám vào các thân cây lớn hơn, đặc biệt nhiều ở vùng đồi núi cao, là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn cành lá càng nhỏ. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng thường nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có một hạt rắn chắc.

    Nghiên cứu dược lý chứng minh lá chè vằng có chứa terpenoit, glycosit đắng, flavonoit, nhựa và ancaloit có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương, thông huyết, điều kinh, đau bụng, hay điều trị đau khớp xương, thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, cảm hay vàng da. Theo một nghiên cứu của bệnh viện Thái Bình, cây Chè Vằng với một liều lượng nhất định có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn một số kháng sinh đối với tụ cầu khuẩn. Đặc biệt, Trường Đại học Dược Hà Nội cũng có đề tài nghiên cứu về tác dụng chống nhiễm khuẩn của cây Chè Vằng. Nghiên cứu này được áp dụng điều trị ở 254 sản phụ và cho nhiều kết quả đáng chú ý. Ví dụ như không dùng thuốc kháng sinh mà chỉ dùng chè Vằng tròng trường hợp đẻ thường, giảm 50% thuốc kháng sinh trong trường hợp đẻ khó. Người ta cũng hy vọng rằng cây Chè Vằng sẽ được ứng dụng rộng rãi trong sản khoa để giúp chống nhiễm khuẩn và giúp sản phụ sớm hồi phục sức khỏe, giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng.

    Từ lâu, nhân dân ta đã biết được tác dụng của lá Vằng và đã hái lá phơi khô sắc nước uống dùng cho phụ nữ sau khi sinh và người già. Theo kinh nghiệm Dân gian ở một số vùng, lá vằng tươi nấu nước gội đầu sẽ làm mịn tóc và chữa được nấm tóc.

    Có một số vùng người ta đã sử dụng lá vằng làm nước uống hằng ngày cho gia đình mình nhằm kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, ngủ ngon. Một phần đây là loại thực phẩm bổ đắng uống ngon, với mùi thơm và vị đắng nhưng lại ngọt đặc trưng phù hợp với sở thích đa số người dân nông thôn và sẵn có ở một số địa phương nên rất kinh tế khi sử dụng.

    Chè vằng – cây thuốc quý dành cho phụ nữ.

    Theo các thầy thuốc, lá chè vằng có chứa alcaloid, nhựa, flavonoid, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương và không độc. Đặc biệt, chè vằng cũng có thể trị nhiễm khuẩn sau sinh, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, bế kinh, khí hư, thấp khớp, nhức xương…

    Chè vằng có hai loại: loại lá nhỏ gọi là vằng xẻ và loại lá to là vằng châu. Riêng vằng xẻ được dùng làm thuốc.

    Cây mọc rải rác ở hầu hết các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du và đồng bằng, thường lẫn với cây bụi ở ven đồi, bờ nương rẫy, quanh làng bản. Cây còn được trồng phân tán ở các gia đình để làm hàng rào và làm cảnh.

    Bộ phận dùng làm thuốc của chè vằng là cành lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô. Dược liệu có vị hơi đắng, chát, tính ấm, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu phong, hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm.

    Chữa bệnh bằng chè vằng.

    - Dùng riêng:

    Phụ nữ nông thôn sau khi đẻ thường lấy cành lá chè vằng phơi khô, nấu nước uống hằng ngày cho khỏe, chóng lại sức, chống thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn. Có thể dùng dạng thuốc hãm hay thuốc sắc với liều lượng mỗi ngày là 20 – 30g.

    Chữa áp-xe vú:

    Chè vằng có tác dụng kháng khuẩn mạnh: dùng lá chè vằng để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít cồn 50 độ, cho xâm xấp, rồi đắp. Ngày làm 3 lần.

    Chữa kinh nguyệt không đều:

    Chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

    Chữa đau bụng kinh, bế kinh:

    Cành lá chè vằng cắt nhỏ, phơi khô, 1kg nấu với 3 lít nước trong 3 – 4 giờ, rút nước đầu, nấu lại với 2 lít nước trong 2 giờ rồi trộn hai nước lại, cô thành cao mềm. Mỗi ngày uống 1 – 2g với nước ấm.

    Chữa bệnh răng miệng:

    Dùng lá chè vằng tươi rửa sạch, cho bệnh nhân nhai ngậm để chữa bệnh nha chu viêm. Ngoài ra, chè vằng được đun lấy nước rửa vết thương.

    - Dùng phối hợp:

    Chữa đau gan, vàng da: chè vằng 20g, ngấy hương 20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. Hoặc chè vằng 20g; nhân trần 20g; chi tử; lá mua; vỏ núc nắc, rau má, lá bồ cu vẽ, vỏ cây đại mỗi thứ 12g; thanh bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

    - Chú ý:

    Ở một vài nơi miền núi, nhân dân đi lấy chè vằng về để làm thuốc, đã hái nhầm phải lá ngón là một cây rất độc và dùng bị ngộ độc chết người, vì chè vằng và lá ngón giống nhau về hình thái. Do đó, phải hết sức thận trọng khi sử dụng loại chè này.

    Sau đây là một vài đặc điểm phân biệt giữa chè vằng và cây ngón (cây lá ngón) để giúp nhận biết, tránh nhầm lẫn:

    * Cây ngón:

    Cây leo, thân cành mập, màu sắc cây sẫm bóng; cụm hoa dạng xim ngù, hoa màu vàng; quả riêng lẻ là quả nang, khi chín màu nâu.



    Cây lá ngón


    cay chè vằng 2
    CÂY NGÓN (cây lá ngón) CÂY CHÈ VẰNG

    * Chè vằng:

    Cây nhỏ dạng bụi, màu sắc toàn cây nhạt xỉu; cụm hoa dạng chùy; hoa màu trắng, quả thường đôi một là quả mọng, khi chín màu đen. Dây cẩm văn" thực ra là một tên gọi khác của cây "chè vằng", cây còn có rất nhiều tên gọi khác, như "chè cước man", "cây dâm trắng", "dây vắng", "mổ sẻ", "dây vàng trắng", "bạch hoa trà", "giả tố hinh", tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae).

    Chè vằng là một cây nhỏ, thường thấy cây mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre, hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, thân và cành đều nhẵn, có thể vươn cao 1-1,5m, vươn dài tới 15-20m (vì vậy một số nơi gọi nó là "dây"). Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (cỡ bằng hột ngô), khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc, mùa quả chín tháng 7-10.

    Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng, vì dây vằng vừa dẻo lại dai. Để sử dụng làm thuốc, có thể hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để dành.

    Đặc biệt lưu ý: Cần rất thận trọng, tránh nhầm lẫn cây chè vằng với cây "lá ngón" - một cây cực độc, chỉ cần ăn 3 chiếc lá ngón, là đủ chết người. Lá ngón còn có tên là "đoạn trường thảo" vì người ta cho rằng, ăn lá ngón đứt ruột mà chết. Nhìn thoáng qua, cây chè vằng và cây lá ngón hao hao như nhau, vì lá hai cây đều mọc đối, có hình trứng thuôn dài, hoa đều mọc thành xim, ... Nhưng cây lá ngón là loại dây leo, có hoa màu vàng, còn chè vằng có hoa màu trắng. Nói chung, nếu muốn có chè vằng thứ thiệt, cần tự mình đi thu hái, dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm; hoặc mua ở những cửa hàng Đông Nam dược có uy tín.

    Tác dụng của lá chè vằng:

    - Theo Đông y: Chè vằng có vị hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết, tiêu viêm.

    - Dân gian từ xưa thường dùng lá chè vằng sắc nước cho phụ nữ uống thay nước sau khi sinh đẻ, giúp ăn ngon cơm, phòng các chứng hậu sản và mau chóng phục hồi sức khỏe. Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Tại miền Nam, dân gian còn dùng lá chữa sưng vú, chữa rắn cắn; rễ mài với giấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Một số người còn dùng lá chữa viêm ruột, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa và thấp khớp hay bị thương đau nhức.

    - Bệnh viện Thái Bình từng làm kháng sinh đồ, để so sánh tác dụng của chè vằng với penixilin 1 đơn vị quốc tế trong 1ml và streptomyxin 20γ trong 1ml, cloroxit 50γ trong 1ml, nhận thấy: Chè vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn tan huyết (Streptococcus hemolytique).

    Mấy năm gầy đây, chúng tôi cũng nghe nói, một số đấng mày râu đã dùng chè vằng sắc nước uống để giảm béo bụng, kết quả rất tốt. Tuy chè vằng có độ độc thấp, nhưng theo chúng tôi nghĩ, nếu muốn áp dụng thử, trước khi uống thuốc bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Sau khi uống thuốc một thời gian, dù có tác dụng hay không, cần đến kiểm tra lại, xem có xảy ra chuyện gì không?

    Dù sao thì việc sử dụng chè vằng để giảm "béo bụng" ở nam giới, mới chỉ là một kinh nghiệm, được một số người áp dụng có kết quả trong vài năm gần đây, cần tiếp tục theo dõi trong thời gian dài, mới có thể đưa ra kết luận toàn diện.

    Ths. Bs Lâm Văn Tiên

    Nghiên cứu viên cao cấp

    Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

    Sưu tầm
    Tin mới

    Hoạt tính sinh học của nhóm tecpenoit có trong dược liệu - 18/03/2013
    Vị thuốc, bài thuốc từ khoai lang - 21/12/2012
    Tình cờ chữa khỏi Zona thần kinh bằng thuốc xoa bóp Saman - 24/11/2012
    Lịch sử và phương pháp nghiên cứu Gallstone điều trị sỏi mật - 21/11/2012
    Cà gai leo - cây thuốc nam bảo vệ gan độc đáo - 05/10/2012

    Các tin khác

    Chữa kiết lỵ bằng cây Đơn châu chấu hiệu nghiệm - 18/07/2012
    Kinh nghiệm chữa viêm mũi - xoang bằng tỏi - 17/07/2012
    HT07 - Chất màu ứng dụng nguồn từ hợp chất thiên nhiên - 24/12/2011
    Trị chứng hôi chân bằng thuốc xoa bóp Saman Pharm - 07/12/2011
    Một số nguồn phytoestrogen có trong tự nhiên - 26/11/2011

    Thêm ý kiến

    Tên (bắt buộc)

    E-mail

    Tiêu đề

    Thông báo cho tôi khi có thảo luận


    http://dongyvietbac.com.vn/index.php/y-hoc-dieu-tri/dong-y-dong-duoc/1245-cây-chè-vằng.html
     
    thuy_nghean thích bài này.
  16. mẹ đô la

    mẹ đô la Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    25/2/2013
    Bài viết:
    2,885
    Đã được thích:
    649
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Bán Tinh Nghệ, chè vằng, cao ngựa bạch - các sản phẩm xứ nghệ

    e đk nhé mẹ cháu , e có mấy bài này
    http://hn.*********/ba-bau/nghe-vang-than-duoc-lam-dep-sau-sinh-c85a134317.html
    Tinh chất nghệ vàng giúp bổ máu, làm đẹp da, nhanh chóng hồi phục sức khỏe và nhan sắc sau sinh (ảnh minh họa)

    Nếu sử dụng đúng cách, tinh chất nghệ vàng sẽ trở thành "thần dược" giúp bổ máu, đẹp da, nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tránh hậu sản sau sinh.

    Hãy đến với chuyên mục�Bà bầu của Eva để tìm hiểu những bí quyết sinh con theo ý muốn, cách ăn uống tốt nhất cho thai phụ, thời trang bà bầu quyến rũ hay " chuyện ấy" an toàn cho mọi bà bầu

    Nám da, sạm da, tàn nhang là tình trạng gia tăng hắc sắc tố melanin ở trên da. Thông thường sự gia tăng này tạo lên các đốm có màu từ nâu đến đen, thường xuất hiện trên gò má, trán hoặc các vùng phơi bày ánh sáng khác. Nám da là một trong những thủ phạm làm cho phụ nữ cảm thấy mất tự tin về sắc đẹp của mình. Điều đáng lưu tâm là nám da lại thường xuất hiện rất sớm, điển hình nhất là sau khi phụ nữ sinh em bé là nám đã đột ngột xuất hiện.

    Vì sao sau khi sinh phụ nữ thường bị nám da ?

    Trong thời kỳ mang thai: Trong thời kỳ chị em mang thai, cơ thể họ thường yếu hơn do lúc đấy các cơ quan bên trong phải hoạt động với cường độ mạnh hơn mức bình thường để cung cấp, nuôi dưỡng, phục vụ cho cả mẹ và bé. Chính điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi của hóc môn sinh dục là estrogen và progesterone khiến các hắc sắc tố melanin bị kích thích hoạt động quá mức cần thiết, gây tình trạng da bị sậm màu hay còn gọi là nám.

    Nám da sau sinh: Sau khi sinh con, cơ thể và làn da của người mẹ yếu hơn so với bình thường. Đây là thời kỳ sức đề kháng của cơ thể rất kém và dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Do đó, khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, làn da người mẹ sẽ phản ứng lại tia UV trong ánh nắng mặt trời bằng cách tăng cường sản sinh hắc tố melanin làm màn chắn bảo vệ. Những vết đốm nâu sẽ làm mất tính thẩm mỹ của da và trông bạn già hơn so với tuổi thực của mình.

    Sự hình thành hắc tố melanin và cách loại trừ:

    Melanin sẽ hình thành khi cơ thể báo tín hiệu có quá nhiều gốc tự do, đó là các trường hợp cơ thể suy yếu do ốm đau bệnh tật, tiếp xúc với các hóa chất độc hại, tiếp xúc với các loại tia xấu (tia tử ngoại, tia X), rối loạn nội tiết tố, phụ nữ mang thai và sau sinh,.... Melanin được hình thành từ bên trong, do đó để điều trị hiệu quả nám da phải loại bỏ được gốc tự do hoặc các nguyên nhân hình thành gốc tự do. Các loại kem bôi dưỡng da chỉ có tác dụng bên ngoài, không loại bỏ được gốc tự do đang chứa bên trong cơ thể, do đó không làm mất các nốt nám da, tàn nhang, sạm da hiệu quả. Các chất có tác dụng phòng và điều trị nám da hiệu quả là các chất có tác dụng loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, đó chính là các chất chống oxy hóa. Các chất có tác dụng chống Oxy hóa như Vitamin E, Isoflavone (có trong tinh chất mầm đậu nành), Vitamin C, Beta Caroten(có trong quả gấc, cà rốt), Glutathion, Curcumin (có trong tinh chất củ nghệ vàng), Alixin (có trong tinh dầu tỏi), Selen,…

    Nghệ vàng - "Thần dược" làm đẹp sau sinh - 1

    Củ nghệ vàng, làm đẹp da, trị nám, sạm da cho phụ nữ sau sinh

    Từ xưa đến nay, các bà mẹ sau khi sinh thường được ăn nghệ tươi, có thể là nghệ rang với thịt, có thể là nghệ giã vắt lấy nước để uống... có mẹ thì dùng r*** ngâm nghệ và gừng bôi lên da. Nghệ vừa có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, lại vừa bổ máu, làm da dẻ hồng hào, mịn màng. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy tác dụng làm đẹp, bổ dưỡng của củ nghệ là do hoạt chất curcuminoid. Như vậy, nếu dùng tinh chất nghệ vàng curcuminoid trong làm đẹp và bổ dưỡng thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều lần so với sử dụng củ nghệ tươi bởi hàm lượng hoạt chất cao trong đó, mặt khác cũng giảm gánh nặng cho các bà mẹ khi phải xay, giã hàng yến củ nghệ tươi để ngâm, bôi. Tinh chất nghệ vàng không phải là củ nghệ phơi khô rồi xay như nhiều người lầm tưởng. Quy trình làm tinh chất nghệ vàng khá công phu. Những củ nghệ được lựa chọn để lấy tinh phải là các củ nghệ chúa, già tuổi nhưng không bị mọc mầm (củ đã mọc mầm rồi thì sẽ rất ít tinh bột). Nghệ được rửa sạch, xay nhỏ, rồi cho nước lạnh vào. Tinh dầu nghệ sẽ nổi lên và được loại bỏ cùng với nước. Phần tinh bột nghệ sẽ chìm xuống đáy thùng. Người ta vắt bỏ bã nghệ vào thùng nước khác và lọc lại nhiều lần để thu được hết lượng tinh bột, đồng thời loại bỏ phần lớn tinh dầu nghệ và bã. Phần tinh bột đó đem phơi trong bóng râm cho đến khô (tránh để tinh bột nghệ tiếp xúc ánh nắng mặt trời) thì được tinh chất nghệ vàng. Với 100 kg củ nghệ vàng tươi đạt tiêu chuẩn thì sẽ thu được 2 -3 kg tinh chất nghệ vàng. Tinh chất nghệ vàng có màu vàng nhạt, không vị hoặc vị đắng nhẹ, có mùi nghệ rất thoảng. Khi định lượng, tinh chất nghệ chứa hàm lượng cao curcuminoid. Khi sử dụng để bôi lên da, tinh chất nghệ vàng không gây vàng khó rửa như củ nghệ tươi.

    Cách dùng tinh chất nghệ vàng:

    Các mẹ, các chị sau khi sinh có thể dùng tinh nghệ vàng hàng ngày, đơn giản chỉ hòa 1-2 thìa với nước lọc và mật ong hoặc sữa tươi, uống ngày 2 lần sau bữa ăn, giúp bổ máu, làm đẹp da, nhanh chóng hồi phục sức khỏe và nhan sắc, tránh hậu sản.

    Nghệ vàng - "Thần dược" làm đẹp sau sinh - 2

    Để tránh nám da các chị em có thể trộn với nước tinh khiết đắp mặt. Một cách khác nữa để trị nám da, sạm da sau sinh là pha 50 gram tinh chất nghệ vàng (tương đương khoảng 10 thìa ăn cháo) vào 1lít r*** trắng, để khoảng 3 ngày. Hằng ngày lấy hỗn dịch này bôi lên vùng da sạm, nám. Kết hợp với uống 5 gram tinh chất nghệ vàng mỗi ngày sẽ nhanh chóng trả lại làn da sáng đẹp cho các chị em .



    alobacsi.vn/20111231044226441p168c289/cuo-nghẹthàn-duọc-trị-bá-bẹnh.html

    Củ nghệ - thần dược trị bách bệnh
    Trong các loại cây lấy củ làm thuốc thì nghệ là cây rất quen thuộc được nhân dân ta dùng làm thuốc trị nhiều chứng bệnh.
    Cai thuốc lá truyền thống chỉ sau 04 ngày sử dụng - ThuocladientuVIP.com!

    Tùy từng loại vàng, đen, trắng mà tác dụng chữa bệnh của chúng cũng khác nhau. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

    Nghệ vàng: còn gọi là nghệ, tên khoa học là Curcuma longa L., họ. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ. Củ nghệ chứa tinh dầu màu vàng thơm carbua terpenic, zingiberen,… Theo Đông y, nghệ vàng vị đắng, cay, thơm, hắc, tính ấm, làm thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ, kích thích lên da non, thông gan mật, hủy cholesterol máu. Tinh dầu nghệ diệt nấm, kháng khuẩn. Nghệ vàng được dùng làm thuốc chữa các chứng bệnh:

    - Điều kinh, bế kinh, vàng da sau khi sinh: nghệ vàng, củ gấu, quả quất còn xanh, cả 3 thứ sấy khô tán bột với mật ong làm thành viên uống hằng ngàỵ

    - Viêm âm đạo: bột nghệ vàng 30g, phèn chua 20g, hàn the 20g, sắc với 500ml nước, lọc bỏ bã dùng thụt rửa âm đạo.

    - Cao dán mụn nhọt: nghệ vàng 60g, củ ráy 80g, nhựa thông 40g, sáp ong 40g, dầu vừng 80g. Tất cả giã nhuyễn, trộn đều, phết lên giấy làm cao dán.

    - Làm mờ sẹo: Cắt lát củ nghệ xát lên sẹo đang lên da non.

    - Vết thương phần mềm: bột nghệ 30g, bột rau má 60g, phèn chua 10g. Tất cả tán nhuyễn dùng băng bó vết thương.

    - Viêm loét dạ dày tá tràng đại tràng: bột nghệ 10g, bạch truật 10g uống hằng ngàỵ

    Nghệ đen:

    Còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím, nga truật… Tên khoa học là Curcuma zedoaria. Củ chứa tinh dầu sesquiterpen, zingiberen, cineol. Theo Đông y, nghệ đen vị đắng, cay, thơm, hăng, hơi ấm, có công năng phá tích, tán kết, hành khí, chỉ thống, thông kinh lạc, khai vị. Nghệ đen được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

    - Đau bụng lạnh từng cơn, tích trệ: nghệ đen 40g, mộc hương 20g. Tất cả tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 2g với dấm loãng.

    - Bế kinh, hành kinh máu vón cục: nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống hằng ngàỵ

    Nghệ trắng: Còn gọi là ngải trắng, ngải mọi, ngải sải. Tên khoa học là Curcuma aromatica, là cây mọc hoang và trồng lấy củ thơm làm gia vị. Thân rễ chứa tinh dầu và chất đắng curcumin. Theo Đông y, nghệ trắng vị cay tính mát, hành khí, giải uất, lương huyết, lợi mật, trừ vàng da. Nghệ trắng được dùng làm thuốc trong chữa các chứng bệnh:

    - Chữa ho gà, thấp khớp: giã 10g nghệ trắng, tẩm r***, cho vào lọ kín, hấp cách thủy trong 1 giờ, chắt lấy nước uống trong ngày.

    - Đau bụng kinh, bổ máu sau khi sinh: nghệ trắng 20g, lá nhọ nồi 20g, củ gấu 20g, lá mần tưới 20g, tô mộc 16g, ngải cứu 12g. Tất cả sao vàng sắc với 400ml nước còn khoảng 100ml, chia 2 lần uống trong ngàỵ

    - Phong thấp, bong gân, sai khớp: củ nghệ trắng 10g, rễ ô đầu 10g, nhân hạt gấc 10g. Tất cả giã nhỏ, ngâm r*** với mật gấu hay mật trăn sau 1 tháng là được, dùng xoa bóp.

    - Chảy máu cam, nôn ra máu, đái ra máu, viêm gan: nghệ trắng, địa long (giun đất), đơn bì, chi tử mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.




    http://vienmy.vn/NewsDetail.aspx?id=563

    Các Công Dụng Kì Diệu Từ Củ Nghệ



    Xuất xứ từ Ấn Độ, với tên khoa học là Curcuma Longa Linn, nghệ đã có ở khắp nơi đất nước Việt Nam được dùng làm thuốc và gia vị.
    Nghệ thuộc họ gừng, là một loại cây thân cỏ cao 0,60 đến 01 mét. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm do có chứa chất curcumin. Lá hình trái xoan thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài 45cm, rộng tới 18cm, lá khum hình máng rộng, đầu tròn màu xanh lục nhạt, lá non hẹp hơn, màu hơi tím nhạt.

    Photobucket

    Từ xa xưa, vào mùa thu, nghệ được thu hoạch, sấy khô, chà xát hoặc nghiền ra thành bột, tạo nên một loại gia vị quan trọng trong thức ăn và màu vàng thực phẩm. Tinh dầu của củ nghệ tạo ra nhiều chất ẩm tự nhiên cho làn da và khả năng sát trùng, làm lành vết sẹo.

    Theo Đông y, tùy từng loại nghệ vàng, nghệ đen, nghệ trắng mà tác dụng của chúng khác nhau. Ví như nghệ vàng vị đắng, cay, thơm, hắc, tính ẩm, làm thông kinh, tiêu mủ, kích thích da non, thông gan mật, hủy cholesterol…. Nghệ đen hăng, hơi ấm, có công năng phá tích, hành khí, khai vị…. Nghệ trắng vị cay, tính mát, giải uất, trừ vàng da….

    Nói chung, nghệ từ lâu được biết đến như một “thần dược” cho sức khỏe và sắc đẹp. Chúng ta có thể tìm hiểu những lợi ích chung của nghệ dưới đây.

    1. Làm đẹp:

    Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định công dụng của nghệ đối với da như: tẩy tế bào chết, trị mụn, hạn chế các vết chàm (eczema) trên da nhờ tác dụng sát khuẩn đặc biệt; giảm và chống sẹo, thu nhỏ lỗ chân lông, chống nhờn.

    Bạn có thể làm mặt nạ nghệ bằng cách gọt vỏ, rửa sạch, nghiền nhuyễn rồi lọc lấy nước, dùng miếng bông tẩy trang thấm nước nghệ thoa lên da đã rửa sạch và để trong khoảng 30 phút, sau đó thực hiện các bước chăm sóc da như bình thường.


    Photobucket


    Bạn cũng có thể chuẩn bị 1 thìa hỗn hợp gồm bột nghệ và bột đậu (hoặc bột gạo) theo tỉ lệ 1:1; sau đó cho thêm sữa tươi hoặc sữa chua, rồi trộn đều. Bôi đều hỗn hợp này lên da mặt và chờ cho đến khi gần khô thì rửa sạch. Mặt nạ này làm sạch da mặt, giúp da luôn sáng và mịn màng.
    Với phụ nữ mang thai: Dùng bột nghệ trộn với mật ong, vo thành từng viên và mỗi ngày uống vài viên. Sử dụng sau 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt với làn da trắng mịn như em bé.

    2. Trong ẩm thực:

    Các chuyên gia khẳng định rằng nếu bạn đói, nên ăn một chút nghệ. Nó có tác dụng thanh lọc máu và làm thông thoáng cơ thể. Và từ đó, bạn sẽ sở hữu một làn da tốt và mềm mại hơn.
    Nghệ là gia vị không thể thiếu khi chế biến món ăn. Màu vàng của nghệ làm món ăn trở nên hấp dẫn và có tác dụng kích thích vị giác.

    3. Vị thuốc của sức khỏe:

    Trong dân gian, nghệ được tin dùng như phương thuốc hữu hiệu trị tụ huyết, máu cam, làm cao dán nhọt, thoa chống vết thương tụ máu, làm mau lành sẹo, trị viêm gan, vàng da, đau dạ dày, ghẻ lở, mụn nhọt.

    Theo Đông y, thân rễ nghệ gọi là khương hoàng, rễ con gọi là uất kim thường dùng trị phong hàn, chậm có kinh, băng huyết, trị đau bao tử, loét dạ dày….

    Ngoài ra, gần đây, các nhà khoa học nghiên cứu và xác định thêm những ứng dụng phong phú của nghệ như: kháng nấm ngoài da, kháng viêm, giảm tỉ lệ mắc ung thư, tác dụng hưng phấn và co bóp tử cung….

    Tất cả những tác dụng trên là nhờ tinh chất nghệ - Curcumin.

    4. Tinh chất Curcumin:

    Các nghiên cứu khoa học hiện nay đã chỉ ra rằng, tinh chất curcumin có trong củ nghệ có tác dụng chống oxy hoá, kháng viêm, chống lão hóa, giúp da trắng hồng, giảm nám, mờ vết thâm, bảo vệ hồng cầu và tiêu diệt tế bào khối u rất hiệu quả.

    Nghiên cứu của ĐH Dược khoa Ấn Độ cho biết, curcumin trong rễ củ nghệ có hoạt tính kháng sinh rất mạnh, tẩy trừ gốc tự do vô cùng hiệu quả.

    Bên cạnh đó, curcumin sẽ ức chế tạo thành prostaglandin để điều trị cơn đau. Chất này trong cơ thể có liên quan đến cơn đau do viêm gây ra. Cơ chế làm giảm cơn đau của nó tương tự như aspirin, ibuprofen, nhưng không mạnh bằng. Tuy nhiên, khi dùng với liều cao, curcumin sẽ kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone, mà cortisone có hiệu lực rất mạnh để ức chế phản ứng viêm.

    Photobucket

    Ngoài ra, curcumin còn được dùng điều trị viêm kết mạc, viêm khớp và tổn thương gan
    Tinh chất nghệ Cucurmin và màng gấc chứa lượng lycopen rất cao, đây là 2 hoạt chất “vàng” trong ngành mỹ phẩm nhờ các tác dụng:

    Nuôi da: Kích thích trao đổi chất ở các mạch máu dưới da, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào giúp da mịn màng tươi trẻ.

    Giảm nám: Tăng cường đào thải tế bào da nhiễm sắc tố sinh ra nám và ngăn cản tác hại từ tia UV, hỗ trợ da trắng hơn và mờ nhanh vết nám.

    Chống nhăn: Chống oxy hóa tế bào da, giữ vững cấu trúc collagen giúp da săn chắc, giảm các nếp nhăn nhất là ở đuôi mắt.

    Ngăn rụng tóc: Nuôi dưỡng chân tóc, làm mọc nhanh, sợi bóng đẹp, giảm khô gãy.
     
    thuy_nghean thích bài này.
  17. mstran86

    mstran86 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    27/6/2012
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Tinh nghệ, chè vằng - điều kỳ diệu cho phụ nữ sau sinh!!!

    Mua 0.5kg chè vằng được tặng 0.5kg nữa đúng ko mẹ nó?


    Nếu vậy mình mua 1kg nhé( tặng thêm 1kg)
    Số của mình: 01642 937 555
    Mai mình sẽ qua shop của bạn lấy chè nhé!
     
    thuy_nghean thích bài này.
  18. thuy_nghean

    thuy_nghean Cung cấp các SP Xứ Nghệ!

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    5,250
    Đã được thích:
    492
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Tinh nghệ, chè vằng - điều kỳ diệu cho phụ nữ sau sinh!!!

    Chương trình của m chỉ áp dụng được khi có đủ 20kg chè được đăng kí mẹ nó nhé,
    Còn lại m vẫn bán hàng theo giá niêm yết bình thường!
    Cần gì bạn cứ ới m nhé!
     
  19. thuy_nghean

    thuy_nghean Cung cấp các SP Xứ Nghệ!

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    5,250
    Đã được thích:
    492
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Bán Tinh Nghệ, chè vằng, cao ngựa bạch - các sản phẩm xứ nghệ

    Minh sẽ công bố kết quả sau nhé, mong các mẹ tham gia nhiệt tình. O mà ngó qua nội dung tí, m thấy chưa bài viết nào ưng lắm vì nội dung dài, rắc rối, format lại bị nhảy linh tinh, m ko thể lọc để up web dc!
     
  20. tiNi_Daisy

    tiNi_Daisy Thành viên mới

    Tham gia:
    23/9/2012
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Bán Tinh Nghệ, chè vằng, cao ngựa bạch - các sản phẩm xứ nghệ

    mẹ nó ơi mình lấy 3 lạng tinh nghệ giao hàng cho mình ở tòa nhà IPH - 241 Xuân Thủy nhé.
    Gần nhà bạn thế mình có đc freeship ko?
     
    thuy_nghean thích bài này.

Chia sẻ trang này