Toàn quốc: Tổng Quan Về Phương Pháp 6 Sigma Trong Quản Lý Năng Suất Chất Lượng

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi namihate, 18/2/2020.

  1. namihate

    namihate Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    20/3/2018
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn vừa được nghe và rất tâm đắc về hiệu quả của 6 sigma. Nhưng bạn có nắm được toàn bộ thông tin hữu ích về nó hay chưa?

    6 Sigma là gì?
    [​IMG]
    6 Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi; xác định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm làm tăng độ chính xác của quy trình. Được chia thành các cấp độ sau:
    [​IMG]

    Trong điều kiện thực tế, một quy trình 6 Sigma chỉ có 3,4 lỗi trên mỗi một triệu khả năng gây lỗi (hoàn hảo đến mức 99,99966%)

    6 Sigma không phải là một hệ thống đo lường, quản lý chất lượng như ISO 9001. Hệ phương pháp này đem đến một tư duy mới cho các doanh nghiệp: thay vì tập trung vào xử lý các sản phẩm lỗi, hãy đầu tư cải thiện quy trình để ngăn lỗi xảy ra; tạo lập sự ổn định gần như hoàn hảo trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh.

    Lợi ích của phương pháp 6 Sigma

    [​IMG]

    Dưới đây là một số lợi ích chính 6 Sigma mang lại cho công ty của bạn:

    • Lập kế hoạch chiến lược
    6 Sigma đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ tầm nhìn chiến lược nào. Khi doanh nghiệp của bạn đã tuyên bố sứ mệnh, mục tiêu và tiến hành phân tích SWOT; thì 6 Sigma giúp bạn tập trung vào các lĩnh vực cần cải thiện.

    Chẳng hạn, nếu chiến lược kinh doanh của bạn hướng tới dẫn đầu về chi phí trên thị trường; thì 6 Sigma có thể được sử dụng để loại bỏ sự phức tạp không cần thiết trong quy trình nội bộ và đạt được thoả thuận mức giá thấp với nhà cung cấp nguyên liệu.

    • Mở rộng quy mô kinh doanh
    Một khi bạn đã loại trừ thành công các nguồn gây lỗi và tạo được quy trình đạt chuẩn 6 Sigma, các dự án mở rộng quy mô sản xuất cũng như những hệ thống đo lường đi kèm không còn là khó khăn nữa.

    • Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
    Dựa vào tỷ lệ lỗi giảm đáng kể và không tái diễn trong tương lai. Doanh nghiệp của bạn có thể loại bỏ những lãng phí không cần thiết vào nhân công hoặc công đoạn sản xuất kém hiệu quả; bao gồm cả nguyên vật hiệu và thời gian; cộng thêm chi phí bán hàng trên từng đơn vị sản phẩm giảm; từ đó lợi nhuận sẽ tăng lên.

    • Giữ lòng trung thành của khách hàng
    Khi định nghĩa lỗi của quy trình, 6 Sigma tập trung vào sự thông hiểu tường tận các yêu cầu của khách hàng nên có được tính định hướng khách hàng rất cao. Sản phẩm của bạn không những không mắc lỗi mà còn đáp ứng được sự kỳ vọng của người sử dụng.

    Để làm được điều này, bạn có thể thực hiện khảo sát khách hàng hoặc nghiên cứu hành vi để hiểu được khách hàng yêu cầu gì và bạn có thể cải thiện điều đó bằng cách nào.

    • Cải thiện văn hoá doanh nghiệp
    Một “kênh” gắn kết hiệu quả giữa doanh nghiệp và nhân viên không gì khác ngoài quy trình làm việc hoàn hảo. Trong hệ phương pháp 6 Sigma, yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí còn được đề cao hơn yếu tố kỹ thuật.

    6 Sigma giải quyết được các mâu thuẫn phát sinh trong quy trình kinh doanh; nhờ vào phương pháp đo lường minh bạch và thái độ chủ động trong công việc; giúp nhà quản lý dễ dàng định hướng nhân viên hơn.

    Nguyên tắc của phương pháp 6 Sigma

    Quản trị chủ động

    Phương pháp 6 Sigma tập trung vào tìm kiếm và xử lý khiếm khuyết nhằm tăng độ chính xác của quy trình; chủ động để ngăn ngừa chứ không để mặc các khiếm khuyết đó tạo ra sản phẩm lỗi rồi mới thụ động xử lý.

    Cộng tác không còn rào cản

    Để tạo ra quy trình trơn tru từ đầu đến cuối; 6 Sigma tuân theo nguyên tắc cộng tác không giới hạn giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp; bao gồm cả theo chiều dọc, chiều ngang và đan chéo.

    Luôn hướng đến khách hàng

    Cũng giống như nhiều triết lý kinh doanh khác; phương pháp 6 Sigma tập trung vào tiếng nói của khách hàng. Mọi sự thay đổi, cải tiến quy trình quản trị chất lượng đều cần xác định dựa trên nhu cầu; yêu cầu và sự kỳ vọng của khách hàng.

    Đề cao dữ liệu

    Doanh nghiệp bạn cần trả lời 2 câu hỏi sau trước khi đưa ra quyết định:

    • Những dữ liệu nào thực sự cần thiết?
    • Áp dụng chúng vào phương pháp 6 Sigma như thế nào cho hiệu quả?
    Mọi thông tin xoay quanh việc áp dụng phương pháp 6 Sigma không phải dựa trên sự phỏng đoán mơ hồ mà đều cần đo lường chính xác; giống như cách đo lường để cho ra con số 3,4 triệu trong độ lệch chuẩn.

    Hướng đến sự hoàn thiện nhưng vẫn cho phép mắc sai lầm

    Tiêu chuẩn 6 Sigma trong quản lý chất lượng là 3,4 lỗi trên một triệu khả năng; nghĩa là độ chính xác chưa phải 100%. Bởi vậy, doanh nghiệp không nên nóng vội ngay từ đầu, kẻo không có sự hoàn hảo tuyệt đối. Các phương án cải tiến quy trình đều được phép thất bại; miễn là hậu quả đừng vượt quá mức giới hạn và phải rút ra được bài học sau đó.

    Áp dụng 6 Sigma vào doanh nghiệp - Quy trình DMAIC

    Để triển khai thành công 6 Sigma trong quản lý chất lượng; không thể không nhắc đến sự hỗ trợ của các công cụ 6 Sigma. Dưới đây là một số công cụ dựa theo quy trình DMAIC:

    • D – Define (Xác định): là giai đoạn khởi đầu của quá trình cải tiến. Đây là bước nhận định về khách hàng và các yêu cầu chất lượng quan trọng cần có ở sản phẩm và dịch vụ. Sau khi tự đánh giá xem doanh nghiệp đã đạt được yêu cầu ở mức độ nào; bạn cần xác định các khu vực kinh doanh trọng điểm cần triển khai phương pháp 6 Sigma.
    • M – Measure (Đo lường): là công đoạn thu thập dữ liệu, đánh giá và nhận dạng các vấn đề phát sinh để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các khiếm khuyết.
    • A – Analyze (Phân tích): là việc bạn xác định khoảng cách giữa mục tiêu kế hoạch và kết quả thực hiện công việc hiện tại, xác định cơ hội cho doanh nghiệp. Các giải pháp được đưa ra từ bước này; với điều kiện phải được kiểm nghiệm chặt chẽ và có biện pháp dự phòng.
    • I – Improve (Cải tiến): là lúc bắt đầu triển khai thực hiện giải pháp cải tiến. Bạn cần theo dõi sát sao để có thể đưa ra quyết định bổ sung hoặc thay đổi khi cần thiết.
    • C – Control (Kiểm soát): là kế hoạch giám sát và kiểm soát mục tiêu đã đề ra ban đầu; để tránh quay lại lỗi sai hoặc đi sai định hướng.
    6 Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh chủ động, đi đúng vào trọng tâm lỗi sai để đạt được sự hoàn hảo. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể thành công trong một sớm một chiều mà phải tìm hiểu kỹ lưỡng về 6 Sigma, cũng như chuẩn bị sẵn các công cụ hỗ trợ cần thiết và kế hoạch dự phòng. Hãy để LAVAN giúp bạn trong vấn đề này.

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi namihate

Chia sẻ trang này