Nơi khác: Top 5 Loại Hạt Hữu Cơ Tốt Cho Người Tiểu Đường

Thảo luận trong 'THỰC PHẨM GIA ĐÌNH' bởi haoanh1235, 13/12/2019.

  1. haoanh1235

    haoanh1235 Thành viên mới

    Tham gia:
    6/12/2019
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Bệnh đái thảo đường có thể biến chứng khác như bệnh tim.

    Người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp như gạo lứt, khoai củ, các loại hoa quả ít ngọt như: ổi, thanh long, bưởi, táo, cam,… và các loại hạt và đậu. Sau đây là 5 loại hạt hữu cơ tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

    1. Hạt chia
    Hạt chia chứa nhiều chất sơ và có rất ít tinh bột đường tiêu hóa giúp hạn chế tăng đường huyết. Trong 28g hạt chia có chứa 12g lượng tinh bột, đường và chất xơ. Mà chất xơ đã chiếm đến 11g trong số đó. Lượng chất xơ hòa tan có trong hạt chia thực sự có thể hạ thấp nồng độ đường trong máu vì chúng làm giảm tỷ lệ thức ăn vào ruột và được tiêu hóa.

    Đồng thời, loại hạt này giúp giảm các cơn đói cũng như làm bạn cảm thấy no hơn. Có thể hỗ trợ bạn giữ được cân nặng phù hợp. Nếu bạn bổ sung thêm hạt chia vào khẩu phần thì chất xơ của hạt sẽ làm giảm lượng calo mà bạn tiêu thụ trong toàn bộ bữa ăn đó. Ngoài ra, hạt chia cũng đã được chứng minh là có thể hạ huyết áp cũng như giảm thiểu các dấu hiệu viêm nhiễm.

    [​IMG]
    Hạt chia chứa nhiều chất xơ và có rất ít tinh bột đường tiêu hóa giúp hạn chế tăng đường huyết.loại hạt này giúp giảm các cơn đói cũng như làm bạn cảm thấy no hơn, nó còn hỗ trợ bạn giữ được cân nặng phù hợp.
    Cách sử dụng hạt chia.
    – Có thể ăn trực tiếp nhưng nhớ phải uống thêm nhiều nước vì loại hạt này hút nước mạnh.
    – Cách pha: bạn có thể cho hạt vào nước ấm, đợi hạt nở là có thể uống ngay.
    – Ngoài ra, cho thêm loại hạt này vào các loại thức uống như nước ép, nước chanh, yaourt, smothie, trà và cà phê,…
    – Cách chế biến hạt chia: bạn có thể cho thêm hạt vào các món ăn để tăng lượng dinh dưỡng. Như salad, bánh mì, thịt nướng, soup, trứng chiên,…

    2. Gạo lức
    Gạo lứt (gạo xay dối) khác với gạo trắng do vẫn giữ được lớp cám bên ngoài chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm đi cơn thèm ăn.

    Gạo lứt còn có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường. Giúp không làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Bên cạnh đó, gạo lứt còn là nguồn cung cấp vitamin B1 giúp ngăn tê phù ở chi và vitamin B12 thích hợp cho người phải dùng metformin dài ngày.

    [​IMG]
    Sử dụng hạt chia thay thế cho gạo trắng đối với người bị tiểu đường
    3. Đậu lăng xanh
    Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) khuyến khích người bị tiểu đường ăn đậu lăng xanh. Đậu lăng xanh là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột khác. Vì đậu lăng xanh chứa protein và chất xơ nên là thực phẩm dinh dưỡng 2 trong 1 cho mỗi bữa ăn.

    Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên theo dõi chất dinh dưỡng cân đối. Có thể kết hợp với các loại thực phẩm khác. Người tiểu đường có thể dùng đậu lăng xanh chế biến những món ăn nhẹ tuyệt vời.

    [​IMG]
    Đậu lăng xanh là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu
    Hướng dẫn sử dụng đậu lăng
    Ngâm đậu lăng với nước, vớt ra dùng nấu với cơm, cháo, súp, làm bánh, làm nước sốt, nấu canh… Cho vào salad, súp, và món hầm. Dùng máy xử lí thực phẩm để xay đậu gà đã nấu chín thành bột nhão, cho thêm vào bánh kẹp rau hoặc thịt viên chay. Tẩm ướp rồi rang/nướng để có một món ăn nhẹ ngon lành

    Xay với tahini, tỏi, dầu ô liu, và nước chanh để làm thành sốt hummus. Nghiền nhuyễn rồi dùng để nướng bánh thay cho bột mì

    4. Hạt diêm mạch
    Diêm mạch chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Chất lượng dinh dưỡng của diêm mạch được so sánh với sữa nguyên chất khô của FAO (Tổ chức Nông lương Thế giới).
    Lượng protein trong diêm mạch cao hơn so với các loại ngũ cốc khác. Ví dụ, lượng lysine trong diêm mạch cao hơn so với lúa mì. Hàm lượng axit amin thiết yếu trong diêm mạch tương đương với casein.

    [​IMG]
    Hạt diêm mạch ‘mẹ của các loại hạt’ bởi giá trị dinh dưỡng quý hiếm
    Chỉ số GI trong hạt diêm mạch quinoa rất thấp: GI là chỉ số đường huyết hay chỉ số đường trong thực phẩm. Hạt diêm mạch có chỉ số GI 53 and chỉ số GL là 13. Trong khi đó gạo trắng có chỉ số GI 70 và chỉ số GL là 30. Diêm mạch có cách chế biến và sử dụng giống cơm trắng nên đây là thực phẩm thay thế cho người tiểu đường.

    Hạt diêm mạch quinoa có rất nhiều chất xơ. Chất xơ góp phần vào tác động đường huyết thấp của diêm mạch. Chất xơ làm chậm sự di chuyển của thức ăn khi có đi qua ruột và dạ dày. Do đó làm chậm sự hấp thụ đường. Điều này có nghĩa là bạn có được năng lượng sử dụng lâu dài hơn. Glucose trong máu vẫn ổn định vì đường được hấp thụ một cách chậm và ổn định.

    Tác dụng
    Giúp cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn: Một trong những vấn đề trong bữa ăn của người tiểu đường đó họ phải kiêng và hạn chế rất nhiều loại thực phẩm dẫn đến có thể làm mất cân bằng dinh dưỡng. Gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe. Hạt diêm mạch quinoa chứa lượng dinh dưỡng cân bằng trong mỗi khẩu phần ăn. Bao gồm protein và khoáng chất đầy đủ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tăng sức đề kháng với các loại bệnh khác.

    Diêm mạch cũng giúp kiểm soát sự thèm ăn: Đối với người mắc bệnh tiểu đường thì chứng thèm ăn rất khó kiểm soát. Trong một nghiên cứu so sánh hạt thay thế khác nhau như diêm mạch, kiều mạch và yến mạch ngũ cốc thông thường như gạo và lúa mì, đã chỉ ra rằng các hạt thay thế đem lại cảm giác no hơn so với hạt thông thường. Điều này giúp kiểm soát sự thèm ăn và có thể giúp giảm cân. Vì hầu hết các bệnh nhân tiểu đường bị béo phì. Diêm mạch có thể giúp điều trị béo phì như một loại hạt giúp giảm cân.

    Cách chế biến hạt diêm mạch thông thường
    – Dùng 1 chén hạt diêm mạch (khoảng 200g).
    – Cho hạt diêm mạch cùng một chút muối vào khoảng gấp đôi lượng nước hoặc nước dùng.
    – Nấu sôi trong nồi có nắp kín khoảng 10 – 15 phút đến khi hạt diêm mạch thấm nước, chín mềm. Bạn cũng có thể nấu sôi trong 10 phút rồi tắt bếp để hạt chín hơi trong 15 – 20 phút. Diêm mạch nấu chín có thể ăn như cơm.

    Cách làm khác: Bạn có thể cho cả hạt diêm mạch với nước và một chút muối vào cùng một lúc. Sau đó bắt đầu nấu như nấu cơm gạo trắng.

    5. Hạt kê
    Hạt kê còn có tên tiểu mễ, cốc nha, là một món ăn trong 10 sở thích của người sống trường thọ. Không chỉ sử dụng làm thực phẩm, vì giàu dược tính nên hạt kê được sử dụng trong trị liệu nhiều bệnh. Hạt kê chứa hydrat carbon, protein, lipid, Ca, P, Fe, các loại đường, sinh tố nhóm B… có vị ngọt mặn, tính mát tốt cho tỳ, vị, thận. Kê có tác dụng kiện tỳ hòa vị, bổ thận thanh nhiệt, ngừa đái tháo đường, tiêu chảy, sỏi thận và tiêu chảy…

    [​IMG]
    Kê có tác dụng kiện tỳ hòa vị, bổ thận thanh nhiệt, ngừa đái tháo đường, tiêu chảy, sỏi thận và tiêu chảy…
    Kê còn là lương thực tốt cho người đau dạ dày. Mắc chứng khó tiêu, miệng hôi, tỳ vị hư nhược. Bên cạnh đó, kê còn là món ăn tốt cho người bị thấp khớp, làm dịu cơn đau do sinh đẻ. Theo y học hiện đại, hạt kê chứa rất nhiều melatonin. Chất có tác dụng trấn tĩnh tinh thần và gây buồn ngủ. Vì thế cháo kê là một món ăn rất bổ dưỡng giúp có được một giấc ngủ ngon.

    Hướng dẫn chế biến hạt kê
    Đổ một lượng vừa đủ hạt kê vào nồi, cho thêm lượng nước gấp 2 lần hạt kê. Sau đó nấu cho đến khi sôi, nêm nếm vừa đủ. Đậy nắp nồi, vặn nhỏ lửa đun thêm trong vòng 20 phút cho đến khi hạt kê hút hết nước. Có thể ăn nóng hoặc lạnh như món salad, nấu súp,làm xôi, chè hoặc trộn chung với cơm. Có thể thay thế một phần hoặc thay thế hoàn toàn cơm gạo.

    Sau 5 loại hạt chúng tôi đề xuất, bạn đã chọn được cho mình được loại tốt nhất để sử dụng chưa? Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm khác tại đây.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi haoanh1235
  2. hoahoangle

    hoahoangle Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/7/2015
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    Mình rất thích ăn hạt chia
     
    haoanh1235 thích bài này.
  3. Muprup

    Muprup Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/9/2011
    Bài viết:
    1,329
    Đã được thích:
    362
    Điểm thành tích:
    123
    Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường tuýp 2: Cảnh báo nguy hiểm không thể bỏ qua
    Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh ngày càng phổ biến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Việc nhận biết các dấu hiệu nhận biết sớm là vô cùng quan trọng để kiểm soát bệnh hiệu quả. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn 7 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn không nên bỏ qua.

    1. Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm:

    Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi lượng đường trong máu cao, thận phải hoạt động nhiều hơn để lọc đường dư thừa. Điều này dẫn đến việc bạn phải đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.

    2. Hay khát nước và uống nhiều nước:

    Lượng đường trong máu cao khiến cơ thể mất nước qua đường tiểu. Do đó, bạn sẽ cảm thấy khát nước thường xuyên và có nhu cầu uống nhiều nước hơn bình thường.

    3. Ăn nhiều nhưng vẫn sút cân:

    Mặc dù ăn nhiều nhưng cơ thể bạn không thể sử dụng glucose hiệu quả do thiếu hụt insulin. Điều này dẫn đến việc bạn sút cân dù không thay đổi chế độ ăn uống.

    4. Mệt mỏi thường xuyên:

    Cơ thể không có đủ năng lượng do thiếu hụt insulin sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.

    5. Nhìn mờ:

    Lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong mắt, dẫn đến mờ mắt.

    6. Vết thương lâu lành:

    Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn và thần kinh, khiến cho vết thương lâu lành hơn bình thường.

    7. Nhiễm trùng da và nấm men:

    Lượng đường trong máu cao làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng da và nấm men, đặc biệt là ở vùng bẹn, nách và dưới vú.

    Ngoài 7 dấu hiệu trên, bạn cũng nên lưu ý một số dấu hiệu khác như:

    • Da khô và ngứa
    • Tê bì hoặc ngứa ran bàn tay, bàn chân
    • Hay bị sưng lợi
    • Hơi thở có mùi acetone
    Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán sớm.
     

Chia sẻ trang này