Tước Bỏ Đặc Quyền Của Trẻ

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 10/10/2016.

By thuhien on 10/10/2016 lúc 11:08 AM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Tước bỏ đặc quyền là một trong những cách kỷ luật trẻ hiệu quả nhất. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn biết những đặc quyền đó trẻ cần phải kiếm lại và trẻ không có quyền nhận. kiếm lại được và trẻ không có quyền tặng cho ai đó.
    [​IMG]

    Sau đó, khi hành vi của con bạn không đảm bảo có một đặc quyền lớn, thì bạn cần thu lại đặc quyền đó. Và bạn cần nhớ rằng, các đặc quyền không phải là những thứ đắt đỏ. Thay vì vậy, đặc quyền là những thứ như giờ xem tivi hay thời gian đi chơi với bạn bè.

    Lựa chọn một đặc quyền để loại bỏ

    Khi trẻ vi phạm một nguyên tắc nào đó, bạn hãy lựa chọn một đặc quyền của trẻ để tạm thời tước bỏ. Nếu bạn tước đi một đặc quyền mà trẻ không quan tâm, thì đó không phải là một hậu quả kèm theo có tác dụng. Bởi vậy, điều quan trọng là bạn cần lựa chọn đặc quyền nào đó thực sự có ý nghĩa với trẻ.

    Đặc quyền mà bạn chonjd dể loại bỏ cần cụ thể. Trong khi một số trẻ bị ảnh hưởng khi tước bỏ một vài món đồ chơi, thì một số đứa trẻ khác lại không quan tâm nếu như đó không phải là giờ xem ti vi. Bạn cần cân nhắc cẩn thận về những đặc quyền có ý nghĩa nhất với con bạn.

    Đôi khi tước bỏ đặc quyền có thể là một hậu quả logic kèm theo. Ví dụ, nếu trẻ tuổi teen đi chơi với bạn và không về đúng giờ, thì bạn có thể tước quyền đi chơi với các bạn.

    Nếu bạn đang xử lý một vấn đề về hành vi cụ thể, bạn cần giải thích trước với trẻ về hậu quả kèm theo nếu trẻ vi phạm quy tắc. Bạn có thể nói: “Nếu hôm nay con không nghe lời mẹ hướng dẫn khi đi siêu thị, thì tối nay con sẽ không được đi xe đạp nữa nhé.”

    Thời gian tước đặc quyền

    Khi bạn tước bỏ một đặc quyền của trẻ, bạn cần nói rõ với trẻ khi nào thì trẻ có thể kiếm lại được đặc quyền đó. Thường thường, tước bỏ đặc quyền trong vòng 24 giờ sẽ là một hậu quả kèm theo có hiệu quả.

    Đôi khi bạn cho phép trẻ kiếm lại một đặc quyền dựa vào hành vi của trẻ.

    Ví dụ, bạn có thể nói: “Khi con giữ cho phòng con sạch sẽ trong 3 ngày, thì con sẽ được phép dùng lại điện thoại của con.”

    Tránh đưa ra giới hạn thời gian không rõ ràng kiểu như “khi nào mẹ có thể tin con lại” hay “khi nào con bắt đầu cư xử tốt” Bạn cần đảm bảo rằng cả bạn và con hiểu rõ ràng từng bước mà trẻ cần làm để nhận lại được đặc quyền đã bị tước bỏ.

    Theo các giới hạn bạn đặt ra

    Bạn cần đảm bảo rằng bạn không nhượng bộ khi trẻ nài nỉ, mè nheo hay phàn nàn. Nếu không, bạn củng cố những hành vi tiêu cực đó. Thay vì vậy, bạn cần tiến hành hậu quả kèm theo đối với từng giai đoạn cụ thể.

    Nếu bạn nói với con rằng con đã bị mất quyền tham dự buổi dạ hội vào tối thứ Sáu, thì bạn cũng đừng nhượng bộ nếu như trẻ có cư xử tốt hơn. Bạn hãy thực hiện các giới hạn bạn đưa ra để con biết rằng bạn nghiêm túc và rằng bạn không thể bị điều khiển để thay đổi ý định.

    Có một ngoại lệ với cách kỷ luật này là khi bạn tước đặc quyền trong cơn tức giận. Nếu bạn nói với con rằng trẻ không để đi ra ngoài bởi vì bạn đang giận, thì hãy làm gì đó để kiểm soát thiệt hại khi bạn đã bình tĩnh.

    Xin lỗi con và giải thích giới hạn thời gian tước đặc quyền hợp lý hơn.

    Những lỗi cần tránh

    Một lỗi mà cha mẹ thường mắc phải là tước bỏ quá nhiều đặc quyền của trẻ. Không tước bỏ mọi thứ của trẻ. Kiểu cha mẹ độc đoán thường khiến con tập trung sự thù địch của mình về phía cha mẹ chứ không phải là học hỏi từ những lồi lầm của mình.

    Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo rằng con không có cách nào khác để sử dụng đặc quyền mà bạn đã tước bỏ. Ví dụ, tước quyền xem tivi sẽ chỉ hiệu quả nếu như trẻ không có cách nào khác để xem chương trình mình yêu thích. Nếu trẻ có thể xem trên máy tính, hoặc trên thiết bị điện tử khác, thì cách tốt nhất là không để trẻ sử dụng tất cả các thiết bị đó.

    Đôi khi cha mẹ mắc sai lầm khi tước bỏ đặc quyền trong thời gian quá lâu. Ví dụ, tước bỏ một đặc quyền “cho tới khi mẹ tin con trở lại” hay “cho tới khi mẹ nói con có thể lấy lại”. Điều này có thể khiến trẻ mất động lực và có thể khiến trẻ cảm thấy thất vọng vì thiếu sự rõ ràng và cảm thấy đó là hình phạt chứ không phải kỷ luật.

    Nguồn: Verywell.

    Các bài liên quan
    8 cách kỷ luật để không phải đánh con
    1. Cách ly trẻ.
    2. Tước bỏ đặc quyền của trẻ.
    3. Phớt lờ có chọn lọc.
    4. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề
    5. Sử dụng hậu quả logic như thế nào?
    6. Sử dụng hậu quả tự nhiên như thế nào?
    7. Sử dụng hệ thống khen thưởng bảng dán sticker, hệ thống khen thưởng tích thẻ như thế nào?
    8. Khen ngợi trẻ như thế nào?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 10/10/2016.

    1. thanhhhoa2605
      thanhhhoa2605
      kinh nghiệm hay để dạy bé
      thuhien thích bài này.
    2. hoaheo123
      hoaheo123
      Cách này có vẻ hay đó ạ, tước quyền là một cái gì đó nghe rất là quyền lực nhớ. Mình rất thích à, phải áp dụng thử xem như thế nào
    3. Hamy1993
      Hamy1993
      Cách tước bỏ này hay quá, mất đặc quyền sẽ khiến trẻ phải chú ý hơn!
    4. T.Vũ
      T.Vũ
      mình nghĩ chưa chắc, có nhiều cách khác để lm
    5. dv.phucan
      dv.phucan
      Kinh nghiệm hay quá. Cám ơn mẹ đã chia sẻ nhé
    6. Vietfuture2016
      Vietfuture2016
      tước bỏ đặc quyền là một trong những phương pháp để rèn trẻ theo nếp, và phần nào giúp trẻ trở lại khuôn phép nếu mắc lỗi.
      tuy nhiên không nên tước bỏ quá nhiều vì sẽ gây ra bức xúc dối với trẻ, và cũng nên giới hạn mà đặc quyền của trẻ sẽ được tước đoạt và cụ thể khi nào trẻ được có lại đặc quyền, không nên chỉ mơ hồ như "khi nào ngoan, khi nào mẹ thấy con ngoan rồi,...."
      thuhien thích bài này.
    7. thuhien
      thuhien
      Chuẩn rùi mn ạ. Chắc mn cũng đã từng áp dụng??? Nên chọn 1 vài đặc quyền mà trẻ thích nhất, và rõ ràng về thời gian con kiếm lại đặc quyền.

Chia sẻ trang này