Dùng để thay thế cách nói “Không”
Có bao nhiêu lần trong một ngày bạn nói “Không” với con? Nếu bạn có con nhỏ, thì đó là điều khá thường xuyên. Nhưng nếu bạn thường xuyên sử dụng, từ đó sẽ nhanh chóng mất tính hiệu quả. Nói “Không” không phải là cách kỷ luật duy nhất mà bạn có thể sử dụng. Có nhiều cách mà bạn có thể làm khi con bạn cư xử không tốt.
Nói “Có”. Đó không có nghĩa là bạn đồng ý khi con bạn nhảy trên ghế sofa hay con bạn đòi ăn thêm một que kem khác. Nhưng bạn có thể thay đổi luật chơi bằng cách đưa ra những thứ khác tương tự như yêu cầu ban đầu của trẻ. “Mẹ không biết nếu liệu nhảy trên ghế có phải là ý kiến tưởng tốt hay không. Con có thể chỉ cho mẹ thấy xem con có thể nhảy trên sàn như thế nào không?” “Con đã ăn một que kem ngày hôm nay rồi. Con có thể ăn một que khác vào ngày mai. Tại sao chúng ta không thử đi tìm xem còn đồ ăn nào khác hay không?” Điều quan trọng là bạn cần nhớ là nên đưa cho trẻ các cơ hội lựa chọn mà bạn sẵn sàng chấp nhận cho dù trẻ có chọn cách nào.
Nói “Không” theo cách khác. Thỉnh thoảng, nếu bạn phải nói không, đó không phải là một lựa chọn. Nhưng nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vì phải nói đi nói lại từ đó, thì có những từ khác bạn có thể dùng thay thế tùy trừng trường hợp như “Dừng lại!”, “Nóng”, “Nguy hiểm” .
Dành thời gian cho bạn. Đánh lạc hướng là một đồng minh tốt nhất của bạn. Nếu con bạn đòi đi ra ngoài chơi nhưng bạn chưa sẵn sàng đưa trẻ đi, thì bạn có thể hướng trẻ sang hoạt động khác. Bạn có thể nói “Chúng ta sẽ ra ngoài trong vòng ít phút nữa. Trong khi đợi mẹ làm xong việc này, con có thể lấy đồ chơi ra chơi”. Nếu con bạn đòi đi chơi nhưng bạn không thể thực hiện được thì bạn có thể nói: “Chúng ta không thể đi chơi trong hôm nay, nhưng con có thể chơi với búp bê của con bây giờ và mẹ con mình có thể xem liệu chúng ta có thể chơi gì đó thú vị sau giờ ăn trưa.”
Chọn trận chiến của bạn. Đó là một công thức nổi tiếng. Trong trường hợp này, bạn có thể cân nhắc thật kỹ về những gì mà bạn nói Không với trẻ. Đó có phải là thứ mà bạn có thể bỏ qua hay không? Đó có phải là điều tồi tệ nhất thế giới nếu như con bạn mặc bộ đồ lễ hóa trang tới siêu thị hay không? Đó có thực sự là một tồi tệ nếu như con trai bạn dùng nồi, chảo để chơi trong khi bạn nấu ăn hay không? Nếu bạn giảm thời gian nói Không trong ngày, bạn có thể can nhắc kỹ về những gì bạn sẽ từ chối và xem liệu đó có phải là cách thay đổi hành vi của con bạn hay không.
Đảm bảo tính nhất quán của bạn. Nếu bạn nói rằng sẽ lấy đi thứ gì đó hay tuyên bố bạn sẽ không làm gfi đó khi con tiếp tục một hành vi nào đó, bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn sẽ thực hiện lời nói của mình. Nếu bạn chỉ dọa suông thì điều đó không có ý nghĩa với con bạn. Nếu con bạn khăng khăng muốn bật vòi nước nóng và bạn nói với trẻ rằng nếu trẻ tiếp tục làm như vậy thì trẻ có thể mất quyền xem tivi.
Nếu bạn không làm như vậy, trẻ sẽ hiểu rằng bạn đe dạo chỉ là suông và trẻ sẽ tiếp tục cư xử theo cách mà trẻ muốn.
Thách thức con bạn để bạn nói Có. Justine Miller, một bà mẹ có 2 con sinh đôi sống ở New York, nói rằng cô ấy thường có lịch hàng ngày ghi lại trong ngày cô ấy nói Có và nói Không bao nhiêu lần.
“Tôi nhận thấy rằng khi bọn trẻ của tôi có thể đếm được hành vi của mình và nhìn thấy bao nhiêu lần trẻ gặp vấn đề, trẻ sẽ có ý thức về các hoạt động của mình trong ngày. Sau đó trẻ sẽ không phải nói “Không nhảy trên ghế sofa nữa!” bởi vì trẻ sẽ nhớ điều đó. Miller cũng nói rằng trong ngày cô ấy nói có nhiều hơn nói Không, thì tất cả mọi người đều vui hơn. Miller cũng nói rằng cô có sử dụng bảng khen thưởng – những ngày mà cố nói “Có” nhiều lần hơn, cô có thể cho bọn trẻ một đồng để chiêu đãi.
Nói “Không” không phải là điều tồi tệ nhất để nói. Nói “không” đôi khi không có lựa chọn thay thế. Thỉnh thoảng đó là từ đúng nhất và đúng thời điểm và bạn phải nói. Khi bạn nói, bạn cần kiên quyết. Thực tế là, trẻ không làm đúng được tất cả mọi lúc và khi chúng mắc lỗi hay có lựa chọn không tốt, bạn cần chỉnh sửa hành vi đó.
Các cách kỷ luật phù hợp với lứa tuổi
- Các cách kỷ luật trẻ ở lứa tuổi chập chững (1-3 tuổi)
- 5 Cách kỷ luật dành cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3-4 tuổi)
- Các cách kỷ luật hiệu quả dành cho trẻ 4 tuổi.
- Các cách kỷ luật hiệu quả dành cho trẻ 5 tuổi.
- Các cách kỷ luật hiệu quả dành cho trẻ 6 tuổi.
- Các cách kỷ luật hiệu quả dành cho trẻ 7 tuổi.
- Các cách kỷ luật hiệu quả dành cho trẻ 8 tuổi.
- Các cách kỷ luật hiệu quả dành cho trẻ 9 tuổi.
- Một số hành vi phổ biến của trẻ ở lứa tuổi tiểu học (5-10 tuổi).
Nguồn: Verywell.