Làm Thế Nào Khi Con Hay Cãi Lại

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 13/9/2016.

By thuhien on 13/9/2016 lúc 12:23 PM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Một trong những vấn đề lớn nhất mà cha mẹ phải đương đầu là làm thế nào khi con cãi lại. Cãi lại có thể diễn ra ở bất cứ lứa tuổi nào, bắt đầu từ khi trẻ bắt đầu biết nói “Không”. Đó là một hành vi trong quá trình phát triển của trẻ.

    [​IMG]

    Trẻ có thể cãi lại bởi rất nhiều nguyên nhân. Trẻ cãi lại có thể là bởi vì trẻ đang cố gắng phát huy quyền kiểm soát cuộc sống riêng của mình như mặc gì, ăn gì hay làm gì.

    Trẻ cãi lại cũng có thể là đang muốn thử các giới hạn của mình. Hoặc đơn giản là trẻ càu nhàu bởi vì đói hay mệt.

    Điều đó nói lên rằng đôi khi hành vi cãi lại của trẻ là cách cha mẹ cần xem xét để chỉnh sửa ngay lập tức và làm sao cho hiệu quả. Với tư cách làm cha mẹ, công việc của chúng ta là dạy trẻ cách diễn đạt những mong muốn, quan điểm của mình theo cách hành xử tôn trọng người khác và mang tính chất xây dựng.

    Dưới đây là một số gợi ý khi trẻ cãi lại

    Bình tĩnh. Cách bạn phản ứng khi trẻ có thể cãi lại có thể sẽ ảnh hưởng tới các tương tác của bạn. Trẻ có kỹ năng để khiêu khích cha mẹ. Khi trẻ 5 tuổi trả lời “Mẹ không phải là chủ của con!”, bạn thường có xu hướng trả lời ngay lập tức “Ở đây, mẹ là chủ của con!” Nhưng khi bạn thể hiện bạn bình tĩnh và kiểm soát được bản thân, bạn sẽ làm gương tốt cho con và dạy con cách hành xử tốt.

    Không đối đáp qua lại. Khi cha mẹ lời qua tiếng lại với trẻ, bạn vô tình đã truyền cho trẻ thông điệp rằng cãi qua cãi lại là cách có thể chấp nhận được khi giải quyết xung đột.

    Nếu bạn không muốn con bạn hiểu rằng cãi lại là cách để giải quyết vấn đề, thì ngay lúc đó bạn có thể không nói gì cho tới khi bạn có thể nói một cách bình tình và kiểm soát được bản thân. Nếu bạn muốn trẻ không cãi lại, bạn không cần phải đôi co qua lại với trẻ.

    Tự nhắc nhở bản thân mình rằng đây là một phần trong quá trình phát triển của trẻ. Cãi lại là vấn đề mà tất cả trẻ đều có trong quá trình trưởng thành để độc lập và quyết đoán hơn.

    Nếu bạn bực vì trẻ cãi lại, bạn có thể tự nhắc mình rằng trẻ cãi lại không phải bởi vì bạn làm điều gì sai hoặc bởi vì trẻ không tôn trọng bạn.

    Theo dõi các cuộc cãi lại. Con bạn có hay cáu kỉnh sau giờ học hay sau các hoạt động ngoại khóa không? Con bạn có xu hướng hành xử tiêu cực như cãi lại khi trẻ không ngủ đủ hay không? Bạn có thể đánh dấu lại những lần trẻ cãi lại để bạn từng bước tìm ra những nguyên nhân khiến trẻ cãi lại và thay đổi hoặc loại bỏ các nguyên nhân này.

    Cư xử tôn trọng với trẻ và yêu cầu trẻ tôn trọng bạn. Khi trẻ biết bày tỏ quan điểm của mình về thứ gì đó, đó là một tin tốt lành. (Trong thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ có suy nghĩ và quan điểm riêng và không ngại bày tỏ những quan điểm này là những trẻ ít gặp rủi ro khi bạn bè cám dỗ sử dụng chất gây nghiện). Điều đó nói nên rằng, điều quan trọng dành cho cha mẹ là cần biết yêu cầu trẻ sự tôn trọng cha mẹ. Trong khi trẻ cần biết rằng trẻ có thể bày tỏ quan điểm của mình và rằng cha mẹ sẽ lắng nghe suy nghĩ và cảm xúc của trẻ, thì trẻ cũng cần biết rằng nói chuyện với cha mẹ bình tĩnh và tôn trọng là điều cần thiết và điều này không thể thương lượng được.

    Bạn cũng cần nhân mạnh vào thông điệp nếu bạn không nghe trẻ nói cho tới khi trẻ bình tĩnh và nói chuyện với bạn một cách tôn trọng.

    Bạn thể hiện cho con thấy bạn đang lắng nghe con nói. Khi cả bạn và trẻ bình tĩnh, bạn hãy chú ý tới con. Chỉ cho con thấy rằng khi nào trẻ nói chuyện với bạn trên tinh thần tôn trọng và bình tĩnh thì bạn sẽ chú ý tới trẻ. Điều này không có nghĩa là bạn luôn sẵn sàng đồng ý với ý kiến của trẻ, nhưng trẻ sẽ biết bạn tôn trọng những ý kiến đó.

    Quan sát những gì mà trẻ xem. Chương trình mà trẻ xem ti vi hàng ngày là gì? Nhiều chương trình truyền hình có cảnh trẻ cãi lại người lớn với thái độ mỉa mai và hỗn xược. Trong khi điều đó có thể là chi tiết trong chương trình hài hước nhưng đó chắc chắn không phải là chương trình mà bạn muốn con tiếp cận.

    Tìm kiếm sự giúp đỡ. Nếu con bạn thường xuyên cãi lại, những cố gắng của bạn để cải thiện tình hình này không có hiệu quả, và bạn thấy những hành vi khác kèm theo như nổi giận, thường xuyên không chú ý lắng nghe hoặc không thực hiện các chỉ dẫn, bạn có thể đưa trẻ tới gặp bác sĩ nhi khoa. Con bạn có thể gặp chứng rối loạn hành vi, và cần được xử lý đặc biệt.

    Nếu bạn thất vọng hoặc buồn khi trẻ cãi lại, bạn luôn luôn nhớ rằng cách cư xử tích cực của bạn sẽ thay đổi được hành vi này. Bạn cũng cần biết rằng rất nhiều cha mẹ khác cũng giống như bạn. Điều quan trọng là bạn cần tự nhắc mình giữ bình tĩnh và giữ thái độ không bị ảnh hưởng khi trẻ cãi lại thì trẻ sẽ học được cách tích cực để bày tỏ quan điểm của mình.

    Một số vấn đề về hành vi phổ biến của trẻ tiểu học
    Làm thế nào khi trẻ thách thức
    Làm thế nào khi trẻ hay cãi lại
    Làm thế nào khi trẻ không chú ý lắng nghe
    Làm thế nào khi trẻ nói dối
    Làm thế nào khi trẻ ghen tị và đánh anh chị em
    Làm thế nào khi con hay mách
    Làm thế nào khi trẻ lề mề
    Làm thế nào khi trẻ mè nheo
    Làm thế nào khi con không chịu đi ngủ
    Làm thế nào khi con nhút nhát

    Nguồn: Verywell.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 13/9/2016.

    1. bachhopnho
      bachhopnho
      Bé nhà mình mới 3 tuổi mà dạo này bướng lắm. Mẹ nói 1 câu nhưng mà ko đúng ý là có thể quay lại đánh luôn bố hoặc mẹ. Nghĩ bé còn nhỏ nên chỉ nhắc nhở là con ko nên làm thế...làm thế là sai. Nhưng dường như ko có kết quả. Bé chơi đồ chơi cũng rất hay quăng đồ nếm đáp đồ. Mình ko biết phải làm sao?
      TieuNgoc99 thích bài này.
    2. chuoicabuong
      chuoicabuong
      ui ôi, gái nahf mình 4 tuổi bắt đầu cãi roài
      TieuNgoc99 thích bài này.
    3. tuyết chinh 307
      tuyết chinh 307
      mình 22 tuổi r mà vẫn thỉnh thoảng cãi mẹ
    4. chuyenphathangkhong
      chuyenphathangkhong
      TieuNgoc99 thích bài này.
    5. thanhthanh2015
      thanhthanh2015
      ngâm cứu cách dạy bé
      TieuNgoc99 thích bài này.
    6. Trang_Chip13
      Trang_Chip13
      hình như bé nào giai đoạn 3-4 tuổi đều thế sao ý nhỉ, bé nhàm ình 3,5t mà càng ngày càng biết phản kháng, dù mẹ ngọt nhạt hay nghiêm khắc. đôi lúc muốn nổi điên với nó.
      TieuNgoc99 thích bài này.
    7. NguyễnHồngAnh92
      NguyễnHồngAnh92
      lớn rồi những khi bất đồng quan điểm thì tranh luận là chuyện bình thường mà đây các cháu nhỏ cãi thì đó mới là vấn đề
      TieuNgoc99Mod MSTD thích.
    8. Thanhte
      Thanhte
      đánh dấu để áp dụng với con gái ah
    9. dinhhauutc
      dinhhauutc
    10. dinhhauutc
      dinhhauutc
      trẻ em cũng giống như những người khác khác thôi , bố mẹ cung nên đọc đắc nhân tâm để dạy con
    11. thuhien
      thuhien
      https://www.lamchame.com/forum/threads/lam-the-nao-de-tre-khong-danh-nguoi-khac.2011649/
      @bachhopnho: Mn thử đọc bài này xem có áp dụng được cách nào không.

      Và tham khảo thêm bài này nữa nhé.
      https://www.lamchame.com/forum/threads/8-cach-ky-luat-de-khong-phai-danh-con.2019707/
    12. anhrangsun
      anhrangsun
      vâng, đúng là luôn xảy ra giai đoạn này của trẻ. khó giải quyết vô cùng í ạ
      TieuNgoc99 thích bài này.
    13. Trang_Chip13
      Trang_Chip13
      Nhiều lúc mẹ áp lực không tránh khỏi bị đòn roi mn ạ, Đánh xong thương con lắm mà lúc đó không kiềm chế được vì bé còn có em nhỏ được 1 tuổi nữa
      anhrangsunTieuNgoc99 thích.
    14. TieuNgoc99
      TieuNgoc99
      Hãy cung ran va kien quyet voi cac con tre. Song song voi do la phai chỉ bảo cho con de con biet nhan thay sai de sửa chữa ngay.
    15. tuyết chinh 307
      tuyết chinh 307
      em mí mẹ em không hợp tính nhau nên cứ nc là cãi. Cãi xong thương mẹ lắm ý mà chả biết làm thế nào. Ngang như nhau nên không ai chịu nhận sai hết á
    16. NguyễnHồngAnh92
      NguyễnHồngAnh92
      tất nhiên là những lúc cãi nhau việc tức giận là điều không thể tránh khỏi nhưng sau những lúc như thế hãy yêu thương, quan tâm nhiều đến bố mệ hơn để bù đắp lại
    17. dv.phucan
      dv.phucan
      Các mẹ làm thế nào? Mỗi lúc bé cãi lại là em cho ăn roi luôn. Hx
    18. tuyết chinh 307
      tuyết chinh 307
      .
      chú em là bác sĩ. Ông dạy con theo cách này ạ. từ 1 tuổi đén 4 tuổi cãi láo hay không nghe lời là đánh đòn. tất nhiên là chỉ tét mông thôi. đén 5 tuổi khi trẻ biết nhận thức ông không bao giờ đánh nữa mà chỉ giảng giải. nhưng thằng bé con rất ngoan. nghe lời. sợ nem nép ý. trc ông hay vụt mông bằng cái móc áo ý. bgio mà cãi cầm cái móc áo là cu cậu răm rắp luôn.
    19. thuhien
      thuhien
      Thường thì mình nói kiên quyết: "Mẹ không muốn nói tiếp về chuyện này nữa" và con không thực hiện công việc thì biết là có thể bị tước đặc quyền nào đó. (Cách này áp dụng được cho các bé từ 3-4 tuổi trở lên là được rồi).

      Mình để ý thấy các tước đặc quyền khá hiệu quả đối với mọi lứa tuổi.

Chia sẻ trang này