Làm Thế Nào Khi Trẻ Ghen Tị Và Đánh Anh/chị Em

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 13/9/2016.

By thuhien on 13/9/2016 lúc 12:09 PM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,817
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Nếu bạn có nhiều con, bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề bọn trẻ ghen tị và đánh anh/chị em. Thực tế là, mặc dù mối quan hệ giữ bọn trẻ có tốt đến mấy thì cũng không tránh khỏi xung đột và xích mích.

    [​IMG]

    Nhưng với chút hiểu biết và kiên nhẫn, bạn có thể giúp ngôi nhà của bạn yên bình và bọn trẻ gần nhau. Khi mối quan hệ giữa bọn trẻ tốt, trẻ sẽ học được cách quản lý xung đột với anh chị em, và tình trạng ghen tị và đánh nhau giữa bọn trẻ sẽ giảm.

    Khi trẻ biết cách làm việc với nhau qua sự khác biệt của mỗi đứa, gia đình bạn sẽ yên ấm và hạnh phúc.

    Các nguyên nhân khiến bọn trẻ xung đột

    Đầu tiên, bạn cần hiểu lý do tại sao xung đột giữa bọn trẻ xảy ra. Mỗi cuộc tranh cãi đều có thể bắt đầu từ những việc khác nhau – có thể là đùn đẩy nhau lau nhà hay quyết định xem kênh ti vi nào. – nhưng nguyên nhân gốc dễ có thể là một vấn đề lớn hơn.

    Trong một số trường hợp, vấn đề có thể là do xung đột trong tính cách của mỗi đứa trẻ. Mặt khác, vấn đề có thể là do cảm xúc ghen tị chưa được giải quyết. Ví dụ, đứa trẻ này có thể thấy yêu mẹ hoặc bố yêu em hơn. Đứa trẻ khác cảm thấy bực bội vì trẻ nghĩ rằng trẻ không làm được nhiều như anh chị chỉ bởi vì bé hơn. Hoặc đứa trẻ khác thì thấy thích yên tĩnh trong khi đứa trẻ khác ưa hoạt động và thích mạo hiểm hơn.

    Làm thế nào khi bọn trẻ đánh nhau

    Cho dù bởi bất kỳ nguyên nhân nào, thì điều quan trọng là cha mẹ cần làm những việc để nuôi dưỡng mối quan hệ tốt giữa bọn trẻ, và để đảm bảo rằng bất cứ xung đột nào cũng không thể phá hỏng mối quan hệ đó.

    Dưới đây là một số việc mà cha mẹ có thể làm:

    1. Đầu tiên, cần phải dạy trẻ cách giải quyết xung đột theo cách tích cực. Những trẻ được cha mẹ dạy cách giải quyết sự thất vọng của mình theo cách tích cực (lắng nghe quan điểm của người khác hoặc không mỉa mai nhau) sẽ biết cách giải quyết những tranh chấp trong tương lai. Mặt khác, trẻ học cách ngăn chặn và giải quyết các xung đột với anh chị em sẽ có khả năng đàm phán tốt hơn và biết cách dàn xếp trong tương lai, cả trong công việc và trong gia đình. Học cách giải quyết các tranh chấp với anh chị em sẽ giúp bọn trẻ trở thành người có kỹ năng đương đầu với sự khác biệt của mỗi người và có mối quan hệ với người khác tốt hơn.

    2. Coi sự hòa thuận giữa anh chị em là điều quan trọng trong gia đình. Bạn có thể giải thích với con rằng gia đình bạn giống như một đội. Và giống như bất kỳ một đội mạnh nào, mọi thành viên trong gia đình đều cần cùng nhau làm việc để gia đình yên ấm và mọi người yêu thương nhau. Bất cứ sự đánh nhau giữa các thành viên trong gia đình đều gây thương tổn cho các thành viên khác trong gia đình của bạn.

    3. Tham gia. Một số cha mẹ có quan niệm sai lầm rằng cách tốt nhất là để bọn trẻ tự quản lý xung đột của mình. Điều đó có thể đúng ở chừng mực nào đó, miễn là bọn trẻ biết cách xử lý theo hướng hòa bình, tích cực và mang tính chất xây dựn. Nhưng nếu bọn trẻ cãi nhau to hoặc trẻ dùng lời nói thô bạo hoặc tay chân, thì bạn cần can thiệp ngay lập tức. Nếu bạn không biết nguyên nhân bọn trẻ cãi nhau, bạn có thể cùng ngồi với chúng và nói về những gì đã xảy ra, và nói rõ ràng rằng bất cứ hành động thể hiện sự giận dữ nào cũng không được chấp nhận trong nhà.

    4. Tuân thủ theo một nguyên tắc không thể thương lượng được. Nguyên tắc đó là Không gán ghép và không đánh hay không được dùng tay chân. Ngoài ra, bạn cũng nên khuyến khích trẻ sẵn sàng lắng nghe quan điểm của người khác và tôn trọng người khác theo cách mà trẻ muốn người khác tôn trọng mình.

    5. Khuyến khích trẻ nêu đích danh một vấn đề. Bạn có thế nói trẻ tập trung vào những việc khiến trẻ buồn thay vì tập trung vào anh/chị em mình. Ví dụ, nếu trẻ buồn vì anh chị luôn luôn tranh chọn trò chơi mà bọn trẻ sẽ chơi, trẻ cần nói rõ ràng vấn đề thay vì nói “Anh không công bằng!” Bằng cách nêu cụ thể vấn đề (cần sự công bằng trong khi chọn trò chơi) hơn là tập trung vào hành vi của anh/chị, cuộc trao đổi giữa bọn trẻ sẽ tập trung vào vấn đề và giải pháp thay vì tập trung vào cá nhân mỗi trẻ.

    6. Đề nghị trẻ đưa ra một vài giải pháp. Đề nghị trẻ đưa ra một số giải pháp có lợi cho cả 2 bên. Khuyến khích trẻ đặt mình vào quan điểm của người khác trước khi đưa ra quyết định.

    7. Làm gương tốt cho trẻ. Trẻ sẽ quan sát và học hỏi từ cha mẹ và xem cách chúng ta giải quyết xung đột giữa vợ chồng, bạn bè và người thân trong gia đình. Nếu chúng ta tôn trọng và yêu thương nguoiwf khác, cũng như nói rõ các cảm xúc và suy nghĩ của chúng ta khi thất vọng, con trẻ sẽ học hỏi và tự làm theo các kỹ năng giải quyết xung đột của bạn.

    Một số vấn đề về hành vi phổ biến của trẻ tiểu học
    Làm thế nào khi trẻ thách thức
    Làm thế nào khi trẻ hay cãi lại
    Làm thế nào khi trẻ không chú ý lắng nghe
    Làm thế nào khi trẻ nói dối
    Làm thế nào khi trẻ ghen tị và đánh anh chị em
    Làm thế nào khi con hay mách
    Làm thế nào khi trẻ lề mề
    Làm thế nào khi trẻ mè nheo
    Làm thế nào khi con không chịu đi ngủ
    Làm thế nào khi con nhút nhát

    Nguồn: verywell.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 13/9/2016.

Chia sẻ trang này