10 Bước Để Giúp Trẻ Không Nói Dối

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 5/12/2016.

By thuhien on 5/12/2016 lúc 4:04 PM
  1. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,817
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Tất cả trẻ con đều thỉnh thoảng nói dối. Nhưng thông thường, một chút không trung thực không phải là điều đáng báo động.

    [​IMG]
    Tuy nhiên, nói dối có thể trở thành một hành vi xấu khi trẻ thấy rằng đó là cách hiệu quả để trẻ không gặp phải rắc rối. Bởi vậy, khi con bạn nói dối, bạn cần chỉnh sửa hành vi này và không khuyến khích trẻ lặp lại.

    Dưới đây là 10 cách thúc đẩy con bạn trung thực và hạn chế nói dối:

    1. Thiết lập nguyên tắc trong gia đình về sự trung thực

    Tạo một nguyên tắc rõ rang nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc nói thật.

    Điều này sẽ đảm bảo rằng con bạ hiểu rõ các mong đợi và các giá trị của bạn về đức tính trung thực.

    2. Làm gương cho con

    Làm gương hành vi mà bạn muốn con có – điều này có nghĩa là bạn cần nói thật mọi lúc mọi nơi. Trẻ chưa thể phân biệt được “lời nói dối có ích”.

    Bởi vậy, bạn không nói dối về tuổi của con để được giảm giá khi đi nhà hàng. Con bạn sẽ bắt chước những gì mà trẻ thấy bạn làm.

    3. Trao đổi về việc nói thật khác với nói dối

    Không quan trọng con bạn bao nhiêu tuổi, mà quan trọng là bạn cần giải thích sự khác nhau giữa nói thật và nói dối. Với trẻ nhỏ, bạn có thể nói với con “Nếu mẹ nói bầu trời màu tím, thì điều đó là nói thật hay nói dối?” Bạn có thể nói với con về các hậu quả kèm theo nếu không trung thực.

    Điều quan trọng là nói về sự trung thực khác với sự trung thực tàn nhẫn. Trẻ con cần hiểu rằng trẻ không cần phải nói lên rằng “Chiếc áo của bạn xấu quá” chỉ bởi vì đó là sự thật.

    Cân bằng giữa sự trung thực với cảm thôn là một kỹ năng xã hội phức tạp mà con bạn cần được dạy ngay từ nhỏ.

    4. Phân biệt nguyên nhân nói dối

    Có 3 lý do chính khiến trẻ nói dối; tưởng tượng, nói khoác, hoặc để ngăn chặn hậu quả tiêu cực. Khi bạn phân biệt các nguyên nhân hiến trẻ nói dối, bạn có để đưa ra được một kế hoạch hành động để ngăn chặn.

    Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3 – 4 tuổi) thường nói dối do tưởng tượng. Nếu con bạn nói “Con có mới bay tới Disney Word trong sáng nay” thì bạn có thể hỏi con “Điều này có phải là thật không? Hay điều này chỉ là điều con mong muốn như vậy?” Điều này sẽ giúp trẻ hiểu sự khác nhau sữa tực tế và niềm tin.

    Nếu con bạn nói dối bởi vì trẻ nói khoác, thì có thể là trẻ có lòng tự trọng thấp hoặc muốn gây sự chú ý. Trẻ có thể hưởng lợi tự việc học các kỹ năng xã hội mới và từ việc khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nuôi dưỡng lòng tự trọng.

    Tất cả con trẻ đôi khi đều nói dối để tránh gặp vấn đề. Điều quan trọng là lời nói dối của trẻ không thành công. Thay vì vậy, bạn cần nói rõ ràng với trẻ rằng khi nói dối để tránh vấn đề, trẻ có thể gặp vấn đề lớn gấp 2 lần.

    5. Cảnh cáo

    Cảnh cáo trẻ khi bạn chắc chắn rằng bạn thấy trẻ nói dối. Ví dụ, bạn có thể nói “Mẹ muốn cho con một cơ hội để con nói với mẹ về những việc đã xảy ra. Nếu mẹ thấy con nói dối, con sẽ phải chịu một hậu quả kèm theo”.

    6. Đưa ra hậu quả kèm theo

    Để trẻ chịu hậu quả kèm theo khi bạn thấy trẻ nói dối. Thay vì tước đặc quyền sử dụng các thiết bị điện tử trong cả ngày, bạn có thể thêm việc nhà cho trẻ làm.

    Tước bỏ các đặc quyền hoặc bồi thường là một hậu quả dành cho việc nói dối.

    7. Thảo luận về các hậu quả tự nhiên

    Bạn có thể nói với con về các hậu quả tự nhiên khi trẻ nói dối. Giải thích với trẻ rằng sự không trung thực sẽ khó để bạn tin tưởng vào trẻ, ngay cả khi trẻ có nói thật.

    8. Khích lệ khi trẻ trung thực

    Khi bạn thấy trẻ nói thật, bạn có thể khích lệ trẻ. Khen ngợi trẻ bằng cách nói “Mẹ biết rằng thật là khó khăn khi phải nói với mẹ rằng con đã làm vỡ bát, nhưng mẹ rất vui vì con đã lựa chọn cách trung thực về việc đó.”

    9. Giúp con bạn tái thiết lập sự tin cậy

    Nếu con bạn có thói quen nói dối, bạn nên có một kế hoạch giúp trẻ tái thiết lập lại sự tin cậy. Bạn có thể cân nhắc tới việc sử dụng một bản hợp đồng hành vi đẻ giúp bạn biết khi nào thì trẻ sẵn sang cho các đặc quyền dựa trên mức độ sẵn sàng trung thực của trẻ.

    10. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

    Đôi khi nói dối trở thành một vấn đề lớn đối với trẻ. Nếu con bạn giường như nói dối liên tục, hoặc điều đó khiến trẻ gặp vấn đề với bạn bè ở trường, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia để giúp con chỉnh sửa hành vi của mình.

    Nguồn: Verywell.

    Xem thêm
    Một số vấn đề về hành vi phổ biến ở trẻ tiểu học (5-10 tuổi)
    Một số vấn đề về hành vi của trẻ dưới 5 tuổi
    10 bước để trẻ không nói dối
    10 cách khi trẻ chống đối và không vâng lời
    10 cách giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ
    5 cách để kiểm soát hành vi vô lễ của trẻ
    6 bước để trẻ không mè nheo
    Kiểm soát cơn bốc đồng của trẻ
    Kiểm soát hành vi hung hăng của trẻ
    5 cách để dạy trẻ kiểm soát cơn giận
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thuhien
    Đang tải...


Bình luận

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thuhien, 5/12/2016.

    1. dochoicaocap
      dochoicaocap
      Lý do chính khiến trẻ nói dối là người lớn cứ nghĩ là nó sai. Khi cho rằng trẻ em luôn đúng thì nó sẽ ko tội gì phải nói dối nữa.
    2. duytrung3d
      duytrung3d
      Cái này cũng hơi khó cho trẻ đó. Ở môi trường nước ngoài , mình thấy rất nhiều cách dạy dỗ hay, khiến trẻ tự lập từ sớm. Còn ở môi trường Việt nam, về cơ bản thì cũng k khác gì, nhưng trẻ lại hay bắt chước cách nói chuyện của người lớn.....dù vô tình hay hữu ý...nhưng đó tạo nên tính cách trẻ. Nói dối, cần phân ra các lứa tuổi, hoàn cảnh nói dối,... bị rớt mạng
    3. Gamuda Land
      Gamuda Land
      Quan điểm dạy con là phải dậy cho trẻ tự nhận thức được các chuẩn mực để tự trẻ có thể tự sàng lọc thông tin cho mình
    4. thanhhhoa2605
      thanhhhoa2605
      vao hoc hoi de day be
    5. Tuanh82
      Tuanh82
      Con trai mình trước đây rất ngoan không hay nói dối. Khoảng nửa năm lại đây rất hay nói dối. Mình ngẫm ra 3 lý do : thứ nhất do mẹ hay quát mắng khi con làm sai điều gì đó. Thứ 2 : mẹ hay buồn đôi khi khóc khi thất vọng hoặc giận dữ. Tứ 3 : nó bắt đầu đến tuổi thích sống theo suy nghĩ của mình nhưng lại sợ không được sự đồng thuận của người lớn. Rất lo lắng, đôi khi bất lực mình càng giận dữ càng làm nó sợ . Không biết qua tuổi này nó có khác đi không.cậu bé 11 tuổi . các mẹ có cách gì giúp mình với
      thuhien thích bài này.
    6. dagelvietnam
      dagelvietnam
      theo mình, điều 9 của bài báo về sự khích lệ sự trung thực của trẻ là quan trọng nhất, khi bé được thoải mái chia sẽ những điều mà bé đang còn "lưỡng lự" thì khả năng bé nói dối sẽ giảm đi.
    7. haulis1995
      haulis1995
      lúc còn nhỏ là thời điểm hợp lý và quan trọng nhất để giáo dục nhân cách cho trẻ. e thấy dạy cho trẻ k được nói dối là việc cần thiết cần làm đầu tiên
      thuhien thích bài này.

Chia sẻ trang này